Giáo án Ngữ văn 7- Tiết 43: Văn bản: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

Văn bản:

CẢNH KHUYA

 - Hồ Chí Minh -

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

 Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

 Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

 Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

b. Kĩ năng:

 Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

c. Thái độ:

 Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya.

* Giáo dục an ninh quốc phòng: Kể một số câu chuyện hoặc bằng hình ảnh minh họa trên đường kháng chiến của Bác.

 

doc 8 trang phuongnguyen 02/08/2022 22040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7- Tiết 43: Văn bản: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7- Tiết 43: Văn bản: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 7- Tiết 43: Văn bản: Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Ngày soạn: 10/11/2017
Ngày dạy: 18/11/2017
Tuần: 11	 Tiết theo PPCT: 43
Văn bản:
CẢNH KHUYA 
 - Hồ Chí Minh -
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
b. Kĩ năng:
Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
c. Thái độ:
Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya.
* Giáo dục an ninh quốc phòng: Kể một số câu chuyện hoặc bằng hình ảnh minh họa trên đường kháng chiến của Bác.
2. Chuẩn bị: 
a. Chuẩn bị của GV: ĐDDH, giáo án, tranh ảnh minh họa,
b. Chuẩn bị của HS: ĐDHT, soạn bài, vở soạn, ghi,
3. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định lớp: 
b. Kiểm tra bài cũ: 
H. Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài “Hồi hương ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)? Cho biết nội dung của bài thơ.
c. Dạy nội dung bài mới: 
	Sinh thời Bác Hồ chưa bao giờ tự nhận mình là 1 nhà thơ, song sự nghiệp thơ văn của Người để lại, lại chứng tỏ Người là 1 nhà thơ lớn của dân tộc. Bài thơ “Cảnh khuya” hôm nay sẽ giúp ta hiểu được tài năng và nét đẹp tâm hồn của Người.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Chiếu hình ảnh Bác
Gv. Gọi hs đọc chú thích/140
H. Dựa vào chú thích *, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả?
+ Quê Bác ở đâu? 
Chiếu quê Bác
+ Bác Hồ được Unesco (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp Quốc) vinh danh là người như thế nào?
Gv. Ngoài BH ra thì nước ta còn có 2 người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới nữa đó là: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.
Chiếu 1 số tác phẩm nổi tiếng của Bác
+ Qua các tác phẩm này, ta còn thấy Bác là gì?
Chiếu về tiểu sử của Bác để Tích hợp lịch sử 9: 
 Bác Hồ sinh ra trong 1 gia đình nhà nho yêu nước. Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan. Người luôn đau đáu trong lòng 1 nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 (khi đó Người mới 21 tuổi). Trải qua 30 năm bôn ba khắp năm châu. Tháng 2/1941, Người trở về trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc.
H. Hãy cho biết năm và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Gv. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ chỉ huy quân và dân kháng chiến nhưng những lúc nghỉ ngơi hay khi bắt gặp khung cảnh đẹp Bác lại làm thơ, bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh như thế.
Gv. Tích hợp địa lí + lịch sử:
H. Việt Bắc là địa danh thuộc tỉnh nào của nước ta?
Chiếu lược đồ
H. Bằng kiến thức địa lí các em đã học, em hãy xác định vị trí của Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam?
Gv. Giới thiệu: Việt Bắc là khu vực thuộc vùng núi phía Bắc Hà Nội thời chống Pháp (1945- 1954) bao gồm nhiều tỉnh Bắc Bộ. Ngày nay nó được hiểu khu vực gồm 6 tỉnh: Cao Bằng- Bắc Kạn – Lạng Sơn – Hà Giang – Tuyên Quang – Thái Nguyên. Hay gọi tắt là: Cao- Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái.
- Việt Bắc chính là thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não Đảng CSVN thời kỳ trước CMT8/1945, và là nơi trú đóng của đầu não chính phủ VN thời kháng chiến chống Pháp.
- Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm, sông suối rất thuận lợi cho các đội du kích, các cơ sở CM hoạt động. Và hang Pác Bó chính là nơi Bác Hồ làm việc, hoạt động cách mạng.
Chiếu về nơi làm việc của Bác ở chiến khu Việt Bắc.
H. Em biết gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta trong thời gian này?
Chiếu + Hình ảnh của Bác
 + Cách đọc:
- Giọng trầm ấm, tha thiết
 + C1: nhịp ¾;
 + C 2,3: 4/3; 
 + C 5: 2/5
Gv. Đọc mẫu -> Gọi 2 hs đọc
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
H. Nhắc lại đặc điểm của thể thơ này ?
H. Em hãy kể tên những bài thơ thuộc thể thơ TNTT đường luật mà em đã học?
Gv. Các em chú ý bài thơ “Cảnh khuya” viết bằng chữ quốc ngữ (Chữ Việt) nên nó không có phần phiên âm. 
H. Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần.
Gv. Chuyển: Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ cảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ theo bố cục này.
Gv. Cho hs đọc lại 2 câu đầu
H. Hai câu đầu miêu tả cảnh gì? Ở đâu?
H. Ở câu thơ thứ nhất, tác giả tả cái gì?
Chiếu cảnh tiếng suối 
H. Suối được miêu tả có đặc điểm gì?
H. Khi miêu tả tiếng suối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
H. Có gì đặc sắc trong cách so sánh này?
H. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
H. Các em đã từng nghe hoặc đã học có những câu thơ tả tiếng suối bằng biện pháp so sánh, em hãy tìm và nêu ra?
Gv: (bình): Trong lịch sử văn học dân tộc cũng đã từng có những câu thơ hay tả tiếng suối như: “Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Nguyễn Trãi). Hoặc: "Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền" (Thế Lữ).
Những câu thơ này đều hay nhưng tả tiếng suối chưa gần gũi, sống động như câu thơ của Bác. Âm thanh tiếng hát ngọt ngào của ai đó vang lên trong đêm khuya tĩnh lặng. So sánh tiếng suối với tiếng hát là lấy con người làm chủ, làm cho âm thành của thiên nhiên cũng trở nên gần gũi, thân mật với con người.
H. Nếu như ở câu một tác giả tả tiếng suối như tiếng hát thì ở câu thứ hai tác giả đã tả gì?
H. Ánh trăng được miêu tả như thế nào?
Chiếu hình ảnh cây cổ thụ, trăng
H. Cổ thụ là cây như thế nào?
H. Từ nào được lặp lại trong câu thơ thứ 2 ?
H. Từ “lồng” ở đây nghĩa là gì?
H. Câu thơ đã gợi cho em hình dung một cảnh tượng như thế nào?
H. Biện pháp tu từ nào được sử dụng?
Gv. Từ “lồng” được lặp lại 2 lần đó là dấu hiệu của biện pháp tu từ điệp từ mà các em sẽ học ở tiết 51.
H. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này ?
-> Liên môn Mĩ thuật:
Gv. Nếu như câu 1 vẻ đẹp của âm thanh (thi trung hữu nhạc – trong thơ có nhạc) thì cầu 2 là vẻ đẹp của hình ảnh (thi trung hữu họa: Trong thơ có tranh). Vẻ đẹp của 1 bức tranh nhiều tầng lớp (tầng cao: trăng; tầng trung: cây; tầng thấp: hoa), đường nét chỉ có 2 mầu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ đẹp lung linh, chập chờn, hòa hợp, quấn quýt giữa cây, hoa, lá và trăng.
H. Như vậy, hai câu thơ đầu đã tạo được 1 vẻ đẹp thiên nhiên như thế nào?
Gv. Khái quát lại 2 câu đầu: Bức tranh khuya ở chiến khu Việt Bắc với 4 nét vẽ (suối, trăng, cây cổ thụ, hoa) tả ít, gợi nhiều làm hiện lên cái hồn của cảnh vật núi rừng, 1 đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, 1 vẻ đẹp cổ điển. Qua đó biểu hiện 1 tâm hồn thanh cao, 1 phong thái ung dung tự tại, 1 tình yêu thiên nhiên chan hòa dạt dào của HCM trong kháng chiến gian khổ.
-> Liên môn GDCD 6:
H. Điều đó nói lên tác giả là người có tình cảm ntn đối với thiên nhiên?
H. Em có thích sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên không? Em sẽ làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
Gv: Trong thơ Bác, thiên nhiên không tách khỏi con người mà hòa hợp với con người. Trước cảnh sắc tươi tắn và đẹp đẽ như mời gọi, nhà thơ có tâm trạng và thái độ ra sao? Chúng ta hãy tìm hiểu các câu thơ còn lại.
Gv. Cho hs đọc 2 câu cuối
H. Nội dung của 2 câu thơ này?
H. Tâm trạng của Bác được diễn tả qua lời thơ nào?
Bấm máy: 1. Chiếu 2 câu thơ
 2. Hình ảnh của Bác
H. Trong 2 câu thơ cuối, từ nào được lặp lại ?
 3. Bấm từ lặp lại
H. Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong 2 câu cuối ?
H. Theo em người chưa ngủ đây là ai ?
H. Người chưa ngủ vì những lí do gì ?
(Cho hs thảo luận bàn 2 phút )
H. Qua sự “Chưa ngủ” của Bác, ta có thể hiểu thêm điều gì về tâm hồn và tính cách của Người?
Gv. Bình: Điệp ngữ "chưa ngủ" đặt ở hai câu thơ như một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người: đó là niềm say mê cảnh đẹp tự nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hòa hợp giữa tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ trong vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.
-> Liên môn lịch sử: 
Gv. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. CMT8 vừa thành công, dân tộc ta đứng trước muôn vàn khó khăn. Cùng 1 lúc chúng ta phải đối mặt với 3 nạn giặc: giặc đói – giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Chiếu hình ảnh quân Pháp tấn công Việt Bắc
Bác đã từng nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là 1 ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
 Chiếu hình ảnh quân ta đang lên kế hoạch tiêu diệt quân Pháp.
* Tích hợp ANQP: 
Gv. Nhà thơ Minh Huệ cũng đã từng viết về nỗi lo ấy của Bác trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. 
H. Em nào có thể đọc đoạn thơ đó?
Gv. Chính Bác Hồ cũng đã từng nói về nỗi lòng canh cánh ấy trong bài thơ: “Không ngủ được” mà các em sẽ học ở lớp 8:
 “Một canh...hai canh.......
......................................
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
-> GDCD 6:
Gv. Công ơn của Bác như trời bể, toàn thể nhân dân Việt Nam luôn 1 lòng khắc ghi công ơn to lớn của người. 
H. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường các em thể hiện lòng biết ơn đối với Bác và các anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc như thế nào?
H. Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H. Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ?
H. Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về tâm hồn của Bác?
Chiếu ghi nhớ
-> Âm nhạc: Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với vận mệnh dân tộc. Cả 1 đời vì nước, vì dân, không gợn chút riêng tư. Mời cả lớp cùng cảm nhận những tình cảm và tấm lòng bao la của Người qua giai điệu bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”
 Chiếu video bài hát
- Quan sát
- Thực hiện
- Hồ Chí Minh (19/5/1890- 2/9/1969) 
- Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An
- Quan sát
- Là danh nhân văn hóa thế giới
- Nghe
- Quan sát trên máy
- Là nhà thơ lớn của dân tộc
- Nghe
- Sáng tác năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Là khu vực thuộc vùng núi phía Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Cao Bằng- Bắc Kạn – Lạng Sơn – Hà Giang – Tuyên Quang – Thái Nguyên.
- Quan sát
- Hs xác định
- Nghe
- Quan sát
- Cuộc k/c chống TD Pháp diễn ra từ năm 1946- 1954. Những năm đầu của cuộc kháng chiến diễn ra vô cùng gian khổ, bộ đội ta phải rút lên Việt Bắc hoạt động bí mật. Thời điểm năm 1947, chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông đang diễn ra vô cùng ác liệt.
- Quan sát và ghi nhớ
- Thực hiện
- Thất ngôn tứ tuyệt (Tuyệt cú)
4 câu/ 7 tiếng,
 (Gieo vần cuối câu 1, 2,4: xa – hoa- nhà)
- Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt)
- BTN (Hồ Xuân Hương)
 + 2 câu đầu: Cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc
+ 2 câu cuối: Tâm trạng của Bác
- Nghe
- Thực hiện
-> Cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc 
- Tả tiếng suối 
- Quan sát
(Suối trong như tiếng hát xa)
- So sánh
(So sánh đặc sắc: suối là âm thanh của tự nhiên so với tiếng hát là âm thanh của con người)
-> Làm tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung.
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” (Nguyễn Trãi)
 “Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền”
(Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai)
- Nghe
- Tả ánh trăng
+ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
- Quan sát
(Cây to sống lâu năm)
- Từ “lồng”
-> Cho vào bên trong 1 vật khác thật khớp để cùng làm 1 chỉnh thể.
