Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 - Năm 2020-2021

Tuần 34 - Tiết 135

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

VÀ TẬP LÀM VĂN

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

- Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ HS sưu tầm trong suốt HK II từ tiết 74 - tuần 20.

2- Kĩ năng :

 - Biết sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo vần A, B, C; theo vùng miền; theo chủ đề.

3- Thái độ :

 - Có ý thức tham gia tổng kết công tác sưu tầm tốt để trau dồi vốn ca dao, tục ngữ

=> Định hướng năng lực.

Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

B- Chuẩn bị :

- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,.

- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,.

 

doc 6 trang phuongnguyen 29/07/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34 - Năm 2020-2021
Soạn : 15/5/2021 - Dạy: / 5/ 2021
Tuần 34 - Tiết 135 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN 
VÀ TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ HS sưu tầm trong suốt HK II từ tiết 74 - tuần 20.
2- Kĩ năng :
 - Biết sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo vần A, B, C; theo vùng miền; theo chủ đề.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia tổng kết công tác sưu tầm tốt để trau dồi vốn ca dao, tục ngữ
=> Định hướng năng lực.
Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Đọc 1 câu ca dao thuộc chủ đề quê hương, đất nước, con người và phân tích cái hay của câu ca dao đó ?
* Khởi động vào bài mới:
 Các em đã sưu tầm ca dao, tục ngữ trong suốt một thời gian dài, từ đầu HK II đến nay. Hôm nay chúng ta cùng đi tổng kết lại kết quả sưu tầm của các em, từ đó giúp các em có một vốn tục ngữ, ca dao phong phú, đa dạng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Thu thập, trưng bày kết quả của tổ về mảng ca dao, tục ngữ..
- Phương pháp và kĩ thuật: Nhóm, KT đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề... 
- Năng lực: Hợp tác, trình bày 1 phút, giao tiếp tiếng Việt...
- GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
- Phân công cho một số HS khá trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập (loại bỏ bớt những câu không phù hợp với yêu cầu) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
- Mục tiêu: Trưng bày kết quả của tổ về mảng ca dao, tục ngữ..
- Phương pháp và kĩ thuật: Nhóm, KT đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề... 
- Năng lực: Hợp tác, trình bày 1 phút, giao tiếp tiếng Việt...
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ
- Thông báo kết quả sưu tầm của các tổ :
Tổ 1: Số câu:
Tổ 2: Số câu:
Tổ 3: Số câu:
Tổ 4: Số câu:
- Nhận xét việc sưu tầm của các tổ, biểu dương tổ có trách nhiệm cao.
- Tập hợp một số câu hay để cả lớp chép vào sổ tay văn học.
- GV chọn một số câu tiêu biểu, đọc cho HS chép lại làm tư liệu Văn học
I- Chuẩn bị :	
II- Tiến hành tổng kết :
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
Hai đội thi viết nhanh những câu tục ngữ tìm được.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Hãy tạo lập một đoạn văn phân tích cảm thụ về một câu tục ngữ hoặc ca dao vừa tìm được.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
- Tiếp tục sưu tầm ca dao, tục ngữ ghi vào sổ tay văn học.
- Sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo vần A,B,C... 
........................................................................................................................................... 
Soạn : 15/ 5 / 2021- Dạy: / 5 / 2021
Tiết 136 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN 
VÀ TẬP LÀM VĂN
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao, tục ngữ HS sưu tầm trong suốt HK II từ tiết 74 - tuần 20.
2- Kĩ năng :
 - Biết sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo vần A, B, C; theo vùng miền; theo chủ đề.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia tổng kết công tác sưu tầm tốt để trau dồi vốn ca dao, tục ngữ
=> Định hướng năng lực.
Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Đọc 1 câu ca dao thuộc chủ đề con người và phân tích cái hay của câu ca dao đó?
* Khởi động vào bài mới:
 GV dẫn vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Phân tích một số câu ca dao, tục ngữ..
- Phương pháp và kĩ thuật: Nhóm, KT đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề... 
- Năng lực: Hợp tác, trình bày 1 phút, giao tiếp tiếng Việt...
- GV cho Hs tự phân tích một số câu ca dao
( tục ngữ) hay.
- Gv biểu dương cho tổ và cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu đó.
III- Phân tích một số câu hay, giải thích địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục, cách ứng xử ... có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm. 
