Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 16, 17, 18 - Năm học 2021-2022

 MÙA XUÂN CỦA TÔI

 (Trích : Thương nhớ mười hai)- Vũ Bằng

A/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

* Chỉ ra được nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên , không khí mùa xuân ở Hà Nội miền Bắc ; nhận biết được những rung cảm tinh tế và nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê ; nhận xét vẻ dẹp tâm hồn và tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng của nhà văn ; trình bày được những đặc sắc của ngòi bút tài hoa , độc đáo câu tác giả qua bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi( thể hiện qua giọng điệu , từ ngữ , biện phát tu từ )

* Biết sử dụng từ đúng chuẩn mực.

2. Kĩ năng:

-Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút.

-Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ , nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.

- Kỹ năng sống (BT. C2)

+ Ra quyết định:Lựa chọn cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả.

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng , thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.

 

docx 52 trang phuongnguyen 25060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 16, 17, 18 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 16, 17, 18 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 16, 17, 18 - Năm học 2021-2022
Ngày chuẩn bị : 2021 
TUẦN 16 –BÀI 15 -TIẾT 61 + 62
 MÙA XUÂN CỦA TÔI 
 (Trích : Thương nhớ mười hai)- Vũ Bằng 
A/ MỤC TIÊU 
1.Kiến thức
* Chỉ ra được nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên , không khí mùa xuân ở Hà Nội miền Bắc ; nhận biết được những rung cảm tinh tế và nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê ; nhận xét vẻ dẹp tâm hồn và tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng của nhà văn ; trình bày được những đặc sắc của ngòi bút tài hoa , độc đáo câu tác giả qua bài tuỳ bút Mùa xuân của tôi( thể hiện qua giọng điệu , từ ngữ , biện phát tu từ ) 
* Biết sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút.
-Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ , nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
- Kỹ năng sống (BT. C2)
+ Ra quyết định:Lựa chọn cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng , thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.
3. Thái độ, phẩm chất
-Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên , quê hương . 
-Phẩm chất: Tự tin, tự chủ , trách nhiệm
4. Năng lực cần hình thành:
-Năng lực : 
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Năng lực đọc – hiểu văn bản.
B. CHUẨN BỊ.
1. Học sinh: Đọc cuốn Thương nhớ mười hai ; .bên trời thương nhớ.
 -Sưu tầm tranh ảnh về mùa xuân qua internet. Bảng phụ, bút màu.
2. Giáo viên: Ảnh chân dung Vũ Bằng. ; một vài tranh ảnh về mùa xuân.
 Sách HDH NV7 ; phiếu học tập.
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY
 - Ngày dạy: 2021 - lớp 7b - tiết 61+ 62
 - Ngày dạy: ..2021 - lớp 7b- tiết 63 + 64
 Phân chia tiết dạy: 
	 -Tiết 61: Từ đầu đến hết phần I
 -Tiết 62: Tiếp đến hết phần văn bản.
 -Tiết 63: Luyện tập 
 -Tiết 64: Luyện tập(Lồng KNS)
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút)
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân 
 GV giao nhiệm vụ
1.Hát hoặc đọc, ngâm một vài câu thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân Việt Nam.
2. Hãy nhớ lại những kỉ niệm của quê hương mình về thời tiết, sinh hoạt, cảnh vật, khi xuân về, Tết đến và cho biết những ấn tượng sâu sắc nhất của em?
Ngày tết quê em; 
 Mùa xuân nho nhỏ(Thanh Hải)
 Tết Tết Tết Tết đến rồi
 Tết Tết Tết Tết đến rồi
 Tết Tết Tết Tết đến rồi
 Tết đến trong tim mọi người.
 Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
 Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi
 Đàn em thơ khoe áo mới
 Chạy tung tăng vui pháo hoa
=>Ấn tượng của mình, học sinh tự bộc lộ
-GV gt: Chúng ta đã từng biết và cảm thông với tấm lòng của người sống xa q.hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương. ở VN có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu c.tác cm phải xa rời quê hương Miền Bắc vào sống ở Miền Nam mấy chục năm trời, đó là nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn đã từng nổi tiếng trước cm/8.1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong Tác phẩm “Thương nhớ 12” mà đoạn trích MXCT là tiêu biểu.
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(dự kiến 35 phút-tiết 1)
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật trình bày
Năng lực giải quyết vấn đề
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Tóm tắt những nét chính về tác giả ?.
2.Sở trường sáng tác ?. 
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: 
Vũ Bằng (1913-1984), quê HN. 
-Tên thật là Vũ Đăng Bằng. 
- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng từ trước năm 1945, sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký. 
- Sau năm 1954, ông vừa viết văn, làm báo và hoạt động cách mạng ở Sài Gòn.
-Được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.
GV:
 -Cha mẹ sinh sáu người con, ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội, nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh.
- Lúc nhỏ, say mê viết văn, báo. 
- 16 tuổi, có truyện đăng báo đầu tiên.
- 1946, cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. 
- Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng.
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
+HD đọc: Giọng chậm rãi, sâu lắng, mềm mại,hơi buồn. Có nhiều câu văn dài ngắn đan xen.
-GV hướng dẫn cách đọc-> đọc mẫu
-Hs đọc nối tiếp-> nhận xét, sửa lỗi
 Gv nhận xét, sửa lỗi
Lưu ý các từ: Bắc Việt, riêu riêu, đêm xanh, mang mang
+Màn điều (treo ở nhà thờ họ)
2. Đọc - Chú thích
a.Đọc
b.Chú thích
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Phương phápnêu vấn đề. 
Kĩ thuật trình bày 
Năng lực giải quyết vấn đề. 
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ.
1.Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm ?.
2. Thể loại ?. 
3.Phương thức biểu đạt ?.
4.Bố cục ?. Nội dung của mỗi đoạn là gì ?
Em có nhận xét gì về sự lien kết giữa các đoạn ?
-HS thảo luận 
-HS báo cáo
-HS chốt.
3.Tác phẩm
. 
-H/CST: Trích từ thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, trong tập tuỳ bút-bút kí “Thương nhớ mười hai” của t.giả.
- Viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ-Nguỵ, xa cách quê hương đất Bắc
-Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.
-Thể loại: Kí-tuỳ bút mang tính chất hồi kí.
-PTBĐ: biểu cảm
*Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu ->mê luyến m.xuân
->Cảm nhận về q.luật tình cảm của con người đối với mùa xuân.
-P2: Tiếp theo ->liên hoan
-> Cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc-mùa xuân HN.
-P3: Còn lại ->Cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng.
GV: Năm 17 tuổi, Vũ Bằng đã xuất bản tác phẩm đầu tay có tên là Lọ Văn. Trong lĩnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, thập niên 40, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, là thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn... 
- Trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất.
- Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. Ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. 
- Bút kí: thể văn thuộc loại kí (ghi chép) nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống bằng những nhận xét, những cảm xúc của người viết. BK thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết. BK thường được xem là thể trung gian giữa kí sự và tuỳ bút. Không có ranh giới rạch ròi giữa các loại kí (BK, kí sự, tuỳ bút), mà biến hoá tuỳ theo ý định sáng tác và đặc điểm, bút pháp của nhà văn. 
- Tùy bút – một thể loại văn xuôi hiện đại giàu chất trữ tình, là một thể loại văn học được viết tản mạn, không cứ theo một trình tự thường ghi lại những cảm xúc chủ quan của người viết. Người viết tùy bút thường dựa vào những việc thật khách quan để nêu sự việc và cảm xúc của mình.
-Đối tượng biểu cảm: Mùa xuân Bắc Việt
- Gợi cảm xúc, xa quê , nhớ. Bài văn có sự liên kết chặt chẽ theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.
