Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 10

Tuần : 10 - Tiết : 37

 Ngày soạn: .

Ngày dạy:. NÓI QUÁ

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá trong văn chương cũng như trong đời sống hàng ngày.

2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng từ nói quá vào cuộc sống khi nói và viết.

3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em ý thức học tập tốt.

. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

B. CHUẨN BỊ

- Phiếu bài tập

C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .

- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề.

 

docx 12 trang phuongnguyen 20020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 10

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 10
Tuần : 10 - Tiết : 37
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
NÓI QUÁ
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá, tác dụng của nói quá trong văn chương cũng như trong đời sống hàng ngày.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng từ nói quá vào cuộc sống khi nói và viết.
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Phiếu bài tập
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Có một câu chuyện thần thoại của người Việt kể rằng: Ngày xưa, xưa lắm, trời đất còn là một vùng hỗn độn tối tăm, bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ chân dài không sao kể xiết. Mỗi bước thần đi là băng từ vùng này sang vùng khác, bước từ núi nọ sang núi kia...
 Trong đoạn truyện cô vừa kể có chi tiết, hình ảnh nào gây cho em ấn tượng mạnh? Vì sao?
- Gọi 1 HS kể chi tiết nói về cái chết của cô bé bán diêm trong “ Cô bé bán diêm” của An - đec- xen và cho biết ý nghĩa của cái chết đó?
=> Xét về cách sử dụng ngôn ngữ, trong 2 VD cô và bạn vừa kể có gì giống nhau? 
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Nói quá và tác dụng của nói quá:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi Hs đọc ví dụ SGK?
- Nêu nội dung của câu tục ngữ?
- Để nói thời gian rất ngắn đó, câu tục ngữ đã nói ntn?
 - Em hiểu “ Chưa năm đã sáng“, “ Chưa cười đã tối “ nghĩa là thế nào?
 - Thực chất ý câu tục ngữ nói điêù gì? ? ND câu ca dao phản ánh?
 ? Để nói nỗi vất vả nhọc nhằn ấy của người nông dân ca dao đã nói ntn?
- Thử thay các Vd trên bằng các câu đồng nghĩa:Đêm tháng 5 rất ngắn- Ngày tháng 10 rất ngắn- Mồ hôi rơi rất nhiều.
- So sánh hai cách dùng để thấy tác dụng của nó?
- Thế nào là nói quá? Tác dụng?
1-Ví dụ: SGK
2-Nhận xét:
-Câu tục ngữ thông báo thời gian của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 là rất ngắn.
+ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
+ Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
=>Rất ngắn và rất nhanh.
-Câu ca dao: Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.
-Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
=>Nói như vậy là không đúng thực tế, nhưng nó lại phản ánh 1 sự thật là mồ hôi chảy rất nhiều.
=>Cách nói phóng đại, có hình ảnh, mang tính biểu cảm cao. Cách nói như vậy người ta gọi là nói quá.
 3. Kết luận * Ghi nhớ: SGK
+ Có thể sử dụng phép nói quá bằng 4 cách. Đó là Cường điệu bằng hình ảnh biểu tượng đặc sắc. Cường điệu bằng các quán ngữ miêu tả tác động trực tiếp tới con người. Cường điệu vô lí về tầm vóc của sự việc bằng những so sánh về lượng. Cường điệu đến phi lí bằng những tục ngữ, thành ngữ.
+ Phạm vi sử dụng của nói quá: Trong giao tiếp hàng ngày, trong văn chương nghệ thuật(loại trữ tình, châm biếm, anh hùng ca) 
