Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 33

Tuần 33 - Tiết 125

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. DẤU GẠCH NGANG

A.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức : Nắm được công dụng của dấu gạch ngang;

2. Về kĩ năng : Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

3. Về thái độ : Có ý thức khi sử dụng dấu gạch ngang.

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

Soan bài theo hướng dẫn SGK.

- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.

- Phiếu học tập

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .

- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề.

 

docx 14 trang phuongnguyen 20400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 33
Tuần 33 - Tiết 125 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
DẤU GẠCH NGANG
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Nắm được công dụng của dấu gạch ngang;
2. Về kĩ năng : Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
3. Về thái độ : Có ý thức khi sử dụng dấu gạch ngang.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chúng ta sử dụng dấu gạch ngang, trong quá trình tạo lập văn bản. Nhưng nhiều người hay nhầm lẫn dấu gạch ngang và dấu gạch nối. Vậy khi nào dùng dấu gạch ngang?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G/v chiếu VD, h/s đọc VD.
(1) Trong câu a dấu gạch ngang được dùng để làm gì ?
(2) Trong câu b dấu gạch ngang được dùng giống câu a không ?
(3)Câu c, d dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
(4) Dấu gạch ngang có những công dụng nào?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Khái quát kiến thức. Đọc ghi nhớ
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
a- Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b- Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật;
c- Dấu gạch ngang được dùng để lịêt kê;
d- Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong liên danh. 
3. Kết luận: 
*. Ghi nhớ: SGK.
II. PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Trong VD d ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va ren được dùng làm gì ?
(2)Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
(3) Vậy phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối n/t/n ?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Khái quát kiến thức. Đọc ghi nhớ
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
Dấu gạch nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
3. Kết luận: 
*. Ghi nhớ: SGK. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...(Vũ bằng)
b) .... Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.(Nguyễn Ái Quốc)
c) - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì.
    - Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! - Một chị con gái thốt ra.
d) Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ
e) Thừa Thiên - Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch
- HS phân tích ví dụ.Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung
-GV tổng hợp, kết luận
Bài tập 1: trang 130 sgk.
Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu: 
a) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho "Mùa xuân của tôi".
b) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho tính  cách của nhân vật anh. 
c) Đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật.
d) Nối các từ nằm trong liên danh: Hà Nội - Vinh
e) Nối các từ nằm trong liên danh: Thừa Thiên - Huế
Hãy nêu rõ công dụng của các dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây:
- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ này chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren...(An-phông-xơ Đô-đê
Bài tập 2: trang 131 sgk 
Tác dụng của đấu gạch nối: nối các tiếng trong từ tên riêng của các thành phố nước ngoài Béc-lin, An-dát, Lo-ren
- Gọi HS lên bảng đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a) Nói về một nhân vật trong truyện “ Sống chết mặc bay”?.
b) Nói về phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Bài tập 3: trang 131 sgk 
Sản phẩm của HS
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu ngạch ngang và dấu gạch nối theo chủ đề :
a.Về bài thơ “ Qua đèo Ngang”có sử dụng dấu gạch ngang>
b.Chủ đề tự chọn có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối
c.chủ đề bạn bè có sử dụng dấu gạch ngang.
-HS viết và trình bày.
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
Bài tập 4: trang 131 sgk 
-Viết đoạn văn ngắn dung lượng 5-7 câu.
- Đảm bảo hình thức đoạn.
- Trình bày một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Có sử dụng dấu câu theo yêu cầu.
- Trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát.
( Tham khảo đoạn văn sau khi tổng kết bài tập)
THAM KHẢO:
a. “Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi. . Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.
=>Dấu gạch ngang: tác dụng để chú thích
b. Pháp – đất nước cổ kính và lãng mạn, nằm giữa châu Âu với lịch sử hàng nghìn năm hình thành. Pháp có thủ đô Pa-ri hoa lệ, cổ kính, ngập tràn ánh sáng và phồn hoa đô hội. Đất nước ấy còn nổi tiếng với những biệt thự cổ,nhỏ nhắn cạnh dòng sông Xen êm đềm. Đến đây, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trức nổi tiếng như Nhà thờ Đức Bà, Khải hoàn môn...
