Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 27

Tuần 27 - Tiết 105-106

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. KIỂM TRA GIỮA KỲ

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức đã học trong các tuần đầu học kỳ 2 về văn học- tiếng Việt và làm văn.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức kỹ năng vào làm các câu hỏi, bài tập cụ thể.

 - Rèn khả năng sử dụng từ, câu chính xác, tạo lập văn bản, làm văn thuyết minh cho học sinh.

- Thông qua đó HS tự đánh giá khả năng của bản thân về đọc - hiểu và tạo lập văn bản

3. Thái độ: HS có ý thức làm bài độc lập, sáng tạo, nghiêm túc.

4. Phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, viết sáng tạo.

 

docx 9 trang phuongnguyen 30/07/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 27
Tuần 27 - Tiết 105-106 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
KIỂM TRA GIỮA KỲ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức đã học trong các tuần đầu học kỳ 2 về văn học- tiếng Việt và làm văn. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức kỹ năng vào làm các câu hỏi, bài tập cụ thể.
 - Rèn khả năng sử dụng từ, câu chính xác, tạo lập văn bản, làm văn thuyết minh cho học sinh.
- Thông qua đó HS tự đánh giá khả năng của bản thân về đọc - hiểu và tạo lập văn bản
3. Thái độ: HS có ý thức làm bài độc lập, sáng tạo, nghiêm túc.
4. Phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, viết sáng tạo.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
A. MA TRẬN
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Mức độ thấp
Mức độ cao
I. Đọc- hiểu
Chép đúng đoạn thơ, nêu được giả, tác phẩm
Giới thiệu khái quát về văn bản, xác định đúng kiểu câu và chức năng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
15 %
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 4
Số điểm: 3
Tỉ lệ %: 30
II. Tạo lập văn bản
Viết một đoạn trình bày cảm nhận của bản thân
Viết một bài văn thuyết minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ %: 70
Tổng số câu
Tổng điểm
Phần %
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
50%
Số câu: 6
Số điểm: 10
100%
B. ĐỀ BÀI
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
.........................................................
(Ngữ văn 8, tập hai, trang 4)
Câu 1: Chép tám câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ?
Câu 2: Đoạn thơ em vừa chép nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 3: Giới thiệu ngắn gọn văn bản có đoạn thơ em vừa chép?
Câu 4: Đoạn thơ sử dụng kiểu câu gì phổ biến nhất? Chức năng của kiểu câu đó?
II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 	Từ phần Đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép.
Câu 2 (5.0 điểm)
Thuyết mình về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê hương em.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM:
I. ĐỌC – HIỂU 
Câu 1
Học sinh chép đúng, đủ tám câu thơ
- Chép sai hai lỗi trở lên hoặc thiếu hai dấu câu trừ 0.25 điểm
1.0 điểm
2
- Tác giả: Thế Lữ
- Văn bản: Nhớ rừng
0.25 điểm
0.25 điểm
3
- Giới thiệu tác phẩm Nhớ rừng
+ Là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất 
+ Góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới
0.25 điểm
0.25 điểm
4
- Kiểu câu: Nghi vấn (Câu 2,4,6,8,10)
- Chức năng: Bộc lộ cảm xúc (Nỗi nhớ về thời kì oanh liệt, tự do.)
0.5 điểm 
0.5 điểm
TẬP LÀM VĂN
Câu
Viết đoạn văn nêu cảm nhận...
2.0
 5
a.Kĩ năng
- Đúng thể thức của một đoạn văn
- Diễn đạt trôi chảy, chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.5
b.Nội dung
- Học sinh viết đoạn văn trình bày cảm nhận riêng về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
- Nội dung: Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi về thời kì tự do, oanh liệt của con hổ ..
- Nghệ thuật: Điệp ngữ (đâu), đảo ngữ (Ta đợi.gay gắt), hình ảnh huyền ảo diễn lệ (đêm vàng), hoang dại và đầy chất thơ ( Ta say mồi tan), kiểu câu.
1.5
Văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
5.0
6
a.Kĩ năng
- Biết viết bài văn thuyết minh
- Bố cục ba phần (mở, thân, kết bài) đầy đủ, rõ ràng
