Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 28 - Năm 2020-2021
Tuần 28 - Tiết 109
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp
với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về 1 vấn đề chính trị, xã hội.
3- Thái độ: Sôi nổi, tự giác học tập, tôn trọng quy tắc viết đoạn văn.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 417) - Tuần 28 - Năm 2020-2021
Soạn: 7/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021 Tuần 28 - Tiết 109 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 1- Kiến thức: - Học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. - Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận. - Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về 1 vấn đề chính trị, xã hội. 3- Thái độ: Sôi nổi, tự giác học tập, tôn trọng quy tắc viết đoạn văn. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt. - Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm với công việc được giao, chăm chỉ học bài, tìm tòi tư liệu. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk, sgv. - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới. - Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi. - Hình thức: nhóm. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Hợp tác. + Chăm chỉ học bài cũ. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT. - Luật chơi: Cả lớp cùng hát chung bài hát ” Lớp chúng mình”. Vừa hát vừa chuyển hộp quà tới tay các bạn. Khi bài hát kết thúc, hộp quà chuyển tới tay bạn nào thì bạn đó sẽ mở hộp quà xem bên trong có gì, đọc to cho cả lớp điều bí mật đó. Nếu hs mở quà không trả lời được câu hỏi bên trong thì quyền trả lời sẽ nhường cho bạn khác. Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm nào? Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó. - Kết thúc trò chơi, GV biểu dương đội thắng cuộc. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Hs biết trình bày luận điểm thành một đoạn văn. - Phương pháp, KT: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành NL, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề. + Chăm chỉ học bài, trách nhiệm với công việc được giao. - Thời gian: 20 phút. - HS đọc 2 đoạn văn. - GV: Trong ĐV nghị luận, luận điểm bao giờ cũng phải được thể hiện rõ trong câu chủ đề. ? Đâu là những câu chủ đề (câu nêu luận điểm ) trong mỗi đoạn văn ? ? Vị trí của câu chủ đề trong mỗi ĐV? Đoạn văn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn văn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch, quy nạp trong đoạn văn? Y/c hs đọc đoạn văn BT 2 ? Lập luận là gì? ? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên? ? Từ việc tìm hiểu bài tập trên. Em hãy cho biết khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý điều gì? TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân - HS đọc TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân ( HS đọc) I- Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận: * Bài tập 1: a. Câu chủ đề: “ Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là ...muôn đời” - Vị trí: Câu chủ đề ở cuối đoạn văn -> Nêu luận điểm: Thành Đại La là trung tâm đất nước, thật xứng đáng là thủ đô muôn đời - Đây là đoạn văn viết theo cách quy nạp: đưa ra luận cứ-> khái quát luận điểm b. Câu chủ đề: “ Đồng bào ta ngày nay...ngày trước” - Vị trí: Câu chủ đề ở đầu đoạn văn -> Nêu luận điểm: Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay. - Đây là đoạn văn viết theo cách theo cách diễn dịch: nêu luận điểm -> dùng luận cứ làm rõ luận điểm * Bài tập 2: - Lập luận là sắp đặt những luận điểm và các luận cứ thành hệ thống, có sức thuyết phục nhằm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. - Luận điểm: “ Cho thằng nhà giàu...giai cấp nó ra” - Cách lập luận: Tương phản- đặt chó bên người => Tác dụng rất lớn đến việc chứng minh làm rõ luận điểm: Bản chất chó má của g/c địa chủ. * Ghi nhớ: (SGK- T 81) HĐ 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học bằng việc làm bài tập. - Phương pháp, KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm ( KT khăn phủ bàn). - Hình thức: cá nhân, nhóm . - Hình thành NL, phẩm chất: + Tự học, hợp tác. + Có trách nhiệm với việc học của mình. - Thời gian: 15 phút. - HS đọc yêu cầu 2 bài tập, làm BT theo nhóm. T/c hoạt động nhóm: 7’ ( KT khăn trải bàn) + Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: - Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút: - GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhóm 1,2,3: Bài tập 1. Nhóm 4,5,6: Bài tập 2. + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần) - Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực. - Hs chia nhóm. - Hs hoạt động cá nhân 2 phút. - Hs hoạt động nhóm 5 phút. