Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 117: Liệt kê - Võ Thị Huế

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là phép liệt kê và tác dụng của phép liệt kê.

- Phân biệt được các kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.

- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện nhiệm vụ bài học một cách tự chủ, tự giác, phát huy tính tích cực của HS.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về sử dụng phép liệt kê, phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học và cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

 

doc 11 trang phuongnguyen 26/07/2022 3940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 117: Liệt kê - Võ Thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 117: Liệt kê - Võ Thị Huế

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 117: Liệt kê - Võ Thị Huế
TRƯỜNG THCS CẨM TRUNG
TỔ KHXH
Giáo viên
Võ Thị Huế
TÊN BÀI DẠY: LIỆT KÊ
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7/1
Thời gian thực hiện: 1 tiết (117)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê và tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện nhiệm vụ bài học một cách tự chủ, tự giác, phát huy tính tích cực của HS.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về sử dụng phép liệt kê, phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học và cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tạo lập văn bản:
+ Sử dụng đúng và thành thạo phép liệt kê trong nói, viết.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ:
+ Dựa vào hiểu biết về phép liệt kê để biết cách cảm thụ nghệ thuật về một văn bản văn học, một bài viết bất kì.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với nhóm, lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Tivi, máy tính.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, video, tranh ảnh, bài nhạc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:           
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh. 
 - Kích thích học sinh tìm hiểu các bài tập về phép liệt kê
b) Nội dung: 
- Học sinh quan sát tranh, nắm yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ theo 2 đội.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bảng phụ
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu bài tập : 
Trò chơi: Tiếp sức đồng đội:
? Hãy kể tên các xã, thị trấn trực thuộc huyện Cẩm Xuyên?
Luật chơi: HS trong đội lần lượt tiếp sức nhau lên ghi kết quả vào bảng phụ của đội mình. Mỗi thành viên chỉ được phép lên 1 lần, ghi bảng nhiều nhất 3 kết quả. Đội nào kể tên được nhiều hơn, đội đó chiến thắng.
? Việc các em kể tên các xã, thị trấn như thế được gọi là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ, viết bảng.
- GV theo dõi, quan sát hoạt động nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trong nhóm lần lượt cử thành viên nhóm lên ghi bảng:
+ Huyện Cẩm Xuyên có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cẩm Xuyên, Thiên Cầm và 21 xã: Cẩm Bình, Cẩm Duệ, Cẩm Dương, Cẩm Hà, Cẩm Hưng, Cẩm Lạc, Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Minh, Cẩm Mỹ, Cẩm Nhượng, Cẩm Quan, Cẩm Quang, Cẩm Sơn, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung, Cẩm Vịnh, Nam Phúc Thăng, Yên Hòa.
+ Việc kể tên các xã, thị trấn như trên được gọi là phép liệt kê.
Bước 4: Kết luận, nhận định:	
- HS và giáo viên đếm kết quả
- GV đánh giá, bổ sung
- GV dẫn dắt vào bài: 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a, Mục tiêu: 
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê và tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.
b, Nội dung:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, tác dụng của phép liệt kê, nhận diện được các kiểu liệt kê.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
I. Thế nào là phép liệt kê: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
Xét ví dụ:
- Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. ()Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân.
- Các nhóm làm vào phiếu học tập sau bằng cách trả lời các câu hỏi:
1. Tìm từ và cụm từ chỉ sự vật trong câu in đậm?
2. Các từ vừa tìm được có cấu tạo bởi từ loại nào?
3. Các từ, cụm từ nói về nội dung gì?
4. Tác dụng của việc nêu ra hàng loạt sự vật sự việc trong câu?
Xét ví dụ
Cấu tạo (Từ loại)
Nội dung
Tác dụng
Từ
Cụm từ:
Bài tập nhanh – HS thảo luận cặp đôi:
Em hãy tìm ví dụ về phép liệt kê được sử dụng trong các văn bản đã học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- GV theo dõi, quan sát, trợ giúp khó khăn.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm, thư kí ghi nhận ý kiến của thành viên vào phiếu học tập.
(Lưu ý: HS làm việc cá nhân 2p, 3p hoạt động nhóm)
Bước 3:Báo cáo kết quả và thảo luận:
- GV chiếu bài làm của nhóm lên Tivi.
- Dự kiến sản phẩm:
Xét ví dụ
Cấu tạo (Từ loại)
Nội dung
Tác dụng
Từ: Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
- Danh từ
- Kể về đức tính giản dị của Bác trong đời sống
Khẳng định Bác giản dị trong đời sống.
Cụm từ: Trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân 
- Cụm động từ
- Kể về sự quan tâm của Bác với nhân dân.
- Chứng minh, nhấn mạnh Bác giản dị trong quan hệ với mọi người.
Hoạt động cá nhân:
?Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là phép liệt kê?
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Bài tập nhanh: 
- Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu
 (Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh)
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:
* Lưu ý: 
- Trong phép liệt kê giữa các bộ phận liệt kê thường dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy, dấu hai chấm cũng có khi là kết thúc bằng dấu chấm lửng (...).
II- Các kiểu liệt kê: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu HS đọc ví dụ và thảo luận theo bàn để hoàn thành các yêu cầu sau:
NV1: Xét về cấu tạo, các phép liệt kê có gì khác nhau?
a) Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm ngập quá khủy chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
 (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 	
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
NV2: Thử đảo các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
a) Thảo cầm viên vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, sáo, voi, vượn, khỉ, chồn, cáo, gấu, hươu, nai, sư tửđến đấy ta thả sức mà khám phá. 
b) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 (Hồ Chí Minh)
NV3: Vận dụng kiến thức đã học. Em hãy vẽ sơ đồ phân loại phép liệt kê?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, thảo luận theo bàn, thư kí ghi nhận ý kiến của thành viên vào vở.
(Lưu ý: HS làm việc cá nhân 2p, 3p hoạt động nhóm bàn)
- GV theo dõi, quan sát, trợ giúp khó khăn.
- Dự kiến sản phẩm:
NV1:
- Câu a: Giữa các bộ phận liệt kê không có quan hệ từ “và” các bộ phận liệt kê sắp xếp theo một trình tự sự việc.
 - Câu b: Giữa các bộ phận liệt kê có quan hệ từ “và”, các bộ phận liệt kê tạo thành từng cặp sóng đôi bổ sung cho nhau.
NV2:
- Ví dụ a: Có thể thay đổi được trật tự các bộ phận liệt kê vì ý nghĩa các phép liệt kê ấy không hề thay đổi. 
- Ví dụ b: Không thể thay đổi trật tự các bộ phận liệt kê vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về mặt ý nghĩa.
NV3:
- GV chiếu sơ đồ phân loại phép liệt kê:
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Đại diện nhóm bàn lần lượt trình bày kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh các nhóm theo bàn nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
* Lưu ý: 
- Về mặt cấu tạo, phép liệt kê không theo cặp nó phổ biến hơn, dễ sử dụng và có khả năng linh hoạt hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng theo cặp:
+ Về âm điệu đọc lên ta sẽ thấy hài hòa hơn, câu văn mềm mại uyển chuyển hơn.
+ Về ý nghĩa sẽ nhấn mạnh được điều mà người viết muốn nhấn mạnh.
I- Thế nào là phép liệt kê:
1. Xét ví dụ:
+Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.
+Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về sự vật sự việc nằm trong đức tính giản dị của Bác Hồ.
-> Nhằm nhấn mạnh, khẳng định Bác là người giản dị cả trong đời sống sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người.
2. Kết luận: 
 - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
II- Các kiểu liệt kê:
1. Xét ví dụ:
*Ví dụ 1:
- Xét theo cấu tạo:
a. Liệt kê theo từng cặp.
b. Liệt kê không theo từng cặp.
*Ví dụ 2:
- Xét theo ý nghĩa: 
a. Liệt kê tăng tiến.
b. Liệt kê không tăng tiến.
2. Kết luận: 
- Xét theo cấu tạo: Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa: Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a). Mục tiêu: 
- Củng cố khái niệm, tác dụng của phép liệt kê.
- Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
b). Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.
c). Sản phẩm: Câu trả lời và trình bày vào vở bài tập.
d). Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- HS làm việc theo 4 nhóm:
- GV tổ chức cho HS trò chơi: 
Chiếc hộp bí mật – HS xem hình ảnh và nghe nhạc.
Hộp 1: Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê phù hợp với hình ảnh sau:
Hộp 2: Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê miêu tả hoặc cảm nhận quang cảnh sân trường em.
Hộp 3: Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong đoạn bài hát “Hổng dám đâu”.
Hộp 4: Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong đoạn bài hát “Em yêu trường em”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS làm việc theo nhóm.
- GV quan sát, dự kiến khó khăn, hỗ trợ, hướng dẫn.
*Dự kiến sản phẩm: 
Hộp 1: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều câu chuyện như: Tấm Cám, cây khế, cây tre trăm đốt, bánh chưng bánh dày, Thạch Sanh, Sọ Dừa, sự tích trầu cau....
Hộp 2: Sân trường vào ngày đầu hè đầy nắng, gió, hương hoa và tiếng ve ngân xa đâu đó. Báo hiệu một mùa hè nữa lại về.
Hộp 3: Đá bóng với đá cầu, nhảy dây bắn bi, trốn tìm.
Hộp 4: Nào là hoa, là rau, là lúa.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng phép liên kết khi nói hoặc viết.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các cặp đôi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cặp đôi câu 1, câu 2 thảo luận tại lớp, hoàn thành bài ở nhà.
Câu 1. Xác định và phân loại phép liệt kê có trong đoạn trích:
 “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần. Hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sớm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vaog ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào bị thương”.
	(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu có sử dụng phép liệt kê về chủ đề trường học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiếp nhận, làm việc cặp đôi.
- GV quan sát, dự kiến khó khăn, hỗ trợ HS.
- Với câu 2, HS trao đổi tại lớp, về nhà viết bài cá nhân.
- Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sớm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. 
Liệt kê theo từng cặp.
Liệt kê tăng tiến theo thời gian.
Câu 2: Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, ấy là lúc học sinh chúng em có cho mình những phút giây thư giãn sau những giờ học tập mệt mỏi. Khoảng không sân trường đang vắng lặng bỗng ồn ào, náo nhiệt. Tất cả chúng tôi tìm cho mình một không gian râm mát để chơi các trò chơi vui nhộn như: đá cầu, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, trốn tìmDưới bóng cây xanh mát, lũ học trò tinh quái chúng tôi bày đủ thứ trò nghịch ngợm. Cảnh vui tươi, nhộn nhịp trở thành những kỉ niệm đáng nhớ trong mỗi chúng tôi.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV chuyển giao nhiệm vụ về nhà cho HS 
Học, nắm nội dung bài học: Khái niệm, các phép liệt kê (Vẽ sơ đồ tư duy).
Hoàn thiện bài tập chuẩn bị cho tiết 2 “Luyện tập”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_117_liet_ke_vo_thi_hue.doc