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, thể hiện rõ sự am hiểu về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở quê hương
- Chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.5
b.Nội dung:
*. Mb : Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
*. Tb 
– Vị trí địa lí (ở đâu ?)
- Lịch sử hình thành (có từ bao giờ ? như thế nào ?)
- Cấu trúc cảnh quan (Bộ phận? Đặc điểm của bộ phận?)
- Ý nghĩa, giá trị lịch sử, kinh tế, giáo dục, môi trường
- Biện pháp bảo vệ và giữ gìn
c. Kb : Đánh giá chung về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
0.5
3.5
0.5
Trên đây là những gợi ý cơ bản, giáo viên hết sức linh hoạt vận dụng trong từng bài làm cụ thể của hs, khuyến khích bài làm sáng tạo, có cảm xúc
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thực hành, viết sáng tạo.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra - giao đề cho HS
- Theo dõi tiến trình diễn biến tiết học
-Thu bài. Nhận xét tiết học.
---------------------- 
Tuần 27 - Tiết 107 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch , quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thành thục hơn.
3. Thái độ: GD cho hs ý thức học tập, có ý thức xây dựng luận điểm chặt chẽ cho bài viết.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- Tổ chức trao đổi, nhận xét,
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận
A. Diễn dịch
Câu 2:  Đoạn văn sau được triển khai theo cách nào?
“Muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chăm chỉ, tự giác. Vì hiện nay lượng kiến thức nhiều, nếu chúng ta không thường xuyên học bài và làm bài tập sẽ không nắm được lý thuyết và các kỹ năng thực hành (...) Các bạn phải thấy việc tự giác học là một thú vui, cảm thấy sung sướng khi giải được một bài toán khó, khi viết được bài văn hay thì lúc đó học mới có hiệu quả.”
A. Diễn dịch	B. Quy nạp	C. Song hành	D. Tổng phân hợp
=> Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Khái niệm luận điểm 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Lựa chọn câu trả lời đúng trong 3 đáp án.
* Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
- Giáo viên gợi ý giúp học sinh phân biệt: nghị luận là hành động được tiến hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống đó là những ý kiến quan điểm, chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi, giúp lí trí thông suốt. Vấn đề có thể là (?), nhưng luận điểm phải là sự trả lời.
? Bài văn có những luận điểm nào.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
- Học sinh trả lời
1. Luận điểm là gì ?
- Phương án a, b sai vì người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và luận điểm.
- Phương án c là chính xác: luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
2. Tìm luận điểm 
a. Trong bài ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' (SGK Ngữ văn 7 tập II - tr24, 25)
+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Đồng bào ta ngày nay ... tổ tiên ta ngày trước.
+ Tinh thần yêu nước cũng như .... đều được đem ra trưng bày.
b. Luận điểm trong ''Chiếu dời đô''
- ''Chiếu dời đô'' là văn bản nghị luận vì có thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả về việc dời đô.
- Cách xác định luận điểm như câu hỏi của bạn học sinh đó là không đúng vì đó không phải là ý kiến, quan điểm mà chỉ là vấn đề.
* Kết luận: mục 1 trong ghi nhớ.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc yêu cầu SGK
(1) Có thể xác định luận điểm của bài văn theo ý kiến của bạn học sinh đó không ? Vì sao.
(2) Vấn đề cần đặt ra trong bài ''Tinh thần yêu nước'' là gì ? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu như tác giả chỉ đưa ra luận điểm ''Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn''
(3) Trong ''Chiếu dời đô'', nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm ''Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô'' thì nhà vua có đạt được mục đích không ? Tại sao ?
(4) Em hãy rút ra kết luận: mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề ?
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Ví dụ