 Chuyển ý: Ai về đất Bắc ta theo với
 Thăm lại non sông đất Lạc Hồng
 Từ thuở mang gươm đi mở cõi
 Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
 Tình yêu tháng giêng - mùa xuân của con người - quy luật của tự nhiên. 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề. 
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề.
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ.
+Hs đọc đoạn1 (từ đầu->mê luyến m.x)
1.Tìm từ ngữ , hình ảnh
2.Biện pháp NT nào đó được sử dụng ở đoạn này ? Tác dụng của biện pháp NT đó ?
3.Đ.v bình luận trên đã bộc lộ được thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với mùa xuân quê hương ?
II. Tìm hiểu chi tiết
1.Tình cảm của con người đối với mùa xuân:
- Từ ngữ: chuộng , trìu mến , mê luyến
ai bảo được: Non đừng thương nước
 Bướm đừng thương hoa.
 Trăng đừng thương gió 
ai cấm được: Trai thương gái. 
 Mẹ yêu con. 
 Cô gái còn son nhớ chồng.
- NX: 
+ Điệp cấu trúc, liệt kê, ẩn dụ, nhân hoá.
+Từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp
+ Biểu cảm trực tiếp.
=> Khẳng định tình yêu mùa xuân là một qui luật tất yếu của vạn vật trong thiên nhiên và của con người.
GV: Tình cảm của con người với mùa xuân Hà Nội là thứ tình cảm tất yếu, tự nhiên, nó như là những tình cảm bất biến, tự nhiên kia vậy, gần như bản năng của con người.
 Yêu mến mùa xuân, yêu mến tháng giêng, tháng đầu tiên của mùa xuân, mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc và tuổi trẻ, đất trời và lòng người. Nhưng đó chưa phải là lí do cơ bản khiến tác giả “mê luyến mùa xuân.
-Cách viết tạo cho hơi văn , giọng văn cái duyên dáng mà vẫn không kém phần mạnh mẽ , như muốn tranh luận , cốt để khẳng định cái quy luật rất đỗi tự nhiên , tất yếu của tình cảm con người ; yêu mến mùa xuân , yêu mến tháng giêng – tháng đầu tiên của mùa xuân – mùa đầu của tình yêu, hạnh phúc và tuổi trẻ , đất trời và lòng người.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
 HĐ chung
1. Em có yêu mùa xuân không?.
2.Tìm câu thơ ca ngợi mùa xuân?.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
 Dự kiến chuyển tiết 62
 Dạy ngày: / 2021
 HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1. Gv cho hs nghe một ca khúc hát về mùa xuân
 Chuyển ý: Tác giả nói: Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất không phải là vì thế .Vậy lí do gì sâu kín hơn khiến tác giả mê luyến mùa xuân đến như vậy ?.
 – Hs đọc đoạn 2.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
 HĐ chung
1.Tại sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu : Mùa xuân của tôi
 Đây là mùa xuân riêng , mùa xuân của tôi – mùa xuân trong lòng tôi -> hồi ức của người xa xứ.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề. 
Kĩ thuật mảnh ghép 
Năng lực giải quyết vấn đề 
HTHĐ nhóm
 + Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
 +Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
 GV giao nhiệm vụ.(5’)
Nhóm 1+2
 Theo dõi đoạn 2,3,4
1.Câu văn nào đã gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội ?
2.Nêu biện pháp NT nào?. tác dụng?
3. Em cảm nhận như thế nào về bức tranh xuân đất Bắc ?
-HS thảo luận
-HS báo cáo
-GV chốt.
2.Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc-mùa xuân HN
a. Mùa xuân với đất trời
-Thời tiết : mưa riêu riêu ; gió lành lạnh. 
- Âm thanh : Tiếng nhạn kêu 
 Tiếng trống chèo
 Câu hát huê tình.
-NX: điệp ngữ, so sánh ; từ láy.
->Cảnh sắc thiên nhiên: đẹp lung linh. 
