Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 22

Tuần 22 - Tiết 85

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức- Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Nắm được các yêu cầu về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Viết được đoạn văn, bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát biểu ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

3. Thái độ- Giáo dục học sinh viết đoạn văn thuyết minh có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

- Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản.

 

docx 22 trang phuongnguyen 19860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 22
Tuần 22 - Tiết 85 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- Nắm được kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Nắm được các yêu cầu về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Viết được đoạn văn, bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát biểu ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3. Thái độ- Giáo dục học sinh viết đoạn văn thuyết minh có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.
- Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Giáo viên:+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học 
- Phiếu học tập 1 : 
Đọc kĩ ví dụ a-b. Phần 1(SGK) và hoàn thiện bảng sau :
Chủ đề
Nội dung
Trình bày
a
b.
Nhận xét
- Phiếu học tập 2.
So sánh 2 đoạn văn a.b phần 2 và nhận xét vào bảng:
Đối tượng
Nnận xét đoạn văn
Sửa lại
Đoạn a 
Chiếc bút bi
Đoạn b 
Chiếc đèn bàn
- Học sinh:+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tổ chức cho HS tham gia trả lời nhanh:
Câu 1: Khái niệm về đoạn văn trong văn bản là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý trọn vẹn. Đúng hay sai?
A. Đúng  B. Sai 
Câu 2: Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp như thế nào?
A. Theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (Từ tổng thể đến cụ thể, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần)
B. Theo thứ tự diễn biến sự việc, trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính - phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
C. Sắp xếp theo A hoặc B
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn?
A. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức.
B. Có mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau.
C. Có mối quan hệ ràng buộc về hình thức.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Điền câu chủ đề thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“.. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.”
A. Nguyễn Tất Thành là người yêu nước sâu sắc.
B. Cả dân tộc Việt Nam biết ơn Bác Hồ.
C. Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
D. Nguyễn Tất Thành, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
Câu 5: Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?
“Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.”
A. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
B. Ông từng là thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm.
C. Ông là học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. “Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn.
Câu 6: Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?
“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”
A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
B. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.
C. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.
D. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án:
A
C
A
C
D
A
GV nhận xét - giới thiệu bài.
+ Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
+ Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
+ Văn bản thuyết minh cần đươc trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Chủ đề
Nội dung
Trình bày
a
Từ ngữ chủ đề: Nước.=>Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch
-Trình bày về vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay => Là đoạn văn TM về hiện tượng TN-XH
- Diễn dịch:
+ Câu 1. Chủ đề
+Câu 2,3,4,5: Phtriển ý chủ đề
b.
Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng
-> Nội dung (chủ đề) 
Giới thiệu về ông Phạm Văn Đồng- một danh nhân
Đất Việt. 
- Diễn dịch
+ Câu chủ đề: Câu 1
+ Câu 2,3: làm rõ ý chủ đề.
Nhận xét
Mỗi đoạn văn TM thường trình bày 1 ý lớn. ý thường tập trung ở câu chủ đề. Các câu còn lại phát triển làm rõ ý chủ đề.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.- Phiếu học tập 2
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
Mỗi đoạn văn TM thường trình bày 1 ý lớn. ý thường tập trung ở câu chủ đề. Các câu còn lại phát triển làm rõ ý chủ đề.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Đối tượng
Nnận xét đoạn văn
Sửa lại
Đoạn a 
Bút bi
- Thiếu câu chủ đề, sắp xếp lộn xộn
Nên tách thành 2 đoạn
+ Đoạn 1: Giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo của bút bi
+ Đoạn 2: Công dụng, cách sử dụng...
Đoạn b 
Chiếc đèn bàn
Lộn xộn, rắc rối. Câu chủ đề giới thiệu chưa rõ..
 Nên tách thành 3 đoạn:
+ Đ1: Phần đế đèn
+ Đ2: Phần đèn: Bóng đèn, đui đèn, dây đèn
+ Đ3: Phần chao đèn.
THAM KHẢO ĐOẠN ĐÃ CHỮA:
a.Cấu tạo của chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút. Đó là một ống nhựa dài, trong đó có chứa mực có thể màu xanh hay đen hoặc đỏ - những màu thường gặp ở bút bi. Phía đầu ống mực là là ngòi bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút, khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra ghi thành chữ. Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo ( bút bi bấm) hoặc không có ( bút bi có nắp đậy).
b.Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối kim loại hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi.Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát, ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở lên tập trung và dịu hơn.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu đặc điểm của đoạn văn thuyết minh?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
Mỗi đoạn văn TM thường trình bày 1 ý lớn. ý thường tập trung ở câu chủ đề. Các câu còn lại phát triển làm rõ ý chủ đề.
