Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 31

Tuần 31 - Tiết 117

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (TIẾP)

A.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức : Nắm được khái niệm thể loại bút kí. Thấy được giá trị văn hoá, nghệ thuật của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc - hiểu VB nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc. Kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh). Tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức trân trọng, giữ gìn văn hoá dân tộc.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 15 trang phuongnguyen 30/07/2022 19200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 31
Tuần 31 - Tiết 117 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Nắm được khái niệm thể loại bút kí. Thấy được giá trị văn hoá, nghệ thuật của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc - hiểu VB nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc. Kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh). Tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức trân trọng, giữ gìn văn hoá dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Điền vào bảng dưới đây tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và ngón đàn được nhắc tới trong văn bản:
Làn điệu ca Huế
Nhạc cụ
Ngón đàn
Nghệ thuật:
Nội dung:
Thưởng thức:
Nhận xét:
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Những điều em tìm hiểu được về ca Huế?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận - Giới thiệu bài.
 Sản phẩm của học sinh
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
3. Phân tích:
a, Huế - cái nôi của dân ca
b, Những đặc sắc của ca Huế 
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Làn điệu ca Huế
Nhạc cụ
Ngón đàn
Các điệu hò: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, re em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện.
Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân.
Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.
- đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh
ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
Nghệ thuật: Dùng phép liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế.
Nội dung: Thanh lịch, tinh tế, ngọt ngào, lay động và đậm tính dân tộc.
Thưởng thức:- Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng ...; Nữ mặc áo dài, khăn đóng. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
Nhận xét: Cách thưởng thức ca Huế vừa dân dã vừa sang trọng, giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. 
Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc ...Chính vì thế nghe ca Huế là một thú tao nhã.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nguồn gốc của ca Huế?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
(Nhạc dân gian: là các làn điệu dân ca, những điệu hò ... thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi.
Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
4. Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
  Nội dung: Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã.
- Nghệ thuật: Viết theo thể bút kí
+Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động
Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, trình bày cảm nhận của em về cố đô Huế, những làn điệu ca Huế và những con người tài hoa xứ Huế.
- G cho đọc bài tập- HD HS chuẩn bị bằng một đoạn văn.
- Gọi HS báo cáo kết quả - nhận xét
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- H đọc bài tập.
-Xung phong lên bảng làm.
- Nhận xét.
THAM KHẢO:
Ca Huế chính là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú,  với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy. Từ lời ca tiếng hát ngọt ngào lay động lòng người, ca Huế trở thành một nét văn hóa truyền thống của con người nơi đây, tượng trưng cho nhân cách thanh cao, nhẹ nhàng, tốt bụng của người dân xứ Huế.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
 Sau khi học xong văn bản này giúp em có sự hiểu biết thêm về đặc trưng của dân ca xứ Huế? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Dân ca xứ Huế có sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc cung đình.
-Dân ca Huế đó là 1 hình thức sinh hoạt văn hoá, được coi là 1 di sản, 1 món ăn tinh thần của người Huế nói riêng và của văn hoá dân tộc nói chung. 
- Mỗi chúng ta cần lưu truyền, bảo tồn và phát triển để làm điệu dân ca xứ Huế sống mãi cùng với thời gian, thể hiện bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tập hát một làn điệu dân ca ở địa phương mình.
2. Viết bài giới thiệu về hát chèo ở đồng bằng bắc bộ?
3. Ghi lại các câu văn có sử dụng phép liệt kê trong bài “ Ca Huế trên sông Hương”?
--------------------------
Tuần 31- Tiết 118 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LIỆT KÊ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là phép liệt kê, các kiểu liệt kê;
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê: lịêt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp; liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến; Phân tích được giá trị của phép liệt kê và sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
3. Thái độ : Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết hàng ngày
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Theo hướng yêu cầu SGK.
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
 Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi gà, nào ống voi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Ngoài kia,tuy mua gió ầm ầm,dan phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm.
1) Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm trong đoạn trích trên có gì giống nhau ?
...................................................................................................................................................
2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, sự vật, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
3) Nếu nói rằng đoạn trích trên có sử dụng phép liệt kê thì theo em, điền các từ ngữ (từ, cụm từ, nối tiếp) vào chố trống để hoàn thành khái niệm về phép liệt kê:
Liệt kê là sự sắp sếp......hàng loạt............hay............cùng loại để diễn ra tả được đầy đủ hơn ,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
- PHIẾU HỌC TẬP
 Dưới đây là bảng ghi lại các kiểu liệt kê. Hãy điền các câu có chứa phép liệt kê ở mục c và d vào vị trí thích hợp trong bảng.
Các kiểu liệt kê theo cấu tạo
Các kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa
Liệt kê theo từng cặp
Không theo từng cặp
Liệt kê tăng tiến
Không tăng tiến
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Trình bày các câu văn có sử dụng phép liệt kê trong bài “ Ca Huế trên sông Hương”?
