Giáo án Ngữ văn 8 - Chuyên đề 1: Văn học hiện thực
Chuyên đề 1. VĂN HỌC HIỆN THỰC
A. Mục tiêu
1.Kiến thức: HS thấy được
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt,nội dung,nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
- Đăc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2.Kỹ năng :
- KNBH: Khái quát hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .Cảm thụ nét riêng độc đáo của tác phẩm đã học.
- Rèn KNS : Giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, kĩ năng nhận thức vấn đề, kĩ năng xác định giá trị bản thân; suy nghĩ ,sáng tạo.
3 Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thích văn học nước nhà.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Chuyên đề 1: Văn học hiện thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Chuyên đề 1: Văn học hiện thực
Chuyên đề 1. VĂN HỌC HIỆN THỰC A. Mục tiêu 1.Kiến thức: HS thấy được - Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt,nội dung,nghệ thuật. - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản. - Đăc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện. 2.Kỹ năng : - KNBH: Khái quát hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .Cảm thụ nét riêng độc đáo của tác phẩm đã học. - Rèn KNS : Giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, kĩ năng nhận thức vấn đề, kĩ năng xác định giá trị bản thân; suy nghĩ ,sáng tạo. 3 Thái độ : - Giáo dục lòng yêu thích văn học nước nhà. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong tiết học, năng lực thẩm mĩ trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương. - Thái độ - Giáo dục đạo đức: lòng yêu thương con người, biết căm ghét các thế lực tàn bạo, biết rung cảm trước cuộc sống, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm mái trường, trân trọng vẻ đẹp của con người Việt Nam. B. Chuẩn bị - GV: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức truyện kí Việt Nam; bảng phụ so sánh các văn bản, xây dựng kế hoạch dạy học. - HS : trả lời câu hỏi ôn tập GV giao: + Lập sơ đồ tư duy với từ khoá “ truyện kí Việt Nam” + So sánh điểm giống khác nhau giữa ba văn bản: trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc + Chỉ ra các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong một văn bản + Phân tích lối viết văn chân thực, sinh động trong một văn bản + Phân tích lời văn tự sự giàu cảm xúc trong một văn bản +Cảm nhận về một nhân vật VH ( giao theo nhóm) C. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, nhóm, nêu vấn đề, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo, trình bày 1’, khăn phủ bàn D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ - NGUYÊN HỒNG A:Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút của Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành dạt dào cảm xúc. B: Trọng tâm kiến thức cần đạt: 1: Kiến thức: - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “ trong lòng mẹ” - Ngôn ngữ truyện thể hiện khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật. - Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen , độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 2: Kĩ năng: - Biết trình bày suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. 4. Thái độ Giáo dục học sinh đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng B.PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động giáo viên Nội dung cần đạt ? tại sao khi tìm hiểu vềtác phẩm, ta lại tìm hiểu về tác giả? - Tìm hiểu về cội nguồn của tác phẩm- tìm hiểu về tác giả chính là tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm, tình thần của tác phẩm. - Việc cha mất khi còn nhỏ đã tác động đến làm ô nhạy cảm hơn - Mẹ phải xa con – làm Hông thêm nỗi đau nữa- thiếu thốn tình cảm Đến với tác phẩm của Nguyên Hồng, người ta không phải là thưởng thức những câu chuyện được dựng xây bằng tưởng tượng mà Nguyên Hồng đã “lôi kéo” con ngưới cùng sống chung với cuộc đời số phận của nhà văn – chứ không còn là nhân vật. Bởi lẽ Những ngày thơ ấu là một phần kỷ niệm được rứt ra trong tuổi thơ cay cực của chính nhà văn. Nó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ Những điều đó đã làm nên tuổi thơ cay đắng nhưng nó cũng tạo nên tâm hồn của Nguyên Hông : luôn luôn chan chứa tình yêu thương, luôn muốn thấu hiểu mọi lẽ đời.