Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45-46: Văn bản: Tiếng gà trưa (Tiết 1) (Xuân Quỳnh)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

I. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

- Tích hợp Giáo dục Quốc phòng - An ninh:

- Hình ảnh bộ đội hành quân, một số bài thơ kháng chiến.

- Ý nghĩa: thấu hiểu những gian lao của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mĩ, từ đó tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 

doc 6 trang phuongnguyen 24500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45-46: Văn bản: Tiếng gà trưa (Tiết 1) (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45-46: Văn bản: Tiếng gà trưa (Tiết 1) (Xuân Quỳnh)

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 45-46: Văn bản: Tiếng gà trưa (Tiết 1) (Xuân Quỳnh)
Giáo viên thực hiện: 
Đơn vị: 
TUẦN 13
Tiết :45- 46
Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiết 1)
 (Xuân Quỳnh)
Ngày soạn : 13 /11 /2021
Ngày dạy : 15 /11 /2021
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
I. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ : những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
- Tích hợp Giáo dục Quốc phòng - An ninh:
- Hình ảnh bộ đội hành quân, một số bài thơ kháng chiến.
- Ý nghĩa: thấu hiểu những gian lao của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mĩ, từ đó tỏ lòng biết ơn sâu sắc. 
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tình cảm yêu quí, trân trọng tình cảm bà cháu, những kỉ niệm tuổi thơ và tình yêu đối với quê hương, đất nước.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực.
Năng lực giao tiếp, thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo), hợp tác, tự học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
I. Chuẩn bị của giáo viên
	Giáo án; các slides trình chiếu: hình ảnh tác giả, tác phẩm, hình ảnh minh họa cho bài thơ, câu hỏi thảo luận, nội dung hướng dẫn về nhà, nhạc...
II. Chuẩn bị của học sinh
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm; sưu tầm thơ Xuân Quỳnh, đọc kỹ văn bản và trả lời các câu hỏi sgk.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
GV mở một đoạn nhạc: bài hát Bà tôi của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, do ca sĩ Ngọc Khuê trình bày.
? Khúc nhạc giúp em cảm nhận được gì từ nhân vật trữ tình? 
GV: Nhận xét hoạt động của HS, chuyển ý vào bài.
	Vâng đó là những hoài niệm của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến về làng quê, về người bà thương yêu. Và không biết tự bao giờ, hình ảnh làng quê với biết bao kỷ niệm êm đềm, man mác, ở đó có hình bóng của người bà soi chiếu mọi ký ức về làng quê xưa đã trở thành mạch nguồn cảm xúc của nhiều thi sĩ. Trong số đó phải kể đến nữ sĩ Xuân Quỳnh, một tiếng thơ tâm tình, dung dị, đau đáu lòng người về một cõi xa xưa. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ ngụp lặn trong cảm xúc ấy qua bài thơ Tiếng gà trưa. 
A. KHỞI ĐỘNG
- HS nhận biết được khúc nhạc thể hiện nỗi nhớ về làng quê, về người bà của tác giả.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
GV: Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh?
HS phát biểu, nhận xét. GV chốt.
GV trình chiếu hình ảnh tác giả và giới thiệu thêm: 
	Xuân Quỳnh mất mẹ từ rất sớm, bố thường xuyên công tác xa nhà nên Xuân Quỳnh về ở với bà nội khi còn rất nhỏ, Xuân Quỳnh đã từng học múa và đi lưu diễn ở nước ngoài. Sau đó học viết văn và đã từng làm ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1963 Xuân Quỳnh xuất hiện lần đầu tiên với tập thơ “Chồi biếc”. Sau đó trở thành cây bút nổi tiếng. 
GV chiếu và giới thiệu một số tác phẩm.
	Năm 1988, Xuân Quỳnh mất trong một vụ tai nạn giao thông cùng với chồng là nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
	Năm 2001, Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. 
 Ngày 30 tháng 3 năm 2017, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
GV: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Cho biết xuất xứ của bài thơ?
HS trả lời, nhận xét. GV chốt, chiếu hình ảnh tác phẩm.
GV trình chiếu bài thơ.
GV: Em hãy cho biết bài thơ này được sáng tác theo thể thơ nào? Giống bài thơ nào mà các em đã học ở lớp 6?
GV giảng thêm về tác dụng thể thơ năm chữ và điểm khác biệt về hình thức của bài Tiếng gà trưa.
Viết theo thể thơ này phù hợp với việc kể chuyện và bộc lộ tâm tình. Bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, mỗi câu 5 tiếng nhưng ở bài thơ này có sự biến đổi rất sáng tạo và linh hoạt, đó là chỉ có 3 khổ 4 câu, còn các khổ khác đều từ 6->7 câu. Thể thơ này gần với vè, hát ví dặm. Do số câu không đều nên cách gieo vần cũng khác, chủ yếu gieo vần cách, nhiều khi không gieo đúng vần.
GV: Ngoài ra bài thơ này còn có gì đặc biệt về số tiếng trong một dòng thơ? (Có dòng thơ 3 tiếng)
2: Tìm hiểu giá trị của tác phẩm
* Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản:
* Đề xuất giọng đọc:
GV hướng dẫn đọc: giọng truyền cảm như một lời tâm sự, thể hiện được tình cảm da diết, nhớ thương. Chú ý ngắt nhịp 3/2, 2/3, 1/2/2. Nhấn mạnh các điệp từ, điệp ngữ.
GV đọc một đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp.
GV cho HS nhận biết và giải nghĩa các từ khó: lang mặt, sương muối...
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
GV: Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần và nằm ở vị trí nào?
Lặp lại 4 lần, ở đầu các khổ thơ.
GV: Tác dụng của việc lặp lại những dòng thơ đó?
HS phát biểu, GV chốt: Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời thơ ấu, nó vừa liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa điểm nhấn cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cách sử dụng như vậy tạo nên một âm hưởng da diết, khắc họa một nỗi nhớ khôn nguôi, bắt đầu từ một sự vật rất cụ thể quen thuộc.
GV: Dựa vào việc lặp lại câu thơ “Tiếng gà trưa”, em hãy chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ?
HS trả lời, nhận xét. GV chốt, chiếu mạch cảm xúc: 
Tiếng gà trưa khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ-> Kỉ niệm tuổi thơ-> Tình yêu quê hương đất nước.
=> Mạch cảm xúc liền mạch, nối kết các khổ thơ với nhau.
GV: Từ việc tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ, em hãy nêu bố cục của bài thơ?
GV chiếu bố cục.
Khổ 1: Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc.
Khổ 2-7: Tiếng gà trưa và những kỉ niệm tuổi thơ.
Khổ 8: Tiếng gà trưa và tấm lòng của người cháu.
GV: Em hãy nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản này? Phương thức biểu đạt nào là chính? 
Biểu cảm kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm.
*Hướng dẫn học sinh khai thác giá trị tác phẩm:
GV: Em hãy cho biết nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc là ai?
-> Người lính trên đường hành quân.
GV: Nhà thơ Xuân Quỳnh thông qua người lính để gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của chính tác giả. Tuổi thơ Xuân Quỳnh gắn bó với bà cho đến lúc trưởng thành, cho nên quê hương và đã đi vào thơ Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh cũng hướng đến chủ đề bao trùm của nền văn học lúc ấy là lòng yêu nước và sự cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Nhưng trong bài thơ này, cũng như nhiều tác phẩm khác của mình, tác giả khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỉ niệm của chính mình, để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại.
GV trình chiếu hình ảnh, HS tìm khổ thơ tương ứng.
GV trình chiếu khổ thơ đầu.
GV: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí người chiến sĩ trong hoàn cảnh nào?
GV: Thời gian và không gian này thường gợi lên điều gì ở làng quê? 
Tích hợp QP-AN: GV trình chiếu hình ảnh bộ đội hành quân và thuyết giảng về cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Câu thơ nào ghi lại âm thanh tiếng gà trưa mà người chiến sĩ nghe thấy? (Cục...cục tác... cục ta)
- Em nhận xét gì về cách ghi lại âm thanh tiếng gà trưa của người chiến sĩ?
- Theo em vì sao trong muôn vàn âm thanh khác nhau mà người chiến sĩ chỉ chú ý đến âm thanh tiếng gà? 
HS quan sát màn chiếu, chọn lựa đáp án, trả lời, nhận xét.
GV kết luận, bình.
GV: Trở lại với Xuân Quỳnh, em hãy quan sát khổ thơ đầu và cho cô biết khi nghe tiếng gà trưa, người lính đã có những cảm giác mới lạ nào?
-Học sinh trả lời.
THẢO LUẬN (CẶP ĐÔI)
Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong những câu thơ sau?
“ Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ”
HS: Biện pháp: điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
Tác dụng: Nhấn mạnh cảm xúc khác nhau của người chiến sĩ được gợi ra từ âm thanh tiếng gà; tạo sự mềm mại cho câu thơ, âm hưởng ngân vang lay động lòng người.
Gv giảng- bình.
THẢO LUẬN (NHÓM)
Qua khổ thơ đầu, em hãy chỉ ra:
Tiếng gà trưa gợi lên điều gì trong lòng người chiến sỹ?
Qua đó thể hiện tình cảm gì của tác giả với quê hương?
( Gợi nhớ hình ảnh kỷ niệm tuổi thơ.
Tình yêu làng quê thắm thiết)
GV bình, liên hệ đến lớp trẻ sống xa quê hương.
GV chuyển ý sang nội dung tiết sau.
Củng cố kiến thức cho HS qua bài tập trắc nghiệm bằng hình thức CẶP ĐÔI HOÀN HẢO.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả/ sách giáo khoa
2.Tác phẩm
-Viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-In: từ tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Thể thơ: năm chữ.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc- tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 phần
2.2. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm + tự sự, miêu tả
2.3 Phân tích
a. Tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc
- Thời gian: buổi trưa.
- Không gian: trên đường hành quân, bên xóm nhỏ.
=> Vắng vẻ, thanh bình, 
yên ả.
Nghe xao động nắng trưa 
Nghe bàn chân đỡ mỏi 
Nghe gọi về tuổi thơ 
/ Điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác./
=> Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ.
è Tình yêu làng quê thắm thiết, sâu nặng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_45_46_van_ban_tieng_ga_trua_tiet_1_xu.doc