Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được:Những nét chính của tác giả, tác phẩm (Cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.); những hình ảnh chi tiết tiêu biểu; một số đặc điểm của VB
- Hiểu được:Giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm.
- Vận dụng được: trình bày cảm nhận, ấn tượng, kiến giải riêng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm.
2. Về năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Tuần 28 Kí duyệt của nhóm CM Kí, duyệt của Tổ CM, BGH Thời gian thực hiện (Tiết) 4 (109, 110, 111, 112) Lớp dạy 7B6 VĂN BẢN : SỐNG CHẾT MẶC BAY Phạm Duy Tốn I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Biết được:Những nét chính của tác giả, tác phẩm (Cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác, thể loại...); những hình ảnh chi tiết tiêu biểu; một số đặc điểm của VB - Hiểu được:Giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm... - Vận dụng được: trình bày cảm nhận, ấn tượng, kiến giải riêng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm. 2. Về năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học: sự tự tin và tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, khả năng suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu dân, yêu nước. - Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu. -Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0. 2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, video, tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: - Tạo được hứng thú với bài học. - Kết nối vào bài học, định hướng chú ý cho học sinh. b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát video về lũ lụt và nêu cảm xúc của mình. -Xác định vấn đề cần giải quyết: HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay, một trong những truyện ngắn được coi là bông hoa đầu mùa thể loại truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu HS quan sát vi deo và trả lời câu hỏi: Nội dung video giới thiệu cho chúng ta về cảnh gì? Cảm xúc của em như thế nào khi xem video này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân , suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến. GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Người dân tại các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu cảnh “màn trời chiếu đất” do mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, nhiều khu vực bị chia cắt. Như một cách để hướng về đồng bào miền Trung chịu thiệt hại nặng nề vì lũ lụt, Đảng và Nhà nước ta đã lên đường “chia lũ”, kêu gọi quyên góp tiền, nhu yếu phầm, quần áo, mỳ tôm và không quản ngại nguy hiểm để tiếp tế cho người dân. Thể hiện tinh thần tương thân, tương ái... Từ xa xưa, thiên tai, lũ lụt luôn là một thứ giặc mà nhân dân phải vất vả để chiến đấu. Với quan niệm văn chương phải phản ánh hiện thực trong cuộc sống, Phạm Duy Tốn, cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX đã phản ánh chân thực cuộc sống của người dân trong tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện ngắn" Sống chết mặc bay" mà sau đây chúng ta cùng tìm hiểu. . 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung ( Đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm) a, Mục tiêu: Giúp học sinh có được tri thức nền + Đọc và tìm hiểu chú thích (đọc, tác phẩm, từ khó) + Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả Phạm Duy Tốn (Tên, tuổi, vị trí, tác phẩm chính,....) và văn bản “Sống chết mặc bay” (Xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục..) qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK. Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông dự án Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn - Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà) - Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm *Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. + Kết qủa làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc + Phương pháp của từng nhóm. + Đánh giá năng lực của từng nhóm Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. * GV KÕt luËn: Truyện “Sống chết mặc bay”lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều. Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883- 1924) - Quê: ( Hà Tây) Hà Nội - Là một trong số những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam. 2. Tác phẩm: * Đọc - từ khó * Văn bản: - In trên Nam Phong tạp chí (Số 18 năm 1918). Được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại + Hình thành từ đầu thế kỉ XX. + Viết bằng văn xuôi quốc ngữ. + Cốt truyện phức tạp thường thể hiện, khắc họa một mẩu hay một phần của sự việc, con người. - Chủ đề: + Lên án, phê phán sự vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. + Thương cảm cho số phận của nhân dân. - PTBĐ: tự sự, miêu tả, bình luận. - Ngôi kể: Ngôi thứ 3 - Bố cục: 3 phần P1:Từ đầu Khúc đê này hỏng mất. => Nguy cơ vỡ đê P2:Tiếp Điếu mày. => Cảnh quan phủ đánh tổ tôm khi hộ đê P3:Còn lại. => Cảnh vỡ đê 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản a) Mục tiêu: + Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu văn bản - Hiện thực khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm mở đầu của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí. b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá văn bản qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập được thiết kế theo qui trình đọc hiểu một văn bản nghị luận. Dựa vào hệ thống câu hỏi này, học sinh chiếm lĩnh được những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời hình thành cho mình cách đọc một tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn hiện đại. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh với các câu hỏi, phần báo cáo của các nhóm.... d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và phiếu bài tập ? Đoạn truyện kể về cảnh gì? ? Tìm các chi tiết miêu tả cảnh đê sắp vỡ? *Phiếu bài tập: ? Tác giả đã giới thiệu cảnh nhân dân vật lộn trước nguy cơ đê vỡ vào thời gian không gian, địa điểm có ý nghĩa gì? ?Tên sông được nói cụ thể nhưng tên làng, tên phủ được ghi bằng kí hiệu. Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả? ? Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật trong đoạn văn trên? ?Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng như thế nào? Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ? Có tác dụng gì ? ?Em có nhận xét gì về phần mở truyện? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận, trả lời. - Học sinh làm phiếu bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh báo cáo kết quả làm việc theo từng câu hỏi -Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi ở nước ta => Ngôn ngữ miêu tả: Sử dụng nhiều từ láy tượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm ( Than ôi, lo thay, nguy thay) - Nhiều từ láy tượng hình, kết hợp ngôn ngữ biểu cảm: Than ôi, lo thay, nguy thay. - Gợi cảnh tượng hối hả, chen chúc, thảm hại của người dân đang lo chống chói với giặc nước để cứu đê. *Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. * GV KÕt luËn: - Ngay những dòng đầu truyện đã tạo nên tình huống căng thẳng gây sự chú ý người đọc theo dõi câu chuyện II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.: Thời gian: Gần một giờ đêm. - Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. - Địa điểm: khúc sông làng X....., Thuộc xã phủ, hai ba đoạn đã thẩm lậu. - Kẻ thì thuổng lướt thướt như chuột lột. - Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xáo xác gọi nhau => Ngôn ngữ miêu tả: Sử dụng nhiều từ láy tượng hình kết hợp ngôn ngữ biểu cảm ( Than ôi, lo thay, nguy thay) => Tình thế căng thẳng, cấp bách, đe doạ cuộc sống của nhân dân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi , phiếu bài tập. ? Quan sát phần 2 của văn bản và cho biết đoạn văn kể chuyện gì? -Gv cho hs kẻ bảng phân tích 2 cảnh: cảnh ngoài đê, cảnh trong đình ? Tìm đọc đoạn văn miêu tả cảnh tượng trên đê trước khi đê vỡ? ? Cảnh trên đê được miêu tả bằng chi tiết nào? Nhận xét về ngôn ngữ miêu tả? ? Em hình dung như thế nào về cảnh tượng trên đê qua đoạn văn miêu tả của tác giả? ? Đặt trong nội dung truyện đoạn văn cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì ? Theo dõi đoạn văn kể chuyện trong đình, hãy cho biết tác giả đã chú ý kể và tả những chuyện gì? ? Như vậy, hình ảnh trung tâm của câu chuyện trong đình là ai? Vì sao? ? hãy tìm và phân tích các chi tiết miêu tả không khí ở trong đình? Nhận xét, so sánh với không khí ở trên đê? ? Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ ntn? Hãy phân tích?(tư thế ,hành động khi chơi bài,thái độ...) ? Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ khi nghe tin đê vỡ và cho biết ở đoạn này có gì đặc biệt trong ngôn ngữ kể chuyện ? T/d? Câu đối thoại nào thể hiện rõ nhất tính chất của quan phụ mẫu ? Tổ chức cho hs thảo luận nhóm bàn (2 phút) ? Các chi tiết đó tạo1 hình ảnh ntn về viên quan phụ mẫu. Nó trái ngược với hình ảnh nào ở ngoài đê? ? Trong NT, đặt 2 cảnh trái ngược như thế gọi là biện pháp tương phản. hãy phân tích t/d của phép tương phản trong đoạn truyện? Ngoài ra NT tăng cấp cũng được sử dụng? Hãy CM ? ?Tìm đọc những câu văn bình luận của tác giả về việc quan đánh bài? Tác dụng của những câu văn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu. -Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuốc sống của người dân . ở ngay đoạn này đã thấy được sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước. - Này này, đê vỡ mặc ai nhiều đường thú vị. - Than ôi, cứ như đồng bào huyết mạch à Làm nổi rõ tính cách bất nhân của tên quan phủ, gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân và bộc lộ thái độ mỉa nai phê phán của tác giả *Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. * GV KÕt luËn: Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp miêu tả kết hợp với biểu cảm, tác giả đã đưa người đọc quay ngược thờigian trở về cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực 2. Cảnh quan lại, nha phủ khi đi hộ đê a-Cảnh ngoài đê -Ngoài trời mưa tầm tã nước sông dâng cao. - Cảnh tượng nhốn nháo hoang mang căng thẳng - Trăm nghìn người đội mưa ngập dưới bùn, như đàn sâu lũ kiến. b-Cảnh trong đình - Trong đình vững chãi, đèn sáng, đê vỡ cũng không sao -Không khí: Tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. + Quang cảnh đánh tổ tôm: lúc mau lúc khoan, ung dung, khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng ->Nghệ thuật tương phản - Hình ảnh quan phụ mẫu. + Chỗ ở: trong đình vững chãi. + Đồ dùng SH: sang trọng + Ngồi chễm chệ trên sập, xung quanh kẻ hầu người hạ + Giọng điệu: hách dịch. + Việc làm: đánh bài: .... - Quan lại chơi tổ tôm bình thản, vô tư - Đê vỡ rồi ! đê vỡ rồi ! thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày có biết không ? . - ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! Điều mày ! - Khắc hoạ thêm tính cách tàn nhẫn, vô lương tâm của quan phụ mẫu. - Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ, vô trách nhiệm với tính mạng của con người. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi , phiếu bài tập. ? Đọc đoạn cuối của văn bản. Nhận xét về ngôn ngữ của tác giả ở đoạn truyện này? Phân tích tác dụng? - Ngôn ngữ miêu tả : nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa mà ngập hết - Ngôn ngữ biểu cảm : Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn - Vừa gợi cảnh tượng lụt do đê vỡ, vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả. ? Đặt trong toàn bộ truyện, đoạn truyện này có vai trò và ý nghĩa gì? + Đoạn truyện có vai trò mở nút. + ý nghĩa : Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả ? Ngày nay Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp gì để giúp dân trước thiên tai lũ lụt?Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh lần lượt trình bày các câu. - Ngôn ngữ miêu tả : nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa mà ngập hết - Ngôn ngữ biểu cảm : Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn - Vừa gợi cảnh tượng lụt do đê vỡ, vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả. + Đoạn truyện có vai trò mở nút. + ý nghĩa : Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả *Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. * GV KÕt luËn: GV giải thích: Nhan đề "sống chết mặc bay" được lấy từ câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" thể hiện thái độ phê phán tên thầy cúng chỉ lo lừa bịp lấy tiền cho mình , bỏ mặc con bệnh vẫn còn đang cận kề cái chết , tử thần có thể mang đi bất cứ lúc nào, vô trách nhiệm và coi mạng người như cỏ rác! => Đúng với nội dung câu chuyện, tên quan phụ mẫu tham lam, đam mê những trò đánh bạc đen đỏ, thây kệ con dân đang đem hết sức mình ra mà chống đỡ với sức mạnh thiên nhiên. Phạm Duy Tốn đã qua đây lên tiếng, phê phán những tên quan vô trách nhiệm, íchkỷ và "sống chết mặc bay". Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân không có 1 vị quan anh minh, thương dân... 3. Cảnh đê vỡ: *Thiên nhiên: - gà chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. - nước tràn lênh láng - xóay thành vực - nhà trôi làng ngập - kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn... kể sao cho xiết ! *Thái độ quan lại: - Quan xòe ván bài: ù thông tôm, chi chi nảy, điếu mày ->Niềm vui tàn bạo, phi nhân tính của quan phụ Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản a) Mục tiêu: + Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, nêu nội dung, ý nghĩa của truyện. c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên linh hoạt trong tổ chức dạy học: sử dụng phối hợp các hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, bàn...theo nhiệm vụ cụ thể. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi thực hiện theo nhóm bàn 1- Chúng ta cần ghi nhớ điều gì về nghệ thuật của tác phẩm? 2- Theo em giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện được thể hiện như thế nào? 3- Nội dung tư tưởng của truyện cho em hiểu gì về nhà văn Phạm Duy Tốn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -Học sinh làm việc theo nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. - GV mêi HS ®äc ghi nhí GV khái quát nội dung bài học bằng SĐTD III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống tương phản tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động. + Ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung sinh động. 2. Nội dung: - Hiện thực: Hiện lên bức tranh hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân, sự lạnh lùng vô trách nhiệm của bọn quan lại, điển hình là quan phụ mẫu. - Nhân đạo: Thái độ phê phán tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm của bọn quan lại, đồng cảm xót xa với nhân dân 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: -HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK c) Sản phẩm: bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi gợi ý bài tập 1. Ngôn ngữ đối với nhân dân, nha lại, được thể hiện như thế nào? 2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. - Hs hoạt động cá nhân - Hs đọc yêu cầu của bài, làm các bài tập theo yêu cầu. *Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận. - Đại diện trình bày kết quả làm việc. - HS khác lắng nghe, phản biện, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc + Phương pháp của từng cá nhân + Đánh giá năng lực của cá nhân GV chốt: giá trị hiện thực (cuộc sống , sinh mạng của người dân đối lập với bọn quan lại) và giá trị nhân đạo (niềm cảm thương của tác giả...) của văn bản thông qua phép tương phản và phép tăng cấp, sử dụng ngôn ngữ khá sinh động IV. Luyện tập Bài tập 2: - Ngôn ngữ: vừa hách dịch, quát nạt, đe doạ, vừa vui vẻ, mời chơi, giục dã thụôc hạ bằng những câu đặc biệt ngắn, cộc lốc. - Tính cách: tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ham chơi bời, bài bạc, lối sống xa hoa, kiểu cách học đòi. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi viết đoạn c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua bài tập viết đoạn văn Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận + Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc + Phương pháp của từng cá nhân + Đánh giá năng lực của cá nhân -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Phạm Duy Tốn cũng đặc biệt thành công trong việc mô tả hai hình ảnh tương phản đối lập gay gắt: những người nông dân vất vả, hoảng hốt và hoàn toàn tuyệt vọng trước thiên tai; còn viên quan sở tại an nhàn, hưởng thụ, mặc kệ số phận dân đen: Than ôi! Cứ như cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập thì đố ai bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch THAM KHẢO: Văn bản " Sống chết mặc bay " của tác giả Phạm Duy Tốn đã nói lên sự độc ác, vô lương tâm, vô trách nhiệm, thích hưởng lợi của tên quan phụ mẫu. (1) Hắn đi hộ đê bằng cách mang những đồ vật xa xỉ, đắt tiền.(2) Trong khi những người dân khổ sở bì bom dưới bùn để hộ đê, hắn sung sướng được hầu hạ và ăn bát yến hấp.(3) Hắn say mê đánh bài.(4) Hắn coi nước bài của mình lớn hơn nước ở sông Nhị Hà.(5) Điều đó chứng tỏ hắn còn coi những lá bài quan trọng hơn ngàn tính mạng người dân ngoài kia.(6) Có người lo vỡ đê, tên quan phụ mẫu mặc kệ.(7) Lúc sau, một người dân báo đê vỡ, hắn bảo người đuổi ra, dọa cách cổ, bỏ tù.(8) Hắn đổ hết trách nhiệm lên đầu người dân.(9) Hắn là một tên " Lòng lang dạ thú ".(10) Hắn đại diện cho hệ thống quan lại mất hết nhân tính đương thời.(11) Qua đó, có thể thấy, hắn là một tên quan phụ mẫu độc ác, mất nhân tính.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_van_ban_song_chet_mac_bay_ph.doc