Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 31, 32, 33, 34, 35 - Năm học 2021-2022

 DẤU CÂU – VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

A/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang khi tạo lập văn bản.

- Xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm văn bản đề nghị

2. Kĩ năng

- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

- Nắm được kĩ năng làm văn bản đề nghị.

-KNS:

+Tư duy sáng tạo: Phân tích bình luận và giải quyết vấn đề , đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm về đặc điểm tầm quan trọng của văn bản đề nghị.

+Giao tiếp:Ứng xử với người khác hiêu quả bằng văn bản đề nghị (Phù hợp vơmục đích , hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)

 

docx 104 trang phuongnguyen 22/07/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 31, 32, 33, 34, 35 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 31, 32, 33, 34, 35 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 31, 32, 33, 34, 35 - Năm học 2021-2022
Ngày chuẩn bị: . .202
TUẦN 31- BÀI 28- TIẾT 121-> 124 
 DẤU CÂU – VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
A/ MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang khi tạo lập văn bản. 
- Xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm văn bản đề nghị
2. Kĩ năng
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
- Nắm được kĩ năng làm văn bản đề nghị.
-KNS:
+Tư duy sáng tạo: Phân tích bình luận và giải quyết vấn đề , đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm về đặc điểm tầm quan trọng của văn bản đề nghị.
+Giao tiếp:Ứng xử với người khác hiêu quả bằng văn bản đề nghị (Phù hợp vơmục đích , hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)
3. Thái độ , phẩm chất
- Tích cực, chủ động trong học tập.
-Phẩm chất: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm.
4.Năng lực cần hình thành
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ.
1. Học sinh: Sưu tầm văn bản đề nghị qua internet.
2. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, phiếu học tập, máy chiếu.
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY 
 -Ngày dạy: . 202 - lớp 7b - tiết 121 + 122
 -Ngày dạy: .. 202 - lớp 7b - tiết 123 + 124
 -Phân chia tiết dạy: 
 -TIẾT 121: Dấu câu (dầu...) 
 -TIẾT 122: Dấu câu (dầu...) (Tiếp theo) 
 -TIẾT 123: Văn bản đề nghị (Lồng ghép KNS) 
 -TIẾT 124: Văn bản đề nghị (Lồng ghép KNS) (Tiếp theo) 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật trình bày
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1.1.Hãy đọc các câu/82, chú ý thể hiện đúng ngữ điệu
- Mẹ về!
- Mẹ về.
- Mẹ về?
1.2. Hai câu văn sau có điểm gì khác nhau?
-Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp.
-Cuốn tiểu thuyết được viết trênbưu thiếp.
(Báo Hà Nội mới)
- Mẹ về! => Cảm thán, thể hiện sự vui mừng, háo hức, chờ đợi, mong ngóng
- Mẹ về.=> Thông báo sự việc bình thường.
- Mẹ về?=> Nghi vấn, nhấn giọng ở cuối câu hỏi
1.2. Hai câu văn trên có điểm khác nhau
Câu 1: có sự liền mạch trong lời thông báo bình thường
Câu 2: có sự chần chừ, suy nghĩ, ngắt quãng, giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ. 
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(dự kiến 35 phút)
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ:
Cho biết công dụng của các loại dấu câu trong các ngữ liệu ở trang 82,83
1.Tìm hiểu cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang
a.Dấu chấm lửng
 Trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để 
- Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền Việt Nam rất phong phú: chèo, tuồng, rối nước,
=> Dấu chấm lửng dược dùng với ngụ ý liệt kê.
- Trước đây, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sân khấu cho rối nước là... ao làng. Ghế ngồi của khán giả là... thảm cỏ quanh ao.
=> Dấu chấm lửng dược dùng để tạo sự giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ. 
- Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn)
=> Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi.
b.Dấu chấm phẩy
 Trong các ví dụ dưới đây, dấu chấm phẩy được dùng để 
- Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.
=>Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ (Thạch Lam)
=>Dấu chấm phẩy được dùng để phân tách hai vế của một câu ghép. 
c.Dấu gạch ngang
 Đọc bảng /83, sau đó điền dấu gạch ngang vào các ô vuông trong câu cho phù hợp:
 Đẹp quá đi, mùa xuân ơi mùa xuân của Hà Nội thân yêu []. (Vũ Bằng)
Có người khẽ nói:
 Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
 Ngài cau mặt, gắt rằng:
 Mặc kệ!
Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể. (Nguyễn ái Quốc)
(2) Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối bằng cách ghi dấu x vào ô vuông cuối mỗi nhận xét đúng:
- Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong một từ ghép phiên âm tiếng nước ngoài 
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
 -Dấu gạch nối dùng để nối các từ trong một liên danh. ( Sai)
 Dự kiến chuyển tiết 123+124
 Dạy ngày: /  / 202..
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ chung
 GV giao nhiệm vụ:
1.Văn bản hành chính thường được trình bày theo những mục nào?
(người sau trả lời không được trùng với người trước)
- Quốc hiệu, tiêu ngữ 
 - Địa điểm và ngày tháng làm văn bản 
 - Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản 
 - Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản 
 - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo 
 - Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
 2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ nhóm
KNS tư duy sáng tạo
 GV giao nhiệm vụ:
Đọc văn bản/84 và trả lời câu hỏi/85
1.So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản
2.Mục đích của văn bản đề nghị
3.Yêu cầu về nội dung và hình thức
4.Cách làm một văn bản đề nghị
2. Tìm hiểu về văn bản đề nghị
1. Hai văn bản trên có điểm giống và khác nhau
*Giống nhau: ở thể thức trình bày, các tiêu mục, đề mục, trình tự trình bày...
*Khác nhau: Thời gian, địa điểm, nơi gửi, nơi nhận, sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
-Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng của lớp;
-Đề nghị giải quyết tình trạng xây dựng trái phép làm tắc cống, gây ngập úng.
2. Mục đích 
-Nêu ý kiến của mình lên một cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó.
 3. Chú ý 
Viết giấy đề nghị cần chú ý về nội dung và hình thức như sau:
 - Về nội dung: cần chú ý các mục: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì? 
- Về hình thức: bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn theo một số mục đã được quy định sẵn.
(4) Cách làm một văn bản đề nghị.
b.Sắp xếp các mục sau đây theo đúng trình tự của một văn bản đề nghị (Đánh số vào ô trống)
-Quốc hiệu và tiêu ngữ ->1
-Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị ->2
-Nơi (người) nhận đề nghị ->4
-Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)->3
-Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị->6
-Người (tổ chức) đề nghị ->5
-Chữ kí và họ tên người đề nghị ->7
c. Đọc và ghi nhớ những điểm cần lưu ý khi viết văn bản đề nghị:
(1) Tên văn bản cần viết chữ in hoa, cỡ chữ to.
(2) Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2- 3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
(3) Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi (người) nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị.
 3. HĐ LUYỆN TẬP
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cặp đôi
KNS giao tiếp
 GV giao nhiệm vụ: 
3.1.Em hãy cho biết dấu chấm lửng trong mỗi câu /85 được dùng để làm gì?
3.1.Dấu chấm lửng trong mỗi câu dưới đây được dùng để 
a. Cơm áo, vợ con, gia đìnhbó buộc y.
(Nam Cao)
=> Dấu chấm lửng được dùng với ngụ ý liệt kê
b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại... (Đào Vũ)
=> Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, bất ngờ, không đồng tình
c) - Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra ! (Phạm Duy Tốn)
->Dấu chấm lửng dung để thể hiệnsự ngắt quãng trong lời nói , sự gợi tả sự sợ hãi, ngập ngừng , không nói tiếp..
3.2.Nối từng đoạn văn ở cột trái với công dụng của dấu chấm phẩy ở cột phải sao cho phù hợp/86
A
Nối
B
(a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới)
A1
(1)Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
(2) Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. (Đào Vũ)
B1
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. (Hoài Thanh)
C2
3.3. Đọc các ví dụ sau và hoàn thành bảng theo mẫu để phân biệt công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối:
a. Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết (1)– cái anh chàng ranh mãnh đó – (2) rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên đôi chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
