Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 28

Tuần 28 - Tiết 109

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. ĐI BỘ NGAO DU

 (Rút - xô)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu được sơ giản về tác giả và ý kiến về mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ sinh động của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đii bộ ngao du.

2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận.

3. Thái độ: GD cho hs ý thức rèn luyện sức khoẻ, trí tuệ, hướng tới tư tưởng tiến bộ.

4.Phát triển năng lực:

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

-Năng lực đọc hiểu văn bản.

-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

 

docx 15 trang phuongnguyen 30/07/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 28
Tuần 28 - Tiết 109 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ĐI BỘ NGAO DU
 (Rút - xô)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu được sơ giản về tác giả và ý kiến về mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ sinh động của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đii bộ ngao du.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: GD cho hs ý thức rèn luyện sức khoẻ, trí tuệ, hướng tới tư tưởng tiến bộ.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực đọc hiểu văn bản.
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Từng đoàn người đi bộ quanh hồ, trên các con đường rợp bóng cây, trong công viên vào sáng sớm hoặc chiều muộn là hình ảnh thường thấy ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn.
Đi bộ là một trong số các môn thể thao có nhiều người tham gia bởi nó đơn giản, dễ thực hiện và mang tính cộng đồng cao.
Đi bộ là sự vận động của cơ thể, là cơ hội để tất cả các cơ quan cùng vận động chứ không chỉ riêng đôi chân. Đi bộ làm tiêu hao năng lượng, giảm mỡ thừa, tăng cường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tăng sự dẻo dai và phát triển của các khối cơ, xương, khớp.
Đi bộ tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ đột qụy, tăng khả năng lưu thông máu. Đi bộ cải thiện chức năng của não, ngăn chặn chứng tâm thần phân liệt, chống trầm cảm do tăng tiết serotonin và dopamin (là những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giúp tinh thần phấn chấn, lạc quan). Đối với người bệnh tiểu đường, đi bộ cải thiện khả năng hoạt động của cơ và sử dụng được glucose ở trong tế bào của cơ, điều này giúp kiểm soát được mức độ đường máu. Đi bộ còn là hoạt động thể chất giúp cho hệ miễn dịch tốt hơn và tăng sức đề kháng, giúp ngăn chặn nhiều bệnh tật, kể cả các bệnh mạn tính. Đi bộ kết hợp tập thể dục dưỡng sinh sẽ làm cho cơ thể thư giãn cơ, nhuận khớp, thải độc. Tuy nhiên, đi bộ chỉ phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách, cần lưu ý những yếu tố sau đây để đảm bảo đi bộ có hiệu quả cao nhất:
- Chọn thời điểm đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. Không nên đi vào lúc thời tiết nắng nóng hoặc quá lạnh, gió to.
 Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(1) Bài báo trên trình bày ý kiến về vấn đề gì?
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
=> Tác dụng của đi bộ với sức khỏe của con người
Đi bộ cũng có những giá trị lợi ích nhất định đối với sức khoẻ và tinh thần con người , Bàn về việc đi bộ nhà văn Ru- xô đã chứng minh lợi ích của việc đi bộ thật cụ thể sinh động, HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.TÌM HIỂU CHUNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gọi học sinh đọc phần chú thích SGK.
? Em hiểu gì về tác giả Ru-xô và tác phẩm nổi tiếng của ông ''Ê-min hay về giáo dục''?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận 
* Tác phẩm bàn về chuyện GD một em bé từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành.
1. Tác giả : Ru xô 1792- 1778 là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội có tư tưởng tiến bộ nước Pháp thế kỉ XVIII.
2.Tác phẩm: Trích trong quyển V- quyển cuối cùng của tác phẩm Ê min hay Về g/dục (1972). Nhà văn bàn truyện g/dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành.→ Nêu lên một quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần phải đi bộ.
Tác giả
Tác phẩm
Hình ảnh minh họa
Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ, ông chỉ đi học vài năm rồi chuyển sang học nghề thợ chạm. Bị chủ đánh đập ông đi lang thang làm nhiều nghề tự do sau đó trở thành nhà văn, nhà triết học nổi tiếng.Tiểu thuyết của Rousseau Émile hay là về giáo dục là một tuyệt tác nói về nền giáo dục công dân.
II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV hướng dẫn - Gọi học sinh đọc văn bản: 3 em đọc 3 đoạn
-Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích ở nhà của học sinh.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
