Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Năm 2020-2021

Tuần 17- Tiết 65- văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH.

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.

- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.

- Một số thể thơ đã học.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.

2- Về kĩ năng:

 - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.

- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.

3- Về thái đột:

Có ý thức trong việc tổng hợp nâng cao kiến thức về văn bản trữ tình.

=> Định hướng năng lực, phẩm chấ.

- NL: Tổng hợp, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.

 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.

 

doc 15 trang phuongnguyen 29/07/2022 3180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 17 - Năm 2020-2021
Soạn: 22/ 12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tuần 17- Tiết 65- văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình..
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
2- Về kĩ năng:
 - Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
3- Về thái đột:
Có ý thức trong việc tổng hợp nâng cao kiến thức về văn bản trữ tình.
=> Định hướng năng lực, phẩm chấ.
- NL: Tổng hợp, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Chăm chỉ
- Thời gian: 5 phút 
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới:
 - Hãy đọc một bài thơ ( ca dao) trữ tình? Cho biết tình cảm mà bài thơ ( ca dao) đó bộc lộ là tình cảm gì? 
- Gv dẫn vào bài mới .
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập.
- Mục tiêu: nắm được khái niệm tác phẩm trữ tình; ca dao trữ tình; tình cảm trong tác phẩm thơ trữ tình; cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm trữ tình; tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật của các văn bản đã học; rút ra nhận xét về đặc điểm chung của các văn bản được thống kê trong bảng.
- Phương pháp: nêu vấn đề, chia sẻ cặp .
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi..
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 35 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Hoạt động cá nhân:
Câu 1: Hãy nêu tên tác giả các tác phẩm sau?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện?
GV chốt kiến thức
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ?
GV chốt kiến thức
 Hoạt động cá nhân:
? Đáp án nào sau đây không chính xác?
? Điền vào chỗ trống?
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
Câu 1: Tác giả, tác phẩm.
Tác phẩm 
Tác giả
1- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
2- Phò giá về kinh.
3- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
4- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
5- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
6- Bạn đến chơi nhà.
7- Rằm tháng giêng.
 - Cảnh khuya.
8- Tiếng gà trưa.
- Lí Bạch.
- Trần Quang Khải.
- Hạ Tri Chương.
- Trần Nhân Tông 
- Đỗ Phủ.
- Nguyễn Khuyến.
- Hồ Chí Minh.
- Xuân Quỳnh.
Câu 2: 
Tên tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
Qua đèo Ngang.
Nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
Sông núi nước Nam
Ý thức độc lập, tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
Tiếng gà trưa.
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác.
Câu 3:
Tác phẩm
Thể thơ.
Sau phút chia li
Song thất lục bát.
Qua đèo Ngang
Thất ngôn bát cú đường luật
Bài ca Côn Sơn
Lục bát.
Tiếng gà trưa
Các thể thơ khác ngoài các thể trên.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Sông núi nước Nam
Tuyệt cú.
Tuyệt cú.
Câu 4: a, e, i, k.
Câu 5: 
a- tập thể, truyền miệng.
b- lục bát.
c- so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, đối, cường điệu, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ, chơi chữ.
* GHI NHỚ ( sgk trang 182).
* Củng cố:
? Tác phẩm trữ tình là gì? 
? Biểu hiện cụ thể của các tác phẩm trữ tình?
? Cần chú ý điều gì khi phân tích tác phẩm trữ tình?
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 +NL: Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Viết một đoạn văn biểu cảm về một cảnh đẹp mà em có dịp được quan sát.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm thêm các tác phẩm trữ tình ngoài chương trình.
- Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị : Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp).
.............................................................................................................................................
Soạn: 22/12/ 2020- Dạy: / 12 / 2020
Tiết 66- văn bản: ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (tiếp)
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Trách nhiệm ôn tập, tổng hợp tri thức.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Tác phẩm trữ tình là gì? 
? Biểu hiện cụ thể của các tác phẩm trữ tình?
? Cần chú ý điều gì khi phân tích tác phẩm trữ tình?
