Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 13, 14, 15 - Năm học 2021-2022

A. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

* Chỉ ra được hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng ; cảm nhận và giải thích sự gắn bó giữa tình cảm thiên nhiên và lòng yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và phong thái của Bác thể hiện qua bài thơ Rằm tháng giêng.

2. Kĩ năng:

-Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

-Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

-So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.

3. Thái độ, phẩm chất:

-GD HS tình cảm đối với thiên nhiên và lòng kính yêu Bác Hồ.

-GD HS tinh thần, bản lĩnh cách mạng theo tấm gương của Bác.

-Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, trách nhiệm

 

docx 59 trang phuongnguyen 23980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 13, 14, 15 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 13, 14, 15 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 13, 14, 15 - Năm học 2021-2022
Ngày chuẩn bị : 2021 RẰM THÁNG GIÊNG 
TUẦN 13 –BÀI 12 -TIẾT 49->52 Nguyên tiêu - Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
* Chỉ ra được hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng ; cảm nhận và giải thích sự gắn bó giữa tình cảm thiên nhiên và lòng yêu nước của Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ; nhận xét được vẻ đẹp tâm hồn và phong thái của Bác thể hiện qua bài thơ Rằm tháng giêng.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
-Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
-So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.
3. Thái độ, phẩm chất:
-GD HS tình cảm đối với thiên nhiên và lòng kính yêu Bác Hồ. 
-GD HS tinh thần, bản lĩnh cách mạng theo tấm gương của Bác. 
-Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, trách nhiệm
4. Năng lực cần hình thành:
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Năng lực đọc – hiểu.
B.CHUẨN BỊ
1. Trò: Trả lời câu hỏi phần HDH ; sưu tầm những câu thơ về Bác có hình ảnh trăng ;tích hợp môn lịch sử, nhạc, công dân, mĩ thuật ; Tiếng Việt, bảng phụ...
2. Thầy: Ảnh chân dung HCM; máy chiếu, phiếu học tập
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY 
	 - Ngày dạy: .2021 - lớp 7B - tiết 49 + 50
	 -Ngày dạy: .2021 - lớp 7B - tiết 51 + 52
	Phân chia tiết dạy: 
	Tiết 49: Văn bản : Rằm tháng giêng (lồng ghép ANQP)
 Tiết 50: Tìm hiểu về thành ngữ (lồng KNS)
 Tiết 51: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
 Tiết 52: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (lồng KNS)
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật động não 
Năng lực giao tiếp, tự học
HTHĐ cá nhân 
 GV giao nhiệm vụ:
1.Hãy đọc một câu thơ (bài thơ) về Bác có hình ảnh trăng?. Nêu cảm nhận của em?.
-HS suy nghĩ
-HS báo cáo
-GV tổng hợp
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 
 Ngắm trăng-HCM 
Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tự chắn ở giữa. Trăng và người tự tõm sự với nhau qua cái song sắt nhà tự đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tự nhiên” đó biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tự đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
GV: Bác rất yêu trăng .Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Người đã bao lần làm thơ – Vọng nguyệt dõi theo mảnh trăng thu vời vợi...ở Việt Bác . Dù bận trăm công công ngàn việc nhưng vẫn trò chuyện với trăng . Vậy...
  2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 25 phút)
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp trực quan , thuyết trình.
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐcá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1. Nhắc lại vài nét về HCM? (bài 11 đã học)
2.Phong cách HCM viết thơ văn ?.
-HS thảo luận(3’)
-Báo cáo
-GV tổng hợp
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả 
GVKQ
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
GVHD: Bản phiên âm nhịp 4/3; 2/2/3
 Dịch thơ: nhịp 2/2/2 ; 2/4/2
-Giọng chậm rãi , thanh thản và sâu lắng.
- Đọc chú thích*
?. Giải nghĩa từ 
+Rằm xuân: Dùng để chỉ rằm tháng giêng tháng đầu của một năm.
+“Lồng lộng” thể hiện sự chiếu sáng của ánh trăng rằm, tính từ thể hiện sự lan tỏa của ánh trăng đêm rằng.
