Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP:

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC QUA MỘT SỐ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6

Thời gian thực hiện: 6 (93+94+95+96)

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CHỦ ĐỀ

-Chủ đề được xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung:

 - Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh ( cuộc đời và sự nghiệp sáng tác). Hiểu được giá trị nội dung của hai văn bản nghị luận hiện đại tiêu biểu là Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng và Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh.

-Hiểu được một số đặc điểm nổi bật của Văn bản nghị luận hiện đại: thể loại nghị luận, có luận điểm chính, luận điểm phụ; sử dụng dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh cho luận điểm; cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe.

- Nắm được đặc điểm của phương pháp lập luận chứng minh.

-Viết được bài văn, đoạn văn nghị một cách hiệu quả, sinh động.

 

doc 38 trang phuongnguyen 01/08/2022 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 24 - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: 
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC QUA MỘT SỐ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 6 (93+94+95+96)
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CHỦ ĐỀ
-Chủ đề được xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung:
 - Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về Phạm Văn Đồng và Hoài Thanh ( cuộc đời và sự nghiệp sáng tác). Hiểu được giá trị nội dung của hai văn bản nghị luận hiện đại tiêu biểu là Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng và Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh.
-Hiểu được một số đặc điểm nổi bật của Văn bản nghị luận hiện đại: thể loại nghị luận, có luận điểm chính, luận điểm phụ; sử dụng dẫn chứng và lí lẽ để chứng minh cho luận điểm; cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe.
- Nắm được đặc điểm của phương pháp lập luận chứng minh.
-Viết được bài văn, đoạn văn nghị một cách hiệu quả, sinh động.
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
93+94
Đức tính giản dị của Bác Hồ
95+96
Ý nghĩa văn chương
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Về kiến thức:
- Qua chủ đề, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung của hai văn bản nghị luận chứng minh (Đức tính giản dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương). Hiểu các phương diện thể hiện đức tình giản dị của Bác Hồ và hiểu về nguồn gốc, công dụng của văn chương.
- Nắm được bố cục chặt chẽ của văn bản, hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng và cách lập luận trong mỗi văn bản. Cách sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Tích hợp liên môn: Môn lịch sử(nhân vật lịch sử),Giáo dục công dân 6 (Lối sống giản dị )vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc. Tìm hiểu các bài văn, bài thơ, bài hát về Bác Hồ kình yêu. Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những văn bản nghị luận khác ( Sự giàu đẹp của tiếng Việt) và tạo lập văn bản chứng minh.Tìm hiểu trách nhiệm mỗi cá nhân với việc rèn luyện đạo đức tác phong.
2. Về năng lực:
2.1.Năng lực chung:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
2.2. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản: Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những giá trị thẩm mĩ trong văn học. 
 - Năng lực tạo lập văn bản: Biết vận dụng kiến thức lập luận trong văn bản nghị luận cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản;Trình bày dễ hiểu các ý tưởng ; có thái độ tự tin khi nói; kể lại mạch lạc câu chuyện; biết chia sẻ ý tưởng khi thảo luận ý kiến về bài học.
- Năng lực thẩm mỹ: Trình bày được cảm nhận và tác động của tác phẩm đối với bản thân. Vận dụng suy nghĩ và hành động hướng thiện. Biết sống tốt đẹp hơn.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Qua tìm hiểu văn bản, HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống. Biết sống giản dị, khiên tốn, chan hòa với thiên nhiên, yêu cái đẹp và biết sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Chủ động trong mọi hoàn cảnh, biến thách thức thành cơ hội để vươn lên. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỤC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận biết những nét khái quát về tác giả Phạm văn Đồng và Hoài Thanh. Nhận biết xuất xứ văn bản.