+ Trong phép tu từ nói quá, sự cường điệu qui mô chỉ là phương tiện, công cụ biểu đạt. Vì vậy khi tạo lập cũng như phân tích phép nói quá cần chú ý tới nghĩa hàm ẩn của lời nói.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS trình bày miệng?
- HS nhận xét bài của nhóm bạn?
- Muốn xác định được nói quá ta dựa vào căn cứ nào?
- Gọi Hs nêu yêu cầu -3 HS lên bảng ?
- HS nhận xét bài của bạn? GV bổ sung.
- Cho biết tác dụng của nói quá?
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân?
- Cho Hs trình bày lên bảng.
- HS nhận xét?- GV nhận xét.
- GV cho Hs chơi trò chơi: 3 tổ, mỗi tổ một đội 2 em. Thi 2 vòng.
GV đọc:
+ Nhanh.
+ Chậm
+ Đẹp
+ Xấu
+ Lười
+ Đen
+ Trắng
+ Khoẻ
+ ăn
+ Chạy.
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn: Chọn đề tài- Dung lượng đoạn- Phép nói quá?
- Gọi HS khá giỏi trình bày?
Bài 1:
a.Sỏi đá cũng thành cơm => Giá trị to lớn của sức lao động
b.Lên đến tận trời => Rất khoẻ đi đến đâu cũng được => Niềm lạc quan.
c.Thét ra lửa => Người có quyền sinh, quyền sát.
Bài 2:
a.Chó ăn đá, gà ăn sỏi . b.Bầm gan tím ruột.
c. Ruột để ngoài da
Bài 3:
+ Người con gái ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
+ Những chiến sĩ mình đồng, da sắt đã chiến thắng.
+ Mình nghĩ nát óc mà chưa giải được bài toán này
Bài 4:
+ Vòng 1: Mỗi đội cử 1 bạn- nghe GV đọc, ghi các câu thàh ngữ có sử dụng nói quá tìm được - 10 câu = 10 điểm.
+ Vòng2: Đấu loại trực tiếp: tất cả đứng thàh vòng tròn- khi đến lượt phải đọc được câu thành ngữ sử dụng nói quá- ai bỏ lượt sẽ bị loại. Người về sau cùng 10 đ, thứ 2- 8 đ, thứ 3:6 đ.
Bài 5: Hs thực hiện theo yêu cầu của GV
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
- GV sử dụng phiếu bài tập:
Hãy nối thông tin cột A với thông tin cột B cho hợp lí:
A B.
Chưa ăn đã hết; không cánh mà bay; một ngày dài hơn thế kỉ
Cường điệu đến phi lí bằng những
 tục ngữ, thành ngữ.
Tiếc đứt ruột; chết nửa người; đói rã họng; trông lác mắt.
Cường điệu vô lí về tầm vóccủa sự việc bằng những so sánh về lượng.
Ba đầu sáu tay; long trời lở đất; gấp trăm gấp nghìn.
Cường điệu bằng các quán ngữ miêu tả tác động trực tiếp tới con người.
 Ruột để ngoài da; chân cứng đá mềm; ngàn cân treo sợi tóc...
Cường điệu bằng hình ảnh biểu tượng đặc sắc.
Có bạn cho rằng: nói quá chính là nói khoác. Em có đồng ý không? vì sao?
- Gọi HS trình bày quan điểm cá nhân.
Nói quá
Nói khoác
Giống nhau: Đều là phóng đại qui mô, tính chất, mức độ của sự vật hiện tượng.
Khác nhau: Là biện pháp tu từ nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ( Tác động tích cực vào nhận thức và tình cảm của người nghe).
Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, nó tác động tiêu cực đến người nghe. VD truyện “ con rắn vuông”
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Tìm hiểu phạm vi sử dụng của phép nói quá
Đọc một số câu ca dao, tục ngữ có sử nói quá
VD:Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
    + Đen như than + Ngáy như sấm + Đau như đứt ruột
    + Kêu như tránh đánh + Nắng như đổ lửa
Chuẩn bị bài ôn tập truyện ký theo câu hỏi SGK
Tên VB
TLoại
P.T BĐ
nội dung chủ yếu
Đặc sắc ngh.thuật
*Tôi đi học Thanh Tịnh
*Trong lòng mẹ-Ng.Hồng
*Tức nước vỡ bờ- Ngô T.Tố
* Lão Hạc
Nam Cao
---------------------------- 
Tuần : 10 - Tiết : 38
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá các truyện kí việt Nam đã học từ tuần 1 đến nay về nội dung và hình thức nghệ thuật. Bước đầu thấy được 1 phần quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam dẫ hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu thế kỉ XX. 
2. Kĩ năng: -Rèn kỹ năng cảm nhận văn học
3. Thái độ, tình cảm: 
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt,
