Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 8

Tuần : 8- Tiết : 29

 Ngày soạn: .

Ngày dạy:. CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

( Ô- Hen- Ri )

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được sức mạnh của tình yêu thương con người, sức mạnh của cái đẹp, tình yêu cuộc sống đã kết thành 1 tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề ấy đã được sắp xếp khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình thế 2 lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng “. Hs thấy được ý nghĩa của nghệ thuật chân chính là vì sự sống con người.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt để cảm thụ tác phẩm văn học. Phát hiện và phân tích đặc điểm nổi bạt về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

3. Thái độ, tình cảm: - .Giáo dục các em lòng nhân ái, đức hi sinh cao cả. Tình têu nghệ thuật chân chính.

 

docx 12 trang phuongnguyen 21060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 8

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 8
Tuần : 8- Tiết : 29
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG 
( Ô- Hen- Ri )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được sức mạnh của tình yêu thương con người, sức mạnh của cái đẹp, tình yêu cuộc sống đã kết thành 1 tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề ấy đã được sắp xếp khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình thế 2 lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng “. Hs thấy được ý nghĩa của nghệ thuật chân chính là vì sự sống con người.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt để cảm thụ tác phẩm văn học. Phát hiện và phân tích đặc điểm nổi bạt về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
3. Thái độ, tình cảm: - .Giáo dục các em lòng nhân ái, đức hi sinh cao cả. Tình têu nghệ thuật chân chính.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản .
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Tư liệu, hình ảnh
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu bảng sau:
Chi tiết
Nhận xét về nhân vật
 Khi cụ Bơ -men đến thăm Giôn - xi bị ốm
Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá cuối cùng
“Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác 
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Nhận xét về cuộc sống và tình cảm của các nhân vật trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O hen ri qua đoạn tóm tắt phần đầu của truyện sau đây:
Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ cho thuê ở gần công viên ................ buông xuôi, lìa đời,...
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
 Ba nhân vật Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo nhưng họ khao khát cống hiến cho nghệ thuật, muốn vẽ nên những kiệt tác để đời. Giôn-xi mang trong mình căn bệnh nặng, cô chán nản, tuyệt vọng và muốn buông bỏ cuộc đời tựa như chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ, chỉ cần nó rụng thì cô cũng sẽ “lìa đời”.
-“Trong một khu nhỏ ở phía tây công viên Oa- sinh - tơn , phó xá chạy lung tung như hoá rồ, rồi đứt quãng ở những mảnh đất goi là “ quảng trường”. Những quảng trường này tạo nên những góc độ và đường cong kì lạ. Một đường phố tự cắt nó một đến hai lần...” Đó chính là nơi sinh sống của những nghệ sĩ nghèo . Cuốc sống và tình yêu nghệ thuật của họ đã được O. Hen - ri khắc hoạ rất đậm nét trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng”.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-TÌM HIỂU CHUNG:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) HS đọc thông tin ở SGK 
(2) Cho HS quan sát hình ảnh và và cho biết những nét chính về tác giả- tác phẩm bằng đoạn văn thuyết minh?
- Nhận xét - rút kinh nghiệm
1-Tác giả:-T giả ( 1862 – 1910 )
-Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn
-TP tiêu biểu: Căn gác xép, Tên cảnh sát ,...
-Nội dungTP: nhẹ nhàng, thể hiện lòng nhân đạo.
1-Tác phẩm: 
-Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm.
II-ĐỌC VÀ HIỂU TÁC PHẨM
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn HS đọc:Chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả. Đoạn cuối cái chết của bác Bơ Men cần đọc với giọng cảm động
-Học sinh đọc văn bản.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
 -Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? 
- Tóm tắt văn bản?
1-Đọc,chú thích,tóm tắt : 
2-Bố cục: 3 đoạn
Đ1: Từ đầu -> Tảng đá: Cụ Bơ Men và Xiu lên thăm Giôn Xi. 
-Đ2: Tiếp -> Thế thôi: Chiếc lá cuối cùng vẫn còn – Giôn -xi qua cơn hiểm nguy.
