Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - Bài: Truyện kí Việt Nam hiện đại (1930-1945)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phẩm chất: Yêu quý, tôn trọng, tri ân thầy cô, mái trường. Biết tự chủ, có trách nhiệm trong học tập.

2. Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.

+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học. Từ đó, liên hệ với việc học tập của bản thân thông qua việc trình bày cảm nhận của cá nhân về kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.

 Qua bài học, HS biết:

a. Đọc hiểu:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản

- Nhận biết được câu chuyện và tóm tắt một cách ngắn gọn

- Biết đọc diễn cảm văn bản hồi ức - người kể truyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân qua văn bản ”Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản

- Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.

- Nhận xét được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

 

doc 12 trang phuongnguyen 29/07/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - Bài: Truyện kí Việt Nam hiện đại (1930-1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - Bài: Truyện kí Việt Nam hiện đại (1930-1945)

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - Bài: Truyện kí Việt Nam hiện đại (1930-1945)
Họ tên: ĐỖ THANH HÀ
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Na Mèo – Quan Sơn – Thanh Hóa
Email: hasonha75@gmail.com
ĐT: 0961864895
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
BÀI HỌC: TRUYỆN KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1930-1945)
(Ngữ liệu: Tôi đi học. Thời gian: 6 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Phẩm chất: Yêu quý, tôn trọng, tri ân thầy cô, mái trường. Biết tự chủ, có trách nhiệm trong học tập.
2. Năng lực: 
+ Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sáng tạo.
+ Năng lực chuyên biệt: đọc - hiểu văn bản, phân tích chi tiết, hình ảnh, nhận xét nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học. Từ đó, liên hệ với việc học tập của bản thân thông qua việc trình bày cảm nhận của cá nhân về kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
 Qua bài học, HS biết:
a. Đọc hiểu: 
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản
- Nhận biết được câu chuyện và tóm tắt một cách ngắn gọn
- Biết đọc diễn cảm văn bản hồi ức - người kể truyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân qua văn bản ”Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản
- Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Nhận xét được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
b. Viết : 
- Viết được một bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thân.
- Bước đầu biết cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
c. Nói và nghe
- Kể được một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về kỉ niệm đó 
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế của bạn.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
- Smart Tivi hoặc máy chiếu, máy vi tính, bảng, phấn, giấy khổ lớn A0, giấy A4, bút lông, bút đánh dấu, bảng con.
- Bài soạn. 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp; Phương pháp, KTDH: PPDH hợp tác, PP đàm thoại gợi mở, kĩ thuật sơ đồ tư duy
- HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến
HOẠT ĐỘNG ĐỌC (2 TIẾT)
Ngữ liệu: Văn bản “Tôi đi học”
Hoạt động khởi động 
(GV Dùng PP gợi mở) 
GV: Cho HS xem vide bài hát: “Mùa thu ngày khai trường”, tác giả: Vũ Trọng Tường.
? Cảm xúc của em khi xem hình ảnh và nghe bài hát trong video?
- HS: tiếp nhận nhiệm vụ
GV dẫn dắt vào bài
Giai điệu rộn ràng vui tươi của bài hát Mùa thu ngày khai trường đã đánh thức trong lòng mỗi chúng ta về kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời. Kí ức đẹp đẽ đó cũng đã được nhà văn Thanh Tịnh gửi gắm qua truyện ngắn «Tôi đi học». Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng hòa vào cảm xúc trong sáng này qua văn bản «Tôi đi học».
Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS văn bản. 
Hoạt động hình thành kiến thức mới
(GV sử dụng PP đàm thoại, gợi mở; hợp tác, kĩ thuật sơ đồ tư duy)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân,
đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu.
- GV yêu cầu học sinh nêu ấn tượng nổi bật về văn bản: Câu chuyện đã mang lại cho em cảm xúc gì?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ khó. Trao đổi với các bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc chưa hiểu bằng cách dự đoán nghĩa của từ tỏng ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua các câu hỏi gợi mở:
+ Văn bản “Tôi đi học” do ai sáng tác, em biết gì về nhà văn ấy?
+ Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể?
+ Bố cục của văn bản được xây dựng trên cơ sở nào?
+ Theo mạch hồi tưởng ấy em thấy văn bản xuất hiện những nhân vật nào?
+ Nhân vật chính là ai? Vì sao em cho là như vậy?
+ Từ sự cảm nhận của nhân vật “tôi” em hãy nêu bố cục của văn bản ?
+ Văn bản là một truyện ngắn được viết theo phương thức tự sự. So với các văn bản tự sự khác em thấy văn bản “Tôi đi học” có điều gì khác biệt?
+ Từ đó em rút ra những nhận xét gì về đặc điểm của văn bản? 
+ Truyện được kể theo trình tự nào?
+ Qua dòng hồi tưởng ấy, tác giả muốn diễn tả điều gì ?
GV dẫn dắt vào phần 3
 Xuyên xuốt toàn bộ tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của tác giả. Đó cũng chính là chủ đề của tác phẩm. Để hiểu rõ hơn về chủ đề, chúng ta sẽ chuyển sang phần II.
- HS phân tích được thông tin cơ bản
của văn bản.
* Dự kiến kết quả
- Tác giả
+ Nhà văn Thanh Tịnh có tên khai sinh là Trần văn Ninh.
+ Quê xóm Gia Lạc ven sông Hương ngoại ô thành phố Huế.
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi: Từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò...
- Tôi là nhân vật chính. Vì mọi sự việc đều được kể từ sự cảm nhận của nhân vật này.
- Bố cục
+ Đoạn 1: Từ đầu -> “Trên ngọn núi”: Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường.
+ Đoạn 2: Tiếp -> “Cả ngày nữa”: Cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường. 
+ Đoạn 3: Tiếp -> Hết: Cảm nhận của tôi trong lớp học. 
- Không xây dựng cốt truyện (không có cốt truyện) với các sự kiện nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội.
- Xoay quanh tình huống “Tôi đi học” là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường: Bộc lộ tâm trạng của nhân vật “tôi”.
- Văn phong của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình
(Văn bản tự sự nhưng giầu giá trị biểu cảm). 
- Truyện được kể theo dòng hồi tưởng từ hiện tại nhớ về quá khứ với trình tự thời gian.
Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
II. Đọc hiểu chi tiết văn bản
 1. Tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
a. Khơi nguồn kỉ niệm
GV đặt vấn đề và vấn đáp, HS hoạt động cá nhân, tìm chi tiết, trả lời:
- Điều gì đã gợi nhắc nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?
- GV: bao quát lớp học, phát hiện khó khăn của các nhóm HS và giúp đỡ
- HS: suy nghĩ độc lập, trả lời.
b. Diễn biến tâm trạng của buổi đầu đi học
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, hoàn thiện PBT số 1:
 Phiếu học tập số 1
Thời điểm
Chi tiết, hình ảnh
Tâm trạng, cảm xúc
Trên đường đến trường 
Khi xếp hàng ở trường
Khi nghe gọi vào lớp
Khi ngồi vào chỗ.
GV cho các nhóm trao đổi kết quả, nhận xét nhau.
GV sửa, bổ sung, chiếu bảng, chốt.
2. Tìm hiểu về hình ảnh những người lớn trong buổi học đầu tiên của các em 
GV đặt vấn đề và vấn đáp, HS hoạt động cá nhân, tìm chi tiết, trả lời:
- Hình ảnh những người lớn hiện ra trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi như thế nào?
- Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của những người lớn đối với những em bé lần đầu đi học?
- HS: suy nghĩ độc lập, trả lời.
- HS nắm được tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
