Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Văn bản đề nghị-Văn bản Báo cáo - Vũ Thị Ánh Tuyết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu sâu về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.

- Đặc điểm của văn bản đề nghị, văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách làm văn bản này.

- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo đúng quy cách

- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động rèn kĩ năng viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.

 

doc 9 trang phuongnguyen 24060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Văn bản đề nghị-Văn bản Báo cáo - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Văn bản đề nghị-Văn bản Báo cáo - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Văn bản đề nghị-Văn bản Báo cáo - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
 VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ- VĂN BẢN BÁO CÁO
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 1 (118) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu sâu về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
- Đặc điểm của văn bản đề nghị, văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách làm văn bản này. 
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo đúng quy cách
- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động rèn kĩ năng viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá kiến thức bài mới bằng cách chơi trò chơi “ Đóng vai” để xác định vấn đề cần giải quyết: Tìm hiểu sâu về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo. Đặc điểm của văn bản đề nghị, văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách làm văn bản này. Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Đóng vai” 
 Luật chơi: 
Nhóm (ba bạn) hãy tạo một đoạn hội thoại ngắn với chủ đề viết văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo
-Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
-Thời gian trình bày: 1 phút.
+Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Trong các loại văn bản hành chính thường gặp, văn bản đề nghị, văn bản báo cáo là một trong các loại văn bản có tính phổ biến, tiêu biểu và khá thông dụng trong cuộc sống. Nó được viết ra nhằm trình bày nội dung và kết quả công việc của một cá nhân hay tập thể. Tùy từng đối tượng, yêu cầu, tính chất mà chúng ta sẽ có những loại văn bản đề nghị, văn bản báo cáo khác nhau. Trong tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- Tìm hiểu sâu về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
- Đặc điểm của văn bản đề nghị, văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách làm văn bản này. 
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập nhóm, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh kiến thức cơ bản: Tìm hiểu sâu về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị, văn bản báo cáo. Đặc điểm của văn bản đề nghị, văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và cách làm văn bản này. Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị, văn bản báo cáo.
c. Sản phẩm: câu trả lời, phần trình bày của học sinh theo cá nhân, tổ, nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài tập nhóm và hệ thống câu hỏi.
? Đọc văn bản
? Mỗi văn bản viết cho ai? Viết để làm gì?
? Em có nhận xét gì về đối tượng được nhận giấy đề nghị?
? Khi nào con người có nhu cầu đề nghị?
N1: Văn bản 1
N2: Văn bản 2
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu các kiến thức có trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi, từng nhóm
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung, cho điểm
GV: Các văn bản trên đều xuất phát từ nhu cầu và lời ích chính đáng của cá nhân hay tập thể nào đó và được gửi đến cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm giải quyết vấn đề.
? Em hãy nêu một số trường hợp cần viết giấy đề nghị?
? Khi viết giấy đề nghi cần chú ý gì về nội dung và hình thức?
- Nội dung: trình bày rõ ràng mục đích viết văn bản
- Hình thức: theo các đề mục
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị
1. Ví dụ
VB1
- Gửi cô giáo chủ nhiệm
- Đề nghị sơn lại bảng
VB2
- Gửi UBND phường M
- Đề nghị chấn chỉnh việc xây dựng trái phép gây tắc đường cống, ngập úng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường 
2. Nhận xét
- Nhu cầu đề nghị: Khi xuất hiện nhu cầu hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân hay tập thể.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (TL cặp đôi)
? Trong các tình huống nêu ở mục 3. SGK, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
a. Có một bộ phim truyện rất hay , liên quan tới tác phẩm đang học , cả lớp cần đi xem tập thể .
b. Em đi học nhóm , sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp .
c. Sắp thi học kì , cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán .
d. Trong giờ học , em và bạn cãi nhau gây mất trật tự ; thầy , cô giáo phải dừng lại giải quyết .
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh làm phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi, Bước 4. Đánh giá kết quả
II. Cách làm văn bản đề nghị
