Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22 - Vũ Thị Ánh Tuyết

CÂU ĐẶC BIỆT

Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6

Thời gian thực hiện: 1 (85)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.

 - Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản : Biết phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt.

- Biết cách sử dụng đặc biệt trong nói và viết.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết câu đặc biệt.

- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 

docx 27 trang phuongnguyen 30/07/2022 22881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22 - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22 - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 22 - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
CÂU ĐẶC BIỆT
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 1 (85)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
 - Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản : Biết phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt.
- Biết cách sử dụng đặc biệt trong nói và viết. 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm đối với ngôn ngữ dân tộc, có ý thức phát huy sự giàu đẹp của TV.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về câu đặc biệt bằng cách chơi trò chơi “ Nhìn hình đặt câu” để xác định vấn đề cần giải quyết: Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng? Cách sử dụng câu đặc biệt.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Nhìn hình đặt câu” 
 Luật chơi: Mỗi bạn hãy nhìn hình ảnh chuẩn bị đặt câu tương ứng với hình ảnh đó. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu vừa tìm.
Thời gian chuẩn bị: 2 phút.
Thời gian trình bày: dưới 1 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu đã phân tích ngữ pháp
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Trong cuộc sống hàng ngày trong khi nói hoặc viết chúng ta nhiều khi dùng câu đặc biệt nhưng chúng ta không biết. Vậy câu đặc biệt là gì ? dùng câu đặc biệt như thế nào và có tác dụng như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu .
Xác định CN- VN
1. Linh ơi!
2. Cậu/ có trong đó không?
3. Trời ơi!
4. Tôi/ tức quá!
-> Câu 1, 3: Không xác định được CN, VN
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
 - Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản : Biết phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt.
- Biết cách sử dụng đặc biệt trong nói và viết. 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi và trò chơi “ Bí mật trong trái bóng” để hướng dẫn học sinh thế nào là câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản, cách sử dụng đặc biệt. 
- Nhận biết câu đặc biệt qua một số bài tập nhanh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, kết quả bài tập nhanh của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đặc biệt?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi , phiếu bài tập.
- Giáo viên đưa ví dụ trên máy chiếu
- Phát phiếu học tập
- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm)
* Yêu cầu HS quan sát và đọc VD trên máy chiếu và chú ý câu gạch chân.
? Em thấy câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong 3 câu trả lời .
- GV hướng dẫn HS thảo luận lựa chọn dáp án đúng.
A. Đó là một câu bình thường có đủ CN- VN.
B. Đó là một câu rút gọn lược bỏ cả CN- VN.
C. Đó là một câu không thể có CN- VN.
+ Câu in đậm là câu không thể có CN và VN.
GV đưa thêm VD
1. Gió, mưa, não nùng.
2. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi.
Bịch cẳng chân, cẳng tay.
? Các câu văn trên được gọi là câu đặc biệt ? Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt? Cho VD?
VD: Gió, mưa  não nùng
 ( Nguyễn Công Hoan)
* Phát phiếu học tập
- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm)
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh làm phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản
I. Thế nào là câu đặc biệt?
1. Ví dụ: SGK/ 28
Ôi em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô gái làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
2. Nhận xét:
- Câu không có CN- VN
3. Ghi nhớ:
 Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN
Nhiệm vụ 2: Tác dụng của câu đặc biệt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi và phiếu bài tập 
- HS đọc VD SGK/ 28
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu hs làm việc theo cặp đánh dấu ( X) vào 4 ô
- Đại diện HS trình bày, hs khác nx, đánh giá, bổ sung ,GV nhận xét -> Chốt
- GV sử dụng bài tập mở rộng, chia nhóm cho hs thảo luận(3 phút)
? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng
a. Ôi! đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? ( Phạm Hổ)
b. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào... ( Nguyễn Tuân)
c. Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
- Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ! ( Trần Hữu Tùng)
d. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà út...( Nguyễn Thi)
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx, đánh giá, bổ sung , GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức.
-Vậy câu đặc biệt thường dùng ntn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
NV1: Học sinh: 
+ Làm việc các nhân
+ trình bày trước lớp
NV2: Hs trao đổi cặp đôi
- Giáo viên: Quan sát, vấn đáp, động viên và hỗ trợ hs khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trình bày cá nhân
- Hs đại diện cặp đôi trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
II. Tác dụng của câu đặc biệt:
1. Ví dụ: SGK/28.
2. Nhận xét:
- Một đêm mùa xuân: Xác định thời gian, nơi chốn, 
- Tiếng reo tiếng vỗ tay: Liệt kê
- Trời ơi ! Bộc lộ cảm xúc 
- Chị An ơi : Gọi đáp.