* Dự kiến kết quả
- Những điều gợi nhắc tôi nhớ về kỉ niệm xưa:
 Thời điểm : cuối thu đây là thời điểm bắt đầu khai trường.
+ - Cảnh thiên nhiên: Lá rụng, mây bàng bạc.
 Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Trên đường đến trường:
+ Chi tiết, hình ảnh: Con đường đã quen nhưng lại thấy lạ, mấy cậu nhỏ áo quần tươm tất, nhí nhảnh, tôi đề nghị mẹ cầm thêm thước, bút
+ Tâm trạng, cảm xúc: Hồi hộp, bỡ ngỡ, lo lắng, cảm thấy trang trọng, đứng đắn, cảm thấy đã lớn lên và tự hào, thử khám phá những cái mới. Muốn khẳng định mình.
- Khi xếp hàng ở trường
+ Chi tiết, hình ảnh: Người rất đông người nào cũng mặc quần áo đẹp, gương mặt vui tươi sáng sủa, so sánh trường với đình làng 
+ Tâm trạng, cảm xúc: Cảm xúc trang nghiêm của tác giả về ngôi trường, cảm thấy mình nhỏ bé.
- Khi nghe gọi vào lớp
+ Chi tiết, hình ảnh: Ông đốc tươi cười động viên
+ Tâm trạng, cảm xúc: Quý trọng tin tưởng và biết ơn ông đốc cũng như nhà trường.
- Khi ngồi vào chỗ.
+ Chi tiết, hình ảnh: Thấy bạn ngồi cạnh không hề xa lạ, một con chim liệng trên cửa sổ hót mấy tiếng rồi rụt rè bay đi
+ Tâm trạng, cảm xúc: Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật và với mọi người, cảm thấy cuộc đời mình bước sang 1 giai đoạn mới.
- Ông đốc: Nhìn các em với cặp mắt hiền từ và cảm động, lời nói khẽ khàng đầy yêu thương, lại tươi cười nhẫn nại dỗ dành các em khóc vì phải xa mẹ.
- Thầy giáo: Gương mặt tươi cười đón các em trước cửa lớp.
- Phụ huynh: Dẫn các em đến trường chu đáo.
- Mẹ: ân cần dịu dàng.
- Tất cả đều dịu dàng, yêu thương, chăm chút, khuyến khích các em.
III. Tổng kết:
- GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản. HS vẽ hoàn thành vào giấy A0.
- HS tổng hợp phần khám phá kiến thức, chọn lọc và thể hiện vào sơ đồ tư duy.
- GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ,)
- Gv cho các nhóm nạp kết quả, GV chụp hình ảnh kết quả các nhóm và trình chiếu lên màn hình.
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric 1. 
- HS tự đánh giá sơ đồ tư duy dưới sự hướng dẫn của GV. Căn cứ vào trình bày của các nhóm, GV chú ý HS cách vẽ sơ đồ tư duy, chỉnh sửa, động viên, khen ngợi kịp thời.
* Dự kiến kết quả
Khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
* Nội dung: Ghi lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, nhẹ nhàng tha thiết, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. Giọng điệu trữ tình trong sáng.
Hoạt động Luyện tập:
(GV sử dụng PP gợi mở)
- GV đưa 10 câu trắc nghiệm để HS củng cố kiến thức đọc hiểu về văn bản.
- HS làm, điền kết quả vào bảng con. GV chốt kết quả, chỉnh sửa giúp HS kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.
* Dự kiến kết quả
- Làm được các câu hỏi GV đưa ra.
Hoạt động Vận dụng 
(GV sử dụng PP giải quyết vấn đề)
- GV trình chiếu một số hình ảnh ngày khai giảng, trẻ em được đi học.
? Từ văn bản “Tôi đi học” và những trải nghiệm thực tế, em hãy trả lời câu hỏi: Vì sao ngày khai giảng lại được gọi là “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”?
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải quyết vấn đề:
? Năm học mới thường được bắt đầu trong không gian, thời gian như thế nào?
? Khi lần đầu tiên đi học chúng ta ở những độ tuổi nào? Độ tuổi ấy có đặc điểm gì về tâm lí, tính cách?
? Nhà trường có vai trò gì với mỗi học trò?
? Hình ảnh người thân đưa các bạn nhỏ đi học gợi ra tầm quan trọng gì của trẻ thơ và nhà trường?
? Em thấy mình có trách nhiệm gì khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
 - HS phát biểu, trình bày suy nghĩ. Từ đó rút ra tầm quan trọng của việc đi học, nhà trường.
* Dự kiến kết quả
- Nêu được cảm nhận của bản thân khi nhớ về ngày đầu tiên đi học được gợi ra từ văn bản “Tôi đi học”.
- Có ý thức trận trọng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, biết ơn những gì thuộc về quá khứ.
Hoạt động Mở rộng:
- GV chiếu 1-2 bài thơ, hát cùng chủ đề về ngày khai trường.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc thêm 1-2 tác phẩm cùng chủ đề. Sau đó viết báo cáo kết quả cảm nhận được thông qua hoạt động đọc.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho hoạt động viết ở tiết sau.
Kể về kỉ niệm trong buổi tựu trường ấn tượng nhất của em?
+ Hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng cho bài viết bằng hoạt động trải nghiệm trước khi viết.
. Em có thể quay lại nơi đã xảy ra câu chuyện em muốn kể, cố gắng hồi tưởng và ghi chép lại.
. Em có thể phỏng vấn những người có liên quan đến câu chuyện về những điều xảy ra và ghi chép lại
* Dự kiến kết quả
- HS làm được các yêu cầu GV đưa ra.
HOẠT ĐỘNG VIẾT (2 TIẾT)
Hoạt động khởi động 
(GV Dùng PP gợi mở) 
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời:
Nếu sau 10 năm sau em sẽ có dịp trở về thăm trường xưa cùng các bạn học. Khi đó ai cũng kể với nhau nghe về ngày đầu tiên đi học của mình. Em sẽ kể về câu chuyện của mình như thế nào?
- HS bộc lộ, GV dẫn dắt vào bài học.
* Dự kiến kết quả
- HS làm được các yêu cầu GV đưa ra.
Hoạt động hình thành kiến thức:
(PP dạy viết dựa trên tiến trình)
Đề bài: Kể về kỉ niệm trong buổi tựu trường ấn tượng nhất của em?
- Tìm hiểu yêu cầu của đề
+ Đề yêu cầu viết kiểu bài gì?
+ Nội dung và phạm vi bài viết như thế nào?
- Gợi ý ý tưởng cho hs: kỉ niệm vui, kỉ niệm buồn...
- Liên hệ với cách kể chuyện của Thanh Tịnh trong Tôi đi học
- Hướng dẫn HS xác định mục đích và người đọc bằng các câu hỏi:
+ Bài viết của em hướng tới ai?
+ Tại sao em muốn kể về kỉ niệm này?
- Hướng dẫn HS tìm ý cho bài viết.
+ Viết nháp theo trí nhớ bằng kĩ thuật đặt câu hỏi: Điều gì đã xảy ra? Ai đã ở đó? Nó xảy ra khi nào? Nó xảy ra ở đâu? Nó xảy ra như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Dự kiến kết quả
- HS hình thành dàn ý cho đề bài hoàn chỉnh.
Hoạt động: Luyện tập, vận dụng, mở rộng:
(PP dạy viết dựa trên tiến trình)
- Giáo viên tổ chức cho HS viết bài trên dàn bài vừa hình thành
- Trong quá trình làm, GV hỗ trợ HS (nếu cần).
* Dự kiến kết quả
- HS làm được các yêu cầu GV đưa ra
HOẠT ĐỘNG NÓI - NGHE (2 TIẾT)
Hoạt động khởi động 
- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS suy nghĩ, trả lời:
? Em muốn người khác nắm bắt được câu chuyện của mình, em sẽ có những cách truyền đạt nào?
- HS trình bày, GV dẫn dắt vào tiết học.
* Dự kiến kết quả
- HS có tâm thế tiếp nhận hoạt động học.
Hoạt động hình thành kiến thức
(PP đàm thoại gợi mở, PP dạy viết dựa trên tiến trình)
Đề bài: Hãy kể cho mọi người nghe về kỉ niệm trong buổi tựu trường ấn tượng nhất của em?
- Gv hướng dẫn HS xác định nội dung, mục đích nói bằng các câu hỏi:
+ Em muốn kể về trải nghiệm gì?
+ Mục đích chia sẻ trải nghiệm của em là gì?
- GV hướng dẫn HS ghi chú ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ cho HS trong quá trình nói (HS có thể dùng chính bài phần viết để trình bày).
* Dự kiến kết quả
- HS nắm bắt, hiểu và làm được các yêu cầu của GV.
Hoạt động luyện tập:
(PP dạy học hợp tác)
- GV yêu cầu HS luyện nói theo cặp/ nhóm:
+ GV giao nhiệm vụ cho từng cặp hs thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mỗi người được trình bày trong thời gian 5-7')
+ Hs trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Bài trình bày có tập trung vào kỉ niệm không? Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả năng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tố phi ngôn ngữ, âm lượng, nhịp điệu, giọng nói, cách phát âm..)
+ GV hướng dẫn HS thực hành nói: Cần phát huy những đặc điểm của các yếu tố kèm lời và phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.
- GV yêu cầu HS luyện nói trước lớp:
+ GV cho 2 hoặc 3 cặp HS trình bày trước lớp (5-7'); những HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu).
- GV hướng dẫn HS lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá (mức độ 5 là mức độ tốt nhất)
Tiêu chí 
Biểu hiện
Mức độ đạt được
1
2
3
4
5