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
- Ví dụ:
+ Giống nhau: đều được trình bày theo các tiêu mục giống nhau.
+ Khác nhau: về nội dung đề nghị.
2. Dàn mục của một văn bản đề nghị.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị.
+ Tên văn bản.
+ Nơi nhận đề nghị.
+ Người( tổ chức) đề nghị.
+ Nội dung đề nghị.
+ Chữ kí, họ tên người đề nghị.
3. Lưu ý:
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ to.
- Văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối.
- Nội dung cần trình bày ngắn gọn, đảm bảo các tiêu mục quan trọng.
*) Ghi nhớ SGK/126
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động nhóm cặp đôi.
Gv yêu cầu hs đọc các văn bản.
? Hãy cho biết các văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?
? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức trình bày?
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi :
? Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết báo cáo?
a. Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng theo tinh thần tự nguyện, tất cả các bạn trong lớp đều muốn tham gia
=> VB đề nghị
b. Gần cuối năm học, Ban giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm
=> VB báo cáo
c. Do bố mẹ thay đổi nơi công tác, em phải chuyển đến học một trường tại chỗ ở mới
=> Viết đơn xin nhập học
? Văn bản báo cáo là gì?
? Khi nào chúng ta cần viết một văn bản báo cáo?
? Văn bản báo cáo có thường gặp trong cuộc sống hay không? Hãy chỉ ra một số báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường em?
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu các kiến thức có trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung, cho điểm
- GV đánh giá HS, GV ghi nhận, tuyên dương.
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo 
- Mục đích:
+ VB1: báo cáo kết quả của hoạt động chào mừng ngày 20-11.
+ VB2: báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn hs vùng lũ lụt.
- Nội dung: trình bày rõ ràng, cụ thể về kết quả đã đạt được của các hoạt động
- Hình thức: trình bày trang trọng, đúng với hình thức của văn bản hành chính 
- Khái niệm: báo cáo là bản tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đã đạt được của một cá nhân hay tập thể.
- Hoàn cảnh: khi cần tổng kết, trình bày kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.
? Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau?
? Khi làm văn bản báo cáo, cần xác định các yếu tố nào?
- Xác định hoàn cảnh, mục đích và nội dung của văn bản.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
? Hãy cho biết dàn mục của văn bản báo cáo gồm những nội dung gì?
? Trong những mục của các văn bản báo cáo trên, những mục nào là quan trọng hơn cả?
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh làm phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi, 
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung, cho điểm
- GV đánh giá HS, GV ghi nhận, tuyên dương
? Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý điều gì?
II. Cách làm văn bản báo cáo
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo.
a) Ví dụ:
+ Giống: về hình thức đều tuân theo những mục nhất định.
+ Khác: về nội dung và mục đích báo cáo.
2. Dàn mục của một văn bản báo cáo.
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm và thời gian làm báo cáo.
- Tên văn bản.
- Nơi nhận báo cáo.
- Người( tổ chức) báo cáo.
- Nội dung báo cáo.
- Chữ kí và họ tên người báo cáo.
3. Lưu ý:
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ to.
- Trình bày văn bản cần sáng sủa, cân đối.
- Cần chú ý tên người báo cáo, noi nhận báo cáo, nội dung báo cáo.
- Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể.
*) Ghi nhớ: SGK/136
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học, làm tập SGK.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs, sơ đồ tư duy
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các bài tập
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy bài học,
+ Làm tập SGK: Em hãy viết đơn tham gia đội nghi thức của trường 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện trình bày trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yc hs nhận xét câu trả lời.
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
IV. Luyện tập
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm bài
 c. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh.
d. Tiến trình hoạt động 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tìm đọc trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng các kiến thức về cách viết đơn
- Trao đổi với thầy cô, bạn bè để có thể hiểu sâu và chắc chắn hơn các kiến thức về cách viết đơn
- Luyện nói trước người thân về đơn xin tham gia câu lạc bộ tình nguyện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: làm việc cá nhân 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trình bày ở nhà.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: trao đổi với một số phụ huynh để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
*****************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_bai_van_ban_de_nghi_van_ban_bao_cao_vu_thi.doc