Giáo án Ngữ văn 6 -Tuần 27,Tiết 105: Văn bản: Cô Tô (Nguyễn Tuân)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

- Tích hợp môi trường: Giáo dục học sinh biết giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường biển và đảo.

 

docx 9 trang phuongnguyen 25/07/2022 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 -Tuần 27,Tiết 105: Văn bản: Cô Tô (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 -Tuần 27,Tiết 105: Văn bản: Cô Tô (Nguyễn Tuân)

Giáo án Ngữ văn 6 -Tuần 27,Tiết 105: Văn bản: Cô Tô (Nguyễn Tuân)
Ngày soạn: 30/ 4/ 2021
Lớp dạy: 6A Tiết (TKB): 2 Ngày dạy: 01/05/ 2020 Sĩ Số: 42 Vắng:........
TUẦN 27
Tiết (theo ppct) 105 - Văn bản: 
 CÔ TÔ (Nguyễn Tuân)
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
2. Kỹ năng 
- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. 
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Tích hợp môi trường: Giáo dục học sinh biết giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường biển và đảo.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, tự học, tư duy logic, giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ, chân dung tác giả, tranh ảnh, video phục vụ nội dung bài học. 
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, động não, trò chơi, giao nhiệm vụ (Giáo viên giao dự án học tập để học sinh chuẩn bị bài).
2. Học sinh
- Đọc kĩ văn bản, soạn và chuẩn bị bài theo các câu hỏi phần đọc – hiểu và nhiệm vụ được giáo viên giao.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) 
2. Bài mới
* Giới thiệu bài (thời gian: 5 phút) 
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về các địa danh với chủ đề "Du lịch qua màn ảnh nhỏ". Yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và từ ngữ chú thích dưới mỗi hình, để tìm tên văn bản đã được học, được đọc có nội dung liên quan đến từng bức hình.
- Nhận xét phần hoạt động của học sinh và dẫn vào bài: Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái và ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh thiên nhiên đẹp. Đặc biệt đất nước ta có một vùng biển rộng lớn, trù phú với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác đã tô điểm thêm nét đẹp duyên dáng của biển cả. Mỗi hòn đảo có vẻ đẹp riêng. Đối với Nguyễn Tuân - một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rất riêng của đảo Cô Tô. Và ông đã viết bài kí về Cô Tô, cũng là nội dung bài học của chúng ta hôm nay.
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm
(Thời gian: 8 phút)
- Dựa vào chú thích sách giáo khoa và sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân?
- Giáo viên khái quát, ghi các ý chính lên bảng
- Cho học sinh quan sát chân dung tác giả.
- Giáo viên nhấn mạnh, bổ sung thêm thông tin:
+ Nguyễn Tuân còn có nhiều bút danh khác: Thanh Hà, Nhất Lang,... Ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học, dịch giả. Từng là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí, ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam.
+ Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn như: “Vang bóng một thời”; “Người lái đò sông Đà”; “Chữ người tử tù (Cho học sinh quan sát một số bìa tác phẩm của ông)
+ Nguyễn Tuân dùng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường quan sát, miêu tả
- Dựa vào chú thích em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài văn Cô Tô?
- Mời học sinh nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chốt ý, bổ sung thêm:
+ Cô Tô là một bài kí dài gần 6000 chữ, viết năm 1972, sau được in trong tập Kí Nguyễn Tuân năm 1976.
- GV chiếu bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh và yêu cầu một học sinh lên xác định vị trí quần đảo Cô Tô và giới thiệu đôi nét về quần đảo?
- Giáo viên nhận xét, biểu dương học sinh.
- Dẫn dắt, đặt câu hỏi: Em hiểu kí là thể văn như thế nào? 
- Chốt ý, bổ sung:
+ Kí là một loại hình văn học trung gian giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút.
+ Sau văn bản “Cô Tô”, chúng ta sẽ được tìm hiểu tiếp các văn: Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước cũng thuộc thể kí.
- Kí khác với truyện như thế nào? Các em về nhà tìm hiểu để đến bài Ôn tập truyện, kí trong tiết học sắp tới, chúng ta sẽ đi phân biệt.