GV: Cảnh sắc thiên nhiên lọc qua trí nhớ , qua thời gian bỗng trở nên lung linh , huyền ảo , mơ màng như trong mộng.
Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Nhóm 3+4
 GV giao nhiệm vụ. .(5’)
Theo dõi đoạn 5,6,7
1.Câu văn: “Nhựa sống... đứng cạnh/96. ” đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ? 
2.Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn: “Nhang trầm...liên hoan” ?
 3.Đv đã thể hiện được cảm xúc, tình cảm gì của tác giả ?
-HS thảo luận
-HS báo cáo
-GV chốt.
b.Mùa xuân trong lòng người
-Nhựa sống trong người căng lên
 +như máu căng lên..
 +như mầm non của cây..
-Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn
 -y như con vật thu hình
 thèm khát yêu thương thực sự
NX: SS độc đáo ; gợi cảm; 
 Giọng điệu tha thiết ; Câu văn dài, 
 nhiều dấu phẩy
=>Sức sống của mùa xuân như tiếp thêm nội lực cho con người, làm cho con người bừng lên bao khát khao, bao tình yêu với cuộc đời. 
GV: Hình ảnh s2 . Mùa xuân có sức khơi gợi sinh lực cho muôn loài.
-Mùa xuân đến , nhựa sống trong người bừng lên mạnh mẽ khao khát yêu thương.
-Mùa xuân làm cho lòng người rạo rực, xôn xao, ấm áp và thiên nhiên càng trở nên tươi đẹp .
 “Mỗi ngày đến
 Gặp mặt trời như muốn ghé môi hôn”
-Mùa xuân đã khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, khơi dậy những năng lực tinh thần cao quí của con người và khơi dậy tình yêu cuộc sống, yêu quê hương.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Nhóm 5+6
 GV giao nhiệm vụ. .(5’)
Theo dõi đoạn 8 
1.Quan sát kênh hình SGK/96
2.Mùa xuân trong gia đình được tác giả miêu tả như thế nào?.
3.Lí do gì mà tác giả yêu mùa xuân đến thế?.
-HS thảo luận
-HS báo cáo
-GV chốt.
c.Mùa xuân trong gia đình
-Nhang trầm ; Đèn nến
-Không khí đoàn tụ
+Trong lòng . hoa mới nở, bướm ra ràng
NT: liệt kê, so sánh, câu văn dài
 à Niềm hạnh phúc rạo rực của tác giả.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Nhóm 1+3+5
Nhóm 2+4+6
Chia sẻ những nội dung đã thảo luận vòng 1 cho cả nhóm mới
GV:
-Nhớ về mùa xuân,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón Tết: “nhang trầm, đèn nến..không khí gia đình đoàn tụ êm đềmlàm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng”. Những câu văn ấy chứa đựng tâm sự của tác giả: cho thấy nỗi nhớ da diết về quê hương, về mùa xuân đất Bắc của tác giả
- Con người thèm khát yêu thương thực sự , ra ngoài đường ai cũng muốn yêu thương, về nhà ai cũng thấy yêu thương nữa .
-Trong lòng như có bao nhiêu là hoa, chim , bướm mở hội liên hoan.Sự suy tưởng và hồi tưởng trong tình cảm và tâm trạng bồi hồi về thời gian và không gian nhưng nhớ đến mùa xuân tháng giêng lại rạo rực , xôn xao hiện về sống lại trong lòng, không phải là cảnh mà là hồn của cảnh.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề. 
Kĩ thuật động não
Năng lực giải quyết vấn đề 
HTHĐ chung
 GV giao nhiệm vụ.
 Hs đọc phần 3.
1.Không khí và cảnh sắc TN mùa xuân sau rằm tháng giêng được miêu tả qua những chi tiết nào ?
2.Cảnh sắc nào em thích nhất
3.Cảm nhận về mùa xuân sau rằm tháng giêng:
+ Đào hơi phai 
+ Cỏ  nức một mùi hương man mác. 