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác bổ sung - Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét. III- Luyện tập: Bài tập 1 Luận điểm: a) Cần tránh lối viết dài dòng, khiến người đọc khó hiểu (Hoặc: Cần viết ngắn gọn, dễ hiểu). b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. Hoặc: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. Bài tập 2: - Câu chủ đề: “ Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm” - Luận điểm : Tế Hanh là một người tinh tế. + Hai luận cứ: - Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. - Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao về cảnh vật. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn. - PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ làm bài tập cô giao về nhà. Hãy viết đoạn văn với câu nêu luận điểm sau: Đọc sách có nhiều lợi ích. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Học kĩ nội dung bài học. - Xem lại các BT đã làm, làm BT 3,4. + CBBM: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm ................................................................................................... Soạn: 7/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021 Tiết 110- Tập làm văn. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM. A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 1- Kiến thức: - Xây dựng và trình bày luận điểm theo 2 phương pháp diễn dịch và quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong 1 bài văn nghị luận 2- Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm. - Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn. 3- Thái độ: Nghiêm túc; tích cực học tập. => Định hướng năng lực, phẩm chất. - Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt. - Phẩm chất: trách nhiệm với phần việc được giao, chăm chỉ làm bài tập về nhà, học bài cũ, chuẩn bị bài nmới. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk, sgv. - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, tạo tâm thế kết nối với bài mới. - Phương pháp: Kĩ thuật tổ chức trò chơi. - Hình thức: nhóm. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Hợp tác. + Chăm chỉ học bài cũ. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT. - Luật chơi: Cả lớp cùng hát chung bài hát ” Lớp chúng mình”. Vừa hát vừa chuyển hộp quà tới tay các bạn. Khi bài hát kết thúc, hộp quà chuyển tới tay bạn nào thì bạn đó sẽ mở hộp quà xem bên trong có gì, đọc to cho cả lớp điều bí mật đó. Nếu hs mở quà không trả lời được câu hỏi bên trong thì quyền trả lời sẽ nhường cho bạn khác. Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm nào? Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày” Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước. - Kết thúc trò chơi, GV biểu dương đội thắng cuộc. Hoạt động 2: Luyện tập. - Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học ở tiết trước bằng hệ thống các bài tập. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đê. - Hình thức: cá nhân - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ. + Chăm chỉ học bài, làm bài tập cô giao. - Thời gian: 35 phút HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - KT việc chuẩn bị bài mới của HS theo yêu cầu trong SGK. - Gv gọi hs đọc hệ thống luận điểm Tr.83 phần 1. Tổ/c hoạt động nhóm: 7’ ( KT khăn trải bàn) + Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ: - Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 6 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút: - GV phát mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh, mỗi hs 1 phiếu học tập số 1( ghi sẵn những câu in đậm). Giao nhiệm vụ cho học sinh ? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác ? + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, tháo gỡ cho HS( nếu cần) - Bổ sung, chốt kiến thức, biểu dương nhóm hoạt động tích cực. ? Vậy, qua bài tập này, em có rút ra kết luận gì về việc xây dựng hệ thống luận điểm ? ? Nêu những điều chú ý khi trình bày luận điểm ? ? Trả lời câu hỏi a ? ? Hãy chuyển đoạn bằng cách khác ? GV nhận xét, sửa. ? Qua đây, em rút ra kết luận gì về việc trình bày các luận điểm ? ? Câu hỏi b ? - HS đọc các luận cứ và trả lời câu hỏi b ? ? Nhắc lại cách sắp xếp các luận cứ ? ? Câu hỏi c - Tr. 84 ? ? Câu hỏi d – Tr. 84 ? + Là ĐV quy nạp. Vì: Triển khai các ý, các luận cứ trước -> đi đến kết luận, nêu luận điểm. + Có thể biến đổi ĐV quy nạp thành diễn dịch và ngược lại. - Bằng cách: Chuyển câu chủ đề lên đầu đoạn hoặc cuối đoạn và chỉnh sửa các câu văn khác cho hợp lí. + GV chữa, uốn nắn. - HS viết ở nhà - Hs chia nhóm. - Hs hoạt động cá nhân 2 phút. - Hs hoạt động nhóm 6 phút. - Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung - Các nhóm khác treo bảng nhóm và nhận xét TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân HS viết ở nhà I- Chuẩn bị ở nhà: Đề bài: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn” II- Luyện tập trên lớp: 1. Xây dựng hệ thống luận điểm: - Với vấn đề trên ta thấy: + Nội dung cần làm sáng tỏ là “ Cần phải học tập chăm chỉ” + Đối tượng: Các bạn học cùng lớp -> Về hệ thống 5 luận điểm như SGK , tuy đã tương đối phong phú, nhưng lại chưa đảm bảo yêu cầu chính xác, phù hợp, đầy đủ và mạch lạc Chẳng hạn: + Luận điểm (a): Nội dung ( lao động tốt ) không phù hợp với