- Tìm bố cục của văn bản?.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
1. Đọc - Chú thích 
- Đọc chậm, to, rõ để thấy được cách lập luận, các lí lẽ chặt chẽ của tác giả; bộc lộ tính chất giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên...
- Chú thích 1,4, 5, 7, 9, 14,..
2. Bố cục 
+ Đoạn 1: từ đầu đến nghỉ ngơi: đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
+ Đoạn 2: tiếp tốt hơn: đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng.
+ Đoạn 3: còn lại: đi bộ ngao du - tính tình được vui vẻ.
3. Phân tích:
(1) Tìm những luận cứ chứng minh cho luận điểm đi bộ ngao du khiến con người tự do của Ru- xô? Nêu nhận xét về câu văn, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
(2) Cách dùng đại từ từ “tôi” hay “ta” có tác dụng trong khi kể có ý nghĩa gì ? Tại sao t/giả khi thì dùng từ tôi khi thì ta nhằm mục đích gì?
(3) Ngoài ra đi bộ ngao du còn được tự do thưởng ngoạn gì nữa ?Các cụm từ ta ưa ,ta thích dừng ,ta muốn hoạt động ,tôi ưa thích ..xuấi hiện liên tục có ý nghĩa gì ?
(4) Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả theo trình tự nào? Từ đó t/giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ?
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
a. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
- Ta thích đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng, bất cứ nơi nào ta thích ta lui lại đấy...Ta không bị lệ thuộc vào phương tiện đi lại hay bất cứ điều gì.
( q/sát khắp nơi ..xem tất cả ..dòng sông ..khu rừng..hang động..mỏ đá ..khoáng sản)
- Câu trần thuật,đại từ nhân xưng nói lên kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du.
- Dùng đại từ tác động vào lòng tin người đọc→ tác giả trực tiếp trải qua.
- Xem tất cả.. chẳng phụ thuộc..gã phu trạm.. hưởng thụ tất cả tự do..con người có thể hưởng thụ
- Luận cứ p/phú, lí lẽ trình bầy xen kẽ với dẫn chứng tự nhiên. Xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và trải nghiệm cá nhân.
=>Đi bộ thoả mãn nhu cầu tự do đem lại cảm giác thoải mái.
Tác giả chuyển đại từ nhân xưng: dùng ''ta'' khi lí luận chung, xưng ''tôi'' khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông, thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ qua Ê-min xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng nghị luận không khô khan mà rất sinh động.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
-GV phát bài tập trắc nghiệm cho HS
- Tổ chức cho HS làm bài tập
- Báo cáo kết quả và nhận xét.
Câu 1: Tác giả của văn bản Đi bộ ngao du là ai?
A. Pháp	B. Nhật Bản	C. Anh	D. Đức
Câu 2: Chú bé được nói đến trong Đi bộ ngao du có tên là gì ?
A. Ê-min     	C. Pi-ta-go	C. Giôn-xi    	D. Ê-li-sa
Câu 3: Theo tác giả, người đi bộ ngao du phải phụ thuộc vào cái gì ?
A. Những con ngựa.     	B. Những con đường thuận tiện.
C. Gã phu trạm.     	D. Bản thân họ.
Câu 4: Luận điểm nào được nêu trong đoạn BAcủa văn bản Đi bộ ngao du ?
A. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi bộ.
B. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.
C. Đi bộ ngao du giúp con người có dịp trau dồi vốn kiến thức.
D. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ và tinh thần.
Câu 5: Tác giả Ru-xô đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào trong văn bản?
A. Nghị luận, biểu cảm     B. Nghị luận, miêu tả     
C. Nghị luận, thuyết minh	D. Miêu tả, biểu cảm
Câu 6: Văn bản thuộc thể loại nào?
A. Tuỳ bút	B. Kí sự	C. Phóng sự chính luận	D. Truyện ngắn
Câu 7: Nhân vật Ê-min trong đoạn trích “Đi bộ ngao du” đang ở lứa tuổi nào?
A. Mới được sinh ra	B. Đi học tiểu học
C. Đã trưởng thành	D. Đã trưởng thành và lập gia đình.
Câu 8: Luận điểm nào được nêu trong đoạn hai của văn bản Đi bộ ngao du ?
A. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi bộ.
B. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.
C. Đi bộ ngao du giúp con người có dịp trau dồi vốn kiến thức.
D. Tác dụng của việc đi bộ ngao du.
Câu 9: Tác giả từng giữ vai trò trong nghề nào sau đây?
A. nhà văn	B. nhà triết học	C. nhà hoạt động xã hội Pháp	D. Tất cả đều đúng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
A
D
D
A
C
C
C
D
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Học tập cách viết của tác giả trình bày đoạn văn có luận điểm: Lợi ích của việc đi bộ đối với học sinh
- HS chia sẻ sản phẩm với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Đi bộ là một hoạt động thể chất rất có lợi cho sức khỏe. Chạy bộ đều đặn, thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn trở nên thon gọn, cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh. Không chỉ dáng người mà cả làn da cũng sẽ mịn màng, bóng khỏe và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, chạy bộ còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng và giảm bệnh tật hiệu quả. Thật vui sướng làm sao khi cảm nhận cơ thể ta khỏa khoắn, linh hoạt hơn mỗi ngày nhờ đi bộ. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Em học tập được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả qua bài văn này?. (viết văn nghị luận đan xen các yếu tố tần số và biểu cảm trong lập luận)
