Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

I.ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

 Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

 (Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh)

Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 . (0,5 điểm) Tìm một câu rút gọn có trong đoạn trích?

Câu 3. (0,5 điểm) Phẩm chất cao quý nào của con người Vệt Nam đã được nêu trong đoạn trích?

 

docx 6 trang phuongnguyen 26/07/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2020- 2021
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2020-2021
TT
Kĩ năng
Mức độ nhận thức
Tổng
% Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tỉ lệ %
Thời gian (p)
Tỉ lệ %
Thời gian (p)
Tỉ lệ %
Thời gian (p)
Tỉ lệ %
Thời gian (p)
Số câu hỏi
Thời gian
1
Đọc hiểu
Câu 1
Câu 2
Câu 3 
Câu 4 
4
20
30
20
15
10
5
2
Viết đoạn văn theo chủ dề tự chọn.
5
5
5
5
5
5
5
5
1
20
20
3
Viết bài văn nghị luận chứng minh
20
10
15
10
10
20
5
10
1
50
50
Tổng
45
30
30
20
15
25
10
15
6
90
100
Tỉ lệ %
45
30
15
10
100
 75
 25
100
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2020-2021
TT
Nội dung kiến thức/kĩ năng
Đơn vị kiến thức/kĩ năng
Mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá.
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức.
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
ĐỌC HIỂU
Phần trích văn bản nghị luận: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Nhận biết:
-Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Xác định được phẩm chất cao quý của con người Việt Nam đồng thời cũng là chủ đề của đoạn trích.
- Nhận diện được một câu rút gọn trong một đoạn trích cụ thể.
Thông hiểu:
-Hiểu được phẩm chất ấy phải được thể hiện cụ thể bằng hành động trong đời sống mới có ý nghĩa.
3,0
1,0
4
2
LÀM VĂN
Viết đoạn văn trình bày những việc cần phải làm hôm nay để thể hiện lòng yêu nước.
Nhận biết:
-Xác định được chủ đề của đoạn văn.
- Xác định được hình thức trình bày một đoạn văn.
Thông hiểu
- Hiểu được chủ đề : Trình bày việc phải làm hôm nay để bày tỏ lòng yêu nước của chính bản thân.
- Hiểu được cách triển khai chủ đề để đi đến kết luận khẳng định đó là những việc làm đúng đắn, ý nghĩa thể hiện lòng yêu nước của bản thân.
Vận dụng: 
-Vận dụng kĩ năng viết đoạn, dùng từ, đặt câu, liên kết câu, các phương thức biểu đạt đã học để thể hiện được chủ đề.
Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để thể hiện chủ đề một cách sâu sắc.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
1
Viết bài văn nghị luận chứng minh về câu tục ngữ: “Có chí thì nên”.
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận chứng minh về vấn đề của đời sống, xã hội.
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Tính đúng đắn của một câu tục ngữ cụ thể.
- Xác định được chính xác tư tưởng được chứa đựng trong câu tục ngữ và chứng minh tư tưởng đó là đúng.
Thông hiểu.
- Hiểu được tư tưởng được thể hiện trong câu tục ngữ:
+ Giải thích đúng ý nghĩa câu tục ngữ qua những từ ngữ: chí, nên
+ Đánh giá được tính chất đúng đắn của tư tưởng trong câu tục ngữ.
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận trong thực tế để làm sáng tỏ tư tưởng.
Vận dụng
-Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, các phương tiện liên kết, kiến thức về kiểu bài nghị luận chứng minh một vấn đề xã hội để thể hiện được hiểu biết cụ thể của bản thân về một vấn đề trong một bài văn có bố cục hợp lí, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc.
- Từ ý nghĩa của tư tưởng trong câu tục ngữ rút ra được bài học nhận thức cho bản thân.
Vận dụng cao
- Phê phán những con người thiếu chí, đễ bỏ cuộc khi gặp khó.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lời văn giàu cảm xúc, thể hiện chất văn riêng.
1
Tổng
6
Tỉ lệ %
45
30
15
10
100
Tỉ lệ chung
75
25
100
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2020-2021
(Thời gian làm bài 90 phút)
I.ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
 Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