+ Từ Hán Việt(bản phiên âm)
2. .Đọc-chú thích
 a.Đọc
b. Chú thích
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
Kĩ thuật động não 
Năng lực hợp tác 
HTHĐ cặp đôi 
 GV giao nhiệm vụ:
1 .Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào.?
2. Hãy chỉ ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ?. So sánh với với cách viết của bài “Cảnh khuya”.
3. Nêu chủ đề bài thơ.? 
-HS thảo luận(3’)
-Báo cáo
-Chốt
3.Tác phẩm
1.HCST: Ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc ( 1947- 1948).
2.Thể loại
-Phần phiên âm: Thể TNTT
- Hiệp vần: Chữ cuối dòng 1 – 2 – 4 
- Ngắt nhịp: 4/3; 2 + 3+4 ; 4/3; 
-Cảnh khuya: Viết = chữ Việt
-Rằm tháng giêng: Chữ Hán.
3.Chủ đề :Là lời thể hiện t/y thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
GV: Bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.
- Gv có thể giới thiệu thêm hoặc cho hs đối chiếu với thể thơ 
-Phần dịch thơ : Thể thơ lục bát
- Đặc điểm: 7chữ/1dòng
+ Số câu, số tiếng: cả bài có hai cặp lục bát: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng)
+ Vần: tiếng thứ sáu của câu lục (soi) vần với tiếng thứ sáu của câu bát (trời). Tiếng thứ tám của câu bát (xuân) lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục (quân) bên dưới. Đó là vần chân
- Ngắt nhịp: nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả: 2/2/2
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật mảnh ghép
Năng lực giao tiếp, hợp tác..
HTHĐ nhóm
*Vòng 1nhóm chuyên gia 
*Vòng 2nhóm mảnh ghép 
 GV giao nhiệm vụ:
Nhóm 1 +2
1.Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian, không gian nào?
2.Việc lặp từ “xuân” ở câu hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
3.Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào?
-HS thảo luận 
-Báo cáo
-Chốt
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hai câu mở đầu 
- Thời gian: Đêm rằm tháng giêng, trăng đang vào độ tràn đầy, viên mãn nhất.
- Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy sức sống của mùa xuân (trời, sông, nước)
- Điệp từ:“xuân”+ giang ; thuỷ, thiên
-Từ láy: Lồng lộng
*NX:
-Trăng là chủ thể của hoạt động.
-Có hoạt động của con người chủ thể ngắm trăng , thấy trăng tròn đầy viên mãn.
-Mùa xuân tràn ngập ánh trăng
-Sức sống mãnh liệt của đất nước.
GV: Hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng , mêng mông, tràn đầy ánh sang và sức sống trong đêm Nguyên tiêu.Bầu trời và vầng trăng như không có giới hạn ,dòng sông , mặt nước tiếp lẫn ,liền với trời .Đây là sông mùa xuân , nước mùa xuân , trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, nhưng cũng là dòng sông tuổi trẻ , sức trẻ ,khoẻ, tháng đầu của mùa trong năm - mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
-Cách miêu tả truyền thống chỉ chú ý đến toàn cảnh , đến quan hệ giữa các yếu tố của sự vật cái thần của sự vật chứ ít khi tả thật cụ thể ,chi li các màu sắc đường nét.
*Chuyển ý: Ánh trăng trong thơ Bác không mang theo tâm trạng buồn nhớ quê mà mang theo hơi thở của thời đại, tinh thần của người chiến sĩ ,điều đó được thể hiện rõ ở câu thứ 3.
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
 GV giao nhiệm vụ:
*Nhóm 3+4
1.Câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến
2. Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối?
3..Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này
-HS thảo luận 
-Báo cáo
-Chốt
b. Hai câu thơ cuối
+Đàm quân sự: Bàn công việc kh/chiến .
- Tình yêu cách mạng, yêu đất nước ; Tinh thần làm chủ thiên nhiên; Phong thái ung dung, tự tại.