- GV chuyển ý: Thông qua tài năng của Nguyễn Tuân, người đọc như đang trực tiếp chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống nơi đây. Để cảm nhận rõ hơn điều này, chúng ta chuyển sang phần tiếp theo
- Học sinh đọc chú thích, kết hợp hiểu biết cá nhân, trả lời
- Nhận xét, bổ sung 
- Tiếp thu, ghi vở
- Quan sát
- Lắng nghe, tiếp thu
- Lắng nghe, quan sát tiếp thu
- Dựa vào chú thích sách giáo khoa trả lời.
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh lên bảng xác định và giới thiệu về Cô Tô (Là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh)
- Lắng nghe, tiếp thu
- Trình bày
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) 
- Quê ở Hà Nội.
- Sở trường về thể tùy bút và kí.
- Được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996
- Phong cách độc đáo, tài hoa, hiểu biết phong phú, ngôn ngữ giàu có, điêu luyện
2. Tác phẩm
- Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. 
- Ghi lại ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô trong chuyến nhà văn ra thăm đảo. 
* Thể Kí:
- Kí là thể loại trung gian giữa văn học và báo chí.
- Thường được viết bằng văn xuôi tự sự.
- Ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
Hoạt động 2: HD học sinh đọc - hiểu chung về văn bản. 
(Thời gian: 15 phút)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Giọng vui tươi, hồ hởi. Nhấn mạnh ở các tính từ, động từ miêu tả và những câu văn sử dụng phép so sánh, ẩn dụ...
- GV đọc mẫu một đoạn
- Gọi học sinh đọc tiếp
- Gọi học sinh nhận xét cách đọc của bạn
- Giáo viên nhận xét chung
- Yêu cầu giải thích chú thích: giã đôi, khố xanh 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh họa và giải thích các từ: Cong, ang, đá đầu sư, hải sâm, cá hồng (các từ khác yêu cầu học sinh tự tìm hiểu)
- Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi 2 phút:
+ Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
+ Em hãy xác định điểm nhìn của tác giả ở mỗi đoạn?
- Gọi đại diện cặp đôi trả lời, các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý trên bảng phụ.
- Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
- GV nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe
- Theo dõi sách giáo khoa, lắng nghe
- Nhận xét bạn đọc.
- Tiếp thu.
- Giải nghĩa một số từ cần chú thích
- Quan sát, hiểu thêm nội dung từ khó.
- Học sinh thảo luận cặp đôi
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe, tiếp thu
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân
- Tiếp thu
II. Đọc - hiểu chung về văn bản
Đọc văn bản
2. Giải thích từ khó (SGK/90)
3. Chia đoạn: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến "mùa sóng sóng ở đây": Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão
(Điểm nhìn: từ trên nóc đồn Biên phòng)
- Đoạn 2: Tiếp đến "là là nhịp cánh": Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. (Điểm nhìn: từ nơi đầu mũi đảo)
- Đoạn 3: Còn lại: tảnh sinh hoạt của con người trên đảo (Điểm nhìn: Từ giếng nước ngọt ở ria đảo)
4. Phương thức biểu đạt 
- Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản
(Thời gian: 12 phút)
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (hai bàn làm 1 nhóm) 
- Giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập cho các nhóm:
* Phiếu 1: Nhóm 1,2,3
- Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác giả ghi lại vào thời gian nào?
- Tại sao tác giả lại chọn miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn bão?
* Phiếu 2: Nhóm 4,5,6
- Vị trí nhìn từ trên nóc đồn Biên phòng có gì thuận lợi để quan sát, miêu tả cảnh đảo Cô Tô?
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh vật đảo Cô Tô sau cơn bão? 
* Phiếu 3: Nhóm 7,8,9,10
- Tìm các từ láy, tính từ, từ ngữ thể hiện mức độ tăng tiến và biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua cảm nhận của tác giả về cảnh đảo Cô Tô?
-> Rút ra nhận xét về cách lựa chọn hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ miêu tả của tác giả? 
