Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 6 - Năm 2020-2021

Tuần 6- Tiết 21- Văn bản:

PHÒ GIÁ VỀ KINH.

 ( Trần Quang Khải)

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - Cảm nhận được khát vọng thái bình thịnh trị của thời đại nhà Trần qua bản dịch bài thơ “ Phò giá về kinh”.

2- Về kĩ năng:

- Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật .

- Đọc - hiểu, phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường Luật qua bản dịch tiếng Việt .

3- Về thái độ:

 Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu hòa bình, có ý thức làm cho đất nước phát triển cường thịnh.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.

- PC: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực.

 

doc 18 trang phuongnguyen 21440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 6 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 6 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 6 - Năm 2020-2021
Soạn: 	 5 / 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020
Tuần 6- Tiết 21- Văn bản:
PHÒ GIÁ VỀ KINH.
 ( Trần Quang Khải)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Cảm nhận được khát vọng thái bình thịnh trị của thời đại nhà Trần qua bản dịch bài thơ “ Phò giá về kinh”.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật .
- Đọc - hiểu, phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường Luật qua bản dịch tiếng Việt .
3- Về thái độ:
 Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu hòa bình, có ý thức làm cho đất nước phát triển cường thịnh.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Yêu nước, trách nhiệm, trung thực.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài Nam quốc sơn hà ? Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
* Khởi động vào bài mới: 
- Cho học sinh xem tranh về chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử.
? Những chiến thắng trên gắn với những tên tuổi nào?
- GV dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm“ Phò giá về kinh”.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 7 phút.
? Em hiểu gì về tác giả bài thơ này?
 HD đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hiểu gì về thể thơ này?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
? Bài thơ được chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Hiểu được lời thơ tái hiện chiến thắng lịch sử với niềm tự hào sâu sắc. 
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 15’
? Ở dạng phiên âm, hai câu thơ đầu được viết ntn ? Nó được dịch nghĩa ntn?
? Những chiến công nào được nhắc tới trong hai câu thơ này? Các chiến công đó gợi nhắc những sự kiện lịch sử nổi tiếng nào của dân tộc ta trong quá khứ?
? Hãy nhận xét nghệ thuật hai câu thơ:
Cách dùng từ.
Cách sắp đặt hai địa danh?
Thanh điệu, nhịp, ý của câu trên với câu dưới?
Giọng điệu của hai câu thơ trên?
? Biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì trong việc diễn tả:
 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
 - Tình cảm của người viết lời thơ này?
- Hs đọc hai câu cuối:
? Dạng phiên âm và dịch nghĩa của hai câu thơ ?
? Lời thơ đề cập đến vấn đề gì? Tác giả mong ước về một đất nước ntn?
? Lời thơ nào cổ động cho việc xây dựng một đất nước mãi mãi vững bền?
( Gợi ý: Thái bình nên gắng sức. Tức là sau khi đã hòa bình không nên quá say sưa với hào khí chiến thắng mà cần tập trung vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh)
? Điều đó thể hiện tư tưởng gì của tác giả?
? Khát vọng ấy có phải chỉ của riêng tác giả không?
( Gợi ý: là khát vọng của toàn thể ND ta dưới thời Trần)
? Vậy dưới thời Trần khát vọng hòa bình, xây dựng đất nước có biến thành hiện thực không? Chứng minh bằng thực tế lịch sử?
( Gợi ý: Thời Trần, sau hai cuộc KC thắng lợi chống giặc Mông- Nguyên là thời kì thái bình thịnh trị khá dài trong lịch sử dân tộc ta).
? Nội dung hiện thực nào được phản ánh trong “ Phò giá về kinh” ? Tình cảm nào của tác giả được bộc lộ?
 Tổ chức chia sẻ cặp: 3’
? Nhận xét về nghệ thuật của hai bài thơ?
? Khái quát nội dung của hai bài thơ?
 GV chốt kiến thức
TL cá nhân
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 3’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
HS bộc lộ
I- Đọc và tìm hiểu chung:
1- Tác giả: Trần Quang Khải( sgk)
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung.
 * Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt.
Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4( quan, san).
 * Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác lúc đi đón hai vua Trần về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô.
 * Bố cục: 2 phần 
P1- Hai câu đầu : Hào khí chiến thắng xâm lược
P2- Hai câu cuối: Khát vọng thái bình của dân tộc.
 * Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm.
II- Phân tích.
1- Hào khí chiến thắng xâm lược.
- Phiên âm:
 Đoạt sáo Chương Dương độ.
 Cầm Hồ Hàm Tử quan
- Dịch nghĩa: 
 Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
 Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
-> Hai chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, gợi nhắc 2 trận thắng lớn trên sông Hồng thời Trần đại thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Nghệ thuật dùng động từ mạnh đặt đầu câu liên tiếp( đoạt, cầm); hai địa danh được nhắc liền nhau ( Chương Dương, Hàm Tử); 
 + Câu trên đối xứng với câu dưới cả về thanh, nhịp, ý; 
 + Giọng điiệu khỏe khoắn, hùng tráng.
-> Hiện thực cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân nhà Trần được tái hiện với không khí hào hùng, oanh liệt chống lại giặc Nguyên- Mông; phản ánh sự thất bại của kẻ thù. Đồng thời thể hiện tình cảm phấn chấn tự hào của tác giả.
2- Khát vọng thái bình của dân tộc.
- Phiên âm: 
 Thái bình tu trí lực.
 Non nước ấy ngàn thu.
- Dịch nghĩa :
 Thái bình tôi nên dốc hết sức lực.
 Muôn đời vẫn còn non sông này.
Hai câu thơ nói về việc xây dựng đất nước thời bình. Tác giả mong một đất nước bền vững muôn đời( non nước ngàn thu)
-> Mong ước thể hiện tư tưởng yêu chuộng 
hòa bình, hi vọng vào tương lai tươi sáng của đất nước; tin tưởng vào sức mạnh xây dựng đất nước.
* Tiểu kết: “ Phò giá về kinh” phản ánh hào khí chiến thắng giặc ngoại xâm và khát vọng xây dựng đất nước dưới thời nhà Trần.
 Tác giả bộc lộ niềm vui chiến thắng quân xâm lược và mong ước xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị.
III- Tổng kết
1- Nghệ thuật:
Cách nói chắc nịch, cô đúc, trong đó ý tưởng và cảm xúc hòa làm một , cảm xúc nằm trong ý tưởng.
2- Nội dung:
Hai bài thơ thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta, nêu cao chân lí vĩnh viễn, lớn lao, thiêng liêng nhất- nước Nam là của người VN , không ai được xâm phạm và bày tỏ khát vọng xây dựng và phát triển cuộc sống.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Tích hợp với môi trường giáo dục hiện nay.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
Bài 1: Trong những nét sau đây, nhận xét nào đúng với bài “ PGVK” ?
A- Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B- Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
C- Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
D- Thể hiện khát vọng hòa bình.
Bài 2: Nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là gì?
A- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.
B- Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp.
C- Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hòa trộn giữa ý tưởng và cảm xúc.
D- Nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. 
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp hai bài thơ vừa được học.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Tìm đọc thơ văn của hai tác giả Lí Thường Kiệt và Trần Quang Khải.
- Học thuộc lòng hai bài thơ.
- Nắm được nội dung và nghệ thuật từng bài .
- Đọc thêm: Bài ca Côn Sơn, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường...
.............................................................................................................................................
Soạn: 5 / 10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 22- Tiếng Việt: TỪ HÁN VIỆT.( tiếp).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt .
2- Về kĩ năng:
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp ngữ cảnh. 
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
 3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt nghĩa của từ và trau dồi từ Hán Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC : Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- PP, KT: Trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- NL, PC: + NL: hợp tác.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 5’
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:	
? Có mấy loại từ ghép Hán Việt. Cho VD?
? Nêu cấu tạo từ ghép chính phụ Hán Việt. Làm bài tập 4 sgk.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi CÙNG TÌM NHANH.
