Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 12 - Năm 2020-2021

Tuần 12- Tiết 45 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

 - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện : nội dung kiến thức ở cả ba phân môn.

2- Kĩ năng :

 - Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.

3- Thái độ :

 - Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.

=> Năng lực, phẩm chất hình thành:

- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.

- Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình.

B- Chuẩn bị của thầy và trò :

1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ.

2- Trò: Xem tr¬ước những yêu cầu của tiết kiểm tra giữa kì, lập dàn ý và viết lại bài văn phần Tập làm văn .

 

doc 14 trang phuongnguyen 20740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 12 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 12 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 12 - Năm 2020-2021
Soạn: 18/ 11/ 2020- Dạy: / 11/ 2020.
Tuần 12- Tiết 45 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
 - Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về phương diện : nội dung kiến thức ở cả ba phân môn. 
2- Kĩ năng :
 - Đánh giá lại các kĩ năng làm bài cơ bản về văn bản, TV, TLV, đặc biệt là TLV.
3- Thái độ :
 - Có ý thức tham gia tự nhận xét và chữa lỗi một cách tích cực.
=> Năng lực, phẩm chất hình thành:	
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: trách nhiệm với bài viết của mình.
B- Chuẩn bị của thầy và trò : 
1- Thầy: Bài TLV đã chấm điểm, nhận xét của HS, bảng phụ. 
2- Trò: Xem trước những yêu cầu của tiết kiểm tra giữa kì, lập dàn ý và viết lại bài văn phần Tập làm văn . 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: Khởi động.
* Ổn định tổ chức.	
Hoạt động 2: Tổ chức trả bài:
Hoạt động của GV 
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm lại yêu cầu đề bài; lập dàn ý cho đề bài
- Phương pháp, KT: Luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hình thành: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất : trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 15’
- GV yêu cầu HS đọc lại đề bài
- GV yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung và hình thức từng câu trong đề bài.
- Gv trả bài cho Hs
- Mục tiêu: nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết; sửa chữa những lỗi mình đã mắc; học tập cách làm bài tốt của bạn.
- Phương pháp, KT: Luyện tập, thực hành.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Năng lực tự đánh giá, tự tin. 
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với bài làm của mình.
- Thời gian: 20’.
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu.
- GV nêu nhận xét của mình về bài viết của HS :
- GV thống kê một số lỗi tiêu biểu trong bài viết của HS và yêu cầu HS phát hiện, sửa lỗi ( tập trung vào lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ).
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận về hướng sửa chữa.
- GV chọn một bài viết tốt cho HS đọc, bình để học tập.
- GV cho học sinh đọc bài viết tốt và bài viết yếu kém.
HS đọc đề.
HS phân tích đề, làm bài.
HS nhận bài
HS đọc lại bài.
HS lắng nghe, ghi chép.
HS lên bảng viết những lỗi hay mắc phải.
I- Tìm hiểu những yêu cầu của đề 
1- Đề bài.
2- Chữa bài 
( theo đáp án tiết 37+ 38) 	
II- Trả bài
III- Nhận xét 
1- Hs đọc và tự nhận xét
2- Gv nhận xét chung
a- Ưu điểm:
- Phần Đọc- hiểu khá tốt.
- Phần Tập làm văn: Nhiều bài viết tỏ ra hiểu kĩ năng làm bài văn Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, viết đoạn văn khá rõ ràng,...
b- Tồn tại:
- Phần TLV đảm bảo sự việc những thiếu sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm còn chưa thật tốt và hợp lí.
- Kĩ năng viết đoạn văn ở nhiều em còn hạn chế.
- Diễn đạt chưa lưu loát.
- Chữ viết nhiều bài ẩu thả, khó đọc, sai chính tả nhiều. Cụ thể: Hoàng Anh, Hoàng, .
IV- Chữa lỗi điển hình	
- Chính tả .
- Chấm câu . 
- Diễn đạt. 
V- Đọc, bình các bài viết tốt và bài viết yếu
- Bài tốt: Lâm, Kiều, Châu
- Bài nhiều hạn chế: Giang Cường, Nam, Hoàng, .
Hoạt động 3: Vận dụng.