	 (Nguyễn Ái Quốc)
b. – (3) Quan  có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – (4) Một chú bé con thầm thì.
–  (5) Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – (6)Một chị con gái thốt ra.
 (Nguyễn Ái Quốc)
c. Thừa Thiên – (7) Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
d. – (8) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệch từ Béc- (9) lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-(10)dát và Lo-(11) ren...
(An-phông-xơ Đô-đê)
TT
Dấu
Công dụng
1
Dấu gạch ngang
Mở đầu bộ phận chú thích
2
Dấu gạch ngang
Mở đầu bộ phận chú thích
3
Dấu gạch ngang
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
4
Dấu gạch ngang
Đánh dấu bộ phận chú thích
5
Dấu gạch ngang
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
6
Dấu gạch ngang
Đánh dấu bộ phận chú thích
7
Dấu gạch ngang
Nối các từ nằm trong một liên danh.
8
Dấu gạch ngang
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
9
Dấu gạch nối
Đánh dấu ranh giới giữa các tiếng phiên âm tên nước ngoài.
10
Dấu gạch nối
Đánh dấu ranh giới giữa các tiếng phiên âm tên nước ngoài.
11
Dấu gạch nối
Đánh dấu ranh giới giữa các tiếng phiên âm tên nước ngoài.
3.4. Trong các tình huống sau đây, tình huống phải viết ra giấy đề nghị là: 
a.Có một bộ phim rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, tập thể lớp muốn được đi xem => Giấy đề nghị
b. Tổ em đi học nhóm, do sơ ý nên một bạn trong tổ bị kẻ gian lấy mất xe đạp.
 => Đơn
4. HĐ VẬN DỤNG
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật viết tích cực
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
4.1. Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn, trong đó có câu
a.Dùng dấu chấm lửng
b.Dùng dấu chấm phẩy
c.Dùng dấu gạch ngang
*Tham khảo
 Hè đến khi ve râm ran hát khúc ca trong từng tán lá, hè đến khi hoa phượng đỏ thắm góc sân trường. Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò. Chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình. Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương, khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường,...đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu. Ôi! Mùa hè đang về đấy! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè, trong đó có tôi. Mùa hè - gợi cho tôi bao cảm xúc thân thương, bao ấn tượng khó phai. Nhưng cũng thật buồn khi phải tạm biệt sách bút thân yêu, tạm biệt mái trường mến yêu. Tôi yêu cái nắng chói chang, oi bức, ngột ngạt của mùa hè; tôi yêu những bản nhạc hoà tấu do nhạc sĩ ve sầu tạo nên giúp cho mọi người thư giãn giữa trưa hè; tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi; tôi yêu sự vui chơi thoả thích, ...Tất cả, tất cả đều diễn ra vào mùa hè. Đó là lí do tôi yêu mùa hè. Mùa hè cho tôi những giây phút vui vẻ, thoải mái,...Thời gian cứ trôi đi, trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Rồi một ngày, hoa phượng lột xác chỉ còn màu xanh ôi thu sang, mùa hè đã qua rồi đấy!
4.2.Nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em thấy cần viết giấy đề nghị.
- Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
- Mùa hè đã đến, hệ thống quạt điện của lớp lại bị hỏng.
- Do cơ sở vật chất xuống cấp, ngày mưa, lớp em nhiều chỗ bị dột nát.
- Thư viện trường học còn thiếu sách tham khảo và giải trí.
- Sân chơi bóng đá cho học sinh chưa có.
4.3.Theo em, lí do viết đơn và lí do viết giấy đề nghị giống và khác nhau ở điểm sau
 - Giống nhau: Đơn và Đề nghị đều xuất phát từ một nhu cầu, nguyện vọng nào đó cần được người (cấp) có thẩm quyền giải quyết. 
- Khác nhau: Nhưng Đơn thì thường là nguyện vọng của cá nhân còn Đề nghị thường là nguyện vọng của tổ chức, tập thể.
5. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
 Sưu tầm một số đoạn văn sử dụng dấu chấm lửng, dấu gạch ngang và dấu chấm phẩy với những công dụng khác nhau.
*Tham khảo
(1) Chúng ta cú quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (Hồ Chí Minh)
 => Dấu chấm lửng có tác dụng liệt kê
(2) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
. (Theo Trường Chinh)
=>Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê rất phức tạp:
+ yêu nước, yêu nhân dân;
+ trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà;
+ ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng;
+ yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình;
+ có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau;
