Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Trình bày được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế trong một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản nhật dụng

- Trình bày được sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca Huế, âm hưởng của các làn điệu ấy, các nhạc cụ được sử dụng,

- Nêu được sự độc đáo về nguồn gốc của ca Huế, cách thưởng thức và biểu diễn của ca Huế

3. Thái độ:

- Yêu mến, trân trọng, giữ gìn ca Huế - một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đất nước – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

- Thắp lên ngọn lửa về tình yêu quê hương đất nước

 

doc 6 trang phuongnguyen 25/07/2022 21400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
Tiết 103:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
	- Hà Ánh Minh -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Trình bày được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế trong một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản nhật dụng
- Trình bày được sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca Huế, âm hưởng của các làn điệu ấy, các nhạc cụ được sử dụng,
- Nêu được sự độc đáo về nguồn gốc của ca Huế, cách thưởng thức và biểu diễn của ca Huế
3. Thái độ: 
- Yêu mến, trân trọng, giữ gìn ca Huế - một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đất nước – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
- Thắp lên ngọn lửa về tình yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn bài, tư liệu, tranh ảnh minh họa (thiên nhiên, con người xứ Huế, ca Huế,)
- Máy chiếu,
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Soạn bài
- Chuẩn bị một số câu hỏi bổ sung theo yêu cầu của giáo viên theo nhóm
+ Câu 1: Trước khi học bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.
+ Câu 2: Trình bày sự hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
+ Câu 3: Hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế và nhận xét về âm hưởng của những làn điệu ấy.
+ Câu 4: Tại sao nói: “Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã.”? (Lưu ý: Thời gian, không gian, nhạc cụ, ca công, nhạc công).
- Ngoài ra, học sinh tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
? Trước khi học bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.
- Định hướng trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét
- Có những hiểu biết ban đầu về Huế và ca Huế
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực hợp tác
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm. (xuất xứ, kiểu văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục)
- Nhận xét và chốt kiến thức về tác giả, tác phẩm 
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Hà Ánh Minh là nhà báo có nhiều bài tùy bút đặc sắc.
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ: Bài viết đăng trên báo Người Hà Nội.
* Kiểu văn bản: Nhật dụng
* Thể loại: Tùy bút
* Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm
* Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu  “lý hoài nam”
Giới thiệu các làn điệu ca Huế
+ Phần 2: Còn lại
Đêm ca Huế trên sông Hương
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng lực ngôn ngữ
- Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và trả lời câu hỏi
? Dựa vào phần văn bản trên và SGK, hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế và nhận xét về âm hưởng của những làn điệu ấy.
- Nhận xét và chốt kiến thức
- Bình (tích hợp liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn) và cho học sinh nghe một số làn điệu ca Huế
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe và cảm nhận
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết:
Giới thiệu chung về ca Huế:
Một số làn điệu ca Huế
Âm hưởng, đặc điểm nổi bật
- Các điệu hò: Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện
- Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam
- Các điệu nam: Nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân
 có tươi vui,
 có buồn cảm, 
 có bâng khuâng 
 và có nỗi tiếc 
 thương ai oán
Phong phú về làn điệu
 Sâu sắc về nội dung
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiêp Tiếng Việt
- Năng lực ngôn ngữ
? Ca Huế được hình thành như thế nào?
- Giảng về nguồn gốc của ca Huế
- Trả lời cá nhân
- Lắng nghe 
Ca Huế được hình thành từ hai dòng nhạc:
+ Dòng nhạc dân gian: giản dị nhưng sôi nổi, vui tươi (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán)
+ Dòng nhạc cung đình (nhã nhạc): Đây là dòng nhạc bác học, đầy trang trọng, uy nghi, ca từ trau chuốt
 Độc đáo về nguồn gốc
- Đưa ngữ liệu và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
? Tại sao nói: “Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã.”? 
(Lưu ý: Thời gian, không gian, nhạc cụ, ca công, nhạc công)
- Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chốt kiến thức và bình
- Cho học sinh lắng nghe: Hòa tấu nhạc cung đình Huế
- Lắng nghe
- Thảo luận 
+ Nhóm 8 
+ Thời gian: 3 phút
+ Trình bày bảng phụ
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe và cảm nhận
2. Đêm ca Huế trên sông Hương:
Nội dung
Đặc điểm
Nhận xét
Thời gian
Ban đêm
Thơ mộng, lãng mạn
Không gian
Trên thuyền rồng, giữa dòng sông Hương
Nhạc cụ
Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam,
Phong phú, đa dạng
Ca công
- Nam: Áo dài the, quần thụng, khăn xếp
- Nữ: Áo dài duyên dáng, khăn đóng
Trẻ trung, thanh lịch
Nhạc công
Sử dụng các ngón đàn trau chuốt
Tài hoa, điêu luyện
-> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
? Nêu những giá trị về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
- Chốt ý cơ bản về nội dung và nghệ thuật bằng sơ đồ tư duy
- Trả lời cá nhân
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Liệt kê
2. Nội dung:
- Giới thiệu về ca Huế
- Ca ngợi vẻ đẹp tao nhã, thanh lịch của xứ Huế
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
? Qua nội dung bài học ngày hôm nay, hãy cho biết: ca Huế là gì?
- Định hướng trả lời câu hỏi
? Hãy kể tên các làn điệu dân ca trên đất nước ta mà em biết.
- Hệ thống các làn điệu dân ca
- Trả lời cá nhân
- Kể tên các làn điệu dân ca
IV. Luyện tập:
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
? Là học sinh, em cần làm gì để giữ gìn những nét đẹp văn hóa ấy?
- Định hướng trả lời câu hỏi
- Nêu suy nghĩ
- Có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng lực ngôn ngữ
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Văn nghệ
- Học sinh nghe hoặc hát văn nghệ
- Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực hợp tác
* Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau:Tiết 103:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
	- Hà Ánh Minh –
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Hà Ánh Minh là nhà báo có nhiều bài tùy bút đặc sắc.
2. Tác phẩm: Là một văn bản nhật đề giới thiệu về một nét đẹp văn hóa
II. Tìm hiểu chi tiết:
 1. Giới thiệu chung về ca Huế:
 -> Phong phú về làn điệu
 Sâu sắc về nội dung
 Độc đáo về nguồn gốc
 2. Đêm ca Huế trên sông Hương:
 -> Ca Huế là một hình thức sinh hoạt 
 văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
 2. Nội dung:
IV. Luyện tập:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_103_van_ban_ca_hue_tren_song_huong_ha.doc