Điều đó thôi thúc NH sống có nội lực, và chính nó cũng làm cho ông sống có bản lĩnh; sống giản dị , tràn đầy tình yêu thương - Vị trí rất quan trong của Nguyên H trong làng văn học Vn. Ông được mệnh danh như thế dường như làbắt nguồn từ tuỏi thơ của ông. - Ông sáng tác nhiều thể loại. thể loại thành công nhất là văn xuôi. - Năm 38 mới in trên báo. Lúc đó ông mới 20 tuổi. bằng sự trải nghiệm non nớt ấy, nhìn lại tuổi thơ của mình ô có những cảm nhận rất chân thực - Hồi kí: Hòi – nhớ lại. Kí : ghi chép.-> ghi chép lại những sự viẹc có thật. Tập hồi kí này con người ghi chép lại là người có mặt trong tác phẩm, là nhân vật trung tâm cảu câu chuyện nên TP có chiều sâu cảu cảm xúc. Mỗi chương là chia sẻ một kỉ niệm cay đắng của Hồng. “Đó là những kỉ niệm đau xót, buồn tủi của đữa trẻ sinh ra trong một gia đình phá sản, phải sống bơ vơ đói rách bị họ hang giàu có và cái xã hội đồng tiền ấy hắt hủi” – Nguyễn Đăng Mạnh. - Tập hồi kí là minh chứng cho phong cách đã nói ở trên. - bố cục: 2 phần: + cuộc đối thoại + Cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ. * - trước hết phải hiểu được hoàn cảnh của cuộc đối thoại: Đoạn trích là chương 4, muốn hiểu được hoàn cảnh của cuộc đối thoại đầu chương 4, thì cẩn phải hiểu được chương 1.2 nhất là chương 3. - Chương 1. Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân kop tình yêu. Chương 3. Năm Hông 12 tuổi thì cha mất. Mẹ ko chịu được sự khắt khe của nhà chông, tâm hồn khao khát yêu thương nên phải bỏ nhà đi tha hương. Cuộc đổi thoại diễn ra khi sắp đến ngày giỗ đầu bố. Với vai trò là người cô- em cha bé Hông thì người cô phải biết lo toan, chăm chút cho giỗ của ạnh trai. Nhưng trong cuộc đối thoại , bà cô ko hề làm điều đó. Mà là chỉ mỉa mai, châm chọc và cả sự nhạo bang về mẹ hông. Muốn làm cho nỗi đau cảu chú bé rớm máu. - Hiểu được hoàn cảnh ấy để thấy được tâm địa bà cô, thấy được tình cảm mãnh liệt như thế nào, long thương yêu mẹ ra sao. Tình yêu thương ấy có giúp chú bé chiến thắng được tâm địa độc ác của bà cô ko? I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Cuộc đời: Tuổi thơ cơ cực cay đắng. + cha nghèo túng, nghiện ngập, bất đắc chí, mất khi ông 12 tuổi. + Mẹ tần tảo, hiền dịu, thương con nhưng phải tha hương cầu thực + Sống bơ vơ trong sự cay nghiệt của họ hang. -.> Vốn sống, bản lĩnh sống. -Vị trí : Được mệnh danh là “nhà văn của những người cùng khổ”, “ nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. - Sự nghiệp: Đa tài, nhưng thành công nhất là văn xuôi. - Phong cách: chân thực, dạt dào cảm xúc và thầm đẫm tình yêu thương. 2. Tác phẩm: Những ngày thơ ấu- 1938 - Thể loại: hồi kí – chân thực của sự việc, chiều sâu cảm xúc. - Gồm 9 chương - Nội dung: Viết vè những kỉ niệm đau buồn, cay đắng trong suốt thời thơ ấu cảu tác giả. - Giá trị: tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyên Hông. a. Đoạn trích: Vị trí: chương IVphần đầu của tập hồi kí. II: Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng. -Hoàn cảnh đáng thương của bé Hông-> thấy được tâm địa đôc ác , giả dối nham hiểm của bà cô Tìm hiểu cuộc đối thoại, ta kẻ bảng. vì là cuộc đối thoại thì có những lời thoại đan xen nên ta kẻ bảng. Người cô Bé Hồng -Cười hỏi “ Mày có muốn vào Thanh Hoa chơi với mẹ mày không” - - Giọng vẫn ngọt” sao mày lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu!” Giọng ngọt:ko phải