 -> Không khí thời đại
+Con thuyền chở trăng và người chiến sĩ cách mạng -> Từ láy: Bát ngát. 
 Hiện thực và lãng mạn.
-Phong thái ung dung lạc quan.
-Giọng thơ: cổ điển, hiện đại, khoẻ khoắn , trẻ trung.bút pháp tả cảnh độc đáo.
-> Chất thép và chất tình.
->Tâm hồn yêu nước luôn rộng mở với thiên nhiên ó Vẻ đẹp của tình yêu đất nước.
*Vòng 2nhóm mảnh ghép 
GV: Sáng tác bài thơ những năm đầu khó khăn bàn việc chống thực dân Pháp, hội họp bàn việc quân , việc nước bí mật , khẩn trương của trung ương Đảng , chính phủ và Bác.
-Câu 3: (câu chuyển)không chỉ là cuộc du ngoạn ngắm trăng thông thường , đây là cuộc nghỉ ngơi hiếm có sau những hội nghị quan trọng và bí mật. thế mà câu 4 vẫn tràn trề ánh trăng.
PP hoàn tất một nhiệm vụ
KT sơ đồ tư duy 
Năng lực tự học
HTHĐcá nhân
 GV giao nhiệm vụ.
1.Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
2.Bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ?
3. Em liên tưởng tới tứ thơ, hình ảnh thơ nào của trung Quốc có hình ảnh trăng?.
4. Vẽ sơ đồ tư duy bài học.
-HS thảo luận 
-Báo cáo
-Chốt
*Bài thơ :Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch.
 -Cổ điển: Thi liệu thơ cổ : ánh trăng và người thi sĩ 
 -Hiện đại: Hơi thở của thời đại , phong thái của người chiến sĩ .
*Tích hợp tư tưởng HCM:
 Em học tập điều gì ở Bác?.
+yêu thiên nhiên
+ Bản lĩnh cách mạng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
-Thể thơ: TNTT, viết = chữ Hán, bản dịch là thể lục bát.
-Phong cách thơ : cổ điển vừa hiện đại
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
- Điệp từ; ngôn từ giàu nhạc điệu, gợi cảm.
2.Nội dung
- Tình yêu thiên nhiên , lòng yêu nước sâu sắc và phong thái ung dung lạc quan của Bác.
+Ý nghĩa
Bài Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
 GV: Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập. 
 -Bác yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết .Yêu thiên nhiên nên sông núi, cỏ cây, hoa lá tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình , giọng điệu trữ tình , màu sắc cổ điển. 
 3.HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 10 phút) 
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ.
Kĩ thuậtđộng não
Năng lực sử dụng ngôn ngữ... 
HTHĐcá nhân
 GV giao nhiệm vụ
Bài 1/78. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét về vẻ đẹp riêng của cảnh trăng trong mỗi bài thơ.
 Nét chung
 Nét riêng
-Trăng là người bạn tri kỉ của Bác trong mọi hoàn cảnh,  dù trong cảnh vật nào trăng vẫn hiện lên với vẻ đẹp dịu hiền, lung linh.
+ Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ở Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều theo thể tứ tuyệt
Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đó được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng.
 Trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
-Một bài viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.
4.HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 10 phút)
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật viết tích cực
Năng lực sử dụng ngôn ngữ... 
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ:
1.Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp con người HCM sau khi học xong bài Rằm tháng giêng?.
*Gợi ý:
 Bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
 Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
5. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút)
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực sáng tạo, CNTT và TT
HTHĐ cá nhân, cộng đồng
 GV giao nhiệm vụ
1.Tìm đọc và chép lại bài thơ , câu thơ của Bác viết về trăng.
2.Sưu tầm những bài hát về Bác
3.Tranh vẽ về chiến khu Việt Bác.
Ngày chuẩn bị 2021 
TUẦN 13 –BÀI 12 (Tiếp theo) -TIẾT 50
 TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 
A. MỤC TIÊU:	
1.Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về thành ngữ, nhận biết ý nghĩa của thành ngữ ; biết sử dụng thành ngữ phù hợp.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết thành ngữ.
-Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
-Kỹ năng sống:
+Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
+Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ , ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng thành ngữ. 
3. Thái độ,phẩm chất
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
-Phẩm chất : Tự tin, tự chủ, trách nhiệm. 
4.Năng lực cần hình thành: 
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Sử dụng tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ
1. Học sinh: Sưu tầm về thành ngữ ., , bảng phụ, bút dạ...
2. Giáo viên: Sách HDH NV7, phiếu học tập, mạng In-tơ-net..
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY
 Ngày dạy: 2021 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút)
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp trực quan
Kĩ thuật động não 
Năng lực giao tiếp 
HTHĐcá nhân 
 GV giao nhiệm vụ
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
1.Tìm các cụm từ có cặp từ trái nghĩa
HS thực hiện:( 3 phút)
Học sinh báo cáo 
GV tổng hợp
-Đầu voi đuôi chuột
-Mắt nhắm mắt mở
-Kẻ cười- người khóc
-Nhanh như sóc.
-Chậm như sên.
*GV : Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn thành ngữ .Có một số thành ngữ được hình thành trên câu chuyện dân gian ; câu chuyện lịch sử ( Đó là điển tích)..
 Thành ngữ là gì? Nghĩa của thành ngữ tạo ra bằng cách nào? Cấu tạo của thành ngữ ra sao? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ được điều đó.
 2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 25 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
PP: Đặt và giải quyết vấn đề.
KT: Động não
Năng lực: Giao tiếp 
HTHĐ: Cá nhân 
 GV giao nhiệm vụ
1. Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? 
2. Em rút ra được k/luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?
- HS thực hiện
- Học sinh báo cáo 
-GV chốt
I. Tìm hiểu về thành ngữ
a.Khái niệm
-Ngữ liệu
 Nghĩa đen
 Nghĩa bóng
Lên-xuống: 
chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau; 
 -Thác - ghềnh:
 sự khó khăn, nguy hiểm.
Lên-xuống: 
là vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy.
- “Lên thác xuống ghềnh”: khó khăn, gian khổ chồng chất, long đong, lận đận liên tục.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ cá nhân 
1. Có thể chêm xen 1 vài từ khác vào cụm từ được không?
2.Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không? Tại sao?
 Lên thác xuống ghềnh 
+Vào thác xuống ghềnh
+Lên thác lội xuống ghềnh
+Lên xuống thác ghềnh
Không thể thêm, bớt.
Thành ngữ
GV: *Không thể thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo.
 + Không thể chêm xen
 + Không thay đổi được vì đây là trật tự cố định.
 à Các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, có tính cố định.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ cá nhân 
1. Vậy thế nào là thành ngữ.
2. Nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào?
3.Tìm một số thành ngữ
- HS thực hiện
- Học sinh báo cáo 
-GV chốt
- Thành ngữ là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng .
VD: - Nhanh như chớp
 - Lòng lang dạ thú
 - Gần nhà xa ngõ
GV: Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó, nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
 HĐ cặp đôi 
 ?Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau
1.Ba chìm bảy nổi
b.Nghĩa của thành ngữ
 *Ngữ liệu
1. Bảy nổi ba chìm
-> Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng tính cố định của thành ngữ chỉ là tương đối
2.Đi guốc trong bụng 
->Hiểu rõ những suy nghĩ của người khác
 => Hiểu theo nghĩa ẩn dụ.
3.Nhanh như chớp .
-Rất nhanh , thoắt một cái đã làm gọn một việc gì đó.
 => Hiểu theo phép so sánh.
4.Mưa to gió lớn.
- Hiện tượng thời tiết mưa to , gió lớn.
 => Nghĩa bắt nguồn từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nó.
*KL: Nghĩa được bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen hoặc thông qua các phép chuyển nghĩa: Ẩn dụ, so sánh 
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Kĩ thuật động não 
Năng lực giao tiếp
Lồng KNS ra quyết định; giao tiếp.
