Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

 (Ngữ văn 7- tập 2, trang 25)

 Câu 1: (0,5 điểm)

 Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác là ai?

 

docx 4 trang phuongnguyen 23/07/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ
TRƯỜNG PTDT BT THCS ĐẠP THANH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2019–2020
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
SBD:
	Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
 (Ngữ văn 7- tập 2, trang 25)
	Câu 1: (0,5 điểm) 
	Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác là ai? 
	Câu 2: (0,5 điểm) 
	Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
	Câu 3: (1,0 điểm) 
	Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
	Câu 4: (1,0 điểm) 
	Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu:
	"Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm."
	Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)
	Câu 1: (2,0 điểm)
	Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) để nói về việc mỗi chúng ta cần làm gì để đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?
	Câu 2: (5,0 điểm)
	Hãy giải thích câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách ”
--------------------------Hết---------------------
PHÒNG GD&ĐT BA CHẼ
TRƯỜNG PTDT BT THCS
ĐẠP THANH
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn 7
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I. Đọc -Hiểu (3,0 điểm)
Câu 1
- Đoạn văn trên trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Tác giả: Hồ Chí Minh
0,25
0,25
Câu 2
- PTBĐ chính: Nghị luận
0,5
Câu 3
Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: 
Tác dụng: Khẳng định, đề cao giá trị của tinh thần yêu nước làm làm cho người đọc, người nghe dễ hiểu, dễ hình dung về giá trị của lòng yêu nước.Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể
0,5
0,5
Câu 4
"Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm"
- Trạng ngữ: trong rương, trong hòm
- Vị trí: cuối câu
- Ý nghĩa: Xác định nơi chốn 
0,5
0,25
0,25
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu cầu viết được đoạn văn khoảng 10 câu, diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có những suy nghĩ khác nhau song phải có sức thuyết phục. 
Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:
Mỗi người cần:
+ Ra sức học tập, rèn luyện đức tài
+ Ở bất kì vị trí nào cũng luôn làm việc hết khả năng của bản thân, cống hiến cho sự nghiệp chung
+ Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng tới tập thể
+ Giữ vững lập trường, không bị lay động trước những hành vi phản động chống phá đất nước. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
0,25 
 0,25
 0,5
0,5
0,5
Câu 2
* Yêu cầu chung:
a.Về kiến thức: 
+ Biết cách vận dụng kiến thức về văn nghị luận có sử dụng phép lập luận giải thích để viết bài. Bài viết đưa ra được những lí lẽ sắc sảo thuyết phục cùng dẫn chứng chân thực, tiêu biểu để làm nổi bật vấn đề nghị luận cần thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. 
+ Bộc lộ tình cảm chân thành của bản thân về vấn đề nghị luận. 
b. Về kỹ năng: 
+ Sử dụng phép lập luận giải thích, phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.
 + Bố cục đầy đủ, rõ ràng ba phần.
 + Lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch 
Có thể theo định hướng sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. 
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2. Thân bài: 
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.
- Nghĩa bóng: Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
b. Tại sao lá lành phải đùm lá rách? 
 - Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí.
Mở rộng: 
+Thương người như thể thương thân
 +Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
 +Một miếng khi đói bằng gói khi no...
 - Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi.
 - Vì sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước.
 c. Thực hiện tinh thần lá lành đùm lá rách là như thế nào?
 - Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
- Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
d. Phê phán thái độ lạnh lùng thờ ơ vô cảm của một số người trong xã hội 
3. Kết bài
 - Khẳng định lại vấn đề.
 - Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân.
d. Khuyến khích những bài viết sử dụng từ ngữ và diễn đạt sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc sâu sắc..
e. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
 0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
 0,5
 0,25 
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
Lưu ý 	
- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo phải linh hoạt đánh giá đúng bài làm của học sinh.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2019_2020_co_dap.docx