làngọt ngào mà là rất kịch giả dối - Hành động: vỗ vai, vẫn cười và nói: “ mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mự mày may vá và thăm em bé chứ” Chi tiết e, bé là chi tiết đáng quan tâm, vì đứa con này ngoài giá thú – khi mẹ H chưa mãn tãng chông mà đã có con với người khác- xã hội không chấp nhận. Khi nói như vậym ko phải là đề H được sống trong tình yêu thương mà going giễu nhại muốn cười cợt trên chính nỗi đau của chú bé.và nỗi khổ cảu mẹ H. - Lúc này bà cô vẫn “ tươi cười kể cho cháu nghe với giọng diễu cợt-> nham hiểm, muốn bới móc chuyênj này lên - Đổi giọng, vỗ vai , nhìn người cháu , nghiêm nghị “ đánh giấy cho mợ mày.bán xới mãi được sao?” -> giọng giả dối Tỏ sự ngậm ngùi-> - Cúi đầu không đáp- suy nghĩ ; cảnh giác- cười đáp lại “ Không! Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mợ cháu cũng về” (Cảnh giác vì H biết bà cô ko phải là lo cho H, không phải muốn gắn kết tình yêu thương cảu H với Mẹ . Nên câu trả lời và tin tưởng “ cuối về”.) Sau khi thấy H đáp như thê, bà cô lại tiếp tục cuộc đối thoại với going như thế nào? - Hông “ Im lặng cúi đầu: - buồn tủi. “Khóe mắt đã cay cay” vì sao lai cay cay? H đã thấy sự hỏi thăm là sự bới móc.- sự buồn tủi len lỏi Ko dừng lại dù thấy cháu đã Tâm trạng không chỉ là buồn tủi nữa mà bộc lộ ra ngoài bằng chi tiết chân thực: - Nước mắt ròng ròng rớt xuống. rồi chan hòa đằm đìa “ cười dài trong tiếng khóc” ; “ sao cô biết mợ con có con” Tiếng cười ko phải vui vẻ màlà tiếng cười chua xót, đau khổ. Vừa hỏi 1 câu “ sao” -> tiếng cười, lời hỏi ấy là ->Cung bậc cảm xúc: buồn tủi, đau đớn rồi vỡ òa thành tiếng khóc. - Nghẹ ứ khóc ko ra tiếng Hông ko khóc, chỉ im lặng Im lặng ? trong cuộc đối thoại này, vaio trò cảu H như thé nào? Bà cô rất kịch, xảo trá. Hông mới ... tuổi nhưng trong H là sự sâu sắc: ko trả lời ngay, mà là sự suy tư trăn trở và cả sự nghĩ về người mẹ, càng về sau càng yếu thế-> Cuộc đối thoại là cuộc chiến ko cân sức, một bên tấn công bằng những đòn ác hiểm, 1 bên tìm cách chống đỡ tuy quyết liệt nhưng lộ rõ vẻ đáng thương, tọi nghiệp-> Đòi roi tâm hồn, tình thần Bà cô thì nham hiểm, đầy toan tính. Trước bà cô như thế th́ H vô cùng đuối thế, Vũ khí bà cô dung ở đây ko phải là vật chất, đòn roi thể xác mà là vũ khí đòn roi tâm hồn, tinh thần. bang lời lẽ của mình, bằng ngón đòn của mình bà cô đã tra tấn tinh thần là h vô cùng tội nghiệp, dù muốn bảo vệ mẹ đến thế nào thì H vẫn yếu thế. - Cuộc đối thoại đã thể hiện tình yêu thưng mãnh liệt của H dành cho mẹ: + Nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô . -> Kịch- giả dối. diễn + Biết rõ “nhác đén mẹ tôi, cô tôi có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoải nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ” -> Hiểu mục đich của cuộc nói chuyện này.( Hiểu tâm thế, vai trò cảu người đối thoại với mình, hiểu được mục đích-> để có them sự tỉnh tao, sự quyết liệt và tình yêu thương. + Người cô càng mỉa mai, càng khinh miệt thì H càng thương mẹ “ tôi thương mẹ tôi” .. muốn phá tan hủ tục “ cắn , nahi , nghiến” Nỗi ấm ức trong long sẵn sang bộc lộ bùng phát trở thành hành động vô cùng quyết liệt Tình cảm sâu sắc của chú bé hiểu được nỗi khổ cảu mẹ phải chịu đựng. 2. Cuộc gặp gỡ bất ngờ: Bất ngờ : vì không hề hẹn trước, đến rất tình cờ Cảm xúc của Hồng: Cảm xúc của H khi cha mất 1 năm, sau cuộc trò chuyện với người cô, mẹ lại có em bé- ngoài giá thú. Tất cả những biết cố , sự kiện ấy diễn ra trong cuộc đời của H thì cảm xúc là gì? Trong cuộc đối tjoại H đã khẳng đinh” cuối nămvề” -> tin tưởng. - Trước đó H trả lời: cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Tan học thấy bóng người trên xe giống mẹ minh- chưa hề có sự chắc chắn ở đây Khi đuổi theo Hồng vẫn bối rối bởi “ bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” bởi “ nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là trò cười tức bụng cho lũ bạn” Cuộc gặp gỡ này là sự giải tỏa tâm lí Vì H đã trot tin là mợ cháu sẽ vê, vì H đã chạy theo,người giống mẹ, H luôn sợ người khác mỉệt thị - của lũ bạn, người cô, mà còn là tam lí của H – tâm lí buồn tủi, dồn nén-> cảm xúc vỡ òa. HÌnh ảnh người mẹ: - tình yêuthương Người mẹ hiện lên qua cái nhìn của người con - vừa gần gũi than quen, vừa mới lạ như thiên thần trong truyện cổ tích: + Ko hề còm cõi xơ xác như cô nói. + gương mặt tươi sang + Khuôn miệng xinh xắn + một êm dịu vô cùng + thơm tho lạ thường Những chi tiét ấy thể hiện, ko những mẹ Hông có nét đạp cảu người đàn bà đôn hậu, nhẹ nhàng. Mà qua lăng kính của chú bé ta thấy người mẹ đẹp một cách lạ thường, ấm áp - Chính mẹ làm H ko mảy may suy nghĩ gì đến lời người cô nữa.->Tình mẫu tử chiến thắng tất cả -> gạt đi mọi lời nói của bà cô, Chính tình mẫu tử làm cho H phấn khích tự tin vì trước đó muốn gặp đều trong ý niệm thì nay đã trở thành hiện thực-> thông qua người mẹ thấy được tình mẫu tử thiêng liêng cao quý như thế nào,. * Đối tượng khác nhau -> cảm xúc khác nhau. + Trong cuộc đối thoại giữa H với cô Cuộc gặp bất ngờ ( với mẹ) Buồn tủi Ta học tập được rất nhiều ở H đó là trong cuộc đối thoại dù buồn tủi nhưng Hông vẫn rất bản lĩnh- sống , mới 13 tuổi mà chống chọi với bà cô vô cùng giảo hoạt. HỒng bản lĩnh vì luôn giữ vững niềmtin dànhcho mẹ Vui sướng Học được ở Hông tình cảm chân thành, ấm áp mà h dành cho mẹ * Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều người như người cô sẵn sang tấn công vào niềm tin , đưa ra những lời nói làm tổn thương nhưng quan trọng là chúng có bản lĩnh, có niềm tin vào tình cảm chân thành ta có trong cuộc sống * Hấp dẫn của truyện là gì? Điều nào làm nên thành công của tác phẩm? NT: - xây dựng tình huống truyện độc đáo.-> cao trào cảm xúc. + Phần 1: H bị đẩy vào nỗi ấm ức buồn tủi đến nghẹ long (Nghẹn ứ ko nói nên lời, nước mắt im lặng- của con người bị nỗi đau đè nén đến ko thể khóc được nữa- + Phần 2. Cảm xúc vỡ òa vì hạnh phúc, ấm ức được giải tỏa (tình huống nàylàm nổi bật tìnhyêu H dành cho mẹ. Nếu ko có tình huống trên – ko có sự ấm ức, dồn nén thì chi tiết H gặp mẹ ko trở nên giàu cảm xúc và dạt dào như vậy. Xây dựng nhân vật sinh động qua ngôn ngữ và cử chỉ. + Người cô: thâm hiểm với những lời nói mỉa mai, cay độc, cử chỉ rát kịch.(Cười, nói, giọng rất ngọt, ánh mắt, khuôn mặt được khắc họa rất sinh động. ) + Hồng: nhạy cảm, thận trọng mà sâu sắc.( qua nét cảm xúc, ứng xử với cô, Cảm xúc vỡ òa khi gặp mẹ)- chính 2 nhận vật làm cho tác phẩm trở nên ấn tượng:bà cô thâm hiểm tạo điều kiện buộc h bản lĩnh, 1 bé H nhạy cảm->làm cho tác phẩm sau sắc. Ngôn ngữ kể chuyện giàu cảm xúc, chân thực-> thể kí (có % của sự thực) Cảm xúc chân thực ấy là của sự trải nghiệm đầy cay đắng chứ không phải tưởng tượng . đây có lẽ là 1 trong những điều làm nên đặc sắc của tác phẩm-> khi viết hồi kí cần viết chân thực, giàu cảm xúc. Tổng kết: Nội dung: Nỗi buồn tủi của Hông khi phải xa mẹ,phải chịu sự khác nghiêt của họ hang. Tình mẫu tử thiêng liêng không gì có thể chà đạp(chính tình mấu tử ấy đã cho H 1 bản lĩnh Con người rất thật , rất bản lĩnh của Nguyên Hồng ngày từ thuở ấu thơ ( cuộc sống có thể có kho khăn, thách thức ,cay nghiệt với mình nhưng mình phải biến nó thành sức mạnh, thành động lực để tiến lên) 2. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống, khác họa nhân vật. Chất văn giàu cảm xúc, chân thật của tác giả.( khién cho tập hồi kí dễ dàng đi vào lòng người đọc. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Mục đích: hs làm bài – gọi một vài hs trình bày trước lớp. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não Nhớ viết lại những kỉ niệm đáng nhớ với người thân( tự sự, kí) Câu 1: (3/20điểm) a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn trong đoạn trích sau: “Xe chạy, chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [].” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) a. Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa: (1,5 đ) -Động từ có nghĩa rộng: khóc (0,5 đ) -Động từ có nghĩa hẹp: nức nở (0,5 đ) sụt sùi (0,5 đ) Câu 2: ( 2,5đ ) Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ) Đáp án: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo được các ý sau: Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơmvừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm. *** Cách cho điểm: -Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ) -Nội dung: +Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.(2,0đ) +Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc .(1,5đ) +Nêu được cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết đủ ý, có cảm xúc, đôi chỗ còn lan man, lủng củng.(1,0đ) +Viết chưa sát yêu cầu đề bài , có chạm vào nội dung cần thiết. (0,5đ) +Sai hoàn toàn hoặc lạc đề. (0,5đ) Câu 3 : Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết “ Và cái làm đó không những làm tôi thẹn, mà còn tủi cực nữa, khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng dâm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên Yêu cầu ( 2 điểm ) Đảm bảo các ý sau: - Về hình thức : Hoàn chỉnh đoạn văn theo cách trình bày nội dung đoạn văn. - Về nội dung : So sánh 2. Nếu người quay lại ấy là người khác .khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. + Hình ảnh được so sánh: ” nỗi tủi cực, hổ thẹn trước bạn bè, trước chính mình. + HÌnh ảnh so sánh :người bộ hành trên sa mạc sắp chết khát nhì thấy ốc đảo xanh tươi nhưng có thể tất cả chỉ là ảo ảnh- >có sức liên tưởng lớn. + Tâm trạng trông ngóng, khát khao cháy bỏng được gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc và tình yêu mẹ thiết tha. Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. ( mẹ như nguồn sống, mạch nước nguồn ngọt ngào trên sa mạc cằn khô.. Nỗi khao khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi . Cũng như người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẻ gục ngã, quị xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng -Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ nhấn mạnh nỗi hổ thẹn, tủi cực và tuyệt vọng của bé Hồng khi nghĩ về viễn cảnh mình bị nhầm lần đó không phải là mẹ. *** bổ sung thêm so sánh đầu: So sánh 1: Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn nát mới thôi. - Hình ảnh so sánh: “ những cổ tục” đó là những hủ tục lạc hậu, những thành kiến bất công của xã hội cũ đè nặng lên con người, ngăn cản hạnh phúc chính đáng của con người . những cổ tục ấy vốn là những thứ vốn vô hình , vô ảnh mà sức hủy hoại của nó thì khôn lường. - Hình ảnh được so sánh : “ cụ thủy tinh, đầu mẫu gỗ, hò đá” là những vật khô, cứng nhọn , sắc. - Hành động nhân vật “nhai, cắn, nghiến” quyết liệt , dứt khoát thể hiện ý nghĩ táo tợn nièm căm phẫn cao độ đang trào sôi như một cơn dông tố trong lòng cậu bé .ý chí và sự quyết tâm lớn của chú bé hồng -Là một câu văn biểu cảm dài , nhịp văn dồn dập với liên tiếp nhiều động từ mạnh Diễn tả tâm trạng đau đớn, uất ức căm tức đến tột cùng . Các từ cắn, nhai, nghiến, nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật -Càng căm giận bao nhiêu càng tin yêu, thương mẹ bấy nhiêu -Đặc biệt tình yêu thương và niềm tin yêuvới mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy đã suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ bi thương của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái xã hội đầy đố kị và độc ác ấy với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Bé Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng một câu văn giàu cảm xúc và hình ảnh -Chúng ta cảm thông với nỗi đau đớn xót