+ Mưa phùn. 
+ Bầu trời những làn sáng hồng hồng.
+Sinh hoạt gia đình.
a. Sinh hoạt gia đình.
 Bữa cơm 
+ Cánh màn điều
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật.
+Lí do tác giả yêu mùa xuân nhất vào thời điểm đó.
b. Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật;
- Cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
- >Mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng là vẻ đẹp của sự hồi sinh của đất trời, cỏ cây, hoa lácuộc sống của con người thật bình dị, đầm ấp mà thân thuộc biết bao
2.Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả ở đv này ? Tác dụng của các biện pháp NT đó ?
-NT so sánh ; liệt kê, miêu tả 
->Cảnh sắc thiên nhiên: tươi tắn
 -Không khí gia đình: giản dị, đời thường, mộc mạc, dân dã.
 +Yêu thiên nhiên. 
 +Trân trọng cuộc sống. 
GV: Phải yêu thiên nhiên lắm mới cảm nhận được như thế .
*Liên hệ: Tình yêu đất nước của nhà văn I.li.a Ê- ren- bua.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
Năng lực tổng hợp. 
HTHĐ: Cá nhân 
 GV giao nhiệm vụ: 
1. Yếu tố nào làm nên sự thành công của bài tuỳ bút?.
2.Em cảm nhận được điều gì về tình cảm cảu tác giả qua bài tuỳ bút?.
-HS thảo luận
-HS báo cáo
-GV chốt.
III Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, liệt kê
- Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, ấn tượng, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm xúc, nhịp điệu 
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến 
- Bộc lộ cảm xúc mãnh liệt 
2.Nội dung, ý nghĩa
+Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân H N 
+Cảm xúc của nhà văn trước ngày tết ở xứ Bắc.
+Cảm xúc của nhà văn sau ngày rằm tháng giêng.
=>Cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. 
GV: Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
-Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
-Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
 Văn bản đã gợi lên trong mỗi chúng ta tình yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân tha thiết; nỗi nhớ và lòng tự hào về quê hương, xứ sởtừ đó, thức tỉnh mọi người ý thức sống, sự nâng niu, trân trọng những điều bình dị của cuộc sống thanh bình. Mỗi chúng ta hãy sống thật ý nghĩa và cống hiến hết mình cho cuộc đời ngày một thêm tươi đẹp 
 Dự kiến chuyển tiết 63
 Dạy ngày: 2021
 HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1. Tìm cụm từ miêu tả mùa xuân, yêu cầu mỗi bạn một phương án, không trùng lăp
VD:
- Bầu trời trong xanh
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời
- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sáng sau những ngày đông u ám
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
- Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi
- Ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- Cây cối đua nhau nở rộng
- Chim chóc ríu tít kêu
- Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân
- Những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài
3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 10 phút)
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật động não
Kỹ năng sống: Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả.
+ Giao tiếp trình bày suy nghĩ , ý tưởng , thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.
-Năng lực giao tiếp
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ
Bài 1.Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về một mùa trong năm. 
-Bài 1./100 Luyện tập đọc hiểu văn bản /100
1a. Cách dùng các cụm từ “Mùa xuân của tôi”- mùa xuân Bắc Việt , mùa xuân của Hà Nội” , “ cái mùa xuân thần thánh của tôi” ( Vũ Bằng) thể hiện rõ nhất cảm xúc của nhà văn: bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.
- “Mùa xuân của tôi” thể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.
- Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên Bắc Việt, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua “Thương nhớ mười hai” một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc – Nam liền một dải, sum họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.