HTHĐ cặp đôi 
 GV giao nhiệm vụ
1. Xác định chức vụ ngữ pháp của hai thành ngữ? - Bảy nổi ba chìm..
 - ..tắt lửa tối đèn.
 - Sơn hào hải vị là các món..
2.Thử thay “bảy nổi ba chìm” = “long đong phiêu bạt”
-“tắt lửa tối đèn”=“khó khăn hoạn nạn”.
3. So sánh cách nói nào gợi hình, gợi cảm hơn.
4. Thành ngữ đóng v/trò gì trong câu
5.Phân tích cái hay của các thành ngữ?.
- HS thực hiện
- Báo cáo kết quả: 
-GV chốt
2. Sử dụng thành ngữ:
1. Vai trò ngữ pháp
- Bảy nổi ba chìm với nước non
 vị ngữ
 - Phòng khi tắt lửa tối đèn...
 DT phụ ngữ 
 -Sơn hào hải vị là các món ăn ngon..
 CN
NX: Thành ngữ làm chủ ngữ, vị ngữ hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
2.Đặc điểm
+ Ngắn gọn, hàm súc .
+ Tính biểu cảm cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động.
 *Trò chơi: ”Ai nhanh hơn”
-GV phổ biến trò chơi, nội dung và luật chơi
+ Chia làm 2 nhóm
+ Mỗi thành ngữ đúng được tính bằng một điểm
- Mỗi H/s được viết 1 thành ngữ.
- Bên nào được nhiều hơn, bên đó sẽ chiến thắng
-> NX đánh giá sau trò chơi.
Vd mẫu
 Nhóm 1
 Nhóm 2
Rét tháng tư, nắng tháng tám
Uống nước nhớ nguồn
Nhanh như cắt
Tấc đất tấc vàng ( tục ngữ)-> sai
Cười vỡ bụng. ( tục ngữ)-> sai
 3.HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 10 phút) 
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật trình bày
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ
Bài 2/79 Giải nghĩa các thành ngữ
GV: Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt cần phải tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó.
-Sơn hào hải vị
+ Sơn: là núi
+ Hào:Tức ăn động vật
+Hải :Biển
+Vị :Món ăn.
+ Những thức ăn quý hiếm và sang
-Nem công chả phượng
-Khoẻ như voi
 Sức khoẻ phi thường.
- Tứ cố vô thân
+Tứ: bốn
+ cố: Ngoảnh nhìn
+ Vô : Không
+thân:Thân thích.
- Đơn độc, trơ trọi một mình không người thân thích.
- Da mồi tóc sương
+ Da đồi mồi có nổi những chấm đen, xanh, nhất là ở hai bàn tay và mặt; tóc sương là túc bạc trắng.
 => Con người thay đổi nhan sắc hình dáng, trở nên tàn tạ già nua.
Bài 3/79. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
 - Lời ăn tiếng núi - No cơm ấm áo 
 - Một nắng hai sương - Bách chiến bách thắng 
 - Ngày lành tháng tốt - Sinh cơ lập nghiệp
Bài *. Vẽ sơ đồ tư duy 
4.HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 3 phút)
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật trình bày
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ:
Bài 1/79.Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ:
- Con Rồng cháu Tiên ; Ếch ngồi đáy giếng ;Thầy bói xem voi.
2.Quan sát kênh hình: chó ; mèo ; gà ; voi.
 Thi tìm thành ngữ: 
1.Con gà cục tác là chanh,
-Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,
Con chó khóc đứng, khóc ngồi:
-Thóc đâu mà đãi gà rừng
2." Chó cắn áo rách".
- Mua gian, bán lận: "Treo đầu dê, bán thịt chó".
* Liên quan thời tiết, học hành
1.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: kinh nghiệm về thời tiết.
2. Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa (mỡ gà vàng, mỡ chó trắng):
 Kinh nghiệm dân gian dựa vào màu mây đoán mưa gió.
3.Ráng mỡ gà, có nhà thì chống : Kinh nghiệm chỉ hiện tượng có bão.