- GV phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn, trong 3 phút phải tìm nhanh những từ Hán Việt ứng với nghĩa mà GV đưa ra ( có khi là những từ đồng nghĩa). Đội nào tìm nhanh, đúng từ sẽ là đội chiến thắng. HS còn lại dưới lớp sẽ là khán giả cổ vũ. 1 bạn HS làm thư kí tổng hợp kết quả.
- HS tiến hành chơi theo luật.
- GV tổng kết trò chơi, động viên cho điểm khuyến khích tinh thần.
- Dẫn vào bài: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về từ ghép Hán Việt. Do đặc điểm giàu sắc thái, trang trọng trong cách thể hiện nên nhiều khi tiếng Việt phải mượn từ Hán Việt mới biểu đạt đúng sắc thái ý nghĩa. Vậy tác dụng của từ Hán Việt và cách sử dụng từ Hán Việt ra sao. Bài hôm nay ta sẽ giải đáp câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: HS nắm chắc được việc sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái biểu cảm. Nhưng không nên lạm dụng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề, đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi. 
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Có trách nhiệm.
- Thời gian: 28 phút.
? Tìm những từ thuần Việt tương đương với những từ Hán Việt sau:
 “ Phụ nữ”, “ nhi đồng”, “ phu nhân”, “ từ trần”, “ hoa lệ”?
- Y/c HS đọc phần I.
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’ 
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs.
 + Nhiệm vụ: 
Câu a: Tại sao các câu văn phần a lại dùng các từ Hán Việt phụ nữ, từ trần, mai táng mà không dùng những từ thuần Việt có nghĩa tương tự (đàn bà, chết, chôn)?
? Tại sao lại có câu văn dùng từ( tiểu tiện, tử thi mà không dùng từ đồng nghĩa tương ứng ( đi đái, xác chết)?
Câu b: Dùng các từ Hán Việt trẫm, kinh đô, yết kiến, bệ hạ, thần để tạo nên sắc thái gì cho câu văn?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
 + Nhận xét, bổ sung, chốt.
? Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết dùng từ Hán Việt sẽ tạo nên những sắc thái gì?
 Y/c HS đọc VD
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Theo em, trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
- GV bổ sung, chốt.
? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ Hán Việt?
TL cá nhân
HS đọc 
- HS tạo nhóm 
- HĐ cá nhân 3 phút; nhóm 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - HS nhóm khác nhận xét
TL cá nhân
 HS đọc
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
TL cá nhân
I- Sử dụng từ Hán Việt ?
1- Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
 a- Tìm hiểu VD :
- “phụ nữ” = đàn bà.
- “ nhi đồng” = trẻ em.
- “ phu nhân” = vợ.
- “ từ trần ” = chết
- “ Hoa lệ” = đẹp đẽ.
(a)- Do các từ Thuần Việt và Hán Việt khác biệt nhau về sắc thái ý nghĩa:
 + Các từ Hán Việt phụ nữ, từ trần, mai táng tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 + Các từ Hán Việt tiểu tiện, tử thi tạo nên sắc thái tao nhã( lịch sự), tránh cảm giác ghê sợ.
(b)- Đây là những từ Hán Việt cổ chỉ dùng trong xã hội phong kiến. Trong văn chương, từ này tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí cổ xưa.
b- Kết luận (Ghi nhớ: sgk tr 82)
2- Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
a- Tìm hiểu VD:
 Cả hai câu (a), ( b) -> cách diễn đạt 2 hay hơn vì : Việc sử dụng từ Hán Việt ở cách thứ nhất đã làm lời nói thiếu đi tính từ nhiên , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b- Kết luận ( ghi nhớ: sgk tr83)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 7'.
- Y/c Hs đọc các bài tập. GV hd làm bài
- Nhận xét, bổ sung, chốt.
- Hs đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân
- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.
II- Luyện tập: KK học sinh tự làm.
Bài 1:
a - Mẹ .
 - Thân mẫu .
b - Phu nhân.
 - Vợ 
c- Sắp chết.
 - Lâm chung.
d- Giáo huấn.
 - Dạy bảo.
Bài 2: 
Đặt tên người, tên địa lí bằng những từ Hán Việt sẽ tạo ra sắc thái trang trọng.
* Củng cố:
? Sử dụng từ Hán Việt phù hợp tạo ra sắc thái gì?
? Có nên lạm dụng từ Hán Việt không? Tại sao?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Áp dụng kiến thức đã học trong bài vào giải quyết 1 tình huống cụ thể.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm một đoạn văn bản có sử dụng những từ Hán Việt. Cho biết vì sao đoạn văn đó lại sử dụng từ Hán Việt?
- Học, nắm chắc ghi nhớ , phân tích ví dụ để rõ hơn về từ Hán Việt, tìm những từ Hán Việt và giải nghĩa chúng..
- Làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị : Quan hệ từ.
.............................................................................................................................................