 Áp dụng phần rút kinh nghiệm để chữa lỗi trong bài. Viết lại bài văn hoàn chỉnh sau khi đã sửa chữa.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
- Học, nắm chắc lại kiểu bài tự sự.
- Đọc thêm một số bài văn tự sự có vận dụng các yếu tố.... trong sách tham khảo.
- Tự sửa chữa các lỗi còn lại trong bài.
.
Soạn: 18/11/2020- Dạy: /11/ 2020
Tiết 46- Tiếng Việt: CÂU GHÉP
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế trong câu ghép.
2- Kĩ năng: 
- Phân biệt câu ghép với câu đơn mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế câu ghép theo yêu cầu. 
3- Thái độ:
- Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc nội dung của bài.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước qua việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc, chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và KT: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: giải quyết vấn đề.
 + PC: Trách nhiệm, chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là nói giảm nói tránh? Nêu tác dụng của nói giảm nói tránh? Cho ví dụ?
 ? Làm bài tập 4.
* Khởi động vào bài mới: 
- Cho đoạn văn sau:
 	Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mặt em bé.
	? Hãy xác định các kết cấu chủ vị có trong từng câu?	
	? Những câu có 1 kết cấu chủ vị được gọi là kiểu câu gì? ( Câu đơn)
- Gv dẫn vào bài: Câu Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mặt em bé. Là câu ghép. Vậy câu ghép có đặc điểm gì? 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
NÔI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được những đặc điểm của câu ghép.
- Phương pháp, KT: KT thảo luận nhóm.
- Hình thức: Nhóm .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 15 phút.
- Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK, chú ý các cụm từ in đậm:
 T/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn phủ bàn)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). Giao nhiệm vụ cho học sinh:
 ? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.
sung ý kiến. GV chốt kiến thức.
- Tiến hành hoạt động:
 + Gv quan sát, hỗ trợ HS .
 + Bổ sung nhận xét, chốt lại phương án đúng .
- Quan sát phần I- 3 (Giáo viên treo bảng phụ mô hình ở phần I- 3):
? Trình bày kết quả phân tích vào bảng
? Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào vừa phân tích là câu đơn, câu nào là câu ghép?
? Vậy thế nào là câu ghép?
- Mục tiêu: Hiểu được các cách để nối các vế của câu ghép
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ của bản thân..
- Thời gian: 10 phút.
Y/c HS đọc VD
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 (Kĩ thuật khăn trải bàn)
- Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 + Cả lớp chia 6 nhóm. Các nhóm tự phân công nhóm trưởng, thư kí.
 + GV phát phiếu học tập số 2: Ngoài câu ghép vừa tìm hiểu hãy tìm thêm một số câu ghép có trong đoạn trích mục I ? Trong mỗi câu ghép, các vế được nối với nhau bằng cách nào? 
- Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + Chốt kiến thức.
? Tìm thêm các ví dụ khác về cách nối các vế trong câu ghép?
? Có mấy cách nối các vế trong câu ghép?
HS đọc VD
- Tạo nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập: 2’
- Nhóm tập hợp ý kiến: 3’
- Đại diện trình bày.	
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
TL cá nhân 
TL cá nhân 
HS đọc ví dụ
+ HS làm việc cá nhân: 2 phút
+ Thực hiện việc thảo luận: 3 phút
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả.	
 + HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân 
TL cá nhân 
I- Đặc điểm của câu ghép 
1- Tìm hiểu VD ( SGK-tr111)
a- Tôi// quên thế nào được những cảm giác 
 CN VN C 
trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi như 
 V 
mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời
 C V
 quang đãng.
b- Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu
 và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn 
 C V
đi trên con đường làng nhỏ và hẹp.
c- Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì
 C V
 chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn: 
 C V
hôm nay tôi / đi học.
 C V.
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể.
 Câu có một cụm c-v
Câu b