-Nhận biết được bố cục, hệ thống luận đểm, luận cứ và lập luận của mỗi văn bản?
- Nhận diện được cách lập luận chứng minh trong mỗi văn bản? 
- Nhận biết về đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên những phương diện:bữa ăn, nơi ở, làm việc, lời nói.
- Nhận biết nguồn gốc cốt yếu của văn chương và công dụng của văn chương đối với đời sống tinh thần mỗi người.
-Nhận biết cách lập luận về nguồn gốc và công dụng của văn chương theo quan điểm của tác giả.
-Xác định được vấn đề cần chứng minh và yêu cầu viết đoạn văn chứng minh.
- Có khả năng tiếp cận vấn đề/vấn đề thực tiễn liên quan bài học.
- Có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản theo phương thức nghị luận chứng minh.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Vận dụng so sánh một số đặc điểm của văn bản
-Thấy được tình cảm sâu sắc của nhà thơ, nhà văn với cuộc sống tự nhiên và con người. Đó là cội nguồn của cảm hứng thơ ca.
- Hiểu được những giá trị cao đẹp, nhân văn mà các tác phẩm văn học đem lại: Giúp con người hình thành, bồi dưỡng và phát triển những tình cảm cao đẹp. 
- Hiểu được giá trị của những phép luận luận chứng minh một vấn đễ trong đời sống hay trong văn học.
 - Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật lập luận, cách đưa dẫn chứng trong bài nghị luận chứng minh.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống trong bài học.
- Vận dụng kiến thức về văn nghị luận vào đọc hiểu văn bản.
- Qua bài văn này, các em hiểu về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.từ đó rèn luyện lối sống giản dị cho bản thân.
-Vận dụng kiến thức , kỹ năng tạo lập một đoạn văn nói khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định .
- Tìm ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.
- Xây dựng câu chủ đề và cách trình bày nội dung đoạn văn chứng minh.
-Vận dụng tìm dẫn chứng và cách sắp xếp dẫn chứng trong đoạn văn chứng minh
- Trao đổi, nhận xét về đoạn văn chững minh của bạn.
- Sửa lỗi đoạn văn chứng minh và chia sẻ với bạn cách chữa đó.
- Liên hệ vận dụng khi viết một đoạn văn, bài văn chứng minh về thiên nhiên hay văn học.
- Năng lực bày tỏ quan điểm về vấn đề cuộc sống đặt ra . Thể hiện quan điểm đó qua sản phẩm nói-viết .
- Vận dụng kiến thức bài học giải quyết vấn đề trong đời sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với đất nước: Rèn luyện, học tập theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Biết yêu thiên nhiên, yêu thương con người và biết sáng tạo ra cái đẹp.
- Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống
-Tìm hiểu, trao đổi về giá trị tinh thần từ Đức tính giản dị của Bác Hồ với việc tu ngxm rèn luyện của thế hệ trẻ ngày nay.
- Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống đề ra như lối sống khoa trương, đua đòi của một bộ phận học sinh- trái với lối sống giản dị.
- Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Đặc biệt có chính kiến khi tham gia thảo luận, chia sẻ các vấn đề trong bài học, cuộc sống.
BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
- Nêu những nét sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng? Hoài Thanh?
-Nêu đề tài nghị luận trong mõi văn bản?
- Đặc điểm của văn bản nghị luận ?
-Tóm tắt hệ thống luận điểm , luận cứ trong văn bản?
- Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong văn bản, từ đó nêu bố cục của mỗi văn bản nghị luận?
- Tìm đọc những văn bản nghị luận đặc sắc bày tỏ quan điểm về vấn đề trong cuộc sống.
- Đức tính giản dị của Bác qua các phương diện nào?
- Nêu về cách lập luận chứng minh về đức tính giản dị của Bác?
- Tìm các câu văn nêu luận điểm trong bài Ý nghĩa văn chương? 
-Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường?  Cùng trao đổi với bạn bè về cái hay của bài thơ/ đoạn thơ/ đoạn văn đó.
Đức tính giản dị của Bác Hồ được khắc họa trên những phương diện nào? Ở mỗi phương diện, đức tính đó được thể hiện ra sao?
- Giá trị nổi bật về nội dung của văn bản là gì? Qua đó em rút ra bài học gì?
Nhận xét về cách lập luận, sử dụng dẫn chứng, bày tỏ quan điểm của tác giả trong văn bản.
-Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?
-Trong văn bản, tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương. Công dụng đó là gì?
-Tác giả đã lập luận như thế nào để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Chứng minh đặc sắc nghệ thuật trong văn bản: Ý nghĩa văn chương?
- Khái quát được nội dung- nghệ thuật văn bản nghị luận?
- Nêu cách viết đoạn văn chứng minh? Cách lựa chọn và sắp xếp các dẫn chứng?
-Mỗi bạn trong nhóm hãy nói một câu để tạo nên một đoạn văn chứng minh?
-Nói về nhiệm vụ của văn chương, tác giả Hoài Thanh cho rằng:" Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.
-Chứng minh những đặc sắc nghệ thuât trong bài nghị luận của Hoài Thanh dựa trên những gợi ý.
 -Kết nối: Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
-Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác ?
- Viết đoạn văn chứng minh với một trong nhưng nội dung:
+Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.
+Về câu nói của người xưa:" Giàu hai con mắt..."
+Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có"
+Những người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.
+Tôi vẫn còn ích kỉ
+Văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có"
-Tìm hiểu và ghi chép về những con người hoặc những sự việc, cảnh vật,... ở địa phương được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa,..) đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh.
-Chứng minh là phương pháp được vận dụng nhiều để giải quyết các tình huống thực trong thực tiễn. Em hãy ghi lại từ 3 đến 4 tình huống cho thấy nếu sử dung tốt phương pháp lập luận chứng minh thì ta có thể giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Vận dụng viết đoạn văn, bài văn Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
- Viết các đoạn văn trong bài nghị luận về đức tính giản dị trong cuộc sống?
-Viết bài văn nghị luận về tầm quan trọng của việc học tập môn Ngữ văn?
-Viết đoạn văn chứng minh triển khai luận điểm:
Trong đại dịch CVID-19, yêu thương cộng đồng là cội nguồn sức mạnh và sự hy sinh cao đẹp. 
-Trong đại dịch CVID-19, yêu thương gợi mở sáng tạo để giúp đỡ những người khác trong khó khăn
- Đại dịch CVID-19 khẳng định trách nhiệm tập thể, tinh thần đoàn kết cộng đồng.
 Câu hỏi định tính, định lượng:
- Trắc nghiệm khách quan (Tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại )
- Câu tự luận trả lời ngắn Bài tập thực hành: Trình bày miệng (thuyết trình, kể chuyện, trình bày một số vấn đề )Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá)
- Phiếu làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị tác phẩm)
- Nghiên cứu so sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề.
- Viết đoạn văn (hoặc bài văn) để trình bày những hiểu biết về các tác phẩm, vận dụng vấn đề đã học vào cuộc sống . 
BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm văn Đồng
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
-Học sinh cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày. 
-Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình .
2. Về năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm kính yêu đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, học tập theo lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Bác.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, video, tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Kết nối vào bài học, định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung: 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát video về Bác và nêu cảm xúc của mình.
-Xác định vấn đề cần giải quyết: Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Nơi đây thất đep, thật trù phú....
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS quan sát vi deo và trả lời câu hỏi: Nội dung video giới thiệu cho chúng ta về ai? Cảm xúc của em như thế nào khi xem video này.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới: 