(2)Đọc bài văn, em hiểu thêm những lợi ích mới nào của việc đi bộ ngao du?
(3) . Chuẩn bị tiếp phần còn lại.
-------------- 
Tuần 28 - Tiết 110 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ĐI BỘ NGAO DU
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- HS hiểu được mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ sinh động của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
2. Kĩ năng- Rèn cho hs kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận .
3. Thái độ- GD cho hs ý thức rèn luyện sức khoẻ, trí tuệ, hướng tới tư tưởng tiến bộ.
- Giáo dục lòng yêu quí tự do, khám phá những điều thú vị.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
-Năng lực đọc hiểu văn bản.
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận. 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Nêu hệ thống luận điểm? Chứng minh lợi ích của đi bộ ngao du được tự do?
(2) Ý nghĩa cụm từ "Đi bộ ngao du"?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không lệ thuộc ai, không lệ thuộc vào bất cứ cái gì.
-Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi kiến thức cho mình.
-Đi bộ có tác dụng tốt cho sức khỏe, tinh thần
"Đi bộ ngao du" tức là phải vừa đi vừa quan sát và nghiền ngẫm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
3. Phân tích 
b. Đi bộ ngao du trau dồi tri thức:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Đọc thầm đoạn văn thứ 2 em cho biết tác giả thu nhận được những kiến thức gì khi đi bộ ?
(2) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi nói về kiến thức khi đi bộ? Qua đó em nhận thấy đi bộ ngao du đã thu nhận được những kiên thức gì bổ ích?
(3) Do vậy, em cho biết các biện pháp nghệ thuật T.giả đã sử dụng? Qua đó em cảm nhận được điều gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- GV: Đề cao K.thức thực tế, xem thường K. thức sách vở, giáo điều, khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức
- C/m: Vừa đi bộ ngao du vừa tìm hiểu quan sát nghiền ngẫm như các nhà khoa học.
- D/C:( Các sản vật đặc trưng cho khí hậu Cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hóa thạch...)
- So sánh luận cứ chính xác, d/c dồn dập liên tiếp.
=>Kết quả sưu tập kiến thức khoa học tự nhiên.
- D/c:Triết gia phòng khách... ng/cứu tự nhiên...thứ linh tinh...tự nhiên cả. Phòng sưu tập của Ê- Min thì phong phú hơn...vua chúa...cả trái đất...đúng chỗ, sắp xếp đâu ra đấy...Đô băng tông...K.khí tốt hơn.
- So sánh, lời bình luận, câu khẳng định→ đề cao kiến thức thực tế,xem thường K.thức sách vở giáo điều.
=>Mở mang năng lực khám phá, mở rộng hiểu biết, làm giàu trí tuệ.
c.Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gọi HS đọc đoạn 3
(1) Những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ được nói tới? Em có nhận xét gì về câu văn, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật ?
(2) Bằng lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó,tác giả muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào của đi bộ? Theo em sự diễn đạt bằng các cău cảm thán đã phán ánh đặc điểm nào của vân nghị luặn Ru xô và bộc lộ trạng thái tinh thần đặc biệt nào ?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- Sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với với tất cả, hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc ...
* Sử dụng các tính từ liên tiếp cảm giác phấn chấn trong tinh thần của người đi bộ ngao du, tăng thêm sức khoẻ, niềm vui sống.
- Những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ.
- Nghệ thuật so sánh 2 trạng thái tinh thần khác nhau để khẳng định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du để thuyết phục người đọc.
+ Sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
4. Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1)Em cảm nhận được gì về nội dung và cách lập luận của văn bản? Đây là văn bản nghị luận, sau bài học này em rút ra được kết luận gì cho việc viết văn nghị luận?
(2) Em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru- xô qua bài học?
- Gọi HS nhận xét. HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Các luận điểm rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí, triển khai luận cứ rõ ràng phù hợp, kết hợp giữa lí luận và thực tế sinh động.
=>Ru- xô là người giản dị, yêu thiên nhiên, yêu tự do, khao khát hiểu biết.