1b.Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận cuả em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
- Cảnh sắc và không khí cuả mùa xuân Hà Nội – mùa xuân đất Bắc hiện lên qua sự quan sát, liên tưởng tinh tế và một tình yêu, nỗi nhớ quê hương tha thiết, nồng nàn. Bên cạnh đó, viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín, đó là lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất
1c.Em thích nhất câu văn, đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy lí giải với bạn bè điều em thích. (Học sinh tự bộc lộ)
-VD: “Tôi yêu sông xanh.vì thế”=>Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả, nơi mà tác giả sinh ra với bao nhiêu kỉ niệm đẹp, với mùa xuân tuyệt vời đến thế điều đó làm em thấy hứng thú
Hoặc: “Nhang trầm, đèn nếnmở hội liên hoan” =>Gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ, lại có sự ấm áp của bầu không khí đoàn tụ, sinh hoạt gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân 
 .
 Dự kiến chuyển tiết 64
 Dạy ngày 2021
 HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
 Phát hiện lỗi và sửa lại 
Không giặc quần áo ở đây
“Giặc: sai chữ ghi phụ âm cuối, chữa lại thành “giặt”.
Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
“dáo”: sai chữ ghi phụ âm đầu. chữa lai thành “ráo”.
Tôi không có tiền lẻ, anh làm ơn đỗi cho tôi. “lẽ” “đỗi” viết sai dấu thanh, chữa lại thành “lẻ”, “đổi”. Lỗi lạm dụng từ địa phương => Sửa bằng từ toàn dân tương ứng
Dưng mờ ->Nhưng mà ; Bẩu ->Bảo ; mờ-> mà
3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 30 phút) 
Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật động não
Năng lực hợp tác
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ:
Bài 2 /101 Luyện tập sử dụng từ
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HS làm BT 2- mục C/101
 GV giao nhiệm vụ
1.Nối cột A và cột B để xác định những lỗi dùng từ sai?
2. Lựa chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống?.
2.Luyện tập sử dụng từ
a.Nối cột A và cột B:
1- d
4- e
2- c
5- b
3- a 
 b. Điền từ
 Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa. 
 (Lâm Thị Mỹ Dạ) 
c.Đọc các bài tập làm văn của em từ đầu năm đến nay, ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, chính tả, về nghĩa, về tính chát ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa. 
 HTHĐ cá nhân. Mẫu: 
Từ dùng sai âm, chính tả
 Cách sửa
 Tre trở
 Che chở
Vợ trồng
ch
 (Học sinh tự thống kê, sửa lỗi)
4.HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 3 phút)
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật viết tích cực
Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
HTHĐ cá nhân
 GV giao nhiệm vụ:
Bài 1/101.Em hãy tự tìm hiểu qua sách, báo, internetvề những nét đặc trưng của các mùa nơi quê hương mình đang sống. Ghi vào sổ tay cá nhân hoặc viết thành một bài viết và chia sẻ cùng bạn bè
Gợi ý: Ở miền Bắc, tiết trời trong một năm chia làm 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông rõ rệt. + Mùa hè không khí oi bức, ngột ngạt, nắng gắt và oi bức; : nắng vàng rực rỡ, mặt trời chói lọi, hoa nở rộ , những trận mưa rào mùa hè, cả những cơn giông bão, lốc xoáy, những trận mưa kinh hoàng làm ngập lụt phố phường....
+ Mùa đông ngược lại hanh khô, rét giá với những đợt gió mùa đông bắc; hoặc mưa phùn gió bấc, 
+ Mùa xuân ẩm thấp mưa phùn, mưa mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa bắt đầu hé nở .....
+ Mùa thu với tiết trời nhẹ nhàng, mưa ít dần, trời không quá nắng gắt, không quá giá lạnh, cây lá đổi màu, mùa lá rụng trong vườn, mùa gió heo may....
Bài 2./T103 Vận dụng lý thuyết về chuẩn mực sử dụng từ, hãy viết một bài tâm sự ngắn với nội dung: Tưởng tượng một ngày nào đó xa quê và viết lại nỗi niềm thương nhớ của em đối với quê hương”
a. Mở bài: Nêu cảm xúc chung khi phải xa quê.
b.Thân bài: Trình bày những cảm xúc cụ thể.
- Niềm vui, niềm hạnh phúc khi được ở quê.