3. Kết luận:
-Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
Câu 1: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 15
 Viết một đoạn Mở bài và Kết bài  cho đề văn: “ Giới thiệu trường em”
- HS suy nghĩ- thực hành viết đoạn văn
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
Chủ đề đoạn: trường em
Nội dung: theo mục đích từng đoạn MB-KB
Trình bày: Dung lượng (3-5 câu)
HS THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN
Tham khảo 
Mở bài: Trường cấp hai mà em đang theo học là ngôi nhà thứ hai của em. Trường mang tên của một vị vua nhà Tây Sơn đó chính vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Trường nằm trên đường Nguyễn An Ninh, trải dài hai bên là những hàng cây xanh thẳm.
Kết bài : Người ta thường nói: đẹp nhất là thời học sinh. Bản thân cho rằng câu nói này rất đúng và em sẽ mãi mãi nhớ đến ngôi trường cấp ba này. Ngôi trường mà đã mang cho em một thời học sinh đầy thơ mộng và vui vẻ
Câu 3: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 15
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập một.
- HS suy nghĩ- thực hành viết đoạn văn
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
Chủ đề đoạn: Quyển Ngữ văn 8, tập một
Nội dung: bố cục quyển SGK
Trình bày: Dung lượng (5-7 câu)
HS THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN
Tham khảo đoạn văn sau:
Sách ngữ văn 8 tập một bao gồm 17 bài . Các bài sẽ được phân chia thành các phần có: phần Văn, phần Tiếng Việt và phần làm Văn và mỗi phần lại có các dạng khác nhau. Phần Văn gồm: nội dung văn bản và tìm hiểu văn bản. Phần Tiếng Việt được chia thành hai có: lý thuyết và luyện tập, còn lại phần làm Văn có cấu trúc tương tự với phần Tiếng Việt. ...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1)Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. 
Trao đổi trong nhóm, tìm nguồn tài liệu và viết thành một bài văn thuyết minh gồm nhiều đoạn ( có thể sử dụng hình ảnh/ thơ văn minh họa) về chủ đề trên?
	(2) Trao đổi với ông/ bà và ghi lại cách gói bánh chưng ngày tết?
	(3) Chuẩn bị bài “ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)”
---------------------------
Tuần 22 - Tiết 86 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
THUYẾT MINH
 VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:- Biết được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản. 
2. Kĩ năng:- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: khiviết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp...
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong học tập. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Giáo viên:+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu,phiếu học tập) .
- Học sinh: Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
. - Phương pháp: Dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kĩ thuật dạy học: Phân tích, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Trong các món ăn thường ngày, em thích nhất món gì? Hãy giới thiệu cách làm món ăn đó?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận 
HS chia sẻ
 Cách bạn giới thiệu cho chúng ta chính là bạn đang thuyết minh về một cách làm, phương pháp làm. Để bài thuyết minh có sức hấp dẫn và thu hút hơn, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Đọc văn bản"Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô" và văn bản "Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc" sgk ngữ văn 5 trang 25
(2) Hai văn bản giống nhau về cấu trúc, bố cục. Em có đồng ý không? Vì sao?
(3) Khi giới thiệu, cần trình bày theo trình tự nào? Vì sao?
(4) Vậy em rút ra kết luận gì khi làm bài thuyết minh về một phương pháp ( cách làm) ?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Nhận xét ý kiến của bạn? Đọc ghi nhớ
-GV tổng hợp - kết luận
1. Ngữ liệu:
a. "Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô" 
b."Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc" 
2. Nhận xét:
Các mục:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu thành phẩm
Trình bày: Thuyết minh cách làm là phần quan trọng. Cần trình bày rõ cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho một kết quả mong muốn.
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK
Nhiều chương trình ti vi sử dụng phương pháp này “ Mõ ngon mỗi ngày”, “ vào bếp với người nổi tiếng”... chúng ta có thể tham khảo.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
PHIÉU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết cần lưu ý điều gì?
A. Phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó
B. Phải đánh giá theo hướng khác quan và chủ quan về phương pháp (cách làm) đó
C. Phải biết những nhận định xoay quanh phương pháp (cách làm) đó
D. Phải diễn đạt được cả xúc cá nhân khi nói về phương pháp (cách làm) đó
Câu 2: Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm) cần trình bày những vấn đề gì?
A. Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự...làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
B. Cần trình bày rõ nguyên liệu, cách làm, cách bảo quản, cách sử dụng sản phẩm đó.
C. Cần trình bày những đánh giá, nhận xét khách quan về sản phẩm đó.
D. Cần miêu tả cụ thể, từ trong ra ngoài của sản phẩm đó.
Câu 3: Yêu cầu nào đúng với yêu cầu về lời văn của một bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)?
A. Ngắn gọn, rõ ràng  B. Câu văn dài, đan xen nhiều hàm ý
C. Câu cảm thán được dùng chủ yếu  D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Đọc văn bản sau:
1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
- Rau ngót: 300g ( 2 mớ )
- Thịt lợn nạc thăn: 150g
- Nước mắm, mì chính, muối.
2. Cách làm:
- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào ?
A. Yêu cầu thành phẩm B. Cách thức
C. Trình tự D. Điều kiện
Câu 5: Đọc văn bản sau:Canh dưa cải nấu lạc
Nguyên liệu:
- Dưa cải muối: 1 kg     
- Hành hoa: 0,5 kg
- Lạc nhân: 0,2 kg     
- Nước mắm, muối, mì chính.
Cách làm:
- Dưa cải rửa sạch cho bớt chua, để ráo nước, nếu là dưa muối nén cả cây thì cắt khúc dài 3 cm.
- Lạc nhân giã dập, hành hoa nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho dưa, nước mắm, muối vào nồi đun lên, đảo đều cho ngấm mắm muối.
Cho lạc vào khoảng 3 lít nước vào dưa, đậy vung, đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ cho dưa chín mềm, nêm lại mắm muối vừa ăn. Bắc ra, cho hành hoa, mì chính.
Hãy cho biết, văn bản trên thiếu nối dung nào ?
A. Điều kiện B. Cách thức
C. Trình tự D. Yêu cầu thành phẩm
Câu 6: Hãy sắp xếp các dòng dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành dàn ý phần Thân bài của bài thuyết minh về một phương pháp (một thí nghiệm).
a. Cách thức b. Yêu cầu chất lượng
c. Điều kiện d. trình tự
A. a – b – c - d B. c – a – d – b
C. d – c – b – a D. d – b – c – a
Câu 7: Khi thuyết minh về cách làm đền lồng giấy đón Trung thu, các dòng sau nằm ở phần nào?
“+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo
+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ”
A. Cách thực hiện B. Nguyên liệu
C. Yêu cầu thành phẩm D. Không nằm ở phần nào
Câu 8: Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”:
“ - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.”
A. Nguyên liệu B. Yêu cầu thành phẩm
C. Cách làm D. Không nằm ở phần nào.
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
Gv có thể chấm điểm phiếu bài tập một số học sinh. Mỗi câu đúng 0.5 đ
ĐÁP ÁN
A
A
A
A
D
B
B
C
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
Hãy tự chon một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn ý bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó.Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- HS suy nghĩ- thực hành lập dàn ý
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
Cách chơi trò chơi "bịt mắt bắt dê"
1.Điều kiện cần có: Người chơi từ 5 đến 10 người
Địa điểm chơi: một khoảng sân rộng
2.Luật chơi: Bạn đeo bịt mắt không được cởi bịt mắt khi đuổi bắt.
Khi bị bắt, người đó se phải thay thế vị trí đuổi bắt.
3.Cách chơi: Một bạn được chọn sẽ phải bịt mắt và đuổi bắt các bạn khác.
Các bạn không phải bịt mắt sẽ chạy trốn để không bị bắt. Khi bị bắt thì đổi thành người đi đuổi.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Câu 2: Trang 26 sgk 
Đọc bài giới thiệu sau đây. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp. 
-Các cách đọc:
Đọc thành tiếng.
Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).
-Nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài :
-Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.
-Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.
=>Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Lập dàn y: Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP:
Thuyết minh về trò chơi dân gian kéo co?
Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- HS suy nghĩ- thực hành lập dàn ý
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
1.Điều kiện cần có: 
- Hai đội chơi. Số lượng thành viên mỗi đội. Trọng tài
- Dây thừng kéo. 
2.Luật chơi: Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
-Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
-Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài: Giới thiệu về trò chơi kéo co
II. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi kéo co
1. Lịch sử trò chơi
Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại
Thời Ai Cập người ta không dùng dây thừng để chơi
Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường
Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.
2. Luật chơi
Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau
Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng
Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.
Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co
Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ
Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Sưu tầm những bài thuyết minh về một món ăn đặc sản địa phương?
2. Giới thiệu các trò chơi dân gian, cách làm các đồ chơi dân gian?
3. Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
-------------- 
Tuần 22 - Tiết 87 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
NGẮM TRĂNG
( Hồ Chí Minh)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- Học sinh có những hiểu biết bước về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù ngục.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên, tình cảm cách mạng cho HS..
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, trình bày , nêu vấn đề, đọc diễn cảm, giảng bình, ...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Đọc phần giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù và nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đề từ của tập nhật kí?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo, thảo luận về sản phẩm.
- GV nhận xét- kết luận
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
Bốn câu thơ đề từ của tập nhật kí đã khái quát một tinh thần, ý chí nghị lực phi thường, một lí tưởng lớn lao, vĩ đại của Bác Hồ
  Với Bác, chính sự gian khổ lại là điều kiện để rèn luyện tinh thần. Bài thơ muốn nói lên rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù khắc nghiệt và ngặt nghèo đến mấy thì Bác vẫn luôn tâm niệm sẽ làm nên một sự nghiệp lớn lao, cao cả. Bác luôn sẵn sàng đương đầu thử thách với tinh thần làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh. Chúng ta tìm hiểu về tập thơ và một số bài tiêu biểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỒ CHÍ MINH VÀ TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Học sinh đọc chú thích trong SGK 
(1)Giới thiệu những hiểu biết của em về Bác Hồ kính yêu?
(2) Hoàn cảnh sáng tác tập thơ.
- Hãy đọc những câu thơ thể hiện tư tưởng của Bác trong tập thơ.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1 Hồ Chí Minh: 19.5.1890 - 3.9.1969
Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
2. Tập thơ Nhật kí trong tù
- Gồm 133 bài thơ Bác viết trong thời gian bị bọn Tương Giới Thạch bắt vào tù. Suốt mười ba tháng từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943 Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc
- Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây.
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
GV cho HS tham khảo:
1 Hồ Chí Minh: Tiểu sử và sự nghiệp
            Hồ Chí Minh (1890 – 1969)  quê Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1919 gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam. 1920 tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1925 tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 1930 triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. năm 1941 Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước, lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2/9/1945 đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Năm 1946 được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Từ 1946 – 1969 Đảm nhiệm chức vụ cao nhất trong nhà nước, lãnh đạo toàn dân thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
            Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.
2. Tập thơ Nhật kí trong tù
            Tháng 8 – 1942 Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên thành Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh để liên hệ với thế giới bên ngoài và tìm sự ủng hộ của thế giới. Nhưng khi đến Quảng Tây – Trung Quốc thì chính quyền Tưởng Giới Thạch nghi là hán gian nên bị bắt vào tù. Suốt mười ba tháng từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943 Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải đi ba mươi nhà lao của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
            Trong suốt thời gian hơn một năm đó Hồ Chí Minh đã sáng tác tập thơ để giải bày tâm trạng của mình và Người tập hợp lại thành một tập có tên là “Ngục trung nhật ký” tức “Nhật ký trong tù”. Tập thơ gồm 134 bài trong đó có một bài “Mới ra tù tập leo núi” được viết sau khi ra khỏi nhà tù. Tập nhật ký bằng thơ không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị nghệ thuật cao. Và được chia làm hai mảng đề tài chính: Thơ tuyên truyền vận động cách mạng và Thơ cảm hứng trữ tình.
 Phong cách thơ Hồ Chí Minh qua “ Nhật kí trong tù” [ Nguồn K38 SP Văn, ĐHSP]
II. ĐỌC - HIỂUE BÀI NGẮM TRĂNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Giáo viên đọc mẫu, chú ý đọc chính xác cả phần phiên âm và dịch nghĩa bài ''Ngắm trăng'': cảm xúc ở câu 2 và nhịp đăng đối ở 2 câu sau.