- Nhắc lại tên các biện pháp tu từ đã học trong chương trình?
- GV dẫn vào bài mới
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập:
1) Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm trong đoạn trích trên có gì giống nhau ?
2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, sự vật, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
3) Nếu nói rằng đoạn trích trên có sử dụng phép liệt kê thì theo em, thế nào là phép liệt kê?
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Khái quát kiến thức - Gọi HS đọc ghi nhớ
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Giống nhau:
+Về cấu tạo:  đều là cụm danh từ:...
+Về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu đều để chỉ những vật dụng, nhằm khắc họa cảnh sống sinh hoạt xa hoa của quan lớn, trong lúc dân phu thì cực khổ dầm mình trong mưa gió
-  Tác dụng: Làm nỗi bậc sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của những người dân phu đang lam lụng ngoài mưa gió.
  => Phép liệt kê: là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diển tả đc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ: SGK. 
II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ:
(1)Xét về mặt cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?
- Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao động bằng cổ, bằngvai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,...
(2)Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê sau và cho biết, xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau:
(1)
Một canh.. hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
(2)
Những cảnh sửa sang,tầm thường,giả dối
Hoa chăm, cỏ sén , lối phẳng , cây trồng
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.=> Liệt kê theo cặp
- Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,...=> Liệt kê không theo cặp
(1) Phép liệt kê: Một canh, hai canh...lại ba canh.
Liệt kê xét theo ý nghĩa- Liệt kê tăng tiến
=> Không thể đảo vị trí. Vì sẽ làm lộn ý của câu, người đọc khó hiểu được ý nghĩa của câu và nội dung truyền tải.
(2) Phép liệt kê: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng.
Liệt kê xét theo ý nghĩa -không tăng tiến.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Các kiểu liệt kê theo cấu tạo
Các kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa
Liệt kê theo từng cặp
Liệt kê không theo cặp
Liệt kê tăng tiến
Không tăng tiến
-Toàn thể dân tột Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
-Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,..
-Một canh...hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng lành
-Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, câytrồng
-Vậy, qua VD ta thấy có mấy kiểu liệt kê ?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
3. Kết luận: 
- Lịêt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp;
- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến;
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
Phép liệt kê trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước “ nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn lũ cướp nước”
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu ,Trần Hưng Đạo, Quang Trung”
- Sự đoàn kết, hiệp lực của mọi tầng lớp Việt Nam khi đánh Pháp: “ từ các cụ già tóc bạc ruộng cho Chính phủ.
Bài tập 2 
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
a, Phép liệt kê:
- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm
- Những cu li kéo xe tay phóng đi cật lực hình chữ nhật.
b, Phép liệt kê: 
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Bài tập 3
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc bài tập, xác định yêu cầu đề bài?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ: Tìm các phép liệt kê? Kiểu liệt kê và tác dụng?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Nhận xét kết quả
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.
- Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu phản ánh chân thực bản chất xảo trá, gian ác, lố bịch của bọn thực dân Pháp mà đại diện là Va-ren. Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
- Phan Bội Châu là vị anh hùng tượng trưng cho khí phách của người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo trước giọng điệu xảo trá của kẻ thù.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phát hiện và phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau:
"Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
+ Phép so sánh: là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận.
+ Phép liệt kê: Các ĐT mạnh theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến".
=> diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng và ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.
Phép liệ kê sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Sưu tầm các câu văn, câu thơ có phép liệt kê? Phân loại và nêu tác dụng?
2. Thống kê các câu văn có sử dụng phép liệt kê trong 2 văn bản:
+ Nhóm: 1,3,5: “ Sống chết mặc bay”?
+Nhóm 2,4,6: “ Ca Huế trên sông Hương”?
3. Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính theo yêu cầu SGK.
Tuần 31 - Tiết 119 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Nắm được đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trọng cuộc sống.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống; viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
3. Về thái độ: Có ý thức sử dụng đúng đắn và hiệu quả các văn bản hành chính thường sử dụng.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Sưu tầm mẫu báo cáo
PHIẾU HỌC TẬP 1
Đọc kỹ ba văn bản SGK. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
a)Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
c) Ba văn bản có gì giống nhau và khác nhau? HÌnh thức trình bày văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?
d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Có những kiểu văn bản và phương thức biểu đạt tương ứng nào?
- Theo em, đơn từ, báo báo, biên bản, tường trình... thuộc kiểu văn bản nào?
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ nững ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
a. người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cao khi: cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
+Nhằm phổ biến nội dung.
+ Khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
+Kkhi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
+Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.
b.Văn bản thông báo: Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người; Nhằm phổ biến nội dung.
-Văn bản đề nghị:Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
-Văn bản báo cáo: Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên; Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.