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: " Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn". Hình ảnh chiếc áo nâu, đôi dép cao su..trong đời thường dường như đã trở thành một phần biểu tượng cho nhân cách của " con người Việt Nam đẹp nhất"- Hồ Chí Minh, nói lên một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của vị lãnh tụ vĩ đại: Giản dị. Đức tính ấy, một lần nữa trở thành cảm hứng cho tác giả Phạm Văn Đồng viết nên bào nghị luận đặc sắc: " Đức tính giản dị của Bác Hồ" mà ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân , suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung ( Đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm)
a, Mục tiêu: Giúp học sinh có được tri thức nền
+ Đọc và tìm hiểu chú thích (đọc, tác phẩm, từ khó)
+ Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả Phạm Văn Đồng (Tên, tuổi, vị trí, tác phẩm chính,....) và văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục..) qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK. 
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông dự án
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà)
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Kết qủa làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc
+ Phương pháp của từng nhóm.
+ Đánh giá năng lực của từng nhóm
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
* GV KÕt luËn:
Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc. Viết về Bác, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nói về cuộc đời hoạt động CM và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở Người.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000) 
- Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 
- Tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, từng là thủ tướng chính phủ trên 30 năm.
- Tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc mà giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn.
2. Tác phẩm:
* Đọc
- từ khó
* Văn bản:
- Xuất xứ: Trích từ bài Chủ Tịch Hồ Chủ tịch, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại- diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh(1970) 
- Thể loại: Nghị luận chứng minh
- Bố cục: 
Luận điểm chính (Câu 1 và 2): Nhận định về đức tính giản dị của Bác.
Luận cứ chứng minh (Từ: Con người của Bác... hết). Trình bày những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác.
Luận cứ 1: (Từ con người của Bác thế giới ngày nay): Sự giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.
Luận cứ 2: (Từ giản dị trong đời sống hết): Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu văn bản
- Giúp học sinh cảm nhận một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người
- Hiểu được nghệ thuật nghị luận mà tác giả sử dụng trong bài, đặc biệt là cách đưa dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích,bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. 
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá văn bản qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập được thiết kế theo qui trình đọc hiểu một văn bản nghị luận. Dựa vào hệ thống câu hỏi này, học sinh chiếm lĩnh được những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời hình thành cho mình cách đọc một tác phẩm thuộc thể loại nghị luận. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh với các câu hỏi, phần báo cáo của các nhóm....
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
1. Nội dung của đoạn văn mở đầu
2. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ được khái quát qua câu văn nào?
3. Câu văn trên có hai vế, chúng có quan hệ như thế nào về nội dung ý nghĩa?
4. Qua cách giới thiệu đó giúp ta hiểu được điều gì về Bác?
5. Câu văn “ Rất lạ lùng ...tuyệt đẹp” có tác dụng gì?
6. Nhận xét cách giới thiệu vấn đề của tác giả?
7. Cách sử dụng từ ngữ “ rất lạ lùng, rất kì diệu, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp” thể hiện thái độ gì của tác giả ?
8. Phần hai của văn bản tác giả đã làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ trên những phương diện nào?
9.Câu hỏi thảo luận: Tìm những chi tiết chứng minhsự giản dị của Bác trong đời sống. Nhận xét nghệ thuật chứng minhcủa tác giả trong đoạn văn? 
+ N1: Sự giản dị của Bác trong cách ăn
+ N2: ...trong cách ở 
+N3: trong quan hệ với mọi người
10. Nhận xét về NT chứng minhcủa tác giả?. 
11. Nhận xét về cách ăn giản dị của Bác tác giả đã đưa ra lí lẽ nào?.
12. Nói về cách ở của Bác tác giả dùng phép lập luận nào?
13. Tác giả bình luận như thế nào về cách ở giản dị của Bác?