(Ánh trăng chiếu vào vòm cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa...)
- Điệp từ, nhân hóa (lồng)
 liệt kê (trăng, cổ thụ, hoa); miêu tả
- Nghe
-> Cảnh vật sống động, tầng lớp lung linh, quấn quýt, có hình khối, đường nét...
- Nghe
- Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi gợi niềm vui sống cho con người.
- Nghe
(Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên)
-> Có:
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông
+ Trồng cây xanh
+ Kịp thời phản ánh, thông báo những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên...
- Nghe
- Thực hiện
-> Tâm trạng của Bác
"Cảnh khuya như vẽ ...ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
- Quan sát
(Chưa ngủ)
-> Miêu tả, điệp ngữ (chưa ngủ), so sánh.
- Tác giả -> HCM
- Yêu, say mê vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng (Tâm hồn thi sĩ)
- Lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ sao cho nhanh đến ngày thắng lợi. (Tâm trạng chiến sĩ)
-> Say mê rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và luôn quan tâm lo lắng đến việc nước.
- Nghe
- Nghe
- Quan sát hình ảnh.
- Nghe
- Quan sát hình ảnh.
 “Bác thương đoàn dân công
.............................................
Mong trời sáng mau mau.”
- Nghe
+ Chăm ngoan, học giỏi
+ Vâng lời thầy cô, cha mẹ...
+ Luôn làm nhiều việc tốt để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Thơ TNTT đường luật
- Hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
- Sử dụng so sánh, điệp từ.
- Cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng và hình ảnh con người say mê cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng nhưng vẫn lo cho nước và cho cách mạng.
- Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ HCM: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đọc
- Nghe và cảm nhận
I. Đọc- Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- HCM (1890- 1969) 
- Quê: Nghệ An
- Là danh nhân văn hóa thế giới
- Nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc.
3. Đọc
4. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt.
5. Bố cục: 2 phần
- 2 câu đầu: Cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc
- 2 câu cuối: Tâm trạng của Bác
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc:
+ "Tiếng suối ...như tiếng hát xa”
- So sánh
-> Tiếng suối trong trẻo, gần gũi với con người.
.
+ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
- Điệp từ, nhân hóa,
liệt kê, miêu tả
-> Cảnh vật gắn bó, hài hoà, ấm áp.
=> Trong sáng, tươi đẹp; có nhạc, có họa.
2. Tâm trạng của Bác:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
- Điệp ngữ, so sánh
-> Bác chưa ngủ vì say mê vẻ đẹp của thiên nhiên và nỗi lo việc nước.
=> Bác vừa là nghệ sĩ, vừa là chiến sĩ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Thơ TNTT 
- Hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
- Sử dụng so sánh, điệp từ.
2. Nội dung:
- Cảnh đẹp của rừng khuya.
- Tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu nặng của Bác.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ HCM: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Ghi nhớ: sgk/143
d. Củng cố: 
-> Tích hợp với TLV lớp 7: Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 H. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ đầu trong bài thơ “Cảnh khuya” của HCM?
 (Tiếng suối như tiếng hát, gần gũi với con người hơn có sức sống trẻ trung. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh đêm trăng rừng nhiếu tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng)
 H. Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Cảnh khuya”?
 + Say mê cảnh thiên nhiên. Nỗi lo việc nước hoà hợp trong con người Bác
 à 2 tâm trạng thống nhất, hòa hợp lẫn nhau giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ 
e. Dặn dò:
- Học bài, nắm nội dung bài giảng.
- Tìm và chép lại các bài thơ của Bác có viết về trăng.
- Soạn bài: “Làm thơ lục bát”
f. Rút kinh nghiệm:
...........................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_43_van_ban_canh_khuya_ho_chi_minh.doc