-Đ3: Còn lại: Xiu kể cho Giôn- xi về cái chết của cụ Bơ -men.
 Câu chuyện được đặt vào bối cảnh ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn nhà cho thuêgiá rẻ trong một khu phố nhỏ phía tây công viên Oa- sinh - tơn. Thời điểm xảy ra sự việc là tháng 11, khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai hoạ sĩ trẻ là Xiu và Giôn - xi đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà. Cụ Bơ - mem sống ở tầng dưới cùng . Giôn - xi bị sưng phổi. Phần vì bệnh năng, phần thì do nghèo túng không có tiền thuốc thang, cô không thiết sống nữa,cô nằm nhìn những chiếc là thường xuân leo ngoài cửa sổ đếm số lá còn lại và chờ chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Nghe Xiu kể chuyện đó, cụ Bơ - men rất bực và cùng Xiu lên gác...
3-phân tích:	
-GV gới thệu về cụ Bơ - men
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận .
- Tổ chức cho HS nhận xét
a/ Kiệt tác của cụ Bơ- men:
- Cụ yêu quý 2 họa sĩ trẻ.
- Cá tính: chế nhạo cay độc sự mềm yếu, với bản thân không chịu thất bại.
- Mơ ước vẽ được một kiệt tác
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Chi tiết
Nhận xét về nhân vật
 Khi cụ Bơ -men đến thăm Giôn - xi bị ốm
-Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng”, và 
-Cụ đến thăm Giôn-xi, lo lắng nhìn cây thường xuân và không nói gì.
- Miêu tả
- Tâm trạng lo lắng, xót thương trước những ngốc nghếch của Giôn-xi.
Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá cuối cùng
-Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió... 
-Vẽ xong chiếc lá đó, cụ bị sưng phổi. 
-Vì quá lạnh, cụ chỉ ốm có 2 ngày rồi chết ở bệnh viện – cùng buổi sáng hồi sinh của Giôn-xi.
=> Một hành động cao đẹp, cứu vớt một tâm hồn trẻ đang tuyệt vọng và buông xuôi cuộc sống của mình.
- Cụ Bơ-men, cụ đã lặng lẽ hi sinh sự sống của mình để cứu Giôn-xi, dường như là một sự đánh đổi với tạo hóa.
“Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác 
- Thứ nhất: vì đó là một bức vẽ đẹp hoàn hảo, giống thật đến nỗi cả Giôn-xi và Xiu đều bị nhầm tưởng đó là chiếc lá thường xuân thật ...
- Thứ hai, điều quan trọng là bởi nó đã cứu sống được Giôn-xi. Chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy đã mang lại nghị lực, khát vọng được sống cho cô họa sĩ trẻ đáng thương.
- Thứ ba, bức vẽ chiếc lá cuối cùng ấy còn được đánh đổi bằng chính tính mạng của cụ Bơ-men. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” ấy chính là biểu hiện cao đẹp nhất cho tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, lòng vị tha của cụ Bơ-men.
 Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ - men đã đổi bắng mạng sống của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã úa vàng, đã trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ xanh xao, thắp lên niềm tin, khơi dậy nghị lực cho những người yếu đuối. Nghệ thuật chân chính mang trong mình chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào sự sống, mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những mơ ước. Vì thế hình tượng cụ Bơ- men sống mãi trong lòng người đọc bởi kiệt tác cụ tạo ra bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thống . Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi vong hồi sinh.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiêc lá trên tường?
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
-Vì muốn dành sự bất ngờ đặc biệt ở kết truyện. Khi sự việc này không được kể lại, mà cuối cùng chỉ được Xiu nhắc đến cùng với sự ra đi của cụ Bơ-men, đã tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột. 
-Người đọc vừa hứng thú với câu chuyện, nhưng cũng đồng thời xúc động về đức hi sinh thầm lặng mà cụ Bơ-men. Chính điều đó đã khích lệ Giôn-xi hướng về sự sống ở phía trước
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
Cho HS đọc tham khảo phàn đầu của tác phẩm trong “ Tư liệu ngữ văn 8”
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1) Xem lại bài, kể tóm tắt đoạn trích, 
(2) Tìm hiểu hai nhân vật nữ nghệ sĩ trong tác phẩm.
