Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn học: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

1. Kiến thức:

- Tác giả: Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh

- Nội dung:

+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan.

- Nghệ thuật: tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ và vẻ đẹp mới mẻ của những thi liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

3. Thái độ, phẩm chất:

- Biết ơn, cảm phục, tự hào về Bác.

- Có những hành động cụ thể để tỏ lòng kính yêu Bác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự tin

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

5. Tích hợp: Lịch sử, Âm nhạc, Giáo dục công dân

 

docx 5 trang phuongnguyen 25/07/2022 5400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn học: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn học: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45: Văn học: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Tieát 45 Văn học 
CẢNH KHUYA
 	 Hồ Chí Minh
I. Muïc tieâu caàn ñaït: 
1. Kiến thức:
- Tác giả: Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh
- Nội dung: 
+ Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan.
- Nghệ thuật: tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ và vẻ đẹp mới mẻ của những thi liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
3. Thái độ, phẩm chất: 
- Biết ơn, cảm phục, tự hào về Bác.
- Có những hành động cụ thể để tỏ lòng kính yêu Bác.
4. Năng lực:
- Năng lực tự tin 	
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
5. Tích hợp: Lịch sử, Âm nhạc, Giáo dục công dân
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học tiết 45	 - Sách giáo khoa	- Máy chiếu, bảng thảo luận nhóm 
2. Học sinh:
- Bài soạn tiết 45 - Vở ghi bài học	- Sách giáo khoa
III. Phương pháp:
- Phương pháp chính: 
+ Đàm thoại, gợi mở
+ Quan sát, hoạt động cá nhân
+ Hợp tác cặp đôi
+ Hoạt động nhóm
IV.Tieán trình daïy vaø hoïc :
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
- Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú khi bắt đầu tiết học, bước đầu cảm nhận được hình ảnh Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước.
- Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân
- Thiết bị dạy học: Hình ảnh bến cảng Nhà Rồng + Bài hát Tiếng hát từ thành phố mang tên Bác (lượt 1).
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- HS quan sát hình ảnh, nghe lời bài hát. 
Bài hát gợi cho em nghĩ đến công lao của ai đối với dân tộc ta?
- GV định hướng cho HS liên hệ để rèn luyện phẩm chất: lòng biết ơn Bác
Giáo viên dẫn dắt vào bài học.
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:
HS trả lời: Công lao của Bác Hồ đối với đất nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 - Mục tiêu: Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm.
 - Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi: 
1. Nêu những hiểu biết của em về tác giả (tiểu sử - sự nghiệp văn học).
2. Cho biết thể thơ, phương thức biểu đạt chính, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tích hợp môn Lịch sử: Nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời.
GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt nội dung bài.
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:
- NV 1:
+ Hồ Chí Minh (1890- 1969), quê Nghệ An.
+ Là người anh hùng giải phóng dân tộc.
+ Danh nhân văn hóa thế giới
+ Nhà thơ lớn
- NV 2: 
+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
+ PTBĐ chính: Biểu cảm
+ Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc
HS nhận xét lẫn nhau, chốt nội dung và ghi bảng.
I/ Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
SGK/ .
2. Tác phẩm: 
a.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
b. PTBĐ chính: Biểu cảm
c. Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc.
d..
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu đầu
 - Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp giàu sức sống, lung linh, kì ảo của cảnh rừng Việt Bắc trong một đêm trăng. Qua đó thể hiện tâm hồn người chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
 - Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
 - Thiết bị dạy học: Bảng thảo luận nhóm 
 - Phương án kiểm tra đánh giá: Học sinh đánh giá lẫn nhau (bằng hình thức chấm chéo)