=>Dấu gạch ngang: Pháp – đất nước cổ kính và lãng mạn, nằm giữa châu Âu với lịch sử hàng nghìn năm hình thành. 
-Dấu gạch nối:Pa-ri  
c. Lan – Lớp trưởng lớp tôi, là bạn học sinh có nhiều thành tích xuất sắc. Bạn luôn chăm chỉ, nỗ lực trong tất cả các môn học. Môn Toán là môn học bạn yêu thích nhất. Ngoài học trên lớp, bạn còn sưu tầm những đề toán khó để suy ngẫm và tìm cách giải. Trong kì thi chọn học sinh giỏi của thành phố, bạn đã giành giải nhất và được quyền tham gia cuộc thi Toán quốc tế tổ chức tại thành phố Mat-xcơ-va (Liên bang Nga). Bạn là niềm tự hào của lớp chúng tôi và là tấm gương để chúng tôi cố gắng hơn nữa.
=>Câu có dấu gạch ngang: Lan – Lớp trưởng lớp tôi.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Theo em: Ngữ điệu đọc khi gặp dấu gạch ngang và dấu gạch nối có giống nhau?
(2). Chuẩn bị bài “ Ôn tập Tiếng Việt” theo yêu cầu SGK.
--------------- 
Tuần 33 - Tiết 126 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU
1.Về kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu ( Rút gọn câu, mở rộng câu, chuyển đổi câu) và phép tu từ điệp ngữ và liệt kê đã học.
2. Về kĩ năng : rèn kĩ năng tổng hợp, vận dụng kiến thức .
3. Về thái độ : Có thái độ khi sử dụng các kiểu câu biến đổi và các phép tu từ.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu bài tập1:
- Sơ đồ tư duy:
- Phiếu bài tập:
PHIẾU BÀI TẬP
Xác định phép tu từ trong mỗi ví dụ sau, phân loại ?
a.Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
...........................................................................................................................
b. Tôi yêu vùng đất nơi đây, tôi yêu con người, tôi yêu cuộc sống nơi đây nó cho tôi những cảm giác lạ thường.
.............................................................................................................................
c. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
.............................................................................................................................
d. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. 
...........................................................................................................................
đ. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. 
.............................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1.Trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Các đội thi trong 2 phút xem đội nào ghi được nhiều tên bài học Tiếng Việt trong năm lớp 7 lên bảng?
2. Sắp xếp các bài học thành chủ đề.
=> GV căn cứ kết quả để giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Biến đổi câu
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận theo phiếu bài tập số 1.
+ Giới thiệu sơ đồ ?
+ Thêm ví dụ?
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Dự kiến sản phẩm cần đạt của HS:
Các phép tu từ
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về biện pháp tu từ.
+ Giới thiệu sơ đồ ?
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Biện pháp tu từ
+ Khái niệm + Phân loại + Ví dụ.
- Giới thiệu theo trình tự từ trung tâm=> Nhánh cấp 1=> Nhánh cấp 2(hàng ngang)
Nhánh cấp 3=> Nhánh cấp 3( Hàng dọc)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP / VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1.Phiếu bài tập.
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
a.Điệp ngữ ngắt quãng:
b.Điệp ngữ nối tiếp: 
c.Điệp ngữ chuyển tiếp: 
d.Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp:
đ.Liệt kê tăng tiến và không tăng tiến
2.Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về phép điệp ngữ trong đoạn thơ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
 “ Tiếng gà trưa”- Xuân Quỳnh
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS thực hành viết đoạn văn.
-Xung phong chia sẻ kết quả 
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
- Nội dung đoạn văn:
+ Biện pháp điệp ngữ
+ Giá trị của điệp ngữ trong việc thể hiện giá trị đoạn thơ.
-Hình thức, diễn đạt
THAM KHẢO:
Tiếng gà là một âm thanh quen thuộc với mỗi chúng ta, lời thơ Xuân Quỳnh như dội vào hồn ta những kỉ niệm thân thương, bình dị. Những giây phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi đã được gửi gắm qua lời thơ hồn nhiên mà tràn đầy cảm xúc. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ “nghe” được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: “Nghe xao động nắng trưa”, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: “Nghe bàn chân đỡ mỏi” và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: “Nghe gọi về tuổi thơ”. Điệp từ “nghe” cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ.Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tiếp tục tìm hiểu về biến đổi câu và biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê.
-Hệ thống kiến thức về dấu câu.
- Vận dụng kiến thức về phép tu từ vào đọc hiểu và tạo lập văn bản
------------------------- 
Tuần 33 - Tiết 127 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1.Về kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức về các dấu câu đã học.
2. Về kĩ năng : rèn kĩ năng tổng hợp, vận dụng kiến thức .
3. Về thái độ : Có thái độ khi sử dụng câu và dấu câu.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