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
SGK _ SGV _ Thiết kế – Bài tập trắc nghiệm - bảng phụ 
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
- Sơ đồ tư duy. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 TK X 1900 1945
VHDG VHTĐ VHHĐ
 Nhìn vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, chúng ta thấy các tác phẩm vừa họcđều thụôc thời kì từ 1900 đến 1945. Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học thời kì này văn học ngày càng đổi mới sâu sắc, mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá. Đặc biệt từ 1930-1945, văn học thực sự bước vào quĩ đạo hiện đại một cách hoàn thiện. Bốn văn bản “Tôi đi học”- Thanh Tịnh; “ Trong lòng mẹ”-Ng.Hồng; “Tức nước vỡ bờ”-Ngô Tất Tố; “Lão Hạc”- Nam Cao được viết bằng chữ quốc ngữ theo lối viết mới mẻ.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1-lập bảng thống kê:
HS lập bảng thông kê ở nhà- Trình bày trước lớp
Tên VB
TLoại
P.T BĐ
nội dung chủ yếu
Đặc sắc ngh.thuật
*Tôi đi học Thanh Tịnh
Tr.ngắn
Tự sự + trữ tình
-Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò
- Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, giàu chất thơ
*Trong lòng mẹ
Ng.Hồng
Hồi kí
Tự sự xen trữ tình
-Nỗi cay đắng tủi cực vàtình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ của T.giả thời thơ ấu
-Lời văn chân thực giàu cảm xúc
*Tức nước vỡ bờ- Ngô T.Tố
T.thuyết
Tự sự 
-Bộ mặt tàn ác của XHPK-vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
X.dựng tình huống kịch tính, ngôn ngữ mộc mạc
* Lão Hạc
Nam Cao
Truyện
ngắn
Tự sự xen trữ tình
-Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân
-Tấm lòng yêu thương , thái độ trân trọng của Nam Cao với họ
-Khắc hoạ N.vật sinh động. Cách kể linh hoạt hấp dẫn. Ngôn ngữ giản dị tự nhiên.
2-So sánh sự giống và khác nhau giữa các văn bản:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bảng so sánh
Văn bản
Giống nhau
Khác nhau
*TRONG LÒNG MẸ
NGUYÊN .HỒNG
+ Thể loại: Tự sự
+ Thời gian ra đời: Trước CM từ 1930 – 1945
+ Đề tài: Con người, cuộc sống trước CM
+ Giá trị tư tưởng: chứa chan lòng nhân đạo – Tố cáo sự tàn ác.
+ ngh. thuật: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu
+ Tác giả
+ Thể loại
+ Phương thức biểu đạt
+ Đề tài – Chủ đề: Tình cảnh của đứa trẻ – Người nông dân – Phụ nữ.
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
*TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(TẮT ĐÈN)
NGÔ T.TỐ
* LÃO HẠC
NAM CAO
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS suy nghĩ.lựa chọn
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
1-Hãy tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc khoảng 10-15 dòng ?
2. Hãy tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ khoảng 10 dòng ?
3- Hãy tóm tắt Tức nước vỡ bờ............................ ?
1.Đoạn văn mà em thích nhất:
Ví dụ:-Đoạn văn: “ Phải bé lai lăn vào lòng....“ trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
-Vì: + Nội dung: phản ánh cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con thật cảm động không gì sánh nổi.
 + Nghệ thuật: Kể - Tả - Biểu cảm chân thành đúng tâm trạng.
2.Bài tập 
Tóm tắt miệng
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trong mỗi văn bản của bài 2,3,4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao? Hãy viết đoạn văn về nhân vật/đoạn văn đó?
- HS suy nghĩ, chuẩn bị 
- Thực hành viết bài
-Xung phong trình bày
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