3. Ghi nhớ: SGK/29 
 Câu đặc biệt thường được dùng để :
+ Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn.
+ Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng.
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
- Nhận biết câu đặc biệt trong những trường hợp cụ thể.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs
Loại câu
Tác dụng
Câu đặc biệt
Câu rút gọn
"Có khi được trưng bày trong tủ kính,... dễ thấy. Nhưng cũng có khi... trong hòm."
"Nghĩa là... công việc kháng chiến."
Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.
Ba giây... Bốn giây... Năm giây... 
Xác định, gợi tả thời gian.
Lâu quá!
Bộc lộ trạng thái cảm xúc
Một hồi còi.
Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng
Lá ơi!
Gọi đáp
"Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!"; "Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu."
Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các bài tập
Bài tập 1: SGK trang 29, GV cho HS làm bài 1,2,3 tương ứng Vở BTNV7 trang 30-31
- Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- GV cho HS: thảo luận trình bày bảng GV: Chốt ghi bảng
Bài tập 1:
b. Câu đặc biệt.
- Ba giây..... Bốn giây..... Năm giây.... Xác định thời gian.
- Lâu quá! bộc lộ cảm xúc.
- Câu rút gọn: Không có.
c. Câu đặc biệt .
- Một hồi còi: Thông báo về sự vật, hiện tượng.
- Câu rút gọn: Không có.
d. Câu đặc biệt:
- Lá ơi-> Gọi đáp.
+ Câu rút gọn:
- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi.
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
-> Câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ.
- Làm cho câu gọn hơn tránh lặp
từ ở phần trước.
Bài tập 2: 
- Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- GV cho HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng(Theo bảng phần phụ chú)
Bài tập 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Bài tập 3 yêu cầu các em viết 1 đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) tả cảnh đẹp quê hương trong đó có một vài câu đặc biệt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh làm việc cá nhân -> làm việc nhóm -> thống nhất kết quả vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện trình bày trước lớp
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yc hs nhận xét câu trả lời.
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b. Nội dung: Gv đưa tình huống qua tranh; học sinh quan sát và viết câu khẩu hiệu, xây dựng đoạn hội thoại.
c. Sản phẩm hoạt động: Các khẩu hiệu của học sinh bằng câu rút gọn.
d. Tiến trình hoạt động 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv đưa tranh và nêu nhiệm vụ: 
- Hoạt động theo 4 nhóm
- Sử dụng CRG để đưa ra khẩu hiệu
-Học sinh tự xây dựng đoạn hội thoại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs quan sát tranh và sử dụng câu rút gọn để đưa ra khẩu hiệu.
- Thống nhất trong nhóm, cử đại diện trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, đánh giá kêt quả thực hiện nhiệm vụ của H.
*****************************
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 1 (86)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.
- Phương pháp lập luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Lập dàn ý, viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm đối với ngôn ngữ dân tộc, có ý thức phát huy sự giàu đẹp của TV.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận bằng cách chơi trò chơi “ ai nhanh, ai giỏi” để xác định vấn đề cần giải quyết: Bố cục? Lập luận? Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Ai nhanh, ai giỏi” 
 Luật chơi: 
+Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
+ Giáo viên đọc câu hỏi.
Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
Thời gian trình bày: dưới 2 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Các em đã tìm hiểu về đặc điểm của văn nghị luận. Vậy bố cục và cách làm văn nghị luận như thế nào hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.
- Phương pháp lập luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh hiểu bố cục chung của một bài văn nghị luận, biết cách lập luận và xác định mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, kết quả bài tập nhanh của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi , phiếu bài tập.
- Giáo viên đưa ví dụ trên máy chiếu
- Phát phiếu học tập
- Nêu yêu cầu: hs thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm)
1. Bài văn gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? Vai trò của từng phần trong chỉnh thể văn bản?
2. Qua phân tích, em rút ra kết luận gì về bố cục bài văn nghị luận?
3. Phần MB nêu những gì? Cách lập luận của phần MB ?
4. TB có mấy luận điểm? Mỗi luận điểm có những luận cứ nào? Lập luận theo phương pháp nào?
5. GV giao nhiệm vụ cho HS thông phiếu bài tập 
Gv chia lớp thành 5 nhóm thảo luận trong 1’.