* Ghi nhớ SGK(102)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Những chi tiết nào trong văn bản Đi bộ ngao du giúp em hiểu rõ hơn về nhân vật Ê – min? Nêu một vài nhận xét của em về nhân vật này?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận 
- Ê - min là một câu bé kiên cường, bản lĩnh: Nếu mệt em sẽ tìm một thứ gì đó để giải trí, hoặc tìm lấy công việc để tay làm việc còn đôi chân được nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi, đôi chân bớt mỏi mệt thì em lại có thể tiếp tục chuyến hành trình của mình: "Ở chốn nào em cũng có thứ để giải trí. Em vào nhà một người thợ làm việc; em vận động hai cánh tay để đôi bàn chân nghỉ ngơi”.
- Ê - min còn là một cậu bé ưa khám phá,mở mang tri thức và có vốn hiểu biết thực tế phong phú, sâu rộng:  “Nhưng phòng sưu tập của Ê- min thì phong phú hơn phòng làm việc của các vua chúa, phòng sưu tập ấy là cả trái đất. ... sắp xếp mọi thứ đâu ra đấy”
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(1) Trao đổi -trình bày trước lớp về những lợi ích khi chúng ta đi bộ.
VD:- Đi bộ thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể chúng ta dẻo dai, bền bỉ, linh hoạt hơn.
- Đi bộ giúp giảm mỡ thừa, tránh được bệnh béo phì và giữ cho cơ thể săn chắc, thon gọn.
- Đi bộ tại những nơi có không khi trong lành, yên tĩnh như công viên, bờ hồ,... sẽ giúp chúng ta thư giãn, giảm stress và cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Trao đổi với người thân trong gia đình về tác dụng của đi bộ?
Học tập cách triển khai luận điểm của tác giả để viết bài nghị luận: “ Lợi ích của những chuyến tham quan, du lịch.”?
Chuẩn bị bài “ Hội thoại” theo yêu cầu SGK.. Trao đổi trong nhóm 2 nội dung:
1.Đọc ví dụ SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhân vật
Vị trí giao tiếp
Thái độ trong cuộc thoại
Nhận xét: 
Vai xã hội là..................................................................................................................................
Các quan hệ thường gặp trong hội thoại :
......................................................................... ..................................................................
......................................................................... ..................................................................
2.Lượt lời trong hội thoại. Trong cuộc đối thoại đó mỗi người nói bao nhiêu lượt lời ?
Nhân vật
Nhận xét
Bà cô (5 lượt lời)
Bé Hồng (2 lượt lời)
---------------------------
Tuần 28 - Tiết 111 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
HỘI THOẠI
(Hai bài)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ. Việc học về hội thoại là một cơ hội nâng những hiểu biết đời thường lên trình độ những nhận thức có tính chất khoa học. HS nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng- Rèn cho hs kĩ năng xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại. tham gia hội thoại đạt hiệu quả.
3. Thái độ: GD cho hs biết xác định thái độ đúng đắn, tế nhị, linh hoạt trong quan hệ giao tiếp.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- HS: Phiếu học tập:
Đọc ví dụ SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhân vật
Vị trí giao tiếp
Thái độ trong cuộc thoại
Nhận xét: 
Vai xã hội là..................................................................................................................................
Các quan hệ thường gặp trong hội thoại :
......................................................................... ..................................................................
......................................................................... ..................................................................
2.Lượt lời trong hội thoại. Trong cuộc đối thoại đó mỗi người nói bao nhiêu lượt lời ?
Nhân vật
Nhận xét
Bà cô (5 lượt lời)
Bé Hồng (2 lượt lời)
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Trò chơi đóng vai: Hãy mời một bạn trong lớp theo kịch bản:
(2) Đặt tên cho đoạn kịch bản các bạn vừa diễn?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
AN: Xin chào! Mình là học sinh mới đến. Rất vui được làm quen với bạn.
NGỌC:.............................................................
.........................................................................
AN:..................................................................
..........................................................................
NGỌC:............................................................
........................................................................
Hội thoại là nói chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau trong giao tiếp, trong hội họp hàng ngày. Đoạn kịch trên được coi là hội thoại. Vậy hội thoại là gì? Các yếu tố làm lên một cuộc hội thoại thành công?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HƯỚNG DẪN HS TỰ TÌM HIỂU:I.Vai xã hội trong hội thoại