xa, nỗi căm giận tột cùng của bé Hồng đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng rất mực yêu thương và tin tưởng mẹ. Vẻ ngoài thì nhẫn nhục nhưng bên trong thì sôi sục một niềm căm giận muốn gồng lên chống trả lại mọi sự xúc phạm. tác giả vừa phê phán những hủ tục đày đọa con người vừa ca ngợi bản lĩnh, ý chí của cậu bé Câu 4. Trong đoạn trích “ trong lòng mẹ” có nhiều chi tiết tả bé Hồng khóc .So sánh sự khác nhau về cảm xúc được thể hiện qua hai chi tiết : Tôi cười dài trong tiếng khóc. Tôi òa lên khóc rồi cứ thế khóc nức nở - Tiếng khóc là biểu hiện tâm trạng xúc động đến tận cùng . Ở trong đoạn trích Nguyên Hồng đã hai lần tả bé Hồng khóc. + lần khóc trước những lời nhục mạ , xúc xiểm cay độc của người cô với mự mình .Tiếng khóc ấy đau đớn xót xa , thể hiện tình thương yêu vô vàn của cậu bé dành cho mẹ. Tiếng khóc ấy cũng là lời tố cáo sự độc ác nhẫn tâm của người cô đang tam hành hạ cháu mình bằng những câu nói độc địa dối trá. + Lần 2: cậu khóc khi gặp mẹ. Được sà vào lòng mẹ sau bao ngày xa cách. Tiếng khóc ấy là trạng thái hạnh phúc vỡ òa không kìm giữ nổi , là khoảnh khắc diệu kì khi chú bé được nằm gọn trong vong tay mẹ, được mẹ chăm sóc , vuốt ve được hưởng trọn tình yêu thương vô bờ của mẹ. Hai tiếng khóc , dù hoàn cảnh , đặc điểm , ý nghĩa khác nhau nhưng cũng thể hiện được tài năng của nhà văn trong nghệ thuật khác họa tam lĩínhân vật HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục đích: vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề bằng đoạn văn, bài văn cụ thể. - Phương pháp: thực hành - Kĩ thuật: Động não ĐỀ 1: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO * ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8 THCS - NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề này có 08 trang) Học sinh làm bài trực tiếp trên bản đề thi này. Câu 1: (3 điểm) Tả cảnh đẹp Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.” (Đường đi Sa Pa) Qua đoạn văn trên, em hãy cho biết: a. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? b. Tác dụng của những biện pháp tu từ đó? Câu 2: (7 điểm) “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn” (Danh ngôn Nam Phi - Dẫn theo Quà tặng cuộc sống) Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên. Câu 3: (10 điểm) “ Đoạn văn Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.” (Ngữ văn 8, tập một) Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ***** HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (3 đ) * Biện pháp: + đảo ngữ: lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, trắng long lanh một cơn mưa tuyết. + điệp từ: thoắt cái * Tác dụng: Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh, để làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa. Đồng thời điệp từ “thoắt cái” tạo cho chúng ta cái cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa. Sự thay đổi nhanh chóng đến mức bất ngờ ấy khiến người đọc như lạc vàc một tiên cảnh vậy. 0,5 0,5 1 1 2 (7) * Yêu cầu kỹ năng: đáp ứng được yêu cầu của bài văn nghị luận. Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. * Yêu cầu về kiến thức: HS cần đáp ứng được một số ý chính sau: Giải thích: - Mặt trời: ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp; hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp. - Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: khi hướng về những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, u ám, khó khăn (bóng tối) sẽ lùi lại phía sau. - Lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan. Chứng minh: - Những điều tốt đẹp: lý tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện, - Khi hướng về phía những điều tốt đẹp: con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin,đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công. - Liên hệ thực tế để