(3) Đọc lại văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh. Viết bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy nêu suy nghị về sức mạnh của thuật chân chính?
--------------------
Tuần : 8- Tiết : 30
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ( tiếp theo ) 
( Ô- Hen- ri)
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được sức mạnh của tình yêu thương con người, sức mạnh của cái đẹp, tình yêu cuộc sống đã kết thành 1 tác phẩm hội hoạ kiệt tác. Tư tưởng chủ đề ấy đã được sắp xếp khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình thế 2 lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng “.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ văn học.
3. Thái độ, tình cảm:- Giáo dục các em lòng nhân ái. 
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản . -Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp 
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................
Thảo luận nhóm để hoàn thiện phiếu bảng sau:
GIÔN - XI
Chi tiết
Nhận xét về nhân vật
Hoàn cảnh
Suy nghĩ
Hành động
Sự hồi sinh kỳ diệu 
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Trong câu chuyện về “ Chiếc lá cuối cùng” , chứng kiến nỗi tuyệt vong của Giôn - xi. Xiu vừa thương bạn vưa lo sợ. Vậy cô đã làm gì để hi vọng mang về sự sống cho Giôn - xi?
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
b-Tình thương yêu của Xiu:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Khi Giôn - xi bị ốm, Xiu đã làm gì để thể hiện tình cảm dành cho bạn?
(2) Khi Giôn -xi trở nặng và bác sĩ hết hi vọng, tâm trạng cô như thế nào?
(3). Chứng kiến sự hồi sinh của Giôn - xi và sự ra đi của cụ Bơ - men, Xiu có biểu hiện gì?
(4)Tìm dẫn chứng để khẳng định Xiu không hề được Hen-ri, được cụ Bơmen cho biết ý định về một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống . Nếu Xiu được biết thì truyện có còn hấp dẫn không? Vì sao?
- HS suy nghĩ
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận
- Xiu kéo mành che cửa, sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân .Động viên, chăm sóc ...
- Thấy Giôn - Xi gắn mạng sống với lá thường xuân cuối cùng =>Biểu hiện nỗi lo sợ .
- Bác sỹ nói không còn hy vọng 
-Cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối và nói não nuột
=> Thương bạn, bất lực, tuyệt vọng
- Chứng kiến Giôn - xi hồi sinh=> Vui vẻ, hạnh phúc...
- Nghe nói về sự ra đi cụ Bơ - men => Kính phục, biết ơn...
*** Xiu không được cụ Bơ- men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thay cho lá thường xuân cuối cùng sắp rụng
    + Trước đó, hai người không nói năng gì ...
    + Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản
    + Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ...
    + Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm
=> Như vậy, nếu Xiu biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men thì truyện không còn bất ngờ, thú vị nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.
Tác giả không nói rõ là Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào. Chỉ biết hửng sáng hôm sau khi kéo mành lên Giôn xi càng ngạc nhiên hơn vì chiếc lá vẫn chưa rụng, còn Xiu không có thái độ gì, lần này chính Xiu đã giấu để cứu bạn. Vì thế mà tiềm thức muốn sống của Giôn- xi đã bừng tỉnh. Làm cho truyện tự nhiên và phẩm chất của Xiu được bộc lộ rõ hơn: Kính phục, nhớ tiếc cụ họa sĩ và hết lòng với bạn, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, dự đoán.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận .
- Tổ chức cho HS nhận xét
c-Diễn biến, tâm trạng của Giôn- xi:
Dự kiến sản pẩm của học sinh:
GIÔN - XI
Chi tiết
Nhận xét 
 Hoàn cảnh
- Đang mắc bệnh sưng phổi nặng.
Tính mạng mỏng manh
Suy nghĩ
Hành động
- Chán nản, tuyệt vọng, từ chối ăn uống.