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận phiếu học tâp 1
(Đã chuẩn bị ở nhà)
- Tổ chức cho HS nhận xét
Dự kiến sản phẩm của học sinh
Nhân vật
Vị trí giao tiếp
Thái độ trong cuộc thoại
Bà cô
Vai trên
Thiếu thiện trí, không phù hợp, không đúng mực giữa người trên với người dưới.
Bé Hồng
Vai dưới
Kìm nén vì Hồng là vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên.
Nhận xét: Vai xã hội là vị trí mà người tham gia hội thoại sử dụng khi giao tiếp 
Các quan hệ thường gặp trong hội thoại :
- Theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội : Trên - dưới; ngang hàng.
- Theo mức độ quen biết, thân tình :Quan hệ thân sơ
GV HƯỚNG DẪN ĐỂ HS VẬN DỤNG LÀM BÀI TẬP
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Việc xác định vai xã hội có sự tham gia của nhiều yếu tố:
+ Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp về: Nội dung-Xưng hô- Ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ-Thái độ: 
Cần phân biệt các khái niệm: hội thảo, đối thoại, trao đổi, tranh luận
HƯỚNG DẪN HS TỰ TÌM HIỂU:II. Lượt lời trong hội thoại
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận phiếu học tâp 2(Đã chuẩn bị ở nhà)
- Tổ chức cho HS nhận xét
- GV nhận xét ý thức tự học,kết quả của HS
* Nhận xét :khi hôi thoại ai cũng được nói, mỗi lần người tham gia hội thoại gọi là lượt lời.
- Cần lịch sự tôn trọng lượt lời của người khác khi giao tiếp ( có khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Tìm những chi tiết trong ''Hịch tướng sĩ'' thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Bài 1: -T94
- Tâm tình: Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền.. chẳng kém gì
- Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn..
- Khoan dung: Nay ta bảo thật các người...nếu các ngươi không biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo cảu ta thì mới phải đạo thân chủ..Ta viết bài hịch này ra để các ngươi biết bụng ta..
-Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2/94
(21)Tìm trong lời thoại và lời văn miêu tả cho thấy thái độ vừa thân tình vừa kính trọng của nhân vật ông giáo đối với lão Hạc?
(2) Tìm những chi tiết trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa thân tình vừa kính trọng của lão Hạc với ônhg giáo?
Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng k vui và giữ ý của lão Hạc ?
Bài 2: -T94
a. Xét về địa vị Xh: ông giáo có địa vị cao hơn. lão Hạc thấp hơn.
- Xét về tuổi tác: Lão hạc vai trên; ông giáo vai dưới.
b. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo → thân tình; cách gọi cụ xưng tôi→ kính trọng người trên; ông con mình→ thân tình..
- Đáp lời: vâng→ kính trọng
- Đối với chúng mình..cười đưa đà.
→ thân tình.
- Từ chối khéo léo→ giữ ý
- Xét về địa vị xã hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn.
- Lời lẽ ôn tồn, thân mật, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. Trong lời lẽ ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người là ''ông con mình'' (thể hiện sự kính trọng người già); xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng)
- Lão Hạc gọi người đối thoại là ông giáo, dùng từ ''dạy'' thay cho từ ''nói'' (thể hiện sự tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp 2 người là ''chúng mình'', cách nói cũng xuề xoà (nói đùa thế) thể hiện sự thân tình.
Trò chơi: Đóng vai
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
.(1) Học sinh lên bảng đóng vai Hồng và bà cô: thực hiện cuộc thoại trong SGK 
- Tổ chức cho HS thảo luận.Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
BÀ CÔ::.................................................................
................................................................................
HỒNG:..................................................................
...............................................................................
BÀ CÔ :..................................................................
................................................................................
HỒNG:..................................................................
.................................................................................
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 1/102.
(1) Trong đoạn trích ai là người có lượt lời nhiều nhất ?
(2)Nhẫn xét về vai xã hội của từng nhân vật?Nhận xét tính cách của từng nhân vật?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- GV tổng hợp ý kiến, kết luận.
1.Bài tập 1/ 102:- Xét về sự tham gia hội thoại giữa các nhân vât ; Cai lệ , người nhà lí trưởng, chị Dậu, anh Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”:
+) Số lượt lời : nhiều nhất là cai lệ và chị Dậu
- Anh Dậu chỉ nói 1 câu với chị Dậu