PHIẾU BÀI TẬP
Bài tập 3: Phục hồi dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng:	
- Tôi luôn luôn tránh An nói những cuộc chơi ảnh hưởng đến học tập.
=>.......................................................................................................................................
- Tình hữu nghị Việt Lào anh em đời đời bền vững.
=>......................................................................................................................................
- Ban An lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn.	
=>.....................................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(1)Điền dấu câu thích hợp vào vị trí dấu ngoặc đơn:
a. Hôm qua ( ) bạn Lan đạt điểm 10 ( )
b. Trời ơi ( ) Mùa xuân đẹp quá ( )
(2) Lý giải vì sao em chọn dấu câu như vậy?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
3. Dấu câu
- (G/v hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.)
- Đặt câu hỏi ôn lại phần công dụng của các dấu câu và cho ví dụ.
TT
 Dấu câu
Công dụng
Ví dụ
1
Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật làm dấu hiệu kết thúc câu. Trong một đoạn văn khi viết hết một câu trần thuật ta phải đặt dấu chấm.
Hoa là một học sinh ngoan. Bạn ấy luôn đoàn kết với mọi người.
2
Dấu phẩy
Dấu được dùng trong câu đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói:
- Thành phần phụ của câu với nòng cốt câu;
- Một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
- Ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ như nhau trong câu.
Để đạt kết quả học tập tốt, chúng ta cần tăng cường tự học.
3
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
4
Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi.
5
Dấu gạch ngang
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của n/v hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Bài tập 1.Hãy mở rộng các câu sau bằng hai cách: thêm trạng ngữ, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
a. Nam học rất giỏi.
b.Con mèo đang ngủ.
c.Tôi rất thích quyển truyện.
- Gọi HS lên bảng làm bài tâp.
- Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm.
- GV tổng kết .
a. Nam học rất giỏi
-Năm nay, Nam học rất giỏi. ( Thêm trạng ngữ)
-Nam học giỏi làm cha mẹ vui lòng. ( Dùng cụm c-v)
b.Con mèo đang ngủ.
-Con mèo lông màu trắng đang ngủ .
-Ngoài sân, con mèo lông màu trắng đang ngủ 
c.Tôi rất thích quyển truyện.
-Tôi rất thích quyển truyện anh cho mượn.
- Về nội dung, tôi rất thích quyển truyện
Bài tập 2 : Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động.
a.Mẹ phạt Nam.
b.Cậu tôi cho tôi cây bút này.
c.Khách hàng châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm này.
d.Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. 
- Gọi HS lên bảng làm bài tâp.
- Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm.
- GV tổng kết .
a.Mẹ phạt Nam.
=>Nam bị mẹ phạt.
b.Cậu tôi cho tôi cây bút này.
=> Câu bút này cậu tôi cho tôi.
c.Khách hàng châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm này.
=> Sản phẩm này được khách hàng châu Âu rất ưa chuộng.
d.Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. 
 => Một số sản phẩm có giá trị được nhà máy đã sản xuất.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1.Phiếu bài tập.
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
Bài tập 3: Phục hồi dấu gạch ngang trong các câu sau đây:
- Tôi luôn luôn tránh- An nói- những cuộc chơi ảnh hưởng đến học tập.
- Tình hữu nghị Việt- Lào anh em đời đời bền vững.
- Ban An -lớp trưởng lớp tôi- tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn.	
Bài tập 4 : Viết một đoạn văn có dùng phép liệt kê hoặc điệp ngữ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS thực hành viết đoạn văn.
-Xung phong chia sẻ kết quả 
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
- Nội dung đoạn văn:
+ Biện pháp điệp ngữ, liệt kê.
+ chỉ ra phép tu từ đã sử dụng
-Hình thức, diễn đạt
THAM KHẢO:
Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, ấy là lúc học sinh chúng em có cho mình những giây phút thư giãn sau những giời học tập mệt mỏi. Học sinh từ cá lớp ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Bạn nào bạn nấy vui chơi thỏa thích dưới bóng cây xanh mát. Chỗ này bạn nam đá cầu, chỗ kia bạn nữ nhảy dây, bịt mắt bắt dê, trốn tìm.... ồn ào như chợ vỡ. Dưới bóng cây xanh mát, lũ học trò tinh quái bày đủ trò nghịch ngợm cùng nhau.  Cảnh vui tươi, nhộn nhịp trở thành những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ của tuổi thơ.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Ôn luyện chương trình Tiếng Việt lớp 7. Xem lại các dạng bài tập: Phát hiện, vận dụng... 
- Ghi chép lại những gì còn thắc mắc.
- Chuẩn bị bài “ Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo”.
-------------------------- 
Tuần 33 - Tiết128 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP
LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ VĂN BẢN BÁO CÁO
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Thông qua các bài tập thực hành, biết cách xác định các loại tình huống viết VBBC hoặc VBĐN, biết cách viết 2 loại văn bản trên đúng theo các mẫu quy định.
2. Kĩ năng : Viết văn bản báo cáo, đề nghị theo mẫu.