4.Học như gà đá vách: Chê những người học kém
5.Chữ như gà bới:chữ nghuệch ngoạc như gà bới
5. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG (dự kiến 2 phút)
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực sáng tạo, CNTT và TT
HTHĐ cá nhân, cộng đồng
 GV giao nhiệm vụ
Bài 1/79..Sưu tầm 10 thành ngữ không có trong bài học và giải nghĩa
a.Rách như tổ đỉa
*. Tấc đất tấc vàng
 Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất...
-Tấc: Đơn vị đo lường – Một tấc tương đương với một centimét.
-Thành ngữ so sánh đất quý như vàng, ý nói đất đai là vốn quý.
-Còn có câu: Một tấc đất, một tấc vàng; Hòn đất hòn vàng.
* Bài 2/79 Đọc thêm. 
 . 
Ngày chuẩn bị: 2021
TUẦN 13 –BÀI 12 (Tiếp theo) -TIẾT 51 + 52
 CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
 VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
-Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng:
-Cảm thụ tác phẩm văn học.
-Viết được những đoạn văn , bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
*Kỹ năng sống:
-Giao tiếp:Trình bày cảm nghĩ trước tập thể.
+ Thể hiện sự cảm thông
+Xác định giá trị
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Thái độ, phẩm chất:
-Giáo dục học sinh có ý thức làm văn biểu cảm.(Có tình cảm , cảm xúc chân thành trong sáng)
-Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm
4. Năng lực cần hình thành:
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B.CHUẨN BỊ: 
1. Học sinh: 
2. Giáo viên: 
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY 
	 Ngày dạy: .2021 - lớp 7b - tiết 51+52
	 Phân chia tiết dạy : Tiết 51: Từ đầu đến hết phần luyện tập
 Tiết 52: Tiếp đến hết bài. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1. Lấy VD đề văn biểu cảm
+Mẹ của em; mái trường thân yêu, 
+ Cảm nghĩ về tình yêu thiên nhiên của Bác qua bài Ngắm trăng.
=> Biểu đạt tình cảm, cảm xúc đánh giá:
+Khơi gợi đồng cảm nơi người đọc: Trong đời sống( Người , cảnh , vật)
 Trong tác phẩm văn học( Truyện , thơ , ca dao)
GV: Trong văn biểu cảm , các yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò rất quan trọng .Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa các PTBĐ.Hơn nữa mọi cảm xúc của con người đều hướng về cuộc sống .Đó là những sự việc, cảnh đờiNếu không kể , tả thì làm sao hiểu được cảm xúc.Vậy các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
 2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 15 phút) 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Chỉ ra chi tiết tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm ?.
2.Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào?
-HS thảo luận 
-HS báo cáo
-GV chốt.
1.Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
a.Ngữ liệu
- Văn bản: Cảnh khuya
 ( Theo diễn đàn học mãi)
* Tưởng tượng.
-Không gian : Rừng núi
-Thời gian: Đêm khuya . Có một thứ âm thanh từ xa... làm sao. Có một người đang ngồi ngắm bức tranh...
-Thứ ánh sáng ->lọt qua tán cổ thụ tạo ->Dưới tán cổ thụ -> còn có những khóm hoa.
* Liên tưởng:
- Nghe tiếng suối-> liên tưởng đến tiếng hát ru
- Bức tranh thiên nhiên thiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu.
* Suy ngẫm:
 +Non sông  chưa độc lập. Dân tộc  lao khổ .Chiến tranh đe dọa cuộc sống của đồng bào
 +Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, phải là tình cảm của một vĩ nhân, không dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.
2. Tác giả đã triển khai các ý 
- Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, những hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc...
- Từ cảm xúc ấy phát huy trí tưởng tượng liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm. 
HĐ chung
?. Thế nào là bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
2.KL: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Vd2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “cảnh khuya”	 
*Dàn ý:
Gợi ý:
 Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì?
-Từ một so sánh mới mẻ hấp dẫn (câu 1)
-Từ những hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2)
-Từ sự hài hòa giữa cảnh và người (câu3)
-Từ tâm hồn cao cả của BH (câu 4)
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý 
- Thể loại: Văn biểu cảm 
-Đối tượng: Bài thơ Cảnh khuya
*Tìm ý: Cảm nghĩ qua các hình ảnh 
- Câu 1: Thích thú trước hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn. 