 Các nhân vật được xây dựng trong thời kì 1930 – 1945 đều mang những nét đẹp về phẩm chất đáng kính trọng và ngợi ca. Điển hình là Lão Hạc. Là một lão nông hiền lành, lương thiện, điều nổi bật đầu tiên ở lão khiến người ta cảm động là tình yêu thương vô bờ. Lão xót thương và cũng ân hận không lo nổi đám cưới cho con trai, khiến anh ta phẫn chí mà bỏ đi phu đồn điền cao su, chẳng biết khi nào mới trở về. Chính vì thế, lão Hạc cố gắng tích cóp từng đồng, và giữ cho bằng được mảnh vườn cho anh con trai. Lòng nhân ái, vị tha và tự trọng của lão cũng thật đáng kính. Lão Hạc khóc vì đã trót lừa một con chó. Thế rồi, vì không muốn phiền lụy đến láng giềng, lão Hạc đã tự tử bằng bả chó. Cái chết của lão thực sự bất ngờ, đau đớn và dữ dội. Cuộc đời trong sạch mà đau thương của lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ đối với mỗi độc giả.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1)Xem lại bài, nắm chắc nội dung các văn bản đã học?
(2) Soạn bài: Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
----------------- 
Tuần : 10- Tiết : 39
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
( Theo tài liệu của sở môi trường Hà Nội ) 
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông. Từ đó tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Thấy được cách thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc dùng bao bì ni lông. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ tiếp cận các vấn đề có tính thời sự, cấp bách của cuộc sống.
3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, suy nghĩ tích cực về các vấn đề trong tự nhiên - xã hội , ý thức trách nhiệm với cuộc sống cộng đồng.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực đọc hiểu văn bản nhật dụng.
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh, tư liệu.
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
(1)Theo em Ngày Trái Đất được tôt chức hằng năm nhằm mục đích gì? Nêu một số chủ đề của Ngày Trái Đất.
(2) - Quan sát hình ảnh. Các hình ảnh nói lên điều gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Mục đích:Đưa ra các hành động cụ thể để bảo vệ môi trường như: tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
Một số chủ đề:
      • Chiến dịch giờ trái đất (2016) "Hành động nhỏ ý nghĩa lớn"
      • Cùng tham gia, cùng hành động vì nguồn nước sạch Việt Nam(2017)
      • Nói không với rác thải nhựa (2018)
 Chúng ta đã từng phải suy nghĩ bởi lời một bài hát : Tổ quốc Việt Nam đẹp mãi, có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tuỳ thuộc vào bạn, chỉ thuộc vào bạn và tôi... và nói rộng ra: trái đất có còn là ngôi nhà xanh của tất cả chúng ta hay không , điều đó phụ thuộc vò ý thức của mỗi con người. Văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là bức thông điệp xanh gửi tới mọi người về vấn đề môi trường và rác thải.	
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Giới thiệu chung:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) HS đọc thông tin ở SGK 
(2) Cho biết xuất xứ văn bản?
- Nhận xét - rút kinh nghiệm
-Đây là văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức vô chính phủ phát đi ngày 22/4/2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất
II-Đọc hiểu văn bản:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn : Đây là văn bản thuyết minh, cần đọc giọng nhấn mạnh, rành rọt từng kiến nghị, rõ ràng, tống thiết như lời kêu gọi ( ở phần cuối). Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý thuật ngữ chuyên môn
-Học sinh đọc văn bản.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
-H thực hiện theo y/c của G- GV nêu yêu cầu đọc.
- VB chia làm mấy phần? 
- Hãy xác định giới hạn từng phần và cho biết nội dung chính?