14. Tác dụng của các câu văn bình luận trên? 
15. Câu hỏi thảo luận: 
? Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả dùng phép lập luận nào? Chỉ ra cụ thể trong từng câu văn 
? Việc sử dụng các phương pháp khác nhau như vậy có tác dụng gì? 
? Qua đoạn văn em hiểu gì về đời sống của Bác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh làm phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi
1. Phần đầu tác giả nhận định về đức tính giản dị của Bác 
2. Câu văn: “Điều... Hồ chủ tịch”
3. Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất” và “đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác.
4. Bác vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường rất gần gũi, thân thương đối với mọi người.
5. Giải thích, nhấn mạnh nét đặc trưng về sự nhất quán trong cuộc đời và phong cách sống của Bác.
- Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý ‘ tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn. Đạo đức của Người ‘ trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
7. Cảm phục, ngưỡng mộ Bác 
8. Hai phương diện:
 + Giản dị trong đời sống
+ Giản dị trong lời nói và bài viết
Cho hs thảo luận nhóm bốn
9. Câu hỏi thảo luận: các nhóm trình bày:
+ N1: Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
+ N2: Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài 3 phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
+ N3:Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư..
- Nói chuyện...
- Thăm hỏi
- Tự làm những việc phục vụ mình.
- Đặt tên...
10. Chứng cứ giàu sức thuyết phục, luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, các dẫn chứng cụ thể, xác thực và rất phong phú
- Kết hợp chứng minh, bình luận, biểu cảm.
- Dẫn chứng: những chi tiết kể về bữa ăn: Tác giả nêu bốn chi tiết rất cụ thể, chọn lọc, tiêu biểu để chứng minhcách ăn giản dị của Bác.
11. Nhận xét về cách ăn giản dị của Bác tác giả đã đưa ra lí lẽ nào?
- Lí lẽ: Ở những việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.
=> Câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn tác giả ca ngợi đạo đức của Bác.
12.Tác giả lập luận theo lối tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”
13. “ Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!’
14. Văn nghị luận mà câu văn biểu cảm, giàu cảm xúc, ca ngợi đức tính giản dị của Bác.
- t/d: Kđ lối sống giản dị của Bác, bày tỏ tình cảm quý trọng của người viết tác động tới tình cảm, cảm xúc của người nghe người đọc.
15.. Câu hỏi thảo luận: các nhóm trình bày:
-Lật ngược vấn đề: “ Nhưng chớ hiểu lầm rằng...”
- Giải thích, “ bởi vì Người sống...”
- bình luận: Đời sống vật chất giản dị...cao đẹp nhất”.
-Việc kết hợp các phép lập luận trên giúp tác gỉa soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viểt tăng sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.Giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác 
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
* GV KÕt luËn:
Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc.Cách lập luận chặt chẽ: giới thiệu luận điểm - chứng minh - bình luận.
Bác sống rất giản dị: Bác cuộc sống sinh hoạt và ăn uống rất đạm bạc được Người cũng đã từng ghi lại khi làm việc ở hang Pác Bó:
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang
 ( Tức cảnh Pác Bó)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động cách mạng và đời sống bình thường của Bác.
-> Cách nêu vấn đề trực tiếp, câu đối lập, ngôn từ chuẩn mực, biểu cảm.
- Thái độ: ngợi ca, tin tưởng
2. Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác.
a. Giản dị trong lối sống:
+ Bữa cơm của Bác.
+ Cái nhà sàn Bác ở
+ Trong quan hệ với mọi người.
- Viết thư..
- Nói chuyện...
- Thăm hỏi
- Tự làm những việc phục vụ mình.
- Đặt tên...
=> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, giản dị, đời thường, gần gũi với mọi người, dễ hiểu, dễ thuyết phục.
-Đời sống của Bác hòa hợp giữa đời sống vật chất giản dị với đời sống tâm hồn phong phú, với những tình cảm, những gí tị tinh thần cao đẹp.
- Giải thích và bình luận thật sâu sắc, sát, đúng với con người Bác, mang cảm xúc ngưỡng mộ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi , phiếu bài tập.