Câu có hai hoặc nhiều cụm c-v
Cụm c-v nhỏ nằm trong cụm c-v lớn
Câu a
 Các cụm c-v không bao chứa nhau.
Câu c
+ Câu b : chỉ có 1 cụm C-V -> câu đơn.
+ Câu a : có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT ''quên'' và ''nảy nở'' -> câu đơn mở rộng.
+ Câu c: có 3 cụm C-V không bao chứa nhau. Cụm C-V cuối giải thích cho 2 cụm C-V trước đó -> câu ghép.
2- Kết luận:
 Câu ghép là câu có 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau. Mỗi cụm c-v được gọi là một vế của câu.
II- Cách nối các vế câu.
1- Tìm hiểu ví dụ.
- Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường / C
rụng nhiều và trên không có những đám mây
 V
 bàng bạc, lòng tôi / lại nao nức những kỉ niệm 
 C V
mơn man của buổi tựu trường.
-> Vế 1 nối với vế 2 bằng từ " và"
 Vế 2 nối với vế 3 bằng dấu phẩy.
- Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi trên giấy C V
 vì ngày ấy tôi / không biết ghi và ngày nay
 C V
 tôi / không nhớ hết.
 C V
-> Vế 1 nối với vế 2 bằng từ " vì"
 Vế 2 nối với vế 3 bằng từ " và".
 - Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì C V
 chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn:
 C V
hôm nay tôi / đi học.
 C V
-> Vế 1 nối với vế 2 bằng từ "vì"
 Vế 2 nối với vế 3 bằng dấu (:).
- Hắn vốn không ưa lão Hạc / bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ bởi vì)
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (nối bằng dấu phẩy)
- Khi 2 người lên trên gác / thì Giôn-xi đang ngủ. (nối bằng cặp quan hệ từ: khi-thì)
Hoặc: Nếu quê anh có nhiều dừa thì quê tôi có nhiều núi.
- Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu (nối bằng cặp đại từ bao nhiêu - bấy nhiêu hoặc bằng dấu phẩy)
2- Kết luận: Có 2 cách nối:
a- Nối bằng từ có tác dụng nối
+ Nối bằng quan hệ từ
+ Nối bằng cặp quan hệ từ
+ Nối bằng cặp từ hô ứng (phó từ, chỉ từ, đại từ)
b- Không dùng từ nối. Trong trường hợp này giữa các vế thường dùng dấu phẩy(,) hoặc dấu (:).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về câu ghép bằng hình thức thực hành.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ với nhiệm vụ của bản thân.	
- Thời gian: 10'.
? Tìm các câu ghép, cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối bằng cách nào?
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập 2, 3
? Hãy đặt câu ghép với cặp quan hệ từ?
 Chuyển thành câu ghép mới?
HS đọc yêu cầu, làm bài
HS đọc yêu cầu, làm bài
III- Luyện tập.
Bài 1:
a- U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)
- Sáng ngày người ta ... thương không? (nối bằng dấu phẩy)
- Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)
b- Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy)
- Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng dấu phẩy)
c- Tôi lại im lặng ... cay cay (bằng dấu:)
 Bài 2, 3:
- Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
 Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
(Học sinh thi giữa các nhóm theo hướng dẫn của giáo viên).
* Củng cố:
	? Nhắc lại k/niệm câu ghép?
	? Cách nối các vế của câu ghép?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về câu ghép để thực hành tìm câu ghép và chỉ ra cách nối các vế câu ghép trong 1 VB cụ thể.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
Tìm trong văn bản “ Tôi đi học” những câu ghép. Phân tích cách nối các vế câu.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.	
- Học phần ghi nhớ và làm bài tập 3-4-5 SGK-113.
- Tìm hiểu tiết 46: Câu ghép (tiếp).
.............................................................................................................................................
Soạn: 18 /11/ 2020- Dạy: /11/ 2020.
Tiết 47- Tập làm văn : 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh( về nội dung, ngôn ngữ)
2- Kĩ năng:
- Nhận biết VB thuyết minh; phân biệt VB thuyết minh và các kiểu Vb đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn khác. 
3- Thái độ:
Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc nội dung của bài.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Hình thành năng lực : Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, kết nối bài cũ với bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