 (Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 . (0,5 điểm) Tìm một câu rút gọn có trong đoạn trích?
Câu 3. (0,5 điểm) Phẩm chất cao quý nào của con người Vệt Nam đã được nêu trong đoạn trích?
Câu 4. (1,0 điểm) Theo tác giả, phẩm chất ấy cần phải được thể hiện như thế nào mới ý nghĩa?
II.LÀM VĂN. ( 7 điểm)
Câu 1.( 2 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày những việc học sinh cần phải làm để thể hiện lòng yêu nước của bản thân mình.
Câu 2. (5 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có chí thì nên”.
 Họ và tên HS: .................................................. SBD: .............
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2020-2021
Phần
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
3,0
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
1,0
Câu 2
- Hs tìm đúng một câu rút gọn có trong đoạn trích
0,5
Câu 3
-Phẩm chất cao quý của con người Việt Nam được nêu trong đoạn: Lòng yêu nước.
0,5
Câu 4
-Theo tác giả, phẩm chất ấy cần phải được thể hiện cụ thể bằng hành động, việc làm: Ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
1,0
Làm văn
7,0
Câu 1
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày những việc em cần phải làm hôm nay để thể hiện lòng yêu nước của bản thân mình.
2,0
Yêu cầu chung: 
 Viết đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo số câu, liên kết chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả
Yêu cầu cụ thể: 
1.Về hình thức.
- Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu, chuẩn chính tả, ngữ pháp.
0,5
2. Về nội dung.
- Trình bày rõ được những việc bản thân cần phải làm trong thực tế hôm nay để thể hiện lòng yêu nước của mình.
 Chú ý: Những việc làm đó phải thiết thực, có ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
1,25
3. Sáng tạo: Có sáng tạo trong diễn đạt thể hiện được kiến thức, sự hiểu biết của bản thân; đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
0,25
Câu 2
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có chí thì nên.”
5,0
 I. Yêu cầu chung.
- Hs có kĩ năng làm một bài văn nghị luận chứng minh.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ để làm sáng tỏ tư tưởng được thể hiện trong câu tục ngữ.
Yêu cầu cụ thể.
1. Hình thức trình bày.
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận chứng minh gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
1,0
2. Nội dung trình bày.
Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là định hướng làm bài.
3,5
* Giới thiệu câu tục ngữ và chỉ rõ tư tưởng được khẳng định trong câu: Vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống - có ý chí sẽ có thành công.
0,5
*Giải thích câu tục ngữ:
- Chí: ý chí, nghị lực, sự kiên trì, hoài bão, lí tưởng tốt đẹp.
- Nên: thành công, thắng lợi.
- Nghĩa cả câu: Có hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì nhất định sẽ có thành công.
- Tư tưởng: Khẳng định tầm quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống. Đó là một chân lí.
1,0
 * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Nêu lí lẽ:
+ Bất cứ việc gì dù nhỏ nhất đều phải cần có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì không thể làm được.
+ Trong cuộc sống, làm việc gì cũng có khó khăn. Chí sẽ là điểm tựa giúp con người vượt qua khó khăn và cả những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
+ Không có chí sẽ không làm được gì cả.
-Nêu dẫn chứng: Hs lấy dẫn chứng tiêu biểu, xác thực từ chính cuộc sống của bản thân, từ những tư liệu đã được học tập, tìm hiểu để chứng minh.
- Khẳng định lại tính đúng đắn của tư tưởng và rút ra bài học nhận thức: Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn.
2,0
3. Mở rộng, sáng tạo: 
- Phê phán người thiếu ý chí, thấy khó bỏ cuộc
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo 
0,5
Lưu ý: Điểm cho trên phương diện toàn bài, chú ý trân trọng những bài viết sáng tạo, có cảm xúc sâu sắc.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021.docx