- Tên cai lệ giữ vai trò chính, kẻ duy nhất cắt lời người khác là tên cai lệ .
- Xét về vai xã hội :Chị Dậu nhún nhường gọi cai lệ là ông xưng cháu, có lúc ngang hàng ông – tôi , có lúc gọi cai lệ mày xưng tao.
- Cai lệ trước sau đều hống hách thô bạo tàn nhẫn giữ vai ngườ trên( ông- mày).
- Người nhà lí trưởng: gọi bằng anh, chị xưng tôi.
+) Tính cách :Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, mạnh mẽ.
- Cai lệ không chút tình người, hống hách bất nhân.
- Người nhà lí trưởng ‘theo đóm ăn tàn’
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Nhóm 1. Thảo luận phần a
Nhóm 2. Thảo luận phần b
Nhóm 3. Thảo luận phần c
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
2.Bài 2/103 :
a) Sự chủ động tham gia hội thoại của Chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau
- Lúc đầu : Cái Tí nói nhiều Chị Dậu im lặng.
- Về sau: Cái Tí nói ít Chị Dậu nói nhiều.
b) Diễn biến cuộc hội thoại hợp với tâm lí nhân vật
- Lúc đầu: Cái Tí vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán cái Tí nên im lặng
- Về sau: Cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi đau buồn ít nói .Chị Dậu nói nhiều để thuyết phục con .
c) Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dằn để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ Càng làm cho Chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo đảm đang . Như vậy càng tô đậm nỗi b
- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 3/107.
- Cho biết sự im lặng của nhăn vật thể hiện điều gì ?
3.Bài 3/107:
- Truyện ‘Bức tranh của em gái tôi’- tập 2-Văn 6:
- Hai lần nhân vặt tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi .
- Lần 1: Tôi im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
- Lần 2: Tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 4/107.
- HS làm vào vở.
4.Bài 4/107:
- Tục ngữ phương tây : Im lặng là vàng => giữ bí mật tôn trọng người khác để đảm bảo tế nhị trong giao tiếp.
- Trong bài thơ của TH: im lặng trước áp bức bất công, trước hành vi sai trái là dại khờ hèn nhát.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Tạo lập một đoạn hội thoại khoảng 5 – 6 lượt lời nói về “sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận 
LỚP TRƯỜNG:::.........................................................
......................................................................................
BẠN A: ::.......................................................................
BẠN B:::.......................................................................
......................................................................................
BẠN C:::.......................................................................
LƠP TRƯỞNG:::.........................................................
......................................................................................
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Đọc lại “ Trong lòng mẹ”- Ngữ văn 8, tập 1. Ghi lại các lời thoại trong cuộc nói chuyện giữa bé Hồng và bà cô?
Làm hoàn thiện các bài tập
Đọc các bài trong tài liệu tham khảo.
--------------------------- 
Tuần 28 - Tiết 112 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thứ:- Học sinh hiểu lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.
- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, giúp phần tạo nờn sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.
- Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lí gíc lập luận của bài văn nghị luận.
3. Thái độ: GD cho hs có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận làm tăng sức tuyết phục cho vấn đố nghị luận.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập 1.
Đọc các ví dụ SGK. Thảo luận nhóm để hoàn thiện thông tin trong bảng sau :
Ví dụ
a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
b. Hịch tướng sĩ
Văn bản nghị luận
Phương thức biểu đạt
Cách lập luận
Yếu tố biểu cảm
Cách thể hiện
Tác dụng
- Phiếu học tập 2.
Điền Đ (đúng) hay S (sai) vào ô trống trong mỗi ý kiến sau :
Ý kiến
Đúng (Đ)
Sai (S)
a. Người làm văn nghị luận chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận mà không cần phải thật sự xúc động trước những điều mãnh đang nói tới.
b. Chỉ có rung cảm không thôi đó đủ chưa. Để viết được những câu văn chân thực người viết cần phải biết rèn luyện cách biểu cảm phù hợp không phá vỡ mạch lập luận, biểu cảm phải hòa với luận cứ, luận điểm.
c.Người làm văn nghị luận thật sự có tình cảm với vấn đề trình bày trong bài mình viết (nói) để bài nghị luận có lý có tình. 
 d. Để tạo lập được văn bản nghị luận có yếu tố biểu cảm cần tập cho mình thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm, cảm xúc chân thực.
 đ. Có bạn cho rằ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_28.docx