* Cách xác định như vậy là sai vì lẫn luận điểm với vấn đề.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm ''Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn'' không đủ để làm sáng tỏ vấn đề ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta''
- Luận điểm ''Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô'' không đủ để làm sáng tỏ vấn đề ''cần phải dời đô đến Đại La'' của ''Chiếu dời đô''
2. Nhận xét 
* Trong bài văn nghị luận, luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
3. Kết luận:
- ghi nhớ.
III. mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Để viết bài tập làm văn theo đề bài: ''Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập'', nhóm em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong 2 hệ thống sau(SGK) ? Vì sao?
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Hệ thống (1) đạt được các điều kiện nghi luận trong mục III.1
- Hệ thống (2) không đạt được các điều kiện đó vì:
* Hệ thống 1 chính xác
* Hệ thống 2 không chính xác, không khoa học, không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Bài viết không thể rõ ràng, mạch lạc bởi mạch văn không thông suốt, các ý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo.
3. Kết luận : ghi nhớ trong SGK.
+ Có những luận điểm chưa chính xác: không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao; cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập (nếu không có lí do chính đáng)
+ Có luận điểm chưa phù hợp với vấn đề: chưa chăm học và nói ...
 luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điểm (b) vì không chính xác, không bàn về phương pháp học tập nên (c) không liên kết được với các luận điểm khác; do đó (d) không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm a, b, c trên đó.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
.- Học sinh đọc bài tập 1
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận
1. Bài tập 1:
+ Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ vì:
- Nguyễn Trãi là một ông tiên trong toà ngọc là ý kiến của Nguyễn Mộng Tuân đã bị PVĐ phủ nhận, cũng không hẳn là vị anh hùng dân tộc mà các luận cứ đều tập trung vào làm nổi bật luận điểm trên. Cần khái quát cả sự nghiệp đánh giặc và sự nghiệp thơ văn của ông.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Cho luận điểm: “Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?
A. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc, không cần hiểu.
B. Học mà không hiểu thì rất dễ quen và khó vận dụng những điều đã học vào thực tế, làm mất thời gian (công sức).
C. Học vẹt tạo thói quen lười suy nghĩ, mòn năng lực lực tư duy.
D. Cần học trên cơ sở hiểu, nhận thức đúng về đối tượng.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2. Chọn và triển khai 1 luận điểm thành đoạn văn?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS thực hành viết đoạn văn
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Sản phẩm cụ thể của học sinh
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Viết các luận điểm trên thành đoạn văn triển khai luận điểm bài tập trên.
Hoàn thiện bảng sau:
Đoạn
Khái niệm
Mô hình đoạn
 Diễn dịch
Chủ đề
(2) (3)... (n). 
 Qui nạp
(1) (2) (3)...
 (n).
Tổng-Phân-Hợp
(1) Chủ đề
(2) (3)... (n). ..
 (n)
----------------------------
Tuần 27 - Tiết 108 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP
XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch , quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Vận dụng xây dựng hệ thống luận điểm .
3. Thái độ: GD cho hs ý thức học tập, có ý thức xây dựng luận điểm chặt chẽ cho bài viết.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS trình bày kiến thức về đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà ( giao cuối tiết trước)
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận- giới thiệu bài
Sản phẩm cụ thể của học sinh
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP
1. Xây dựng hệ thống luận điểm 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Nên sử dụng hệ thống luận điểm được nêu ra không ? Vì sao?
(2) Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác? Nếu có, thì theo em, bài ấy cần điều chỉnh sắp xếp ntn?
- Luận điểm a: ND không phù hợp với đề bài "phải học chăm chỉ" luận điểm lại núi "lđ tốt"