? Kể theo ngôi thứ nhất ( ngôi thứ ba) có đặc điểm gì? Tác dụng của từng ngôi kể?
? Hãy kể lại đoạn Giôn-xi được nghe Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men bằng ngôi thứ nhất 
* Khởi động vào bài mới: 
 GV chiếu 2 đoạn văn: 
Đoạn 1: Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim.
Đoạn 2: Rắn hổ lục gaboon ở Tây phi là loài hổ lục chậm chạp và nặng nề, chiều dài có thể đạt tới 2 mét. Khả năng ngụy trang tuyệt vời cho phép nó nằm im như chết trong thảm lá mục để rình mồi. Khi chuột hoặc những con mồi khác đến gần, nó mổ rất nhanh và tiêm nọc độc cực mạnh làm cho con mồi chết ngay lập tức. Rắn hổ lục gaboon có họ hàng với rắn lục phì có khả năng ngụy trang tuyệt vời ở đồng cỏ.
? Xác định phương thức biểu đạt chính của từng đoạn văn? ( Đoạn 1: tự sự. Đoạn 2: thuyết minh).
GV dẫn vào bài.	
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được vai trò của văn bản Thuyết minh trong đời sống con người và đặc điểm văn bản thuyết minh
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Hình thức: nhóm lớn, cá nhân
- Phẩm chất, năng lực: 
 + Chăm chỉ, có trách nhiệm.
 + Hợp tác. 	
- Thời gian: 10 phút.
Y/c HS đọc ví dụ.
 Tổ chức hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
 + Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 - Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 - Giao nhiệm vụ: 
? Mỗi văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
 Nhóm 1+ 2: VB a.
 Nhóm 3+ 4: VB b.
 Nhóm 5+ 6: VB c.
 + Bước 2: Tiến hành hoạt động.
 - GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 - GV bổ sung, chốt kiến thức.
GV khái quát: Các văn bản trên cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân về một sự vật, hiện tượng trong đời sống bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
? Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?
? Kể tên 1 số văn bản tương tự mà em đã học, đã đọc?
( Dự kiến: 
+ Cầu LB chứng nhân lịch sử
+ Thông tin về ngày trái đất năm 2000
+ Ôn dịch thuốc lá.
Hoặc: Các tờ giấy thuyết minh đồ vật, bài giới thiệu về 1 tác phẩm VH, 1 tác giả, ...)
? Vậy em thấy các văn bản này có vai trò ntn trong đời sống con người?
HS đọc ví dụ:
? Các văn bản trên có giống với các văn bản đã học không? Tại sao?
- Chúng khác với văn bản tự sự ở chỗ nào?
- Khác văn bản miêu tả ở chỗ nào?
- Khác với văn bản nghị luận ở chỗ nào?
? Các văn bản trên có những điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
? Các Vb trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
? Nhận xét về ngôn ngữ, cách diễn đạt của ba Vb trên?
? Từ những đặc điểm này, có thể rút ra kết luận gì về đặc điểm của văn bản thuyết minh?
- HS đọc các VD a,b,c.
- Hoạt động cá nhân: 2 phút.
- Hoạt động nhóm : 3’
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + HS nhóm khác nhận xét.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1- Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
a- Tìm hiểu ví dụ.
- VB ''Cây dừa Bình Định'' trình bày giá trị, ích lợi của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có.
- VB ''Tại sao lá cây có màu xanh lục'' giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
- VB ''Huế''; giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
- Ta thường gặp loại văn bản này trong thực tế cuộc sống khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng(sự vật, sự việc, sự kiện ...); trong các sách Địa lí, Lịch sử, sinh học, hoặc trên các báo cáo khi cần giới thiệu, thuyết minh về một sự vật, hiện tượng nào đó.
b- Kết luận.
- VB thuyết minh cung cấp cho người đọc những hiểu biết khách quan về đối tượng( sự vật, sự việc, sự kiện,).
- VB thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, ngành nghề nào cũng cần đến.
2- Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
a- Tìm hiểu ví dụ.
* Khác với các văn bản đã học:
- Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, các văn bản này không đề cập đến những yếu tố đó, chúng không có cốt truyện, nhân vật.
- Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. Các văn bản này chủ yếu làm cho người ta hiểu.
- Văn bản nghị luận trình bày quan điểm, ý kiến. Các VB này chỉ cung cấp kiến thức.