- Yêu cầu học sinh thảo luận trong 5 phút
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ các nhóm thảo luận
- Gọi 1 nhóm đại diện trình bày nội dung mỗi phiếu.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- Cho học sinh quan sát đáp án từng phiếu, tự nhận xét về kết quả hoạt động nhóm mình
- Giáo viên chốt ý chính sau kết quả hoạt động của học sinh ở mỗi phiếu.
- Qua cách miêu tả của tác giả, em thấy cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão hiện lên như thế nào?
- Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Đứng trước một vùng biển đảo tươi đẹp như vậy, tác giả có tình cảm gì với hòn đảo? Qua đó chứng tỏ tác giả là người như thế nào?
- Qua miêu tả cảnh đảo sau cơn bão, em có nhận xét gì về cảnh sắc thiên nhiên trên đất nước Việt Nam ta nói chung?
- Cho học sinh quan sát, nhận xét một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường biển 
- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường biển đảo?
- Liên hệ kể các danh lam, thắng cảnh thiên nhiên tại địa phương em và thái độ của em trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.
- Giáo viên nhận xét, biểu dương tinh thần, thái độ của các em trong việc liên hệ, chốt kiến thức tiết học.
- Chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- Nghe, hiểu yêu cầu
- Học sinh thảo luận
- Thống nhất ý kiến vào phiếu nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, tiếp thu
- Quan sát, đối chiếu, tự nhận xét
- Lắng nghe, tiếp thu, ghi vở
- Suy nghĩa, khía quát, phát biểu cá nhân
- Nhận xét, bổ sung
- Theo dõi văn bản, trả lời
- Thiên nhiên ban tặng cho con người những cảnh đẹp đầy sức sống, tô điểm cho đời sống con người thêm phong phú.
- Quan sát, nhận xét
- Chia sẻ ý kiến cá nhân
+ Tuyên truyền, giữ gìn vệ sinh môi trường biển, không vứt rác bừa bãi...
- Kể tên danh lam, thắng cảnh của địa phương và bày tỏ thái độ, suy nghĩ cá nhân
- Lắng nghe, tiếp thu
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo -> thời gian xác thực thể hiện đặc điểm của thể loại kí
- Thời điểm: sau cơn bão
- Vị trí quan sát thuận lợi: Nóc đồn biên phòng
- Cảnh vật :
+ Bầu trời trong trẻo, sáng sủa
+ Cây cối thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc, đậm đà hơn
+ Cát vàng giòn hơn nữa
+ Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi
- Từ láy: sáng sủa, đậm đà
- Tính từ: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn, nặng
- Từ ngữ thể hiện mức độ tăng tiến: thêm, hơn, hơn nữa, càng thêm
- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ xanh mượt, lam biếc đậm đà, vàng giòn
-> Quan sát tinh tế, lựa chọn cảnh vật tiêu biểu; sử dụng nhiều tính từ, từ láy, biện pháp tu từ để miêu tả màu sắc, trạng thái của sự vật một cách sinh động.
=> Cảnh đảo Cô Tô hiện lên trong sáng, lộng lẫy, tinh khôi, giàu có và tràn đầy sức sống.
- Tác giả yêu mến hòn đảo như chính quê hương mình.
-> Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước tha thiết
3. Củng cố, luyện tập: (Thời gian: 4 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ tư duy, khái quát nội dung tiết học
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ "Em yêu biển, đảo Việt Nam" (Nếu còn dư thời gian):
+ Giáo viên cho từng học sinh chọn ô chữ, mỗi ô chữ chứa một câu hỏi kèm hình ảnh minh họa để học sinh thể hiện khả năng hiểu biết của mình, trả lời tìm ra tên một hòn đảo trên vùng biển nước ta. Trong quá trình chơi học sinh nào tìm ra ô chữ chìa khóa thì trò chơi sẽ kết thúc và các ô chữ đều được tự động lật mở. 
4. Hướng dẫn học sinh tự học: (Thời gian: 2 phút)
	- Về nhà đọc lại văn bản, học nội dung tiết 1.
	- Tiếp tục trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu để tiết 2 tìm hiểu tiếp.
	- Viết một đoạn văn ngắn tả lại cảnh đảo Cô Tô theo hiểu biết và trí tưởng tượng của em.
________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tuan_27tiet_105_van_ban_co_to_nguyen_tuan.docx