- Làm bệnh thêm nguy kịch
- Từ đợi chết, mong chết 
- Cô chờ đón cái chết, khi không còn chiếc lá nào bám trên tường gạch.
- Mệt mỏi, lạnh lùng, thản nhiên, tuyệt vọng, buông xuôi gắn mạng sống với chiếc lá định mệnh , 
Sự hồi sinh kỳ diệu 
- Sự gan góc của chiếc lá không chịu rụng xuống và cô kinh ngạc về sức sống của nó, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình 
- Muốn chết là 1 tội, xin cháo , sữa, rượu.
- Ngắm gương, xem bạn nấu ăn
- Hi vọng 1 ngày vẽ vịnh Na- plơ
Tự giải lời nguyền. Chiếc lá là hy vọng hồi sinh.
-Giôn - xi có thêm nghị lức, niềm tin để vượt lên bệnh tật.
 Nguyên nhân sâu xa quyết đinh tâm trạng hồi sinh của Giôn - xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân trên tường.Nó kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt , bám lấy cuốc sống. Nó trái lại với sự yếu đuối, buông xuôi , chờ chết của mình... Cô thấy muốn chết là có tội. Chiếc lá đã đem đến sức sống và khơi dậy niềm tin cho cô gái yếu đuối.	
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. Nêu tác dụng của cách kết thúc đó. ?
- HS suy nghĩ
- Phát hiện chi tiết
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
(2) Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Chủ đề của tác phẩm là gì ?
- HS đọc ghi nhớ SGK ?
5. Tổng kết
-Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:
    + Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh
    + Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm, sau khi hoàn thành kiệt tác
- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:
    + Tạo sự bất ngờ, thú vị
    + Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.
    + Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ
=> Truyện được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
+ Tình yêu thương cao cả của những người nghèo khổ 
+ Sức mạnh của tình yêu cuộc sông chiến thắng bệnh tật
+ Sức mạnh và giá trị nhân sinh của nghệ thuật.
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hs nghe đọc câu hỏi và lựa chọn phương án trả lời.
1) Các nhân vật chính trong chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?
 A- Nhạc sĩ B- Nhà văn C- Bác sĩ D- Hoạ sĩ
2) Câu nào nói về việc cụ Bơ Men đã làm cho Giôn Xi trong đoạn trích chiếc lá cuối cùng?
 A- Cụ sợ sệt khi nhìn thấy cây thường xuân không còn 1 chiếc lá nào.
 B- Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết giá lạnh.
 C- Cả A và B đều đúng
 D- Cả A và B đều sai.
3, Theo em, truyện có thể kết thúc nhẹ nhàng hơn không? 
( Có thể cụ Bơ - men không chết?)
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
+. Chọn và viết thành đoạn văn diễn dịch hay qui nạp từ mỗi câu chủ đề sau:
a. “ Chiếc lá cuối cùng “ là tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo.
b. Cụ Bơ - men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa con người với con người.
c.Chiếc lá cuối cùng ca ngợi tình bạn thuỷ chung, cao quí.
d. Có thể coi chiếc lá cuối cùng là một nhân vật trong truyện. 
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1)Viết bài nghị luận xã hội khoảng 1 trang giấy về một trong các nội dung sau:
Tình bạn là viên ngọc quí
Tình yêu thương con người
Sức mạnh của nghệ thuật chân chính
(2) Soạn bài : Hai Cây Phong. 
(3) Xem bài: chương trình địa phương.
-------------------
Tuần : 8- Tiết : 31
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tiếng Việt )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về từ ngữ địa phương – phân biệt tư ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân . Hệ thống hoá từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
2. Kĩ năng: - Luyện kỹ năng tìm hiểu nghĩa từ ngữ địa phương . Biết vận dụng ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích ở địa phương vào giao tiếp. 
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em biết sử dụng đúng từ ngữ địa phương và tư ngữ toàn dân.Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực đọc hiểu văn bản .