* Những đặc điểm chung:
- Ba văn bản này, văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh .
 + Cây dừa: từ thân, lá đến nước dừa, cùi dừa, sọ dừa đều có ích cho con người cho nên nó gắn bó với cuộc sống của người dân.
 + Lá cây có chất diệp lục cho nên có màu xanh lục.
 + Huế là một thành phố có cảnh sắc, sông núi hài hoà, có nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật nổi tiếng, có nhiều vườn hoa cây cảnh, món ăn đặc sản, nó trở thành trung tâm văn hoá của nước ta.
- Văn bản thuyết minh trình bày một cách khách quan về đối tượng:
 + Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được sự hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ.
 + Tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế, không có yếu tố hư cấu và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình, người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng.
+ Mục đích của văn bản thuyết minh là giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế( khách quan, xác thực).
* Các VB trên dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích để thuyết minh các đặc điểm của đối tượng.
* Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, cô đọng và hấp dẫn (có thể sử dụng số liệu).
b- Kết luận
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua hình thức thực hành.
- PP và KT: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 5'.	
	? Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giới thiệu di tích.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về di tích Đình Thượng ở địa phương.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
Đọc những bài văn mẫu về thuyết minh.
Nắm chắc phần lí thuyết, làm hết bài tập. 
Chuẩn bị phần Luyện tập.
.............................................................................................................................................
Soạn: 18 /11/ 2020- Dạy: /11/ 2020.
Tiết 48- Tập làm văn : 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH ( tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh( về nội dung, ngôn ngữ)
2- Kĩ năng:
- Nhận biết VB thuyết minh; phân biệt VB thuyết minh và các kiểu Vb đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn khác. 
3- Thái độ:
Có thái độ học bài nghiêm túc, nắm chắc nội dung của bài.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực.
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Hệ thống câu hỏi, bảng phụ, phiếu học tập
- Trò : Tìm hiểu bài qua SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, kết nối bài cũ với bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Trách nhiệm.
- Thời gian: 5 phút.	
* Ổn định tổ chức.	
* Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh? 
Hoạt động 2: Luyện tập.	
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức qua hình thức thực hành.
- PP và KT: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 10'.	
? Các văn bản đã cho (trong SGK-tr117) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
? Văn bản ''Thông tin về ... '' thuộc loại văn bản nào?
? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.
- HS đọc bài tập.
- Làm việc độc lập.
- Báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, bổ sung.
HS làm bài
Báo cáo kết quả.
II- Luyện tập.
Bài tập 1:
- Cả 2 văn bản đều là văn bản thuyết minh
VB a: Cung cấp kiến thức lịch sử
VB b: Cung cấp kiến thức sinh vật
Bài tập 2:
- Văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận
- Có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
Bài tập 3:
- Các văn bản khác cũng cần yếu tố thuyết minh để giới thiệu.
* Củng cố.
? Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh?
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giới thiệu di tích.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
? Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về di tích Đình Thượng ở địa phương.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
Đọc những bài văn mẫu về thuyết minh.
Nắm chắc phần lí thuyết, làm hết bài tập. 
Tìm hiểu bài: Phương pháp thuyết minh.
.............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_12_nam_2020_2021.doc