Soạn: 5 /10/ 2020- Dạy: / 10/ 2020.
Tiết 23- Tiếng Việt: QUAN HỆ TỪ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm quan hệ từ .
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập VB. .
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
 3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng tốt quan hệ từ khi nói và khi tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC : yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Động não cá nhân.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:	
 ? Sử dụng từ Hán Việt sẽ tạo ra những sắc thái biểu cảm nào ? 
 ? Làm bài tập 3,4.
* Khởi động vào bài mới: 
Hãy dùng những từ để nối hai đơn vị ngôn ngữ sau:
LanHoa là đôi bạn thân.
Nó đếnnó lại đi.
Chiếc cặp nàynó.
Gv dẫn vào bài: Những từ dùng để nối các đơn vị ngôn ngữ được gọi là Quan hệ từ. Vậy QHT là gì? Cách sử dụng nó ra sao? Bài hôm nay ta cùng đi giải đáp vấn đề đó. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hs hiểu ý nghĩa của Quan hệ từ
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Gv treo bảng phụ VD sgk, HS đọc ví dụ:
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, em hãy xác định QHT trong những câu đó 
? Các QHT trên liên kết từ ngữ hay những câu nào với nhau?
? Nêu ý nghĩa của mỗi QHT?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động cá nhân:
* Bài tập : xác định QHT và cho biết ý nghĩa của QHT trong câu?
 - Nó học ở trường Chu Văn An.
( gợi ý: “ ở”-> QHT biểu hiện quan hệ về địa điểm)
- Tuy trời mưa nhưng em vẫn đi học đúng giờ.
( “Tuy- nhưng”-> QHT chỉ điều kiện –kết quả)
- Nó đến trường bằng xe đạp.
( “ bằng” -> QHT chỉ phương tiện)
- Tôi với Lan là đôi bạn thân từ thuở nhỏ.
( “ với” -> QHT chỉ sự bình đẳng)
? Vậy QHT dùng để làm gì?
- Mục tiêu: Hs hiểu có những trường hợp phải sử dụng QHT và trường hợp không cần sử dụng Quan hệ từ . 
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề .
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
- Gv dùng phiếu học tập ghi 3 bài tập sgk tr97.
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
Câu 1: Đánh dấu (x) vào những trường hợp bắt buộc phải sử dụng QHT? Vì sao lại bắt buộc phải sử dụng QHT trong những câu trên?
( hs: Những trường hợp trên bắt buộc phải sử dụng QHT thì câu văn mới rõ nghĩa. Nếu không dùng thì nó sẽ bị biến nghĩa hay thay đổi nghĩa)
Câu 2: Hãy tìm những QHT có thể dùng thành cặp với các QHT ở câu 2 ?
Câu 3: Đặt câu với những cặp QHT vừa tìm được?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động cá nhân:
? Từ tìm hiểu ở ba VD trên, hãy cho biết cách sử dụng QHT?
Hs đọc
- Tạo nhóm. 
Nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm.
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS đọc
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
I- Thế nào là quan hệ từ ?
1- Tìm hiểu VD:
 Những quan hệ từ:
a- QHT “ của” -> liên kết từ ngữ “ đồ chơi”- với “ chúng tôi” ( quan hệ sở hữu)
b- QHT “ như” -> liên kết từ ngữ “ đẹp” với “ hoa” ( quan hệ so sánh)
c- QHT “ bởi- nên” -> Liên kết hai vế của câu ghép chính phụ ( quan hệ nhân quả)
 - QHT “ và” -> liên kết 2 cụm từ “ ăn uống điều độ” – “ làm việc có chừng mực” ( quan hệ bình đẳng)
2- Kết luận ( ghi nhớ- sgk trang 97)
II- Sử dụng quan hệ từ.
1- Tìm hiểu ví dụ:
* Ví dụ 1: 
- Những trường hợp bắt buộc phải sử dụng QHT: b, d, g, h.
- Những trường hợp không bắt buộc sử dụng QHT: a, c, e, i.
* Ví dụ 2:
- Nếu ..........
- Vì..............
- Tuy...........
- Hễ ..............
- Sở dĩ.............
* Ví dụ 3: 
2- GHI NHỚ ( sgk trang 98)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Quan hệ từ.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, sơ đồ tư duy .
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 15 phút .
- Y/c HS đọc BT.
- HD hs làm bài cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài, báo cáo kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
III- Luyện tập:
Bài 3: 
 - Các câu đúng: b, d, g, i, k, l 
 - Các câu sai : còn lại.
Bài 5: 
- Nó gầy nhưng khỏe(1) -> “ nhưng” biểu thị quan hệ đối lập nhau giữa “ nó gầy” và “ khỏe”=> Tỏ ý khen.
- Nó khỏe nhưng gầy.(2) -> “ nhưng” biểu thị qun hệ trái ngược giữa “ nó khỏe” và “ gầy” => Tỏ ý chê.
Bài 4: ( hs làm ở nhà)
* Củng cố:
? Nêu ý nghĩa của QHT? Cho 2 vd có sử dụng QHT và chỉ ra ý nghĩa của nó?
? Cách dùng QHT cần lưu ý điều gì ? 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Quan hệ từ để tạo lập đoạn văn có sử dụng Quan hệ từ.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng quan hệ từ .