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp)
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
Trong giao tiếp, mỗi vùng miền trên đất nước có những từ ngữ chỉ quan hệ trong gia đình, quan hệ ruột thịt khác nhau. vậy ở địa phương chúng ta đang sống, những từ ngữ này được dùng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
.Lập bảng thông kê :
 GV sử dụng bảng phụ . Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các từ địa phương và từ toàn dân tương ứng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bảng.
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ ĐP
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ ĐP
Cha
Mẹ
Ông nội
Bà Nội
Ông ngoại
Bà ngoại
Bác (anh trai cha)
Bác (vợ anh trai cha)
Chú (em trai cha)
Thím (vợ chú)
Bác (chị gái cha)
Bác (chồng chị gái cha)
Cô (em gái cha)
Chú (chong em gái cha)
Bác (anh trai mẹ)
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Cậu (em trai mẹ)
Bố, thầy
U
Ông cậu
Bà cậu
Cô
Mợ (vợ em trai mẹ)
Bác (chị gái mẹ)
Bác (chông chị gái mẹ)
Dì (em gái mẹ)
Chú (chồng em gái mẹ)
Anh trai
Chị dâu (vợ anh trai)
Em trai
Em dâu (Vợ em trai)
Chị gái
Anh rể (chồng chi gái)
Em gái
Em rể(chồng em gái)
Con
Con dâu ( vợ của con trai)
Con rể (chồng của con gái)
Cháu (con của con)
Bá
Anh
Chị
Em
Em
Chị
Anh
Em
Em
Con
Con
Con
=> Mỗi địa phương đều có những từ ngữ mang màu sắc riêng. Khi giao tiếp với ngừơi địa phương khác cần có ý thức trân trọng từ của địa phương bạn và biết tìm hiểu nghĩa các từ địa phương để có thể tham gia giao tiếp một cách tự tin và hiệu quả.
3- Sưu tầm thơ ca: 
- GV nếu yêu cầu và hướng dẫn Hs tìm?
- Cho HS thảo luận trong nhóm bàn?
- GV gọi đại diện HS trình bày
 - HS nhận xét bài của nhóm bạn?
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh
Thành ngữ- tục ngữ:
+ Chị ngã em nâng.
+ Anh em như thể tay chân.
+ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú gì.
+ Chú cũng như cha.
+ Con chị nó đi con dì nó lớn.
+ Cây xanh thì lá cũng xanh.
+ Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Trong thơ văn, dặc biệt là lời nhân vật, từ địa phương được dùng có hiệu quả nghệ thuật cao. Em thử phát hiện và cho biết nghĩa của từ địa phương trong câu văn sau:
“ Còn cái lai quần cũng đánh”
 Nguyễn Thi- “ Người mẹ cầm súng”.
Em hiểu gì về nhân vật qua lời nói đó?
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
Xem lại bài, sưu tầm các từ ngữ địa phương nơi khác để mở rộng thêm vốn từ địa phương.
- Xem bài: Lập dàn ý bài văn tự sự...
- Chuẩn bị viết bài số 2
Tuần : 8- Tiết : 32
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhận diện được dàn ý ba phần : mở bài thân bài, kết bài của văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . Biết lập dàn ý cho bài văn tj sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng xây dựng bố cục , sắp xếp các ý trong văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Viết bài tự sự kết hợp văn miêu tả và biểu cảm khoảng 450 chữ.
3. Thái độ, tình cảm: - Giáo dục các em ý thức học tập tốt. 
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp 
B. CHUẨN BỊ
- Theo yêu cầu SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
- Nêu dàn ý chung của bài văn tự sự?
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-Dàn ý của bài văn tự sự.
	1-Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV yêu cầu học sinh đọc văn bản ” Món quà sinh nhật ” SGK ?
- Hãy chỉ rõ ba phần mở thân kết của văn bản đó?
 - Nội dung của từng phần ? 
 - Xác định ở văn bản: sự việc chính, ngôi kể, không gian, thời gian, hoàn cảnh câu chuyện ?
 - Sự việc xoay quanh nhân vật nào ?
- Ai là nhân vật chính ? 
- Ngoài ra còn có những nhân vật nào?
- Tính cách của mỗi nhân vật ?
- Diễn biến của câu chuyện ?