- Gọi HS nhận xét?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS đọc đoạn 1?
 - Những sự kiện nào được thông báo?
 - VB nhằm thuyết minh cho vấn đề gì?
- nhận xét cách trình bày các sự kiện
 đó?
- Thế giới quan tâm đến vấn đề gì? Việt Nam quan tâm đến vấn đề gì?
- HS suy nghĩ- Phát hiện chi tiết
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
1-Đọc- Chú thích:
--Ô nhiễm: Gây bẩn, làm bẩn, gây hại, làm thay đổi môi trường theo hướng xấu.
-Khởi xướng: Bắt đầu đề ra hoặc làm 1 việc gì đó.
2-Bố cục: 4 đoạn
-Đầu => chủ đề “ Một ngày ... năm 2000” _Nguồn gốc, nguyên nhân ngày trái đất.
-Tiếp =>Ô nhiếm nghiêm trọng đối với môi trường- Phân tích tác hại của bao bì ni lông và nêu giải pháp. 
-Còn lại: Lời kêu gọi.
3-Phân tích: 
a-Thông báo về ngày trái đất:
- Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày trái đất mang chủ đề bảo vệ môi trường -Có 141 nước tham gia
-Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề:
 “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông“
=>1 ngày không dùng bao bì ni lông
=>từ khái quát đến cụ thể và bằng các số liệu cụ thể.
-Thế giới-> bảo vệ môi trường trái đất-> Việt Nam phát động hưởng ứng hành động đó để tỏ rõ sự quan tâm chung này.
 Hiện nay, ni lông thường bị vứt bừa bãi nơi công cộng, kể cả những nơi như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...Bản thân túi ni lông qua sử dụng đã là rác thải song điều đặc biệt là loại rác thải này lại dùng để dựng, để gói các loại rác thải khác. rác trong túi ni lông sẽ khá phân huỷ. Bên cạnh đó rác thải ni lông lại bi đổ chung vào rác thải khác , nó không tự phân huỷ lại còn ngăn cản sự phân huỷ nhanh của các loại rác thải khác. Có thể thấy bao ni lông là rác thải nguy hiểm.
b-Tác hại của việc dùng bao bì ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS đọc đoạn 2 
 (1)  Chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân vào khác?
(2) Nghệ thuật?
(2) Hiểm hoạ của việc dùng bao bì ni lông? Các biện pháp hạn chế?
- HS suy nghĩ- Phát hiện chi tiết
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
    + Bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic
    + Mỗi ngày Việt Nam thải hàng triệu bao bì ni lông ở nơi công cộng, ao hồ, sông
- Gây hại môi trường
    + Gây cản trở thực vật phát triển, tắc cống tắc các đường ống dẫn nước, làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải
- Gây hại tới sức khỏe con người:
    + Ô nhiễm thực phẩm, tạo ra khí độc gây ngộ độc, tắc thở khi đốt bao bì ni lông, gây rối loạn trao đổi chất, gây dị tật bẩm sinh
- Ngoài ra: việc xử lí ni lông đã qua sử dụng rất tốn kém, mất nhiều thời gian và gây ô nhiễm môi trường; khi đốt bao bì ni lông, khí độc thải ra chuyển hóa thành chất đi-ô-xin, một hóa chất vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người, có thể gây thủng tầng ô-zôn; 
=>Liệt kê, phân tích => Tính khoa học, tính thực tiễn, ngắn gọn, dễ hiểu
=>Hiểm hoạ dùng bao bì ni lông bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường-> ảnh hưởng sức khoẻ con người
-Biện pháp: Hạn chế dùng
 Túi ni lông cũng có những ưu điểm như rẻ, nhẹ, tiện lợi, đáp ứng nhiều nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy nó được dùng rất phổ biến . Nhưng khi đã là rác thải: hiện nay chỉ có ba phương thức xử lí bao bì ni lông: Đốt- chôn lấp- tái chế nhưng dù phương thức nào cũng có những hậu quả xấu cho môi trường. Vì vậy bao bì ni lông là vấn đề nan giải cho tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy trong lúc chưa có giải pháp tìm ra bao bì thay thế để loại bỏ bao bì ni lông thì chỉ còn cách là hạn chế sử dụng và sử dụng có ý thức.