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm một đoạn văn bản có sử dụng những Quan hệ từ. Chỉ ra ý nghĩa của từng quan hệ từ .
- Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về quan hệ từ.
- Làm bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị: Chữa lỗi về QHT.
............................................................................................................................................
Soạn: /10/ 2020- Dạy: /10/ 2020.
Tiết 24- Văn bản:
BÁNH TRÔI NƯỚC
 ( Hồ Xuân Hương)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Hiểu sơ giản về tác giả bài thơ, đặc điểm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
 - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua “ Bánh trôi nước” cùng tính chất đa nghĩa của bài thơ.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết thể loại văn bản “ Bánh trôi nước”.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật 
3- Về thái độ:
 Bồi dưỡng niềm quý trọng vẻ đẹp của con người, cảm thông với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Nhân ái, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:	
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Tổ chức trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Trách nhiệm.	
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
* Khởi động vào bài mới:
HĐ của GV	
HĐ của HS
- Chuẩn bị hộp giấy, câu hỏi để trong hộp giấy:
 ? Hãy đọc thuộc lòng hai bài thơ “ Côn Sơn ca” và “ Buổi chiều đứng ở phú Thiên Trường”.
? Em hiểu biết gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm?
- Phổ biến luật chơi: Cả lớp vừa hát chung 1 bài hát bất kì do bạn lớp phó văn nghệ cho hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi. Và trả lời câu hỏi.
- Có thể gọi HS khác giơ tay bổ sung nếu HS không trả lời được.
- HS chơi theo luật và trả lời câu hỏi.
- Trả lời cá nhân.
- GV dẫn vào bài mới: Hồ Xuân Hương "một nhà thơ kiệt xuất, một tài năng văn học độc đáo", độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Bà không chỉ được đánh giá cao ở trong nước. Mà còn được rất nhiều người nước ngoài đánh giá cao. R.Tago trước kia, và gần đây, nhà thơ Pháp có tên tuổi ở châu Âu - Jăng Rixtal - trong bài Tựa bản dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp, đã coi Hồ Xuân Hương là "một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam và không chút nghi ngờ, là một trong những nữ sĩ hàng đầu của châu Á". Bên cạnh Hồ Xuân Hương là dịch giả Đoàn Thị Điểm, nổi tiếng trong dịch thuật “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn. Để hiểu thêm về hai nhà thơ này, hôm nay ta sẽ tìm hiểu hai văn bản “ Bánh trôi nước” và “ Sau phút chia ly”.
- GV dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm “Bánh trôi nước”.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
? Em hiểu gì về tác giả bài thơ?
- HD đọc, đọc mẫu.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? 
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Theo em, bài thơ này miêu tả bánh trôi nước thật hay còn đề cập đến đối tượng nào khác?
( Gợi ý: Bài thơ vừa nói đến bánh trôi nước, vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ-> Tính đa nghĩa trong thơ).
? Vậy chúng ta hiểu bài thơ theo nghĩa nào? Vì sao?
( Gợi ý: Bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ, chỉ là phương tiện tác giả mượn để nói lên thân phận người phụ nữ. Đây là giá trị của bài thơ).
- Mục tiêu: Cảm nhận được thể chất, vẻ đẹp tâm hồn và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ.
 + Nhân ái
- Thời gian: 25 phút.
- Quan sát vào câu thơ đầu:
? Hình thể của chiếc bánh trôi nước được miêu tả ntn ?
? Các tính từ “trắng”, “tròn” gợi tính chất gì của chiếc bánh trôi?
? Hình thể của chiếc bánh trôi nước khiến ta liên tưởng tới vẻ đẹp nào của người phụ nữ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp ntn?
- Thảo luận nhóm đôi:
? Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống ntn trong một XH công bằng?
( HS: - Quyền được nâng lưu, trân trọng.
 - Quyền được hưởng hạnh phúc.
 - Quyền được làm đẹp cho đời).
? Câu thơ đầu của Xuân Hương dùng cách nói “ thân em”. Em gặp cách nói này ở đâu? 
? Hãy tìm một vài câu ca dao có cách dùng từ “ thân em” thể hiện sự đồng điệu với thân phận người phụ nữ trong thơ HXH ?
( - Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra luống cày.
- Thân em như tấm lụa đào.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?)