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi Nhanh miệng. 
 - Luật chơi: Cả lớp cùng chơi. Khi GV đọc nhanh tên một số văn bản trữ tình thì HS nhắc nhanh tên tác giả của các VB đó. HS nào đọc nhanh nhất có tổng số lần thắng nhiều nhất sẽ tính là HS thắng cuộc.
 - HS chơi theo luật.
 - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương, cho điểm.
 - Gv dẫn vào bài mới .
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập.	
- Mục tiêu: nắm được cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp, đặc điểm nghệ thuật của các văn bản đã học; rút ra nhận xét về đặc điểm chung của các văn bản được thống kê trong bảng.
- Phương pháp: nêu vấn đề, chia sẻ cặp .
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi..
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 35 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ của Nguyễn Trãi?
GV chốt kiến thức
Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
GV chốt kiến thức
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều ( phần đọc thêm) với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.
GV chốt kiến thức
 Hoạt động cá nhân:
Hãy đọc lại ba bài tùy bút trong bài 14,15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng?
- Hs đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét kết luận, bổ sung.	
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
TL cá nhân
Câu 1: Về nội dung trữ tình trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
Hai câu thơ thấm đượm một nỗi lo buồn sâu lắng. Nỗi buồn ấy thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
 Từ ngữ “ suốt ngày”, “ đêm”, “ đêm ngày”-> một nỗi ưu tư, lo đời, lo nước khiến nhà thơ không ngủ, nó trào lên “cuồn cuộn”.
- Về hình thức: Câu đầu là biểu cảm trực tiếp “nỗi ưu tư”, “ tấc lòng ưu ái”. Câu thứ hai là biểu cảm gián tiếp.
 Câu thứ nhất dùng tả và kể, câu thứ hai dùng lối ẩn dụ tô đậm thêm tình cảm đã nói ở trên của tác giả. Lo nước, thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Câu 2: 
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê, biểu hiện một cách trực tiếp, nhẹ nhàng , sâu lắng.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê:
Tình cảm biểu hiện lúc mới đặt chân về quê, biểu hiện gián tiếp, tình cảm được thể hiện đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
Câu 3: Cảnh vật có những yếu tố giống nhau ( đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông) nhưng màu sắc khác nhau ( một bên là yên tĩnh chìm vào bóng tối; một bên sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng.
 Dù là cảnh vật, tình cảm được thể hiện trong hai bài có khác nhau song ở cả hai bài mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hòa quyện, gắn bó.
Câu 4: Đáp án b, c, e.
* Củng cố:
? Tác phẩm trữ tình là gì? Kể tên các tác phẩm trữ tình mà em đã dược học?
? Phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm trữ tình Cảnh khuya?
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn biểu cảm về con vật nuôi.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Viết một đoạn văn biểu cảm về một con vật mà em yêu thích.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm thêm các tác phẩm trữ tình ngoài chương trình.
- Nắm chắc nội dung phần ghi nhớ.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị ôn tập tốt kiến thức tổng hợp để kiểm tra học kì I.	
.............................................................................................................................................
Soạn: 22/ 12/ 2020- Dạy: / 12 /2020.
Tiết 67- Tiếng Việt. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức về:
- Cấu tạo từ ( từ ghép, từ láy).
- Từ loại ( đại từ, quan hệ từ)
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
- Từ Hán Việt.
- Các phép tu từ.
2- Về kĩ năng:
 - Giải thích nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3- Về thái độ:
Có ý thức nắm kiến thức tổng hợp để vận dụng trong hoạt động giao tiếp.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Tổng hợp, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài .
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi Nhanh trí.
- Luật chơi: Cả lớp cùng chơi. Khi GV đặt câu hỏi, HS nào giơ tay xin ý kiến nhanh nhất sẽ thực hiện theo yêu cầu của GV. Nếu HS đó chưa làm hết phần việc GV yêu cầu thì HS khác sẽ được quyền bổ sung. Kết thúc trò chơi, HS nào kể được nhiều hơn nội dung đã học sẽ là HS thắng cuộc.
 Câu hỏi: Kể nhanh những nội dung đã được học về tiếng Việt?
- HS chơi theo luật.
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương cho điểm hoặc khen bằng hình thức vỗ tay.
- Giới thiệu vào bài học.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động ôn tập.
- MT: + Hệ thống hóa các kiến thức về Từ phức, đại từ.
 + So sánh Quan hệ từ, danh từ, động từ , tính từ về mặt ý nghĩa và chức năng.
đã học.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, vẽ sơ đồ tư duy .