-Học sinh đọc văn bản.
- Thể thơ? so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ?
-Đề tài của bài thơ?
I. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc 
2. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Đề tài: Vọng nguyệt (Ngắm trăng)
- Vọng nguyệt - 1 thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng mĩ mãn, thú vị. Người ta ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi thư thái. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
3.Phân tích
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
- HS phát hiện -Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
a) Hai câu đầu (hoàn cảnh ngắm trăng của Bác)
- Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
 =>Giọng bình thản tự nhiên, hai lần phủ định để khẳng định sự thiếu vật chất tối thiểu để ngắm trăng " rượu, hoa"
- Bác không để cuộc thưởng trăng mất đi cái thú vị mà tâm hồn vẫn tự do ung dung hướng tới ánh trăng đẹp.
Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: ở trong tù. Điệp từ “vô” (không) nhấn mạnh sự thiếu thốn, thiếu sót những thứ đáng ra cần thiết nhất lúc này: rượu, hoa. Uống rượu trước hoa để thưởng trăng và ngâm thơ là một thú vui tao nhã của người xưa trong những lúc thảnh thơi. Thế nhưng Bác lại thưởng trăng trong hoàn cảnh ngục tù – một hoàn cảnh khắc nghiệt mà người ta khó có thể nghĩ đến việc ngắm trăng được. Bác nói về những cái thiếu, những cái không có ở đây không phải để kể khổ hay thở than. Chỉ là trước đêm trăng đẹp ấy, thật tiếc khi không có rượu, có hoa để thưởng trăng một cách trọn vẹn.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1)Đối chiếu với câu thứ hai giữa phiên âm và bản dịch. Ở đây câu nghi vẫn được dùng với mục đích gì.?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
=> câu nghi vấn
=>câu trần thuật
Vừa dùng để tự hỏi mình, vừa để bộc lộ cảm xúc: xốn xang, bối rối của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp.
Như một thông báo mang lý tình, ít cảm xúc, chưa thể hiện được tâm trạng thi nhân.
=> Người chiến sĩ CM vĩ đại vẫn là người yêu thiên nhiên say mê, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đương là thân tù.
Đối lập với hoàn cảng ngục tù thiếu thốn, “không rượu cũng không hoa” là một “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Câu hỏi tu từ “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?) bộc lộ tâm trạng bối rối, băn khoăn, xốn xang của Bác – một người thi nhân, một người nghệ sĩ trước đêm trăng đẹp. Bác tiếc nuối vì không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị và trọn vẹn. Sự tiếc nuối, băn khoăn ấy là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết và một bản lĩnh, tinh thần thép của người tù cộng sản. Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Đọc hai câu cuối trong bản phiên âm?
(1) Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ thứ 3?
(2) Ở câu 4 có những biện pháp nghệ thuật nào.? Tác dụng.?
(3) Hình ảnh nhà thơ và vầng trăng có mối giao hòa như thế nào (chú ý sự sắp xếp vị trí các từ nhân và thi gia, song, nguyệt và minh nguyệt cũng như phép đối trong hai câu thơ)?
(4) Ta hiểu gì về Bác ở 2 câu thơ cuối ?
- Phát hiện -Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
a) Hai câu cuối (Cuộc hội ngộ giữa người và trăng)
- Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ)
=> Nghệ thuật đối: Người và trăng, song sắt nhà tù chắn ở giữa.
=>Người đã thả hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù tìm đến ngắm trăng sáng giao hoà với vầng trăng tự do đương toả mộng giữa đời đây là cuộc vượt ngục về tinh thần.
-Nguyệt tòng song thích khán thi gia
(Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
=> Nghệ thuật: đối, nhân hoá trăng như có linh hồn, 
Trăng với Bác Hồ gắn bó thân thiết trở thành tri kỉ.
+ Sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ:
Nhà tù đen tối
Vầng trăng đẹp
Hiện thực tàn bạo
Biểu tượng của tự do, lãng mạn
=>Bằng cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù trở nên bất lực vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau.
 Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, ở đầu hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt), ở giữa là từ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song). Sự sắp xếp này cùng nghệ thuật đăng đối giữa hai câu đã làm nổi bật, nhấn mạnh mối giao hòa tuyệt vời giữa người và trăng. Bất chấp cả không gian ngục tù, bất chấp sự ngăn cách của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì thả hồn ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_22.docx