c-Những kiến nghị:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Nêu những kiến nghị? Đọc lại phần 3 và cho biết các từ “ hãy” ở đầu câu có tác dụng gì? 
(2) Hãy quan sát 3 từ hãy và xem mối quan hệ với phần đầu văn bản?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Nhiệm vụ bảo vệ trái đất khỏi bị ô nhiễm
-1 ngày không dùng bao bì ni lông
-Nhiệm vụ đó là lâu dài
=>Đề nghị hạn chế dùng bao bì ni lông
- Bố cục chặt chẽ.
4. Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra những tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các thành phần của văn bản?
(2) Thông điệp được gợi ra từ văn bản?
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Tính thuyết phục :
    + Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông
    + Lí lẽ đưa ra đều dựa trên việc khảo sát thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học
- Sử dụng từ “vì vậy” tạo sự liên kết giữa hai phần đặc biệt quan trọng của văn bản:
    + Nối phần nguyên nhân việc sử dụng bao bì ni lông với giải pháp khắc phục, khiến cho văn bản vừa cô sự liền mạch, lập luận thuyết phục bạn đọc.
    + Nếu không có từ liên kết “vì vậy” bài văn sẽ không chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục được như vậy.
- Thông điệp được gợi ra từ văn bản:
+ Môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm bởi việc sử dụng bao bì ni lông quá bừa bãi.
+ Mọi người hãy giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông
+ Hãy bảo vệ môi trường.
Chi nhớ SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
(1) Viết đoạn văn: Bản thân có biện pháp gì để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?
- HS chuẩn bị ý chính ra giấy nhạp
-Thực hành viết bài
- báo cáo kết quả sản phẩm - rút kinh nghiệm
-GV tổng hợp, kết luận
- Hình thức: Đoạn văn
+ Có câu chủ đề, diễn đạt mạch lạc
- Nội dung:
+ Bản thân hạn chế dùng bao bì ni lông bằng cách thay các chất liệu dễ phân hủy(giấy, lá...) và đồ dùng nhiều lần ( túi, làn,...)
+ Tuyên truyền mọi người...
+ Tham gia các hoạt động vì môi trường.
Bài tham khảo về thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông:
 Môi trường của chúng ta đang ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng, mà một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng này là việc sử dụng và vứt túi ni lông một cách bừa bãi. Nhiều người trong chúng ta còn chưa tưởng tượng được hết sự độc hại của túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, sông ngòi,  khắp mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông. Môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông và thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông trong đời sống, để ngăn chặn được những hậu quả xấu mà túi ni lông gây nên.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
 (1) Viết bài nghị luận với nhan đề: Bảo vệ môi trường là cách sống khôn ngoan.
 (2) Soạn bài: Ôn dịch thuốc lá. 
 (3) Xem bài: Nói giảm, nói tránh. 
 (4) Chuẩn bị ôn tập để kiểm tra 45 phút.
-----------------------------------
Tuần : 10- Tiết : 40
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh, tác dụng của nói quá trong văn chương cũng như trong đời sống hàng ngày
2. Kĩ năng: Phân biệt nói tránh và nói sai sự thật. Rèn kỹ năng nhận biết và vận dụng từ nói giảm nói tránh khi onói và viết
3. Thái độ, tình cảm: . Giáo dục các em ý thức sử dụng nói giảm nói tránh hiệu quả.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trong mỗi cặp câu dưới đây có gì giống và khác nhau?
a1) Anh phải hoà nhã với hạn hè!
a2) Anh nên hoà nhã với hạn hè!