vấn đề ( chăm chỉ học tập ) -> bỏ nội dung đó đi. + Còn thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ ( đất nước rất cần những người tài giỏi, phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài, ...) + Sắp xếp chưa hợp lí + Cần sắp xếp lại như sau: a. Chúng ta đang cần những người tài giỏi để đưa đất nước tiến lên “đài vinh quang” sánh vai cùng bè bạn năm châu. b. Quanh ta có nhiều tấm gương các bạn học giỏi để đáp ứng yêu cầu của đất nước c. Muốn học giỏi để thành tài thì trước hết phải học chăm. d. Một số bạn bè còn mải chơi, chưa chăm học khiến cha mẹ, thầy cô lo buồn e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống, không học sẽ không có kiến thức, làm việc gì cũng khó. g. Vậy các bạn nên bớt ham chơi, cần chuyên tâm học hành để thành người có ích, ... => Luận điểm phải tập trung hướng tới làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, tránh lạc đề, dài dòng. + Sắp xếp các luận điểm hợp lí. 2. Trình bày luận điểm; a. Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng ''do đó''. => Có thể dùng câu 1 hoặc câu 3 để trình bày luận điểm e. + Giữa các luận điểm cần có câu hoặc từ để chuyển ý giúp cho đoạn văn có tính liên kết. b. Trình tự đó là rất hợp lí. Vì các luận cứ làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn. => Các luận cứ phải sắp xếp theo trình tự hợp lí, làm sáng tỏ luận điểm. c. Không nhất thiết phải viết kết đoạn như kiểu Trần Quốc Tuấn viết kết thúc bài văn nghị luận “Hịch tướng sĩ”, ta có thể kết đoạn theo ý mỗi người, miễn là viết kết đoạn sao cho phù hợp. => Bài văn nghị luận phải có kết bài, đoạn văn nghị luận có thể có kết đoạn hoặc không có. + Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. 3. Viết đoạn : a. Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Các bạn học hành chăm chỉ hơn b. Viết đoạn văn trình bày luận điểm : Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức viết đoạn văn - Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi - Hình thức: nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. + Chăm chỉ học bài tập cô giao về nhà. ? Viết một đoạn văn ở phần b. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. + Học kĩ nội dung bài học, đọc- sửa lạiđoạn văn đã viết. + Viết ĐV b phần 3. + CBBM: Bài “ Hội thoại”. --------------------------------------------- Soạn: 7/ 4/ 2021- Dạy : / 4/ 2021 Tiết 111+ 112 KIỂM TRA GIỮA KÌ II A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong chương trình từ đầu học kì II đến giữa kì II. 2- Về kĩ năng: Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới. 3- Về thái độ: Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài. => Năng lực, phẩm chất: - Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo. - Phẩm chất: Trung thực không quay cóp bài khi kiểm tra, chăm chỉ làm bài. B- Chuẩn bị: 1- Thầy: Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm. BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Văn bản: - Các văn bản thơ hiện đại Việt Nam : Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú,Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó, - Các văn bản nghị luận trung đại: Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. Bàn luận về phép học. - Nắm vài nét sơ lược về tác giả. - Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; bố cục, đề tài, ... - Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung mỗi VB thơ và nghị luận trung đại. - Hiểu được vấn đề được đặt ra từ những văn bản đã học. Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề đặt ra từ VB. Tiếng Việt: Các kiểu Câu phân chia theo mục đích nói, Hành động nói. - Nắm được đặc diểm hình thức và chức năng của các kiểu câu phân chia theo mục đích nói; khái niệm hành động nói, các kiểu hành động nói, cách thức thực hiện hành động nói. - Biết sử dụng: các kiểu câu phân chia theo mục đích nói, Hành động nói. Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu phân chia theo mục đích nói, Hành động nói. Tập làm văn Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm. Tạo lập văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Hs nhận biết được dấu hiệu đoạn văn. - Hiểu được hình thức và nội dung của đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm. - Tạo lập được một đoạn văn theo mô hình diễn dịch, quy nạp hoặc song hành theo đúng yêu cầu. - Tạo lập được đoạn văn thuyết minh MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Cộng I- Phần đọc- hiểu. ( lấy ngữ liệu văn bản ngoài chương trình) Nhận biết phương thức biểu đạt chính, kiểu câu phân loại theo mục đích nói, nhận biết chi tiết miêu tả đối tượng. - Phân tích, lí giải được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. - Hiểu được những thông điệp được gợi ra từ một văn bản. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 0,75đ Tỉ lệ: 7,5% Số câu: 3 Số điểm: 2,25đ Tỉ lệ: 2,25% Số câu: 5. Số điểm 3 Tỉ lệ: 30% II- Tập làm văn - Tạo lập đoạn văn. - Tạo lập văn bản thuyết minh. - Biết cách viết đoạn văn nghị luận trình bày một vấn đề về ước mơ. - Biết cách tạo lập văn bản thuyết minh với bố cục chặt chẽ, cung cấp được những tri thức khách quan khoa học. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ 99% Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Tổng số câu. Tổng số điểm. Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 7,5 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 22, 5% Số câu: 2. Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % Số câu:7 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % ĐỀ BÀI. Phần I: Đọc hiểu( 3đ). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1(0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. Câu 2(0,5đ): Xét theo mục đích nói, câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào? Nêu đặc điểm hình thức của kiểu câu này? Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Câu 3(0,5đ): Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? Câu 4(1,0đ): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Câu 5(0,5đ): Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều?( Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng) Phần II- Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ( hoặc một di tích lịch sử ) ở địa phương em. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM. Phần Câu Nội dung Điểm Phần Đọc hiểu 1 - Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. 0,5đ 2 - Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu trần thuật. - Về hình thức: Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; kết thúc bằng dấu chấm. 0,25đ 0,25đ 3 Chi tiết tả cánh diều: Mềm mại như cánh bướm Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,...như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 0,5đ 4 Biện pháp tu từ so sánh “ bầu trời như một tấm thảm nhung khổng lồ” . Tác dụng: khiến bầu trời hiện lên thật sinh động, gợi cảm và gần gũi. Bầu trời vừa đẹp, vừa rộng lớn mịn màng giống như một tấm thảm nhung. 1,0đ 5 Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cần có một khát vọng sống, lí tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay lên giữa bầu trời cao rộng, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời chúng ta. Vì vậy đừng bao giờ từ bỏ khát vọng sống. 0,5đ Phần Tập làm văn. 1 Viết đoạn văn suy nghĩ về ước mơ 2đ Đảm bảo thể thức đoạn văn. 0,25đ Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25đ c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Nêu khái niệm: Khát vọng là ước mơ có được những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. - Ý nghĩa: Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết khát vọng, biết phấn đấu. Sống là phải biết có khát vọng, phải nghĩ tới những điều cao đẹp. Chính khát vọng làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Và khát vọng cũng chính là ngọn núi lửa luôn âm ỷ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có khát vọng và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trở nên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó chính là liều thuốc tinh thần kích thích chúng ta nỗ lực phấn đấu. - Phê phán những biểu hiện trái ngược: Cần phải phân biệt được giữa khát vọng và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu khát vọng, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng. - Bài học: mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một khát vọng, hãy chăm chút cho khát vọng lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Vâng! “đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” và chắc chắn đủ khát vọng bạn sẽ gặt hái được thành công. 1đ Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận. 0,25đ e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, 0,25đ 2 Đảm bảo cấu trúc 3 phần của bài văn thuyết minh. 0,25đ Xác định được đối tượng thuyết minh, kiến thức cơ bản và trọng tâm về vị trí, lịch sử, kiến trúc, giá trị của di tích trong cuộc sống hiện tại và tương lai. 0,25đ 1. Mở bài: giới thiệu vấn đề. Giới thiệu một thắng cảnh trên quê hương em. 2. Thân bài - Vị trí - Nguồn gốc - Cấu tạo - Giá trị văn hóa 3. Kết bài - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh. - Những cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh. 0,5đ 3,0đ 0,5đ Sáng tạo: Dùng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn; yếu tố miêu tả phù hợp. 0,25đ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, 0,25đ 2- HS: Kiến thức tổng hợp từ đầu năm đến giữa kì I, giấy kiểm tra, bút và các dụng cụ học tập khác. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. Ổn định tổ chức. Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra. - Phát đề kiểm tra và làm bài. - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài. Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng. - Ôn tập lại kiến thức về thơ hiện đại VN - Nắm chắc đặc điểm của thể văn nghị luận, kiến thức về Tiếng Việt: Câu phân chia theo mục đích nói, Hành động nói.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_417_tuan_28_nam_2020_2021.doc