1. Hàng ngang (1) lập luận theo quan hệ gì?
2. Hàng ngang (2) lập luận theo quan hệ gì?
3. Hàng ngang (3) lập luận theo quan hệ gì?
4. Hàng ngang (4) lập luận theo quan hệ gì?
5. Hàng dọc (1) lập theo quan hệ gì?
Gv chốt:
1. Quan hệ nhân quả “có lòng nồng nàn yêu nước->lòng yêu nước trở thành truyền thống->nó nhấn chìm mọi lũ bán nước và cướp nước.
2. Lập luận nhân quả: Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến-> dẫn chứng-> kết luận mọi người đều có lòng yêu nước.
3. Tổng- phân- hợp: Đưa ra những nhận định chung -> dẫn chứng> kết luận mọi người đều có lòng yêu nước.
4. Suy luận tương đồng:
Từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước-> đó là kết luận, mục đích là nhiệm vụ trước mắt.
5. Suy luận tương đồng theo dòng thời gian.
6. Từ phân tích em hãy rút ra kết luận về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận?
Có thể dùng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận, nhân quả, suy luận tương đồng.
7.Từ phân tích ví dụ và sơ đồ, cho biết quan hệ giữa bố cục và lập luận như thế nào?
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh làm phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi
1. Bài văn gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? Vai trò của từng phần trong chỉnh thể văn bản?
Bố cục 3 phần
+ MB: Dân ta có 1 lòng yêu nước nông nàn.
+ TB: Đ1: Lòng yêu nước trong quá khứ
 Đ2: Lòng yêu nước trong hiện tại
+ KB: Bổn phận của chúng ta
2. Qua phân tích, em rút ra kết luận gì về bố cục bài văn nghị luận?
+ Mở bài: nêu vấn đề
+ Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu bằng cách xây dựng hệ thống luận điểm..
+ Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng.
3. Phần MB nêu những gì? Cách lập luận của phần MB ?
* MB nêu vấn đề , có 3 câu :
+ C1: nêu trực tiếp vấn đề.
+ C2: khẳng định giá trị của vấn đề.
+ C3: so sánh mở rộng, xác định phạm vi thể hiện của vấn đề.
=> Lập luận theo quan hệ nhân quả.
4.TB có mấy luận điểm? Mỗi luận điểm có những luận cứ nào? Lập luận theo phương pháp nào?
* Luận điểm 1: tinh thần yêu nước trong lịch sử:
+ C1: Giới thiệu khái quát -> lí lẽ.
+ C2: Liệt kê dẫn chứng -> Chứng minh
+ C3 : Ghi nhớ công lao -> lí lẽ.
=> lập luận diễn dịch
* Luận điểm 2 : Tinh thần yêu nước trong hiện tại:
+ C1 : khái quát -> lí lẽ.
+C2, 3, 4 : liệt kê dẫn chứng.Kết nối dẫn chứng bằng cặp quan hệ từ : Từđến .
+ C5 : khái quát đánh giá -> lí lẽ
=> Lập luận tổng phân hợp.
* KB : 
+ C1, 2, 3: khẳng định giá trị của tinh thần yêu nước.
+ C4, 5 : Bổn phận của mỗi người dân yêu nước.
=> suy luận.
5. GV giao nhiệm vụ cho HS thông phiếu bài tập 
GV chiếu máy bảng hệ thống luận điểm luận cứ theo sgk. 
Gv chia lớp thành 5 nhóm thảo luận trong 1’.
1. Hàng ngang (1) lập luận theo quan hệ gì?
2. Hàng ngang (2) lập luận theo quan hệ gì?
3. Hàng ngang (3) lập luận theo quan hệ gì?
4. Hàng ngang (4) lập luận theo quan hệ gì?
5. Hàng dọc (1) lập theo quan hệ gì?
6.Từ phân tích em hãy rút ra kết luận về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận?
Có thể dùng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận, nhân quả, suy luận tương đồng.
? Từ phân tích ví dụ và sơ đồ, cho biết quan hệ giữa bố cục và lập luận như thế nào?
+ Mỗi phần của bố cục có một cách lập luận ( hàng ngang).
+ Giữa các phần cũng có lập luận (hàng dọc)
+ Mạng lưới kết nối dọc- ngang đó là sự phối hợp giữa bố cục và lập luận.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
1. Ví dụ.
Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
2. Nhận xét
a. Bố cục:
 Gồm 3 phần 
- Mở bài: Nêu vấn đề (Luận điểm xuất phát, tổng quát)
- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định quan điểm, thái độ, tư tưởng của người viết về vấn đề.
b. Lập luận
- Lập luận theo quan hệ nhân quả.
- Lập luận diễn dịch
- Lập luận tổng phân hợp.
- Suy luận
3. Ghi nhớ:
* Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau: 
+ Lập luận theo quan hệ nhân quả.