1. Khả năng thành thạo khi nói
1.1 Nói lưu loát, phát âm chuẩn, trôi chảy
1.2 Nói truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn với người nghe
2. Nội dung nói
2.1 Nội dung bài trình bày tập trung vào vấn đề chính (kỉ niệm về lần...)
2.2 Nội dung trình bày chi tiết, phong phú, hấp dẫn
2.3 Trình tự trình bày logic
3. Sử dụng từ ngữ
3.1. Sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp
3.2 Sử dụng từ ngữ hay, hấp dẫn, ấn tượng
4. Sử dụng p.tiện phi ngôn ngữ phù hợp 
4.1 Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nứt mặt phù hợp với nội dung thuyết trình
4.2 Sử dụng những của chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe.
5. Mở đầu và kết thúc
5. Mở đầu và kết thức ấn tượng
- GV hỏi thêm về ấn tượng của HS khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn:
+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?
+ Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn?
* Dự kiến kết quả
- HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vào làm bài.
* Dự kiến kết quả
- HS biết đánh giá được bài của bạn và rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
Hoạt động vận dụng, mở rộng:
(PP nêu vấn đề)
? Từ văn bản “Tôi đi học” và các bài viết của bạn và bản thân, em hãy cùng bạn soạn thảo một kịch bản với chủ đề “Niềm vui đến trường”.
* Dự kiến kết quả
- HS biết cách soạn thảo một kịch bản với chủ đề đã cho.
Phụ lục 
 Phiếu học tập số 1
Thời điểm
Chi tiết, hình ảnh
Tâm trạng
Trên đường đến trường 
- Con đường đã quen nhưng lại thấy lạ
- Mấy cậu nhỏ áo quần tươm tất, nhí nhảnh
- Tôi đề nghị mẹ cầm thêm thước, bút
- Hồi hộp, bỡ ngỡ.
- Lo lắng, cảm thấy trang trọng, đứng đắn.
- Tôi cảm thấy đã lớn lên và tự hào, thử khám phá những cái mới. Muốn khẳng định mình.
Khi xếp hàng ở trường
- Cảnh sân trường : Người rất đông người nào cũng mặc quần áo đẹp, gương mặt vui tươi sáng sủa.
- So sánh trường với đình làng 
- Cảm xúc trang nghiêm của tác giả về ngôi trường. Cảm thấy mình nhỏ bé.
Khi nghe gọi vào lớp
- Ông đốc tươi cười động viên
- Quí trọng tin tưởng và biết ơn ông đốc cũng như nhà trường.
Khi ngồi vào chỗ.
- Thấy bạn ngồi cạnh không hề xa lạ
- Một con chim liệng trên cửa sổ hót mấy tiếng rồi rụt rè bay đi
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật và với mọi người.
- Cảm thấy cuộc đời mình bước sang 1 giai đoạn mới.
PHỤ LỤC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?
A. Ven sông Hương, thành phố Huế
B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội
C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội)
D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
Chọn đáp án: A
Câu 2: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Chọn đáp án: B
Câu 3: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Kết hợp cả A, B, C.
Chọn đáp án: D
Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?
A. Người mẹ
B. Người thầy giáo
C. Ông đốc
D. Nhân vật “tôi”
Chọn đáp án: D
Câu 5: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?
A. Nhan đề của văn bản
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
D. Cả ba yếu tố trên
Chọn đáp án: D
Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình
B. Tính cách
C. Tâm trạng
D. Hành động
Chọn đáp án: C
Câu 7: Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Ẩn dụ.
Chọn đáp án: B
Câu 8: Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".
A. Rất vui vẻ.
B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.
C. Rất hiền hậu.
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 9: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?
A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
B. Sự săn sóc của mẹ hiền.
C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.
Chọn đáp án: C
Câu 10:  Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?
A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: C

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_8_bai_truyen_ki_viet_nam_hien_dai_1.doc