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện như thế nào qua hai dòng đầu (Âm thanh, hình ảnh, các phép tu từ)? 
2. Qua đó, em hiểu được những vẻ đẹp nào trong tâm hồn Bác?
GV nhận xét, chấm điểm, tuyên dương, hướng dẫn HS chốt nội dung bài.
GV bình: thi liệu cổ điển, nhưng cách cảm nhận mới mẻ, hiện đại.
So sánh mở rộng: câu thơ của Nguyễn Trãi.
- GV rèn luyện phẩm chất cho HS: yêu kính, tự hào về Bác.
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:
NV1: 
- Âm thanh tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa, cách so sánh mới lạ, độc đáo làm cho tiếng suối trở nên gần gũi, giàu sức sống.
- Hình ảnh trăng -cổ thụ -hoa được miêu tả sinh động qua nghệ thuật điệp ngữ cảnh vật quấn quýt, gioa hoa, vẻ đẹp lug linh kì ảo.
NV2: Vẻ đẹp tâm hồn Bác
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, tinh tế
- Tinh thần lạc quan, tư thế ung dung tự tại.
- Những nhóm khác: nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến phản biện.
HS ghi bài
II/ Đọc-hiểu văn bản:
1.Bức tranh thiên nhiên: 
 - Âm thanh: tiếng suối
So sánh mới lạ, độc đáo
-> Gần gũi, giàu sức sống
- Hình ảnh: trăng – cổ thụ - hoa
Điệp ngữ “lồng”
-> lung linh, kì ảo, quấn quýt, giao hòa
=> Bức tranh rừng đêm tuyệt đẹp (cổ điển)
 Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu cuối 
 - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được tình cảm yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của Bác. Từ đó giáo dục niềm kính yêu Bác, học tập và làm theo lời Bác dạy.
 - Kĩ thuật dạy học: hoạt động cặp đôi
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
HS thực hiện các nhiệm vụ sau: 
1. Trạng thái “chưa ngủ” được nhắc hai lần, nhưng mỗi lần lại mang những lí do khác nhau. Hãy chỉ ra điều đó.
2. Em ấn tượng với lí do nào? Vì sao?
 GV giáo dục phẩm chất cho học sinh: Học tập tình yêu đất nước, Tổ Quốc của Bác.
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:
- HĐ 1:
+ Chưa ngủ vì cảnh đêm khuya quá đẹp, làm say đắm lòng người.
+ Chưa ngủ còn vì lo cho cuộc kháng chiến.
- HĐ 2:
HS tự do phát biểu cảm nghĩ.
HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện lẫn nhau.
HS ghi bảng
2. Tâm trạng:
Chưa ngủ
Điệp ngữ
-> đắm say thiên nhiên + lo cho đất nước
=> Gắn liền
 (Hiện đại)
III. Tổng kết:
SGK/ ..
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG:
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
Kĩ thuật dạy học: hoạt động cá nhân
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
HS thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Trích dẫn những câu nói nổi tiếng của Bác về:
a. Ham muốn tột bậc của Bác
b. Nỗi nhớ thương miền Nam
c. Lời căn dặn thiếu niên nhi đồng
2. Em đã thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy như thế nào?
Định hướng giáo dục phẩm chất: 
HS cần thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy, chính là một cách bày tỏ lòng kính yêu Bác.
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:
- NV1: 
a. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
b. Miền nam yêu quý luôn trong trái tim tôi.
c. Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu.
- NV 2: HS phát biểu những điều mình đã làm được trong thực tế.
 D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng thêm những hiểu biết ngoài sách giáo khoa trên cơ sở bài học ở lớp.
Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Tìm đọc các tác phẩm:
+ Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (Trần Dân Tiên).
+ Búp sen xanh (
+ Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên)
- Tìm nghe những bài hát ca ngợi Bác:
+ Bác Hồ một tình yêu bao la
+ Chúng con canh giấc ngủ cho Người
+ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người 
+ Người là niềm tin tất thắng
- Sưu tầm những hình ảnh về quê hương làng Sen, làng Hoàng Trù. 
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:
 E. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng rõ hơn công việc cần làm 
 - Kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân
Giáo viên tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
- Đối với tiết 45
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật.
- Đối với tiết 46
+
+
HS thực hiện nhiệm vụ . 
Định hướng HS thực hiện nhiệm vụ:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_45_van_hoc_canh_khuya_ho_chi_minh.docx