- Kỉ niệm gắn bó với quê hương : với cảnh, với người...
- Nỗi nhớ nhung, xúc động, lưu luyến không muốn rời xa...
c.Kết bài: Lời chia tay và hẹn ngày gặp lại. 
5. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG (dự kiến 2 phút)
Phương pháp nêu vấn đề
Kĩ thuật động não
Năng lực sáng tạo, CNTT và TT
HTHĐ cá nhân, cộng đồng
 GV giao nhiệm vụ:
1. Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân.Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
2. Đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu
Ngày .. tháng .. năm 2021
Kiểm tra tuần 16
BAN GIÁM HIỆU
....................................................
....................................................
....................................................
Lê Thị Thu Hương
Ngày chuẩn bị : 2021 
TUẦN 17 –BÀI 16 -TIẾT 65 -> 68
 ÔN TẬP
A/ MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
* Nêu được khái niệm tác phẩm trữ tình , thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của thơ trữ tình. Phân tích và đưa một số dẫn chứng minh hoạ các đặc điểm tiêu biểu của ca dao trữ tình , thơ Đường , thơ trữ tình trung đại và hiện đại của Việt Nam đã học. 
* Phân biệt rõ các từ loại tiếng Việt, xác định được các từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , từ đòng âm , từ Hán Việt.
* Có kĩ năng và ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kĩ năng:
-Rèn các kỹ năng ghi nhớ , hệ thống hoá , tổng hợp, phân tích , chứng minh.
-Giải nghĩa một số từ Hán Việt đã học.
-Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
3. Thái độ, phẩm chất
-Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và con người qua các tác phẩm trữ tình.
-Phẩm chất: Tự tin, tự chủ , trách nhiệm
4. Năng lực cần hình thành:
-Năng lực : 
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Năng lực tự học
B. CHUẨN BỊ.
1. Học sinh: Ôn tập kiến thức ba phân môn : Văn , TV
 -Tìm hiểu kiến thức liên quan qua internet. 
 - Bảng phụ, bút màu.
2. Giáo viên: Sách HDH NV7 ; hệ thống kiến thức phần tác phẩm trữ tình; thơ trữ tình
 -Phiếu học tập, Hệ thống bài tập, máy chiếu
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY
 - Ngày dạy: .2021 - lớp 7b - tiết 65+ 66
 - Ngày dạy: . 2021 - lớp 7b - tiết 67 + 68
 Phân chia tiết dạy: 
	 -Tiết 65: Từ đầu đến hết phần văn bản
 -Tiết 66: Tiếp đến hết phần TV
 -Tiết 67: Luyện tập hết bài 4
 -Tiết 68: Luyện tập đến hết
 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút)
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp trò chơi
Kĩ thuật động não
Năng lực giao tiếp
HTHĐ chung 
 GV giao nhiệm vụ
 1.Đọc tên tác phẩm – nói đúng tên tác giả
-Cách chơi : Viết tên mỗi tác phẩm ra một tấm bìa nhỏ, từng người rút một tấm bìa bất kì; đọc tên tác phẩm ghi trên tấm bìa rồi nói tên tác giả của tấm bìa đó./T104
2.Em thích tác phẩm nào nhất trong số các tác phẩm trên ? Vì sao?
 (Tuỳ HS)
-HS thảo luận
-HS báo cáo 
-GV tổng hợp
1.
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch 
 - Phò giá về kinh – Trần Quang Khải
-Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương
-Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
-Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến.
2. Em thích nhất bài thơ Cảnh khuya vì nó giúp em hiểu và yêu thêm vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ, tình yêu thiên nhiên và tinh thần chiến sĩ trong con người Bác
GV: các em đã học văn học dân gian , văn trung đại , hiện đại các vấn đề được nêu trên rất rộng lớn và tương đối phức tạp nên để giúp các em hệ thống hoá lại các kiến thức cơ bản đã học cũng như duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện , đặc biệt là cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình , chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập những tác phẩm trữ tình .
