Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập phần văn - Vũ Thị Ánh Tuyết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết được:- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao. dân ca. tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát ; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.

- Hiểu được: - Nắm dược hệ thống văn bản. giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trong thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.

- Vận dụng được: - Hệ thống văn bản đã học. nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.

 

doc 8 trang phuongnguyen 23100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập phần văn - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập phần văn - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Ôn tập phần văn - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
 ÔN TẬP PHẦN VĂN 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 1 Tiết (119) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Biết được:- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao. dân ca. tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát ; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.
- Hiểu được: - Nắm dược hệ thống văn bản. giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trong thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
- Vận dụng được: - Hệ thống văn bản đã học. nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
2. Về năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học: đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Thấm thía tình cảm thiêng liêng, giáo dục tình yêu những giá trị văn hóa truyền thống, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, video, tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Kết nối vào bài học, định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung: Gv tổ chức cho Hs tiếp cận văn bản qua trò chơi “ Tiếp sức đồng đội”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv: Đưa các câu hỏi trong trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh: Tìm nhanh sau khi xem hình ảnh. 
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới: 
Chương trình ngữ văn 7, đặc biệt là phần văn bản tập hợp rất nhiều tác phẩm có giá trị, thuộc nhiều thể loại khác nhau. Để củng cố kiến thức về mảng văn học này -> Ôn tập.
2. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức 
a, Mục tiêu: Giúp học sinh có được tri thức nền
- Biết được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản.
- Hiểu nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại của các văn bản và sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm đã học.
- Vận dụng bài ôn tập để làm một số bài tập Ngữ Văn.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án.
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
N1: Ca dao, dân ca, tục ngữ, 
N2: Thơ trữ tình trung đại VN, thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật 
N3: Văn bản nhật dụng 
N4: Tùy bút 
N5: Truyện ngắn 
N6: Văn bản nghị luận 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm của tổ, nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông dự án
N1: Ca dao, dân ca, tục ngữ, 
N2: Thơ trữ tình trung đại VN, thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật 
N3: Văn bản nhật dụng 
N4: Tùy bút 
N5: Truyện ngắn 
N6: Văn bản nghị luận 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà)
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
N1: Ca dao, dân ca, tục ngữ, 
N2: Thơ trữ tình trung đại VN, thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
N3: Văn bản nhật dụng 
N4: Tùy bút 
N5: Truyện ngắn 
N6: Văn bản nghị luận 
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Kết qủa làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc
+ Phương pháp của từng nhóm.
+ Đánh giá năng lực của từng nhóm
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
* GV KÕt luËn:
I. Hệ thống các văn bản đã học trong cả năm học 
- Học kì 1: 24 tác phẩm
- Học kì 2: 10 tác phẩm
Tổng cộng 34 tác phẩm
II. Một số khái niệm thể loại văn học và biện pháp nghệ thuật đã học 
1- Ca dao, dân ca
2- Tục ngữ
3- Thơ trữ tình
4- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
5- Thơ thất ngôn bát cú
6- Thơ lục bát
7- Thơ song thất lục bát
8- Truyện ngắn hiện đại
9- Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
III. Những tình cảm, thái độ thể hiện trọng các bài ca dao, dân ca đã học.
- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, bíêt ơn(trữ tình); châm biếm, hài hước, dí dỏm, đả kích.
IV. Những kinh nghiệm của nhân dân đựoc đúc kết trong những câu tục ngữ 
- Kinh nghiệm tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết: Thời gian tháng năm và tháng mười, dự đoán nắng, mưa, bão giông, lụt..
- Kinh nghiệm về lao động và sản xúât nông nghiệp: đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, châưn nuôi
- Kinh nghiệm về con người, xã hội: xem tướng người, học tập thầy, bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý nhất, 
V. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học.
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc
- ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược.
- Thân dân, yêu dân, mông dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: đêm trăng xuân, cảnh khuya, thức hùng vĩ, đèo vắng...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chòng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương...
VI. Giá trị chủ yếu về tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi đã học (trừ phần văn nghị luận).
Có 9 văn bản
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay...
- Sống chết mặc bay
- Những trò lố..
- Một thứ quà 
- Sài Gòn tôi yêu
- Mùa xuân của tôi
- Ca Huế trên sông Hương
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
 b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập
Bài 1: Chọn một khổ thơ mà em thích nhất trong bài "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh và phát biểu suy nghĩ, cảm nhận của em về khổ thơ đó.
Bài 2: Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của đoạn văn trên.
- Nghệ thuật liệt kê, kiểu câu mô hình “từ. ..đến”
H. Phát biểu ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo)
BT bổ sung: GV hướng dẫn HS làm bài, nhận xét, sửa chữa bài làm của HS
- Có thể lựa chọn một tác phẩm thơ, truyện, tục ngữ, ca dao, truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Thảo luận nhóm, đại điện trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 Luyện tập 
Bài 1:
Bài 2: 
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.,. .. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”
Bài tập 7/ 129
-	Hệ thống nguyên â, phụ âmkhá phong phú
-	Giàu thanh điệu
-	Cú pháp câu tiếng Việt rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng
-	Từ vựng dồi dào cả về ba mặt: thơ, nhạc, hoạ.
-	Từ vựng Tiếng Việt tăng mỗi ngày một nhiều từ mới, những cách nói mới
Bài tập bổ sung
Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nhận của em về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
- Về hình thức: Đúng hình thức một đoạn văn biểu cảm
- Về nội dung. Nêu hiểu biết và cảm xúc mà tác phẩm ấy đem lại cho bản thân
+ Giá trị nội dung
+ Đặc sắc về nghệ thuật
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài tập
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, đoạn văn hay trong các văn bản đó học. Nêu cảm nhận của em về các đoạn thơ, đoạn văn đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
*******************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_bai_on_tap_phan_van_vu_thi_anh_tuyet.doc