+ chân thành và khiêm tốn;
+ quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công;
+ yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật;
+ có tinh thần quốc tế vô sản.
 (3) Tàu đi Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
=> Dấu gạch ngang nối các từ nằm trong một liên danh.
 * Hướng dẫn HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới: Ôn tập văn bản văn học
Ngày .. tháng .. năm 202
Kiểm tra tuần 31
BAN GIÁM HIỆU
....................................................
....................................................
....................................................
Lê Thị Thu Hương
.
Ngày chuẩn bị: . . 202
TUẦN 32- BÀI 29- TIẾT 125-> 128 
 ÔN TẬP VĂN BẢN VĂN HỌC
A/ MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về các văn bản đọc hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 7; nêu giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của từng tác phẩm; phân tích được vẻ đẹp của tiếng Việt trong các tác phẩm đã học.
- Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức đã học. 
3. Thái độ , phẩm chất
-Ôn tập các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận 
- Có thái độ tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
-Phẩm chất: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm.
4.Năng lực cần hình thành
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ.
1. Học sinh: Sưu tầm ...... qua internet.
2. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY 
 -Ngày dạy... 202. - lớp 7b - tiết 125 + 126
 -Ngày dạy:  202 - lớp 7b - tiết 127 +128
 -Phân chia tiết dạy: 
 -TIẾT 125: Hệ thống hóa các văn bản đọc hiểu 
 -TIẾT 126: Hệ thống hóa các văn bản đọc hiểu (tiếp theo) 
 -TIẾT 127: Hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu. 
 -TIẾT 128: Hệ thống hóa kiến thứcvề các kiểu câu đơn và dấu câu. (tiếp) 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật trình bày
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân/nhóm
 GV giao nhiệm vụ:
1. Thi đọc diễn cảm một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 7
Giáo viên 
a.Chia lớp làm 4 nhóm tiến hành kiểm tra chéo việc học thuộc lòng các tác phẩm đã học. Lấy điểm tổng là 10,0. Sau một lần kiểm tra xác suất một bạn, nếu không thuộc thì trừ đi một điểm; nếu thuộc nhưng đọc chưa diễn cảm thì trừ 0,5 điểm. Mỗi nhóm được kiểm tra nhóm khác từ 3 đến 5 lần.
b. Mỗi nhóm chọn cử một bạn đọc diễn cảm một tác phẩm tự chọn trong phạm vi nội dung dự thi. Ban giám khảo gồm đại diện các nhóm còn lại (mỗi nhóm cử 2 bạn vào ban giám khảo) 
-Thơ trung đại Việt Nam : Sông núi nước Nam ; Qua đèo Ngang
-Thơ kháng chiến Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Thơ hiện đại : Tiếng gà trưa
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(dự kiến 35 phút)
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ:
a. Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây:
(1) Ca dao, dân ca: 
(2) Tục ngữ:
(3) Thơ trữ tình:
(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:
(6) Thơ lục bát:
b. Chọn mỗi thể loại một văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 và hoàn thành bảng sau/88+89
c. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống các văn bản đã học (các nhóm vẽ xong, cử đại diện trình bày trước lớp.
d.Chép lại những câu ca dao, dân ca đã học ở học kì I vào vở bài tập; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo bảng /89+90 
e. Chép lại những câu tục ngữ đã học ở học kì II vào vở bài tập; nêu ngắn gọn ý nghĩa của những câu tục ngữ đó (những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội) theo bảng/90
1.Hệ thống hóa các văn bản đọc hiểu.
a. Khái niệm
a. Khái niệm
(1)Ca dao, dân ca : Những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
( + Ca dao là phần lời của dân ca; là những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. Ca dao là thơ trữ tình — diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số" kiểu nhân vật trữ tình (người con, người cháu, người vợ trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân thường trong quan hệ xã hội)
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Nói đến dân ca là nói đến môi trường và các hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh; hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,...).
 (2)Tục ngữ : là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dần về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