+ Lập luận diễn dịch.
+ Lập luận tổng- phân- hợp.
+ Lập luận suy luận.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các bài tập
Yêu cầu HS đọc văn bản “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn”
? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 1.
-Gọi Hs đọc văn bản trong sgk.
- Bài văn nêu lên tư tưởng quan điểm gì. tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào.
- Tìm những câu mang luận điểm ?
- Hãy nêu các luận cứ trong bài.
- Bài có bố cục mấy phần ?
- Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài?
* BT bổ sung: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn sử dụng luận điểm: Học phải đi đôi với hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh làm việc cá nhân -> làm việc nhóm -> thống nhất kết quả vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện trình bày trước lớp
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài tập 1.
- Luận điểm chính: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
-Luận điểm nhỏ:
+ ở đời thành tài
+Nếu khôngđược đâu
+ Chỉ có thầy giỏi trò giỏi
- Luận cứ:
+ Đơ-vanh-xi muốn họcđặc biệt
+ Em nên viếtgiống nhau
+ Câu chuyện vẽ trứngtiền đồ
* Bố cục
1. Mở bài: Câu 1Lập luận theo cách suy luận đối lập ( nhiều-ít )
2. Thân bài: “ Danh hoạPhục HưngKể câu chuyện hoạ sĩ Lê-ô-na Đơ Vanh-xi học vẽ, làm chứng cớ thuyết min cho luận điểm ở cuối bài.
=> Đoạn này lập luận theo quan hệ nhân quả: Thầy dạy bắt Lê-ô-na Đờ Vanh-xi vẽ trứng mấy chục ngày liền- luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo, vẽ được mọi thứ- trở thành thiên tài
3. Kết bài: Còn lại=> Lập luận theo quann hệ nhân quả- Từ câu chuyện của danh hoạ Lê-ô-na đơ Vanh-xi, kết luận chung cho việc học của nhiều người
* Lập luận: Theo cách qui nạp,từ câu chuyện rút ra kết luận.
Bài tập bổ sung.
Hs viết -> trình bày 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yc hs nhận xét câu trả lời.
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh làm bài.
 c. Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh.
d. Tiến trình hoạt động 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Em hãy xác định bố cục của bài “ Ích lợi của việc đọc sách”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: làm việc cá nhân 
- Giáo viên quan sát , động viên , hỗ trợ khi học sinh cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
*****************************
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 2 (87, 88)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận.
- Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Cách lập luận trong văn nghị luận.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Lập dàn ý, viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm đối với ngôn ngữ dân tộc, có ý thức phát huy sự giàu đẹp của TV.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức
b, Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập về các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận bằng cách chơi trò chơi “ Hỏi -Đáp” để xác định vấn đề cần giải quyết: Bố cục? Lập luận? Luyện tập về các phương pháp lập luận?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “HỎI-Đáp” 
 Luật chơi: 
+Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
+ Giáo viên giao câu hỏi cho bạn được làm nhiệm vụ hỏi và nhận xét.
Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
Thời gian trình bày: dưới 2 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cặp đôi, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Các em đã tìm hiểu về đặc điểm của văn nghị luận. Vậy bố cục và cách làm văn nghị luận như thế nào hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận.
- Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Cách lập luận trong văn nghị luận.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận, vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận, hiểu sâu về đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận, cách lập luận trong văn nghị luận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, kết quả bài tập của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến:
GV chia nhóm cho HS hoạt động
N1: 
? Xác định đâu là luận cứ, đâu là kết luận. Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không? Thử đổi và nhận xét?
? Rút ra kết luận chung về phép lập luận trong đời sống?
 N2: Cho các kết luận, tìm luận cứ.
Rút ra kết luận. 
N3: Cho các luận cứ, tìm kết luận.
Nêu nhận xét.
? Qua các VD vừa phân tích, em hãy rút ra những kết luận chung về cách lập luận trong đời sống? 
- Giáo viên: Quan sát, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và hỗ trợ hs khi cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh thống nhất ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm trỡnh bày kết quả làm việc.
- HS các nhóm khác lắng nghe, phản biện, bổ sung.
- Các nhóm đi đến thống nhất:
N1: Luận cứ và kết luận có quan hệ nhân quả.
- Có thể thay đổi vị trí của kết luận và luận cứ.
- Một kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau miễn là hợp lý.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản
I. Lập luận trong đời sống.
1. Nhận diện lập luận
2. Phương pháp lập luận.
Một kết luận có thể có nhiều luận cứ khác nhau miễn là hợp lí và ngược lại.
