Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 33
Tuần 33 - Tiết 129
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết về đặc điểm, cách làm văn bản tường trình.
- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình
- Mục đích và quy cách làm một văn bản tường trình
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác. Biết tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
3. Thái độ
- GD cho hs ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình.
- Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 33
Tuần 33 - Tiết 129 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết về đặc điểm, cách làm văn bản tường trình. - Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình - Mục đích và quy cách làm một văn bản tường trình 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác. Biết tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình. 3. Thái độ - GD cho hs ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình. - Bồi dưỡng ý thức học tập tích cực cho HS. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp một số tình huống, sự việc đã xảy ra gây hậu quả những người có thẩm quyền giải quyết chưa có cơ sở đánh giá và xử lí. Người thực hiện và chứng kiến xự việc cần làm tường trình.Vậy viết văn bản tường trình như thế nào? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Đặc điểm của văn bản tường trình HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi hs đọc văn bản sách giáo khoa (1) Trong các văn bản trên, ai là người phải viết văn bản tường trình và viết cho ai?Theo em người ta viết văn bản tường trình để làm gì? (2) Nhận xét về thái độ của người viết đối với sự việc được tường trình? (3) Nêu một số trường hợp cần viết văn bản tường trình? (4) Từ kết quả các ví dụ, em hiểu thế nào là văn bản tường trình? Ai là người viết văn bản tường trình?Ai là người nhận văn bant tường trình?Mục đích viết văn bản tường trình?Văn bản tường trình có hình thức như thế nào?Nội dung văn bản tường trình có những gì cần chú ý? -HS lần lướt chia sẻ ý kiến trước lớp? -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 1. Ví dụ: Văn bản -:SGk-T133 -Văn bản 2: SGK-134 2.Nhận xét: - Người viết văn bản tường trình: +) Văn bản1: Người mắc khuyết điểm. +) Văn bản 2: Người mất xe đạp. - Viết cho người có trách nhiệm giải quyết các sự việc trên. - Mục đích : Trình bày lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc và mức độ thiệt hại cần giải quyết 3.Kết luận: - Tường trình là văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xẩy ra gây hậu quả cần xem xét. - Mục đích: Nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm đc bản chất sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn. - Hình thức: Gồm 3phần - Nội dung : đầy đủ , rõ ràng, trung thực. *Ghi nhớ SGK II. Cách làm văn bản tường trình THẢO LUẬN CẶP ĐÔI -Yêu cầu học sinh lựa chọn các tình huống cần viết văn bản tường trình? Vì sao em lựa chọn các tình huống trên ? - Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. 1. Tình huống phải viết văn bản tường trình a,b => Viết văn bản tường trình c. Không cần. d. Tuỳ vào tài sàn bị mất là lớn hay nhỏ. - Vì tình huống a→học sinh mắc lỗi có ý(a)→ viết cho giáo viên chủ nhiệm ; b→vô ý mắc lỗi → viết cho thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi hs đọc mục 2 (1) Văn bản tường trình cần có các mục nào? Phần đầu văn bản tường trình gồm những mục nào? Cách trình bày ? (2) Phần nội dung trình bày những gì? (3) Thể thức kết thúc văn bản tường trình như thế nào? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/ 136 2. Cách làm văn bản tường trình: - Văn bản tường trình gồm có ba phần: * Phần đầu : - Quốc hiệu và tiêu ngữ (ghi chính giữa) - Địa điểm và thời gian làm tường trình(ghi vào góc bên phải) - Tên văn bản ( Ghi chính giữa) * Phần nội dung: - Trình bày thời gian, địa điểm,diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả ? ai chịu trách nhiệm. - Thái độ tường trình phải khách quan, trung thực. *Phần kết thúc: - Lời đề nghị, cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.(góc phải) *Ghi nhớ: SGK/ 136 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1? Phương hướng làm bài? (2) Bổ sung thêm một số tình huống viết tường trình? -HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận Bài tập 1 1. Sáng qua tổ 3 trực nhật 2. Nhà em bị mất con gà trống mới mua 3. Ông em bị ngã khi lên gác. 4. Nhà láng giềng lấn sang đất nhà em khi họ mới xây nhà mới. 5. Tổng kết buổi ngoại khoá..... đã làm trong tuần trước. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Tiếp tục tìm hiểu về vai trò của văn bản tường trình trong cuộc sống ? Thực hành viết một báo cáo cho một tình huống trong phần luyện tập ? Chuẩn bị bài : Luyện tập viết tường trình. Tuần 33 - Tiết 130 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ LUYỆN TẬP VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết củng cố những hiểu biết về văn bản tường trình. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản tường trình thuần thục hơn.Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản tường trình. - Quan sát và nắm được trình tự để tường trình.Nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản tường trình, Tạo lập được một văn bản tường trình đúng quy cách. 3. Thái độ - GD cho hs ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết tường trình. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HS báo cáo kết quả viết tường trình ở nhà - Nhận xét. Các em đã biết cách trình bày một văn bản tường trình và mục đích viết văn bản tường trình chúng ta cùng luyện tập để củng cố kiến thức về văn bản tường trình HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Nhắc lại mục đích viết văn bản tường trình? HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét. -GV tổng hợp - kết luận THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (2)Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tường trình và báo cáo? - Tổ chức cho HS thảoluận.Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình? (2)Phần nào k thể thiếu trong văn bản tường trình? Phần nội dung cần trình bày như thế nào? HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến. -GV tổng hợp - kết luận I. Lý thuyết 1. Mục đích viết văn bản tường trình - Nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm đc bản chất sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn. 2. Sự giống và khác nhau giữa văn bản tường trình và báo cáo: * Giống nhau: Đều là văn bản hành chính khi viết đều phải tuân theo những thể thức nhất định về cách trình bày... * Khác nhau: - Báo cáo: Nhằm trình bày kết quả công việc đã làm với cấp trên liền kề chịu trách nhiệm quản lí ,để cấp quản lí nắm đc và có cách thức, kế hoạch điều hành công việc sao cho đạt kết qủa tốt nhất. - Tường trình:Nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm đc bản chất sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn. 3. Bố cục phổ biến của văn bản tường trình: - Bố cục: Gồm 3 phần: Phần đầu : Phần nội dung: Phần kết thúc: * Cả ba phần đều không thể thiếu trong văn bản tường trình - Phần nội dung: - Trình bày thời gian, địa điểm,diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào , ai chịu trách nhiệm. - Thái độ tường trình phải khách quan, trung thực. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng văn bản? Nguyên nhân? - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (2) Nêu các tình huống cần viết văn bản tường trình ngoài sgk? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (3) Chọn 1 tình huống cụ thể hãy viết văn 1 bản tường trình -HS chia sẻ ý kiến trước lớp -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận. 1. Bài tập 1/ 137 a. Viết bảnkiểm điểm. b. Viết báo cáo. c. Viết báo cáo tổng kết thi đua Chỗ sai: người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào cần viết văn bản tường trình. BT2/ 137 VD: Hs đánh nhau. - hs dùng điện thoại di động để quay bài..- -Làm hỏng đồ dùng, thiết bị của nhà trường... 3. Bài tập 3/ 137 HS viết tường trình đúng qui cách HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Tiếp tục tìm hiểu cách viết văn bản tường trình trong cuộc sống ? Chuẩn bị bài : Văn bản thông báo theo yêu cầu SGK. ---------------------------- Tuần 33 - Tiết 131 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ VĂN BẢN THÔNG BÁO A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản thông báo. HS tìm hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách 2. Kĩ năng Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với ví dụ, thông báo, tường trình, báo cáo bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản, đúng quy cách . - Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản thông báo theo khuôn mẫu. 3. Thái độ - GD cho hs ý thức yêu thích môn học, có ý thức viết thông báo đúng nội dung hình thức. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết thông báo D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Kể tên những loại văn bản hành chính mà em đã được học ? Văn bản em biết chưa được học ? GV tổng hợp ý kiến - giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi hs đọc văn bản sách giáo khoa (1) Trong các văn bản trên, ai là người phải viết văn bản thông báo và viết cho ai?Theo em người ta viết văn bản thông báo để làm gì? (2) Nhận xét về thái độ của người viết đối với sự việc được thông báo ? (4) Từ kết quả các ví dụ, em hiểu thế nào là văn bản thông báo ? Ai là người viết văn bản thông báo ?Ai là người nhận văn bảnthông báo ?Mục đích viết văn bản thông báo ?Văn bản thông báo có hình thức như thế nào? -HS lần lướt chia sẻ ý kiến trước lớp? -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận 1. Văn bản: SGK 2. Nhận xét: - Người thông báo: Ng đứng đầu các cơ quan tổ chức, đơn vị ... - Người nhận thông báo: Các thành viên tổ chức đơn vị cấp dưới... - Mục đích: Triển khai các công việc cần làm, cần thực hiện để cấp dưới thực hiện. ND: Nội dung thông báo:Công việc cần thực hiện Thể thức: Theo khuân mẫu của văn bản hành chính. 3. Kết luận: ghi nhớ 1, 2 sgk II. Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)H/s đọc, nhận xét, giải thích 3 tình huống sgk tình huống nào cần thiết thông báo? (2) Nêu các nội dung không thể thiếu trong một báo cáo? Thể thức trình bày? -HS lần lượt chia sẻ chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn? -GV tổng hợp - kết luận. Lưu ý : - Lời văn cần rõ ràng, chính xác, tránh người đọc hiểu lầm - Trình bày theo đúng mẫu chuẩn - Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời 1, Những tình huống cần làm văn bản - Tình huống a : Tường trình - Tình huống b : Thông báo - Tình huống c : Thông báo 2, Cách làm văn bản thông báo - Tên cơ quan - Tên văn bản thông báo - Nội dung thông báo - Quốc hiệu - Địa điểm - Nơi nhận thông báo - Họ tên, chức vụ, chữ ký HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc bài tập 1 - SGK - Yêu cầu HS trả lời miệng ? - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Gọi HS đọc bài tập 2 - SGK - Yêu cầu HS chữa bài tập lên bảng ? - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Cho HS sửa chữa Bài Bài tập 1 : - HS làm miệng. Bài tập 2 Lỗi của văn bản thông báo - Diễn đạt chưa đúng ngữ pháp - Nội dung chưa nêu kế hoạch kiểm tra, công tác vệ sinh học đường - H/s tự sửa chữa HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG -Nêu thắc mắc hoặc vấn đề em chưa hiểu về bài học? -Tiếp tục hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị bài : Luyện tập văn bản thông báo. ------------------- Tuần 33 - Tiết 132 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh củng cố kiến thức lí thuyết về văn bản thông báo, viết được văn bản thông báo thông thường. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn bản thông báo. 3. Thái độ - GD cho hs ý thức yêu thích môn học, có ý thức viết thông báo đúng nội dung hình thức. 4.Phát triển năng lực: - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tạo lập văn bản B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU - Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận. - Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết thông báo D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Em đã nghe đọc báo cáo khi nào chưa ? Cụ thể ? => Báo cáo của cô hiệu trưởng tổng kết học kỳ I. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Nhắc lại tình huống viết văn bản thông báo ? (2) Người có chức trách viết thông báo? -HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét. -GV tổng hợp - kết luận THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1)Nêu nội dung thông báo? Phần nào không thể thiếu trong thông báo? Phần nội dung cần thông báo như thế nào? - HS thảo luận trong bàn - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tường trình và thông báo ? HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến. -GV tổng hợp - kết luận 1. Tình huống viết thông báo: - Thông báo hội họp, triển khai kế hoạch làm việc, thông báo gặp mặt... 2. Người thông báo: người đứng đầu cơ quan ,đơn vị tổ chức... - Người nhận thông báo: cá nhân, thành viên trong cơ quan tổ chức đơn vị... 3. Nội dung thông báo: Các công việc cần làm cần thực hiện cần tham gia. - Các mục chính trong văn bản thông báo: +) Thể thức mở đầu +) Nội dung +) Thể thức kết thúc 4. Điểm giống và khác nhau giữa tường trình và thông báo: * Giống nhau: Cả hai là văn bản hành chính có thể thức theo khuôn mẫu chung * Khác nhau: - Tường trình: Cấp dưới gửi người có thẩm quyền xem xét sự việc. - Mục đích : để cấp trên nắm bắt và có hướng giải quyết sự việc - Thông báo: cấp trên điều hành cấp dưới thực hiện. - Mục đích : Triển khai công việc để cấp dưới thực hiện, tham gia. HOẠT ĐỘNGLUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Lựa chọn loại văn bản thích hợp - Gọi HS đọc bài tập 1 - SGK - Yêu cầu HS chữa bài tập lên bảng ? Các h/s lựa chọn lý do trình bày lựa chọn của mình - Gọi HS nhận xét, bổ sung. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc bài tập 2 - SGK? - Yêu cầu HS chữa bài tập lên bảng ? - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp ý kiến, kết luận. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP H/s chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3 để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh ngay ở lớp, đọc to ghi nhớ, g/v và h/s nhận xét góp ý Bài tập 1 : * Thông báo: + Hiệu trưởng viết thông báo + Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo + Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 – 5 * Báo cáo + Các chi đội viết báo cáo + Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo + Nội dung tình hình hành động trong tháng + Thông báo : Bài tập 2 : - Ban quản lý dự án viết thông báo - Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án - Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án a, Những lỗi sai : - Không có công văn số, thông báo, nơi nhận, nơi lu viết góc trái phía trên và dưới bản thông báo - Nội dung thông báo cha phù hợp với tên thông báo à còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra b, Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bảng thông báo. Bài tập 4 : - HS thực hiện theo yêu cầu của GV HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Nêu thắc mắc hoặc vấn đề em chưa hiểu về bài học? - Tiếp tục hoàn thiện bài ôn tập - Ôn tập viết thu hoạch về chương trình Ngữ văn 8. ---------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_33.docx