- Cũng thiếu những luận điểm cần thiết → mạch văn đứt đọan, vấn đề không sáng rõ (cần thêm luận điểm: đất nước cần người tài giỏi, hay phải chăm học mới giỏi)
- GV h/dẫn H/s sắp xếp lại luận điểm
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Ví dụ: SGK
b. Nhận xét:
- Hệ thống LĐ nêu ra chưa chính xác và chưa hợp lý.
- Loại bỏ luận điểm a → không phù hợp
- Sự sắp xếp LĐ chưa hợp lí:
- Vị trí luận điểm (b) làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm (d) không đứng trước (e).
+) Sắp xếp lại như sau:
a. Một đất nước muốn sánh kịp với bạn bè năm châu, cần có những người tài giỏi.
b. Quanh ta có nhiều những tấm gương của các bạn HS đang phấn đấu để đáp ứng nhu cầu của đất nước.
c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm.
d. Nhưng vẫn còn một số bạn trong lớp còn thích ham chơi, chưa chăm làm cha mẹ, thầy cô phiền lòng
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học bài thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống
g. Vậy bây giờ các bạn nên ít vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở thành người có ích cho c/s tìm được niềm vui chân chính, lâu bền.
2. Trình bày luận điểm 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc các luận điểm
(1) Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi ở điểm (a) trong bài đều chính xác ? tại sao?
(2) Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác không? Em thích câu nào hơn cả? Vì sao?
(3) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận cứ ở trên được mạch lạc, chặt chẽ?
(4) Theo em nên viết câu kết đoạn ntn? Cho phù hợp với yêu cầu của bạn?
- GV HD HS viết đoạn văn
-Đọc đoạn văn SGK
(1) Đoạn văn trên được viết theo cách quy nạp hay diễn dịch? Em có thể biến đổi đoạn văn ấy từ diễn dịch thành qui nạp hoặc từ qui nạp sang diễn dịch được không?
(2) Có phải chỉ thay đổi vị trí của câu - Không đơn giản thế. Còn cần sửa lại các câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi.
- Gọi HS đọc đoạn văn trình bày luận điểm - HS nhận xét
- GV bổ sung - nhận xét ưu khuyết điểm.
a. Chọn câu văn giới thiệu luận điểm:
Câu thứ 2 xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên.Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân quả để có thể nối bằng “do đó”.
Cách 1: Tốt: đơn giản dễ làm theo
Cách 2: không được vì có từ “do đó” không có tác dụng chuyển đoạn.
Cách 3: Tốt → giọng điệu gần gũi thõn thiết.
b. Sắp xếp luận cứ:
- Cách sắp xếp trong SGK là tốt đảm bảo rành mạch sáng rõ → phản ánh được quá trình làm rõ dần luận điểm bước trước, bước sau và bước sau kế tiếp bước trước.
c. Viết câu kết đoạn:
Nếu các bạn cứ ham chơi mà lười học như vậy sau này tương lai mù mịt, cuộc sống vất vả thua kém bạn bè, lúc bấy giờ dẫu các bạn muốn vui vẻ phỏng có được không?
d. Biến đổi đoạn văn diễn dịch sang qui nạp:
- Đoạn văn viết theo cách quy nạp:
Người học sinh hôm nay ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì đó có ý nghĩa và khó có được niềm vui trong cuộc sống. Muốn có niềm vui trong cuộc sống và trở thành người có ích thì các bạn phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường .Vì sau này lớn lên bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học- kĩ thuật và văn hoá-nghệ thuật ngày một nâng cao.Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức.
Biến đổi đoạn văn diễn dịch sang qui nạp:Thay đổi vị trí câu chủ đề, sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, VẬN DỤNG
(1)Làm bài tập 2 (SGK tr75); giáo viên gợi ý: các luận điểm phải có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của vấn đề, không chọn ý ''Nước ta là một nước văn hiến ...'' có thể sắp xếp các luận điểm theo trình tự:
+ Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống ... trong tương lai.
+ Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ, tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
+ Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
+ Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.
Viết đoạn văn triển khai luận điểm trong bài tập trên
-----------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_27.docx