 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi
? Đọc lại các luận điểm mục 2 SGK. 
? Hãy so sánh với kết luận trong lập luận đời thường? 
? Đọc lại đoạn văn nghị luận: 
Chống nạn thất học và cho biết luận điểm trong bài có vai trò như thế nào? 
? Cách lập luận trong văn nghị luận có gì khác với lập luận trong đời sống thường ngày? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện trình bày trước lớp
- Học sinh đi đến thống nhất:
- Giống: Đều là những kết luận.
- Khác: KL trong đời sống hàng ngày mang tính cá nhân, hàm ẩn.
-LĐ trong văn nghị luận mang tính khái quát, có ý nghĩa xã hội, mang nghĩa tường minh, là cơ sở để triển khai các luận cứ .
Lập luận trong đời sống diễn đạt dưới hình thức một câu.
Bước 4: GV đánh giá kết quả làm việc của HS:
* GV hướng dẫn HS rút ra KL
- Hướng dẫn Hs tổng kết nội dung bài học về bố cục bài văn nghị luận, cách lập luận trong bài văn nghị luận.
Chốt KT: 
-Lập luận trong văn nghị luận được diễn đạt thành một tập hợp câu( một đoạn, văn bản)
- Luận cứ và luận điểm trong văn nghị luận không linh hoạt như trong đời sống.
II. Lập luận trong văn nghị luận.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Luận điểm trong văn nghị luận mang tính khách quan và có ý nghĩa xã hội.
- Lập luận trong văn nghị luận cần chặt chẽ, khoa học. Mỗi luận cứ chỉ cho phép rút ra một kết luận.
III. Ghi nhớ: SGK
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK.
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của Hs
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các bài tập
? Hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” bằng cách trả lời các câu hỏi mục 2?
 - Vì sao sách là người bạn lớn của con người. (giúp ta thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn trí tuệ.)
- Trong cuộc sống, con người không thể sống thiếu bạn
- Sách có vai trò ntn trong cuộc sống con người
- Chúng ta phải giữ gìn, nâng niu các sách quý ntn?
(Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta ở mọi lĩnh vực.
- Sách đưa ta trở lại với quá khứ xa xưa hoặc đưa ta tới tương lai.
- Sách đưa ta vào thế giới tâm hồn của con người.
- Sách cho ta những giây phút thư giãn trong cuộc đời bận rộn.
=> Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc, trân trọng và nâng niu sách). 
? Nêu yêu cầu bài tập 3?
? Rút ra kết luận làm thành luận điểm từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” và “Ếch ngôi đáy giếng”
+ Luận điểm: Phải có sự tiếp cần toàn diện, sâu sắc đối tượng thì mới hiểu biết đối tượng đó.
? Em hãy lập luận cho luận điểm trên.
- Yêu cầu 1, 2 HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
1. “ Đẽo cày giữa đường”
- Luận điểm: Hành động mù quáng của kẻ ngu dốt.
- Luận cứ: 
+ Một anh chàng ngồi đẽo cày giữa đường.
+ Thấy ai đi qua anh ta cũng xin ý kiến về cái cày đẽo dở.
+ Ai góp ý thế nào, anh ta cũng làm theo.
+ Cuối cùng cái cày của anh ta chỉ còn nhỏ bằng một cái tăm.
- Lập luận: Theo trình tự của luận cứ, bằng nghệ thuật câu chuyện và sử dụng một số chi tiết cụ thể , chọn lọc  nhằm rút ra kết luận kín đáo.
2. Truyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng”
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ ngu dốt, kiêu ngạo.
- Luận cứ: 
+ Ếch sống bên trong giếng, bên cạnh những con vật 
+ Các loại này rất sợ, tiếng kêu vang động của ếch
+ Ếch tưởng mình ghê gớm lắm.
+ Trời mưa to, nước dềnh lên, đưa ếch ra ngoài.
+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi.
+ Bị trâu giẫm bẹp.
? Như vậy, phạm vi sử dụng lập luận là gì?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh làm việc cá nhân -> làm việc nhóm -> thống nhất kết quả vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện trình bày trước lớp
- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yc hs nhận xét câu trả lời.
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
* Những cách lập luận thường dùng là:
Cách phân tích và tổng hợp, Cách giải thích, chứng minh, bình luận, Cách quy nạp và diễn dịch, Cách so sánh, Cách nêu giả thiết và phản đề
Phạm vi lập luận: trong đời sống, trong văn nghị luận.
- Lập luận:
+ Theo trình tự thời gian và không gian

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_22_vu_thi_anh_tuyet.docx