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tự học và tổng hợp tri thức.
- Thời gian: 20 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Thế nào là từ phức?
Cho ví dụ về từ phức?
? Có mấy loại từ phức?
? Các loại từ ghép?
? Các loại từ láy?
- Yêu cầu hs vẽ sơ đồ tư duy về từ phức.
? Đại từ là gì? Cho ví dụ?
? Các loại đại từ? 
Tổ/c HĐ nhóm: 7’
( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? So sánh Quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ về mặt ý nghĩa và chức năng
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung, chốt:
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS vẽ và điền vào sơ đồ SGK
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
I - Hệ thống hóa kiến thức.
 1- Từ phức.
a- Khái niệm: Từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng tạo thành.
VD : Giáo viên, học sinh, cây cối, hoa lá, cỏ cây, gà vịt, ếch nhái
b- Phân loại: Có hai loại từ phức: 
 Từ ghép và từ láy.
- Từ ghép gồm hai loại:
 + Từ ghép chính phụ. VD : xe đạp, cá thu, chân trái, bà ngoại, bạn thân
 + Từ ghép đẳng lập. VD : Nhà cửa, đường xa, sách vở, bút mực..
- Từ láy gồm hai loại :
 + Láy toàn bộ: Tiếng láy láy lại nguyên vẹn tiếng gốc hoặc tiếng láy có thể biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
 VD: Xanh xanh, mơn mởn, thăm thẳm, lành lạnh.
 + Láy bộ phận: Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần ở tiếng gốc.
 VD: đẹp đẽ, xanh xao, bâng khuâng, man mác.
2- Đại từ.
a- Khái niệm: 
Đại từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, hoạt động, tính chấthoặc dùng để hỏi.
 VD : nó, ấy, nọ, gì, ai, nào, đâu, 
b- Phân loại: 2 loại.
 + Đại từ để trỏ: gồm 
 x- Trỏ người, trỏ vật. 
 VD : tôi, tao, tớ, bay, chúng bay..
 x- Trỏ số lượng.
 VD : tất cả, tất thảy, bấy, bấy nhiêu.
 x- Trỏ hoạt động, tính chất sự việc.
 VD : thế, vậy
 + Đại từ để hỏi.
 x- Hỏi người, hỏi vật.
 VD : Ai, gì?
 x- Hỏi số lượng. 
 VD : Bao nhiêu, mấy
 x- Hỏi hoạt động, tính chất sự việc.
 VD : thế nào, ra sao
3- So sánh Quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ về mặt ý nghĩa và chức năng.
Từ loại
Ý nghĩa
Chức năng
Danh từ
Là những từ chỉ sự vật và những khái niệm được ngôn ngữ phản ánh như sự vật.
- DT không trực tiếp làm vị ngữ trước DT phải có từ “ là”.
- Khi DT tập hợp xung quanh nó một số thành tố phụ tạo thành cụm DT thì DT có thể làm vị ngữ.
- DT đảm nhiệm chức năng chủ ngữ. 
Động từ
ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của những khái niệmđược ngôn ngữ phản ánh như những thực thể.
Làm trung tâm của vị ngữ, ngoài ra còn có thể làm thành phần khác của câu, hoặc làm thành tố phụ trong cụm .
Tính từ
Là loại từ chỉ tính chất của sự vật , của hoạt động và trạng thái.
- Tính từ có thể tự nó kết hợp với một số từ khác trực tiếp làm vị ngữ.
- Trong hoạt động tạo câu, tính từ có thể làm thành phần phụ bổ ngữ cho DT hay ĐT.
Quan hệ từ
Là từ loại biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ và kết cầu ngữ pháp. Nói cách khác, QHT dùng để nối các đơn vị và các kết cấu ngữ pháp theo quan hệ ngữ pháp.
Chức năng của quan hệ từ là chức năng nối.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Từ vựng.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 15 phút .
- Y/c HS đọc BT.
- HD hs làm bài cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
II- Luyện tập.
Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
- Bạch ( bạch cầu): Huyết cầu trắng.
- Bán ( bức tượng bán thân): nửa thân.
- Cô ( cô độc) : Lẻ loi chỉ một mình.
- Cư( cư trú) : ở.
- Cửu ( cửu chương) : Bảng cửu chương.
- Dạ ( dạ hội) : cuộc vui lớn tổ chức vào buổi tối.
- Dạ ( dạ hương): Loài cây nhỏ cùng họ với cây thuốc lá, hoa nhỏ hình ống phễu dài, màu vàng nhạt, thơm, nở về ban đêm.
- Đại( đại lộ) : Đường lớn ở thành phố.
- Đại ( đại thắng) : Thắng lớn.
- Điền (điền chủ) : Người chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô.
- Hồi ( hồi hương): Trở về làng quê, xứ sở.
- Hậu( hậu vệ) : Bộ phận hay cầu thủ hoạt động ở đằng sau.
- Hữu ( hữu ích) : Có ích.
- Lực( nhân lực) : Sức người trong lao động.
- Nhật ( nhật kí) : Chuyện ghi chép hằng ngày.
- Tiếu ( tiếu lâm) : Chuyện kể dân gian, dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc đả kích, phê phán.
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Từ vựng để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu, chủ đề tự chọn) có sử dụng từ phức và đại từ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Rà soát những bài tập trong vở bài tập, sgk, sách nâng cao về Từ phức và Đại từ để làm bài.
- Học, nắm chắc nội dung đã ôn.
- Chuẩn bị : Ôn tập tiếng Việt( tiếp).
.............................................................................................................................................
Soạn: 22/ 12/ 2020- Dạy: / 12 / 2020.