b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!
b2) Anh không nên ở đây nữa!
c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!
c2) Cấm hút thuốc trong phòng!
d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
d2) Nó nói như thế là ác ý.
-Xung phong trả lời câu hỏi. Tham gia nhận xét....
-GV tổng hợp, kết luận
*Giống: 
- Mỗi cắp câu cùng một nội dung thông báo
*Khác: Cách diễn đạt:
- Các câu không in đâm: a1,b1.c2 thông báo trực tiếp, thẳng thắn như ra lệnh.
- Các câu còn lại không nói thẳng ma fmang tính khuyên nhủ
=> Sắc thái nhẹ nhàng, dễ tiếp thu... 
Nói giảm, nói tránh.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Nói giảm nói tránh và tác dụng của nó
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV yêu cầu HS đọc SGK?
 (1)Nội dung thông báo của 3 ví dụ trên?
 - Nội dung của 3 câu trên có đặc điểm gì giống nhau?
(2) Mỗi câu không nói trực tiếp tới từ chết mà nói khác đi?
 - HS đọc và tìm hiểu VD 2 SGK?
(3) Vì sao tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ khác?
 - HS tìm hiểu mục 3 SGK?
(4) Những cách nói trên là nói giảm nói tránh, em hãy cho biết thế nào là nói giảm nói tránh?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
1-Ví dụ: SGK
2-Nhận xét:
-Di chúc (Lời dặn) trước lúc chết
-Nỗi đau khi nghe tin Bác chết.
-Tình thương, sự cảm thông với Lượng khi về bố đã chết.
=>Cùng thông báo về cái chết.
-Đi gặp..., đi, chẳng còn.
-Không nói đến từ chết mà nói tránh đi để giảm bớt nỗi đau buồn.
-Dùng từ “Bầu sữa” để tránh đi cái thô tục, không lịch sự.
- Cách nói thứ nhất: Nặng nề, thô thiển.
-Cách nói thứ 2: Nhẹ nhàng, tế nhị, khéo léo, khiến người có khuyết điểm dễ tiếp thu.
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bài tập 1: 
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS trình bày miệng?
- HS nhận xét bài của bạn?
Bài tập 2: 
- gọi HS làm miệng- Nhận xét
Bài tập 3: 
- Gọi 3 HS lân bảng làm bài tập.
- Tổ chức cho HS nhận xét.
- GV rút kinh nghiệm chung
Bài 1: Điền từ sau:
Đi nghỉ b- Chia tay nhau c- Khiếm thị
d-Có tuổi. e- Đi bước nữa
Bài 2: 
A2 – B2 – C1 – D1 – E2
Bài 3: 
 + Dạo này em chưa được ngoan lắm
	+ Cái bát này chưa đẹp lắm.
	+ Giọng hát chưa mượt mà lắm
	+ Món ăn này, chưa ngon.
 + Con cá này hơi bé.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Tìm 5 tính huống trong đời sống nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và đặt 5 câu (có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh) tương ứng với 5 tình huống đó.
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
1. Bạn cùng bàn bị điểm thấp khi trả bài kiểm tra cuối kì môn Văn => Cách nói giảm: Cậu cần cố gắng nhiều hơn môn Văn đấy.
2. Bạn nói leo cô giáo trong giờ học => Cậu nói leo như vậy là không được hay cho lắm
3. Thằng bé này hư lắm => Thằng bé này cần được dạy bảo nhiều hơn
4. Chữ cậu xấu lắm => Chữ của cậu chưa được đẹp cho lắm.
5. Cô ấy lười làm việc nhà quá => Hình như cô ấy gần đây không để ý nhiều đến việc nhà.
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Trao đổi với bạn:
 Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh? Cho ví dụ?
Gợi ý:
 Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng hợp lý biện pháp này. Những tình huống cần nói thẳng thắn, nói đúng bản chất vấn đề thì không được nói giảm nói tránh.
 (2)Xem lại bài, học kĩ lí thuyết, lấy ví dụ minh hoạ, làm bài tập 4/SGK.
 (3) Ôn lại kiến thức về văn học từ đầu năm để chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
 (4) Xem trước bài: Câu ghép.
--------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_10.docx