(3)Thơ trữ tình: là một thể loại thơ ca. (Chữ "Trữ tình" là từ Hán Việt, chữ Hán việt có nghĩa là "bày tỏ tình cảm" . Như vậy "Thơ trữ tình" là một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phản ánh cuộc sống. Vì vậy thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm (tả cảnh trữ tình) )
(4)Thơ thất ngôn tứ tuyệt : thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó câu 1,2,4 hoặc chỉ câu 2,4 hiệp vần nhau chữ cuối.
(5)Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt : thể thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, cách gieo vần giống thất ngôn tứ tuyệt.
(6)Thơ thất ngôn bát cú : thể thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gheo vần ( chỉ 1 vần) ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 – 4, 5 – 6.
(7)Thơ lục bát : là 1 loại thơ bắt nguồn từ ca dao, dân ca;Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát); vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền; nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4; luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
b. Chọn mỗi thể loại một văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 và hoàn thành bảng /88+89
TT
Thể loại
Văn bản
Tác giả (hoặc ghi Dân gian)
Nội dung chính
1
Ca dao, dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
Dân gian
Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và anh em ruột thịt
2 
Tục ngữ
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Dân gian
Truyền đạt những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất
3 
Thơ trung đại Việt Nam
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Ca ngợi vẻ đẹp và nhân cách trong trắng son sắt của những người phụ nữ Việt Nam thời xưa, cảm thương sâu sắc với thân phận chìm nổi, bấp bênh của họ
4
Thơ Đường
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng của nhà thơ
5
Thơ hiện đại
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của tác giả, phong thái ung dung lạc quan của Bác
6
Truyện, kí
Cuộc chia tay của những con búp bê
Khánh Hoài
Khuyên chúng ta nên giữ gìn tổ ấm gia đình, vun đắp, bảo vệ, bồi dưỡng cho nó ngày một bền chặt, tốt đẹp hơn. Đừng vì một lí do hay lợi ích cá nhân nào mà làm tổn hại đến những tâm hồn trong sáng, ngây thơ, mà tội nghiệp. Hãy bảo vệ quyền trẻ em
7
Tùy bút
Một thứ quà của lúa non: Cốm
Thạch Lam
Nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy
8
Văn bản nghị luận
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
9
Văn bản nhật dụng
Ca Huế trên sông Hương
Hà Ánh Minh
Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế trên dòng sông Hương. Vẻ đẹp của một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa; có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
3.HĐ LUYỆN TẬP 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ:
1 .Ghi tóm tắt nội dung chính của các bài thơ/đoạn thơ ở cột trái vào cột phải trong bảng /91
TT
Tên bài thơ/đoạn thơ
Nội dung chính
1
Sông núi nước Nam
(Nam quốc sơn hà)
Lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc
2
Qua đèo ngang
Tả cảnh Đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ nhưng lại heo hút; Nỗi nhớ nhà, nỗi buồn, cô đơn, thương nước của Bà Huyện Thanh Quan
3
Rằm tháng giêng
(Nguyên tiêu)
Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, tự tại, lạc quan.  
4
Cảnh khuya
Bài thơ cho ta thấy cảnh đẹp thiên nhiên làm say đắm tâm hồn người nghệ sĩ, người chiến sĩ - lãnh tụ HCM qua đó bài thơ còn thể hiện nỗi lòng canh cánh trằn trọc không ngủ được của Bác vì lo cho vận mệnh của đất nước
5
Bạn đến chơi nhà
Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, vượt lên mọi thứ vật chất tầm thường của hai ông
6
Tiếng gà trưa
+Tiếng gà trưa – biểu tượng của làng quê đã̃ gắn bó thân thiết, khơi gợi biết bao cảm xúc chân thành tươi vui trong tâm trí nhà thơ
+Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
7
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
(Tĩnh dạ tứ)
Tình yêu quê hương sâu sắc của Lí Bạch trong đêm trăng thanh tĩnh nơi đất khách
8
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
(Hồi hương ngẫu thư)
Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
4.HĐ VẬN DỤNG
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ:
1. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học trong chương trình vừa ôn tập (5-7 câu)