*Chuyển ý:
-Thế nào là tác phẩm trữ tình?
-Thế nào là ca dao trữ tình ?.
 ->Văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
 - > Là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian.
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(dự kiến 35 phút-tiết 1)
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật mảnh ghép
Năng lực tự học
HTHĐ: nhóm, đánh số TT: 1-2-3-4
 GV giao nhiệm vụ
+ Vòng 1: Chuyên sâu
+ Vòng 2: Mảnh ghép
N1.Nêu các bài ca dao trữ tình
 -Viết về chủ đề gì?.
N2. Nêu các tác phẩm , tác giả thơ đường
-Viết về chủ đề gì?.
N3. Nêu các tác phẩm, tác giả thơ trữ tìnhtrung đại Việt Nam?.
-Viết về chủ đề gì?.
N4. Nêu các tác phẩm , tác giả thơ hiện đại Việt Nam?.
-Viết về chủ đề gì?.
-HS thảo luận
-HS báo cáo
-HS chốt
N1*Thơ ca dân gian Việt Nam
-Những câu hát nghĩa tình
+Chủ đề về tình cảm gia đình
+ Chủ đề về tình cảm về tình yêu quê hương , đất nước , con người.
- Những câu hát than thân, châm biếm
+ Chủ đề về than thân
+ Chủ đề về châm biếm
N2.*Thơ đường:
-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh(Tĩnh dạ tứ)/ 58 -Lí Bạch
-Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)/64-Hạ tri Chương
- Đọc thêm:
-Xa ngắm thác núi Lư(Vọng Lư sơn bộc bố)/ 64 - Lí Bạch.
*-Viết về chủ đề :
+Tình yêu thiên nhiên
+Tình yêu quê hương
+Tình cảm nhân đạo 
N3.*Thơ trung đại:
-Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà)
-Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương.
-Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan.
-Bạn đến chơi nhà –Nguyễn Khuyến
-Viết về chủ đề :
+ Tình yêu nước, khí phách hào hùng , lòng tự hào dân tộc.
+Tình yêu thiên nhiên
+ Tình bạn thân thiết
+ Khát vọng hạnh phúc.
N4. Thơ hiện đại
-Cảnh khuya -HCM
-Rằm tháng giêng(nguyên tiêu) -HCM
-Tiếng gà trưa -Xuân Quỳnh
-Một thứ quà của lúa non: cốm-Thạch Lam
-Mùa xuân của tôi -Vũ Bằng
-Viết về chủ đề :
+ Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
1.Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong tác phẩm ở cột B cho thích hợp /T104
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật trình bày 3 phút
Năng lực tự học.
HTHĐ cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ
 A
 B
1
Qua Đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
2
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
3
Sông núi nước Nam
-Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
4
Tiếng gà trưa 
-Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
5
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
-Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
6
Cảnh khuya 
- Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ cặp đôi
-So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết trong buổi mới về quê.
-HS thảo luận
-HS báo cáo 
-GV chốt
-Bài 1:tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê ->là biểu cảm trực tiếp.
- Bài 2: tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê -> là biểu cảm gián tiếp.
GV: 
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Là tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê ->là biểu cảm trực tiếp và tình cảm đó được thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Là tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê- là biểu cảm gián tiếp và tình cảm đó đậm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.
2.Ý kiến nào dưới đây em cho là chính xác hoặc không chính xác ./T105
 HTHĐ cá nhân 
 GV giao nhiệm vụ
Ý kiến
Chính xác
K chính xác
a.Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
x
b.Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
x
c.Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
x
d.Tùy bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm
x
E.Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc
x
g.Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua kể chuyện, miêu tả và lập luận
x
h.Ngôn ngữ thơ trữ tình cần cô đọng, giàu hình ảnh và gợi cảm
x
i.Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng
x
k.Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận ch

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_theo_mo_hinh_vnen_tuan_16_17_18_nam_hoc_20.docx