Câu c:  
-Về điểm giống nhau: Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
-Điểm khác nhau: mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau
-So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính và văn bản nghệ thuật: văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
+Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật.
 d: Một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,..
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính – công vụ). Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, hình thức trình bày,
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
- Vậy hãy nêu đặc điểm của văn bản hành chính?
- Đọc ghi nhớ SGK
Mục đích: Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ nững ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyên hạn.
-Nội dung: Quốc hiệu và tiêu ngữ;
+Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản;
+Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận VB
+Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
+Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
- Hình thức: Đúng qui cách, sạch đẹp, rõ ràng, đủ thông tin.
3. Kết luận: Ghi nhớ: SGK
Ghi nhớ
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ nững ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyên hạn.
Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
-Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản tương ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
1. Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
2. Thầy HIệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
3. Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
4. Hôm qua đi học ề chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
5. Có một địa danh rất nổi  tiếng ở gần trường, cả lớp đề muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
6. Bị ốm không đi tham quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
- HS phân tích ví dụ. Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bài 1 Trang 110 sgk ngữ văn 7 tập 2
- Có hai trường hợp không dùng văn bản hành chính.
Trường hợp 3: dùng phương thức biểu cảm.
Trường hợp 6: Dùng phương thức kể chuyện và tả để tái hiện buổi tham quan.
- Các trường hợp còn lại dùng văn bản hành chính.
Tình huống 1: Dùng văn bàn Thông báo.
Tình huống 2: Dùng văn bản Báo cáo.
Tình huống 4: Phải viết Đơn xin nghỉ học.
Tình huống 5: Dùng văn bản Đề nghị.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Các trường hợp vài có thể sử dụng văn bản hành chính? Liên hệ bản thân : Em đã viết văn bản hành chính chưa? Văn bản ấy đúng qui cách?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
Các trường hợp có thể sử dụng văn bản hành chính như:
 -Dùng văn bàn Thông báo: Thông báo kế hoạch của liên đội .
 -Dùng văn bản Báo cáo: Kết quả học tập học kì 1..
- Đơn xin nghỉ học.
-Dùng văn bản Đề nghị 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Tìm hiểu cách loại văn bản hành chính thông dụng.
- Nắm chắc qui cách viết các văn bản hành chính.
- Đọc trước: “ Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
------------------
Tuần 31 - Tiết 120 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
2. Kĩ năng : Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.
3. Thái độ : Biết cách sử dụng dấu câu đúng chức năng, hiệu quả khi diễn đạt.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
PHIẾU HỌC TẬP 1.
Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(Hồ Chí Minh)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn)
c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên...bưu thiếp.
PHIẾU HỌC TẬP 2.
1. Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
a) Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.(Thạch Lam)
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người  mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.(Theo Trường Chinh)
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
- Hoạt động nhóm. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. DẤU CHẤM LỬNG:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gọi HS đọc ghi nhớ,
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
a) Biểu thị những thời đại chưa được liệt kê hết
b) Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
c) Làm cho câu văn giãn ra, xuất hiện nội dung bất ngờ
3. Kết luận:Dấu chấm lửng được dùng để:
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
-Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
* Ghi nhớ: SGK
II. DẤU CHẤM PHẨY:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 2.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng?
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
- Gọi HS đọc ghi nhớ,
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
-Tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu
a) ngăn cách giữa 2 vế một câu ghép, thay cho từ nối
b) ngăn cách các thành phần liệt kê trong một câu phức tạp
Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được vì sẽ làm cho các tầng nghĩa trong câu bị lẫn lộn
3. Kết luận:Dấu chấm phẩy  được dùng để:
-Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
-Đánh dấu ranh giới giũa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
a) - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xọc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
    - Dạ, bẩm...
    - Đuổi cổ nó ra!
b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại...
c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình...bó buộc y.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS 
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
Bài tập 1- SGK
Dấu chấm lửng được dùng để:
a) Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
b) Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở
c) Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.(Thép Mới)
b) Con sống Thái BÌnh quanh năm vỗ sóng òm ọp vào dườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. (Đào Vũ)
c) Có kẻ nói từ khi cá ca sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.(Hoài Thanh)
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
Bài tập 2: trang 123 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
a) Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp: dưới ánh trăng,...;giữa biển rộng...
b) Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp: Con sông Thái Bình...; nhưng mỗi năm vào mùa nước,...
c) Đánh dấu ranh giới giữa các về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp: Có kẻ nói từ khi...;từ khi có người...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Viết một đoạn văn về ca Huế trên sống Hương trong đó: a) Có câu dùng dấu chấm lửng
b) Có câu dùng dấu chấm phẩy
- HS viết bài - chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Bài tập 3: trang 123 sgk 
- Sản phẩm cá nhân học sinh
THAM KHẢO:
Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.
Các dấu câu được sử dụng
Câu chứa dấu chấm lửng: Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_31.docx