 Ví dụ : 
 * Địa danh :
 - Đò từ Đông Ba, Đò qua Đập Đá
 Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình
 Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
 Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non.
 - Nhà Bè nước chảy chia hai
 Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
 - Bao giờ cạn rạch Đồng Nai
 Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền.
 - Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói toả ngàn sương
 Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ 
 * Cách ứng xử :
 - Cả giận , mất khôn
 - Ăn có nhai, nói có nghĩ
 - Ăn có chừng, chơi có độ
 - Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối
 - Ăn ngay nói thật, mọi tật đều lành
 - Ăn bớt bát, nói bớt lời 
 * Cây :
 - Cây trong rừng ai trồng
 - Cây vạy hay ghét mực tàu ngay
 - Cây rau má, lá rau húng, cuống rau đay
 - Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy
 - Cây cả ngả bóng rợp
 - Cây rậm nhiều chim đậu 
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
? Em đã sưu tầm được bao nhiêu câu tục ngữ, ca dao ? Em có nhận xét gì về tục ngữ, ca dao của dân tộc ta ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
Hãy tạo lập một đoạn văn phân tích cảm thụ về một câu tục ngữ hoặc ca dao vừa tìm được.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
 - Tiếp tục sưu tầm và thống kê, tổng hợp các câu tục ngữ , ca dao.
 - Tập phân tích, giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm được.
 - Tập đọc lại các văn bản nghị luận để giờ sau tập đọc diễn cảm văn nghị luận.
.........................................................................
Soạn : 15/5/2021- Dạy: / 5/ 2021.
Tiết 137, 138 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
(ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN)
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 - Qua tiết tập đọc, nắm chắc lại nội dụng, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng trong mỗi VB nghị luận.
2- Kĩ năng :
 - Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia tập đọc cho nhuần nhuyễn,diễn cảm.
=> Định hướng năng lực.
Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
 	? Kể tên tác giả, tác phẩm của các VB nghị luận đã học. Nêu luận điểm chính của mỗi VB đó.
* Khởi động vào bài mới:
 Đọc diễn cảm là việc không thể thiếu được và vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu các VB. Đặc biệt, đọc VB nghị luận , làm thế nào để làm nổi bật được hệ thống luận điểm, cách lập luận của tác giả là một điều rất khó. Chính vì vậy, hôm nay, chúng ta cùng đi tập đọc các VB nghị luận đã học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
 - HS chọn VB, dùng bút chì gạch dấu ngắt, gạch dưới những vế câu cần đọc nhấn mạnh và cần biểu cảm
 - GV kiểm tra điều đó
? Có mấy yêu cầu đọc ?
? Đọc rõ là đọc như thế nào ? Đọc biết nhấn mạnh là đọc ra sao ?
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc có nghệ thuật.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nhóm, giải quyết vấn đề... 
- Năng lực: Hợp tác
 - Chia tổ cho HS đọc với nhau trong tổ và chọn 1 HS đại diện tổ đọc trước lớp.
 - Cho đại diện của tổ đọc trước lớp, HS nhận xét từng bạn.
 - GV uốn nắn và đọc mẫu 1 số đoạn, câu.
I- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS :
II- Yêu cầu đọc :
- Có hai yêu cầu đọc :
 + Đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng;
 + Đọc nhấn mạnh đúng chỗ đáng nhấn mạnh và biểu hiện tình cảm.
- Đọc rõ là đọc rõ tiếng, không lí nhí, lắp bắp. Đọc biết ngừng đúng chỗ có dấu phẩy, dấu chấm câu.
- Đọc biết nhấn mạnh các vế thể hiện luận điểm của bài văn, các thanh điệu thể hiện tình cảm.
III- Thực hành đọc trên lớp :
1- Tập đọc trong tổ, nhóm :
2- Tập đọc trước lớp :
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: 
? Đọc diễn cảm đoạn 1, 2 của VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh và nêu nhận xét về cách viết của tác giả ?
 ? Đoạn văn nào em cảm thấy dễ đọc và có thể đọc hay nhất ? Tại sao ?
 	? Em có nhận xét gì về cách đọc VB nghị luận ? Cách đọc VB nghị luận có gì giống và khác với các VB văn xuôi khác ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
Hãy tạo lập một đoạn văn phân tích cảm thụ về một câu tục ngữ hoặc ca dao vừa tìm được.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
 - Tiếp tục tập đọc diễn cảm các VB nghị luận, kể cả bài đọc thêm hoặc các ví dụ trong các bài TLV.
 - Phân biệt được sự giống và khác nhau trong cách đọc VB nghị luận và các kiểu VB văn xuôi khác.
 - Chuẩn bị học bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt).
...........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_34_nam_2020_2021.doc