( dg: Sự đồng điệu ở đây chính là cảm xúc bi thương về thân phận hẩm hiu của người phụ nữ)
? Trong Xh cũ, thân phận người phụ nữ khác nào thân phận chiếc bánh trôi. Lời thơ nào diễn tả về thân phận họ?
? Câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật ấy?
? Ví người phụ nữ với bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương đã nhận thức được giá trị và thân phận của họ ntn?
- HS đọc hai câu cuối:
? Hai câu thơ cuối, hình ảnh bánh trôi được tiếp tục gợi tả bằng những chi tiết ngôn từ nổi bật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ở hai câu thơ này?
(TL: Hai câu thơ cuối khẳng định phẩm giá của người phụ nữ: dù bị dập vùi, dù không quyết định được số phận cuộc đời mình song họ vẫn giữ phẩm chất trong sạch, cao đẹp trong XH đầy rẫy những bất công)
- Gv dùng bảng phụ:
? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
? Khái quát nội dung của bài thơ?
TL cá nhân
- Đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả :
Hồ Xuân Hương ( sgk).
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt, được viết bằng chữ Nôm.
* Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm là chính + Tự sự và miêu tả 
II- Phân tích.
1- Thể chất và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
* Hình thể: 
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
- Tính từ “ trắng” : chỉ sự trong sạch, tinh khiết; “ tròn”: khỏe mạnh, đẹp đẽ, hoàn hảo -> Chiếc bánh trôi mang vẻ đẹp trong sạch, hoàn hảo.
- Hình ảnh ẩn dụ hình thức bên ngoài của chiếc bánh trôi chính là vẻ đẹp hình thể bên ngoài của người phụ nữ: một vẻ đẹp hoàn hảo, khỏe mạnh.
- Cách nói “ thân em” là cách nói mà ca dao hay dùng.
* Thân phận: 
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Thành ngữ bảy nổi ba chìm: diễn tả sự chìm nổi của chiếc bánh trôi khi luộc, đồng thời gợi sự liên tưởng đến thân phận người phụ nữ, cuộc đời họ trôi nổi, bấp bênh, dập vùi trong XHPK trọng nam khinh nữ.
 - Mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về người phụ nữ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ quan điểm: Niềm tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cũng thể hiện rõ cảm xúc đồng cảm, thương xót cho thân phận họ và cất lên tiếng nói lên án XH cũ rẻ rúng người phụ nữ.
2- Lòng tin vào phẩm giá trong sạch.
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Cặp từ trái nghĩa tương phản : rắn, nát-> diễn tả những trạng thái khác nhau của bột làm nên bánh. Bánh ngon hay không ngon, cuộc sống người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh đều phụ thuộc vào “ tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng, vào lễ giáo PK, vào số phận.
- Hình ảnh thực kết hợp với ẩn dụ: Tấm lòng son-> vừa là nhân đường đỏ làm nên ruột bánh, vừa là tấm lòng chung thủy son sắt, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. 
- Cặp quan hệ từ “ mà”- “ vẫn”, kết hợp với “ mặc dầu” ở câu trước nhằm khẳng định thái độ kiên trinh, vững vàng trước sau như một của người phụ nữ, đó là lòng thủy chung son sắt.
Chiếc bánh trôi bề ngoài có thể “ rắn”, “ nát” nhưng bên trong vẫn vẹn nguyên chất lượng.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- “Bánh trôi nước” dùng hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa; ngôn ngữ bình dị mang dáng dấp ca dao; từ ngữ chính xác, có sức gợi tả.
2- Nội dung:
- Bài thơ “ Bánh trôi nước” ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ VN ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức trọng tâm
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Định hướng năng lực, PC:
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm.
- Thời gian: 3 phút 
? Học xong Vb “ Bánh trôi nước” em suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong XH cũ?
 	 ? Vb “ Sau phút chia li” đem đến cho em nỗi niềm nào? Theo em có cách nào giải thoát cho người chinh phụ khỏi nỗi bất hạnh đó không?
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống. 
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, giải quyết vấn đề.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ
Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Tìm đọc thơ văn của Hồ Xuân Hương .
 - Đọc tham khảo Bình văn về bài thơ và phần ghi nhớ sgk.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Nắm được nội dung và nghệ thuật bài . 
 - Tự học: Sau phút chia ly.
 - Chuẩn bị : Qua đèo Ngang.
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_6_nam_2020_2021.doc