-Câu 2: Hình ảnh bóng trăng, bóng cây, bóng hoa quấn quýt, lung linh, huyền ảo. 
- Câu 3; 4: Cảm động về tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác.
Bước 2. Lập dàn ý
a. Mở bài : Giới thiệu về tác giả , tác phẩm 
 - Hoàn cảnh sáng tác: Những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Ấn tượng chung: Cảnh đẹp trong đêm khuya ở rừng Việt Bắc và tâm trạng của Bác.
b. Thân bài 
* Câu 1+2: Cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách. Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo.
 - Ánh trăng chiếu sáng mặt đất với những mảng sáng tối đan xen hoà quện tạo khung cảnh lung linh huyền ảo.
 => Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp cuốn hút người đọc. 
c) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của người viết: Đây là bài thơ hay thể hiện tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tinh thần yêu nước sâu nặng của Bác.
Bước 3: Viết bài.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng tài ba mà còn một nhà thơ lớn của dân tộc. Người đã để lại rất nhiều bài thơ hay, nhưng bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là bài “Cảnh khuya”. Tác phẩm được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại núi rừng Việt Bắc. Qua bài thơ, ta thấy vẻ đẹp huyền ảo và tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn yêu nước của Người.
Bước 4: Đọc -Sửa chữa
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
1.Bố cục của bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ của từng phần
- Bố cục gồm 3 phần:
+Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+Thân bài: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.
+Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
 *Chú ý: 
1.Cảm xúc của người viết 
- Cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm.
- Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm .
- Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm.
- Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.
2.Khi làm văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Phải dựa vào tác phẩm văn học ® Xác định những cảm nghĩ cần phát biểu ® Hình thành cảm xúc từ chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng. 
- Từ cảm xúc ® phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng ® rút ra suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm. 
- Phải có cảm xúc chân thành, kỹ năng cảm thụ nhân vật, từ ngữ dùng từ đặt câu, dựng 
đoạn.... 
 Dự kiến chuyển tiết 52
 Dạy ngày: / / 2021
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ chung
 GV giao nhiệm vụ: 
1. Nối A với B để hoàn thành bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Mở bài
Ấn tượng chung về tác phẩm.
Kết bài
Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.
Thân bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) 
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cặp đôi
Kỹ năng sống: Giao tiếp:Trình bày cảm nghĩ trước tập thể.
 Thể hiện sự cảm thông 
 Xác định giá trị 
 Tìm kiếm và xử lí thông tin.
 GV giao nhiệm vụ: 
 Đêm qua ra đứng bờ ao 
 Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
 Buồn trông con nhện chăng tơ 
 Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
 Buồn trông chênh chếch sao mai 
 Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
 Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà 
 Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
 Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn 
 Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.( Ca dao)
THẢO LUẬN
 1.Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng,liên tưởng ,hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh ,chi tiết có trong bài ca dao.
2.Hãy chỉ ra các yếu đó trong bài văn?
*Gợi ý:
-Tưởng tượng: Bóng một người đội khăn ,mặc áo dài, chắp tay sau lưng,quay mặt trông trời lấp lánh sao ,bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.
-Liên tưởng: một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.
-Hồi tưởng: Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa ,các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơđang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.
-Suy ngẫm: 
	Thì ra cái vùng sao như cát , như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà ?A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâuVừa bâng khuâng , vừa da diết vô cùng.
	Lại con sông Tào Khê này nữa!Hơn bốn mươi năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế. 
4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 35 phút) 
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề 
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
 Lập dàn ý và trình bày phát biểu cảm tưởng về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Rằm tháng giêng.
Bài 1: 
* MB: Giới thiệu TP và hoàn cảnh sáng tác.
- Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
-Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên.
-Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
-Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ..sáng tác trong thời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_theo_mo_hinh_vnen_tuan_13_14_15_nam_hoc_20.docx