chứng minh. Khẳng định, đánh giá, bàn bạc mở rộng, rút ra bài học cho bản thân: - Câu danh ngôn bao hàm một triết lý, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tinh tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp. - Trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời - những điều tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ, - Cần rèn luyện cho mình có ý chí, niềm tin, kiến thức,để có thể luôn hướng về phía mặt trời. 0,5 1 0,5 0,5 0,5 1 1 1 1 CÂU 3 Câu 3 a. Mở bài: Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm: - Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu; - Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh. 1,0 0,5 0,5 b. Thân bài: Lần lợt làm sáng tỏ từng luận điểm. 1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng - Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. - Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ; - Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc 2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh - Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô + Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.. + Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật nh hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. - Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ + Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở. + Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa + Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Lu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa. 6,0 2,5 0,5 1,0 1,0 3,5 1,5 0,75 0,75 2,0 0,5 1,0 0,5 c. Kết bài: - Khẳng định vấn đề đã chứng minh: Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. - Nêu thái độ, tình cảm của người viết: Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng. 1,0 0,5 0,5 ĐỀ 2: UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017-2018 Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” ( Quê hương- Tế Hanh) Câu 2. (3,0 điểm) Trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hình ảnh chiếc lá thường xuân được cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết đã giữ lại được sự sống cho Giôn-xi trong lúc cô tuyệt vọng nhất. Từ câu chuyện cảm động của các họa sĩ nghèo trong truyện ngắn trên, hãy bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của tình thương trong cuộc sống bằng một bài văn. Câu 3. (5,5 điểm) Đánh giá về văn bản “ Trong lòng mẹ” ( Chương IV) trích trong thiên hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, có ý kiến viết: “ Ở chương Trong lòng mẹ, có thể thấy chất trữ tình thấm đượm ở nội dung câu chuyện được kể; ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều lên đến cao độ, thống thiết và ở cách thể hiện của tác giả.” Bằng hiểu biết của em về văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017-2018 Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề Câu 1(1,5điểm) a.Về hình thức Học sinh cần viết thành bài văn hoặc đoạn văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát b.Về nội dung Cần có các ý sau: -Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. (0,25 điểm) - Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm nhận thấy sự mệt mỏi, say sưa của nó. Con thuyền được nhân hóa như một sinh thể sống động, một vật vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế: con thuyền nằm yên lặng như đang nghỉ ngơi thư giãn sau một chuyến ra khơi vất vả trở về và như đang lắng nghe nghe vị muối mặn của biển khơi thấm dần trong thớ vỏ của nó. Cụm từ im bến mỏi vừa nói được sự nghỉ ngơi của con thuyền, vừa nói được vẻ yên lặng nơi bến đỗ.Chữ “ nghe” ( nghe chất muối) thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế và thi vị. Cũng như người dân chài, con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_chuyen_de_1_van_hoc_hien_thuc.docx