Tiết 68- Tiếng Việt: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
2- Về kĩ năng:
 Vận dụng kiến thức đã học tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc dùng từ, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Tổng hợp, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- MT: Tạo tâm thế kết nối vào bài họ.c
- Phương pháp: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Phân loại từ phức trong tiếng Việt?
? Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ? 
? So sánh QHT, DT, ĐT, TT về mặt ý nghĩa và chức năng.	 
* Khởi động vào bài mới:
- Giới thiệu vào bài học.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động ôn tập.
- MT: Hệ thống hóa các kiến thức về Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Thành ngữ, Điệp ngữ, Chơi chữ.
- Phương pháp: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 35 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
 Từ đồng nghĩa có mấy loại?
 Tại sao có hiện tượng đồng nghĩa?
? Thế nào là từ trái nghĩa?
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, + Nhiệm vụ: 
? Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
? Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm và nhiều nghĩa?
? Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ đóng vai trò cú pháp gì trong câu?
? Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng?
? Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số VD về chơi chữ?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
1- Từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Tùy theo nghĩa, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau; ở nghĩa này thì thuộc nhóm từ đồng nghĩa này; ở nghĩa khác lại thuộc nhóm từ đồng nghĩa khác.
- Các loại từ đồng : 2 loại.
 + Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa).
 + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn( có sắc thái ý nghĩa khác nhau)
- Có hiện tượng đồng nghĩa là vì từ có thể có nhiều nghĩa, cho nên một từ có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2- Từ trái nghĩa.
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Tùy theo nghĩa cụ thể, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ở nghĩa này, nó thuộc cặp từ trái nghĩa này; ở nghĩa khác nó lại thuộc cặp từ trái nghĩa khác.
3- Tìm từ đồng nghĩa:
* Bé ( về mặt kích thước, khối lượng) :
 - Từ đồng nghĩa : nhỏ.
 - Từ trái nghĩa: lớn, to.
* Thắng :
 - Từ đồng nghĩa: thành công.
 - Từ trái nghĩa: thua, thất bại.
* Chăm chỉ :
 - Từ đồng nghĩa : Cần cù.
 - Từ trái nghĩa: lười biếng.
4- Từ đồng âm.
- Từ đồng âm là những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
 VD : Muối ( DT) : một kg muối.
 Muối ( ĐT) : muối dưa.
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
 VD 1: + Nắm chặt lấy để khỏi ngã( chết đuối bám được cọc) .
 + Dính vào ( bụi bám đầy quần áo mẹ)
 + Theo không dời ra ( bé bám mẹ).
Các nghĩa của từ bám có liên quan với nhau, có thể vạch ra được quá trình chuyển từ nghĩa này đến nghĩa khác trong cơ chế chuyển nghĩa. Đó là trường hợp từ nhiều nghĩa.
 VD 2: 
 + Vật dụng bằng kim loại, nhựacó quai để đựng( ca nước).
 + Khoảng thời gian làm việc của các ca kíp công nhân.( làm ca ba)
 + Trường hợp từ mượn : ca mổ.
 + Hát ( ca vọng cổ).
Các nghĩa không có mối liên hệ gì, sự trùng nhau về âm thanh hoàn toàn ngẫu nhiên. Đó là những trường hợp từ đồng âm.
5- Thành ngữ.
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
 Nghĩa của thành ngữ hoặc bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, hoặc thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh( nghĩa bóng).
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, phụ ngữ của DT, ĐT
 VD : Tôi chúc chị mẹ tròn con vuông.
6- Điệp ngữ.
- Điệp ngữ là láy lại nhiều lần một từ hay một thành phần câu nhằm nhấn mạnh sự việc hay hành động mà chúng biểu thị.
- Các dạng của điệp ngữ:
 + Điệp ngữ cách quãng.
 + Điệp ngữ nối tiếp.
 + Điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).
7- Chơi chữ.
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn, thú vị. 
VD : Chơi chữ ngữ âm: tết tiếc túng tiền tiêu, tính toán tìm tay tử tế.
VD : chơi chữ từ vựng: 
 Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
 Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
 Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
VD : Chơi chữ ngữ pháp:
 - Ngựa người, người ngựa; ăn được, được ăn.
 - Sinh sự thì sự sinh.
( Nguyễn Công Hoan)
Hoạt động 3: Vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Từ vựng để viết đọan văn theo yêu cầu.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ hoặc phép chơi chữ.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm tòi và làm những bài tập trong Tiếng Việt nâng cao.
- Học ôn, nắm chắc những kiến thức.
- Tìm và giải thích một số từ gần âm, gần nghĩa dễ lầm lẫn?
- Chuẩn bị : Rút gọn câu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_17_nam_2020_2021.doc