Tham khảo: 
 Qua bài thơ "Nguyên tiêu", ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
"Nguyên tiêu" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh... Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ "đàm quân sự". Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
 Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến "trăng, hoa, tuyết, nguyệt..." nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.
 "Nguyên tiêu" là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận...
5.HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ:
1. Sưu tầm những sáng tác văn học trung đại, thơ kháng chiến Hồ Chí Minh và các tác giả khác, rèn kĩ năng đọc diễn cảm
Dự kiến chuyển tiết 126
ÔN TẬP VĂN BẢN VĂN HỌC
 Ngày dạy: .. 202.. 
1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ:
1. Hãy liệt kê tên các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 7
Cổng trường mở ra, Sông núi nước Nam, Qua đèo Ngang
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ nhóm
 GV giao nhiệm vụ:
1. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống các văn bản đã học (các nhóm vẽ xong, cử đại diện trình bày trước lớp.
d.Chép lại những câu ca dao, dân ca đã học ở học kì I vào vở bài tập; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo bảng /89+90
 Những câu hát về tình cảm gia đình 
Nội dung (thể hiện tình cảm gì ?)
Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
Núi cao biển rộng mênh mông, 
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Anh em nào phải người xa 
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân 
Yêu nhau như thể tay chân 
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Ở đâu năm cửa, nàng ơi? 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? 
Sông nào bên đục bên trong? 
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh? 
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh? 
Ở đâu lại có cái thành tiên xây? ... 
- Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi! 
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. 
Nước sông Thương bên đục bên trong, 
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh. 
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh, 
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây. 
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát 
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông 
Thân em như chẹn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
 Những câu hát than thân
Thương thay thân phận con tằm, 
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. 
Thương thay lũ kiến li ti, 
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. 
Thương thay hạc lánh đường mây, 
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. 
Thương thay con cuốc giữa trời, 
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Diễn tả tâm trạng, thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận đau khổ, cay đắng của con người lao động, đồng thời còn mang những yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến.
Những câu hát châm biếm
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng? 
Chú tôi hay tửu hay tăm, 
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. 
Ngày thì ước những ngày mưa, 
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Số cô chẳng giàu thì nghèo 
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà 
Số cô có mẹ, có cha 
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông 
Số cô có vợ có chồng 
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội
e. Chép lại những câu tục ngữ đã học ở học kì II vào vở bài tập; nêu ngắn gọn ý nghĩa của những câu tục ngữ đó (những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội) theo bảng/90
Tục ngữ
Ý nghĩa
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Tấc tất tấc vàng
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Nhất thì, nhì thục
- Thể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất
- Đúc kết kinh nghiệm chủ yếu dựa vào quan sát, vì vậy có thể không đúng hoàn toàn.
Những câu tục ngữ về con người và xã hội
Một mặt người bằng mười mặt của
Cái răng, cái tóc là góc con người
 Đói cho sạch, rách cho thơm
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Không thầy đố mày làm nên
Thương người như thể thương 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_theo_mo_hinh_vnen_tuan_31_32_33_34_35_nam.docx