3. Thái độ : Có ý thức khi tạo lập các văn bản hành chính công vụ.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập 1
 So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo theo gợi ý sau:
 Phương diện
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Văn bản đề nghị
Văn bản báo cáo
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Tìm những tình huống cần viết báo cáo
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
Viết Báo cáo gửi Ban giám hiệu về tình hình của lớp
Báo cáo thi đua chào mừng ngày 20-11
Báo cáo tổng kết năm học vừa qua
Báo cáo kết quả lao động ngày 27-7
=> Gv căn cứ kết quả câu trả lời của học sinh để nêu vấn đề- giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I.LÝ THUYẾT
1. Mục đích, cách thức viết văn bản báo cáo, đề nghị
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Cho HS đọc văn bản. 
- Tổ chức cho HS thảo luận bàn để hoàn thành câu hỏi SGK.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Câu hỏi
Trả lời
Mục đích của hai văn bản (Viết báo cáo để làm gì?)
-Văn bản 1: báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
-Văn bản 2: Báo cáo kết quả khuyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ
Tình huống viết văn bản báo cáo ( Vì sao phải viết văn bản báo cáo)
-Văn bản 1: Vì để thiết thực chào mừng ngày 20-11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt. Nên lớp viết báo cáo đến nhà trường về những hoạt động hưởng ứng lớp 7B đã thực hiện
-Văn bản 2: Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt. Nên lớp 7C viết báo cáo về một số món quà của các bạn đã ủng hộ
Nội dung của hai văn bản(đề cập đến vấn đề gì?)
-Văn bản 1: Báo cáo kết quả hoạt động hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam đến BGH nhà trường, cụ thể là: học tập, kỷ luật,  lao động, các hoạt động khác
-Văn bản 2:  Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ của bạn học sinh vùng lũ đến tổng phụ trách. Cụ thể là: Quần áo, sách vở, tiền.
2. So sánh hai loại văn bản
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm -phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh
 Phương diện
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Văn bản đề nghị
Đề đạt một yêu cầu, một nguyện vọng, xin được cấp trên xem xét, giải quyết.
Phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai,
Trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn
Văn bản báo cáo
Trình bày những việc đã làm và chưa làm được của một cá nhân hay một tập thể cho cấp trên biết.
Nêu những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến, có kết quả làm được hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đó là những điều đã qua, xảy ra trong quá khứ.
Phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả n
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Bài tập 1 (SGK - tr 138).
G/v yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1: nêu những tình huống phải làm VBĐN và VBBC.(H/s tự bộc lộ).
Bài tập 2 (SGK - tr 138).
G/v cho học sinh thảo luận nhóm (thời gian 15 phút).
Nhóm 1: Viết văn bản báo cáo (chủ đề tự chọn).
Nhóm 2: Viết văn bản đề nghị (chủ đề tự chọn).
- Gọi học sinh 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa sai.
(Hướng dẫn: Phải viết đúng thứ tự các mục. Trình bày sáng sủa, nội dung rõ ràng.
Bài tập 3 G/v yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 .
- Gọi học sinh xác định đáp án đúng và chữa lỗi sai.
(Hướng dẫn:	a) Phải viết VBĐN vì văn bản này có nội dung đề xuất 1 nguyện vọng.
	b) Phải viết VBBC vì văn bản này có nội dung báo cáo kết quả đã làm được với GVCN lớp.
	c) Thiếu: Viết đơn đề nghị BGH biểu dương, khen thưởng bạn H.
Bài tập 4 (Bài tập bổ trợ).Bổ sung các mục còn thiếu trong văn bản sau:
 Kính gửi: BGĐ Sở LĐ-TBXH
	Đồng kính gửi: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch
Thể hiện sự chỉ đạo của BGĐ Sở, TT xúc tiến việc làm đã trình đề án ...	 	 T/M trung tâm	 Giám đốc
Bài 5. Bổ sung các mục còn thiếu trong văn bản sau:
BÁO CÁO
Về tình hình rầy nâu phá hại lúa hè thu
 Kính gửi: UBND huyện X
Ngày 25/3/2006, qua kiểm tra diện tích trồng lúa hè thu, UBND xã Hưng Đạo đã phát hiện khoảng 10 ha lúa hè thu đã bị rầy nâu phá hoại ...
 T/M UBND xã 
	Chủ tịch
Hướng dẫn:
- VB cần bổ sung: 1. Quốc hiệu;
 2. Địa danh, ngày, tháng, năm;
 3. Kí tên và ghi rõ họ tên .
Bài 6 .Chỉ ra những lỗi sai trong việc sử dụng các văn bản sau
a.Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, một hs đã viết báo cáo xin miến học phí.
b.Thày (cô) giáo chủ nhiệm cần biết những công việc tập thể lớp đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ và Bà mẹ Việt nam anh hùng. Một hs thay mặt lớp đã viết giấy đề nghị với thày cô giáo chủ nhiệm về những việc làm trên.
c.Cả lớp đều khâm phục tinh thần giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ của bạn H. Bạn ấy xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Lớp trưởng thay mặt lớp viết đơn xin Ban giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng bạn H.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Tiếp tục vận dụng kiến thức về hai loại văn bản trên vào đời sống.
-Ôn luyện chương trình, chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
--------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_33.docx