- Trong văn bản tự sự trên, yếu tố miêu tả được sử dụng trong những câu văn nào?
- Cho biết tác dụng của những câu văn miêu tả đó?
- Xác định các câu văn, đoạn văn biểu cảm trong văn bản ?
- Nêu tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản trên? 
- Vậy em hãy rút ra dàn ý chung cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm?
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
1. Ví dụ: SGK
2, Nhận xét:
a.Mở bài: Đầu => la liệt trên bàn: Kể và tả lại quang cảnh chung buổi sinh nhật.
b. Thân bài: Tiếp => gật đàu không nói: Kể về món quà độc đáo của người bạn
-Kết bài: Còn lại: Nêu cảm nghĩ về quà sinh nhật.
-Sự việc chính: Diễn biến buổi sinh nhật-ngôi kể thứ nhất-thời gian; buổi sáng-không gian trong nhà-hoàn cảnh:ngày sinh nhật Trang bạn đến chúc mừng.
-Sự việc xoay quanh nhân vật Trang ngoài ra còn có Trinh, Thanh.
+ Trang: Hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
+ Trinh: Kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý
-Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ, sắp kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
- Diễn biến: Trinh đến-giải toả những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc khi cònhững cái nụ 
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
=> Đoạn miêu tả suốt cả buổi sáng, nhà tấp lập kẻ ra người vào....Các bạn ngồi trật cả nhà => Tác dụng giúp người đọc hình dung diễn biến buổi sinh nhật, không khí của nó, cảm nhận tình cảm của Trang-Trinh.
=> Đoạn biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên, bắt đầu lo, tủi thân và giận Trinh => Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc, giúp người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng băng tặng như thế nào.
3. Kết luận
* Ghi nhớ: SGK
2-Dàn ý bài văn tự sự:
a )Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện
b) Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định. Khi kể thường kết hợp miêu tả con người, sự việc và thể hiện tình cảm thái độ của mình trước con người , sự việc đó.
c) Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
- Cho HS đọc lại văn bản “ cô bé bán diêm”?
+ Mở bài?
+ Thân bài? 
+ Kết luận?
- Hướng dẫn HS trao đổi trong bàn cùng thiết lập lại dàn ý của văn bản?
-Xác định các yếu tố miêu tả trong văn bản?
- Tìm các yếu tố biểu cảm trong văn bản?
-Nêu tác dụng của mỗi yêu tố trên trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của băn bản?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung?
Bài 1- SGK
a)Mở bài: Giới thiệu: quang cảnh đêm giao thừa, nhân vật chính em bé bán diêm và hoàn cảnh của em.
b) Thân bài: 
 -Lúc đầu không bán được diêm không dám về nhà => Rét.
 - Bật 5 lần diêm, mỗi lần mơ tưởng mốt sự việc-lần 5 mơ tưởng thấy bà nội đã chết, em cùng bà ra đi. 
 - Miêu tả: Ngọn lủa xanh lam, sánh chói , gió bấc thổi vun vút, diêm cháy sáng rực lên, diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày.
 - Biểu cảm: Chà, giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét...ái chà, ánh sáng kỳ diệu làm sao...
c)Kết bài: Cô bé chết trong đêm giao thừa. Thi thể cô bé nằm giữa những bao diêm. Có một bao đốt hết-chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
Bài 2: Viết một đoạn văn tự sự khoảng 12-15 câu đề tài tự chọn,trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm? 
- GVnêu yêu cầu bài tập .Hướng dẫn HS làm nháp.
- GV gọi HS trình bày
- HS nhận xét bài của bạn: Sự việc? Miêu tả? biểu cảm?
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
 Có bạn cho rằng: trong văn tự sự, khi khắc hoạ nhân vật cần miêu tả về ngoại hình và hành động của nhân vật bài văn sẽ sinh động hơn. ý kiến của em?
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
-Xem lại phần lý thuyết đã học, lập dàn ý bài tập số 2- sgk
- Chuẩn bị viết bài số 2. - Soạn bài: Hai Cây Phong.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_8.docx