1. Quan sát đoạn cuối văn bản em hãy cho biết t/g muốn chứng minh điều gì?
2. Để chứng minh điều đó, tác giả đưa dẫn chứng nào?
3. Em thấy dẫn chứng đặt ra vấn đề gì của thời đại?
4. Những vấn đề lớn được Bác sử dụng cách nói, cách viết như thế nào? 
Vì sao Bác lại nói và viết giản dị như vậy? 
5. Những tư liệu cô giới thiệu Bác Hồ viết cho đối tượng nào? Tác dụng?
6. Tác dụng của những điều giản dị này được tác giả PVĐ nhận xét đánh giá qua câu văn nào ?
7. Em hiểu thế nào là chân lí ? 
8. Từ đó em thấy lời nhận xét đánh giá của PVĐ có ý nghĩa như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu.
1. Chứng minh sự giản dị trong cách nói và viết của BH.
2. Nội dung nói đến những vấn đề lớn lao, có ý nghĩa với cả dân tộc, mang tính chân lí
3. hình thức diễn đạt rất giản dị và ngắn gọn
- Vì Bác muốn cho quần chúng dễ nhớ, dễ thuộc, hiểu được, nhớ được, làm được.
4. Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
* GV KÕt luËn:
T¸c gi¶ ®an xen 1 ®o¹n v¨n gi¶i thÝch, b×nh luËn b»ng lÝ lÏ ®Ó më réng ®i s©u vµo vÊn ®Ò b»ng c¸ch ph©n biÖt. §o¹n v¨n võa s¬ kÕt, võa lµ kÕt qu¶, nhÊn m¹nh luËn ®iÓm võa rót ra bµi häc thiÕt thùc vµ chØ ra th«ng ®iÖp: H·y t×m hiÓu suy nghÜ vµ häc tËp c¸ch sèng cña B¸c. Sở dĩ tác giả khẳng định đó là lối sống văn minh vì đó là cuộc sống cao đẹp, phong phú về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng lợi vật chất, đến lợi ích của cá nhân mình. Nói như nhà thơ Tố Hữu thì : " Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta/ Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa/ Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông nặng chảy phù sa"
 Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, nêu nội dung, ý nghĩa của truyện.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên linh hoạt trong tổ chức dạy học: sử dụng phối hợp các hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, bàn...theo nhiệm vụ cụ thể.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi thực hiện theo nhóm bàn
1- Văn bản này cho em hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác Hồ?
2- Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả?
3- Ý nghĩa của văn bản? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh làm việc theo nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 - GV mêi HS ®äc ghi nhí
GV khái quát nội dung bài học bằng SĐTD 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Nội dung: Thể hiện phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc, quý trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hoá của Người.
3. Ý nghĩa văn bản: 
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
 b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK
c) Sản phẩm: bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi 
-Thi theo 2 dãy: Đọc những câu thơ, câu văn của Bác hoặc của các tác giả khác viết về đức tính giản dị của Bác . Trong thời gian 2 phút, dãy nào đọc được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
2. GV: Đức tính giản dị của Bác đã được tỏa sáng như thế nào trong thời đại ngày nay? (Lồng ghép tư tưởng Hồ chí Minh)
 Trong thời gian vừa qua, toàn Đảng, toàn dân ta đã phát động và hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Mọi người, mọi nhà, mọi đối tượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với tinh thần hết lòng phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.
 Hãy kể một câu chuyện về đức tính giản dị của Bác
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Hs hoạt động cá nhân
- Hs đọc yêu cầu của bài, làm các bài tập theo yêu cầu.
*Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại diện trình bày kết quả làm việc. 
- HS khác lắng nghe, phản biện, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc
+ Phương pháp của từng cá nhân
+ Đánh giá năng lực của cá nhân 
IV. Luyện tập
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi: 
? Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc?
? Đến đây em hiểu thêm gì về tg? Em học tập được gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
? Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
? Tìm hiểu và giới thiệu về khu du lịch sinh thái của địa phương hoặc một cảnh

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_24_vu_thi_anh_tuyet.doc