Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 9

Tuần : 9- Tiết : 33

 Ngày soạn: .

Ngày dạy:. HAI CÂY PHONG

(AI- Ma- Tốp )

A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh hiểu trong văn bản “Hai Cây Phong “có hai mạch kể lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể “Tôi”, ”Chúng tôi”. Giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện. NT kể - tả- biểu cảm đan xen.

- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng mơ ước và hi cọng cho tâm hồn tuổi thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm nhận TP văn học có giá trị văn chương , phát hiện, phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm và các hình ảnh sinh động, biểu cảm trong đoạn trích.

3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em tình yêu quê hương, lòng biết ơn thầy cô giáo.

 

docx 9 trang phuongnguyen 22940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 9
Tuần : 9- Tiết : 33
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
HAI CÂY PHONG 
(AI- Ma- Tốp )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh hiểu trong văn bản “Hai Cây Phong “có hai mạch kể lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể “Tôi”, ”Chúng tôi”. Giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện. NT kể - tả- biểu cảm đan xen.
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng mơ ước và hi cọng cho tâm hồn tuổi thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm nhận TP văn học có giá trị văn chương , phát hiện, phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm và các hình ảnh sinh động, biểu cảm trong đoạn trích.
3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em tình yêu quê hương, lòng biết ơn thầy cô giáo.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
- Tư liệu, hình ảnh về tác giả và tác phẩm.
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút: 
- Kĩ thụât viết tích cực. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 -Hát một bài về mái trường, thầy cô, bạn bè...
 Có những mảnh đời bất hạnh, có những tuổi thơ chôn vùi trong đói khổ, đòn roi... Những rồi một người thầy đã đến miền quê nghèo khó, mang hết lòng nhiệt tình để thắp lên mơ ước, niềm tin cho những cô cậu trò. tất cả đã qua đi thành kỉ niệm không bào giờ phai nhạt. “ Hai cây phong” chính là kỉ niệm về một người thầy...
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I-TÌM HIỂU CHUNG :
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) HS đọc thông tin ở SGK 
(2) Cho HS quan sát hình ảnh và và cho biết những nét chính về tác giả- tác phẩm bằng đoạn văn thuyết minh?
- Nhận xét - rút kinh nghiệm
1-Tác giả(1928)-Là nhà văn Cư-Rơ- Gư - Xtan một nước cộng hoà ở vùng Trung Á thuộc Liên- xô trước đây
-Tác phẩm quen thuộc: Cây non ...., Người thầy đầu tiên; Con tàu trắng.
2-Tác phẩm.
-Trích từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên”
-Nhan đề“Hai cây phong” do người biên soạn đặt
 Mở đầu tác phẩm là hình ảnh hai cây phong cao lớn được trồng cạnh nhau trên một ngọn đồi lộng gió. Không ai biết rõ về nguồn gốc của hai cây phong đó. Mãi sau này, khi làng Ku-ku-rêu đón bà An-tư-nai một người viện sĩ nổi tiếng cũng là người dân làng về mở trường, bí mật về hai cây phong mới được hé lộ.
 An-tư-nai năm 15 tuổi đã có một tuổi thơ vô cùng bất hạnh. Cô bé phải sống với người thím độc ác luôn đánh đập cô bé. Vào một ngày nọ, thầy giáo Đuy-sen một người thanh niên cộng sản được cử về mở trường dạy học ở làng Ku-ku-rêu, hai người đã gặp nhau. Thầy Đuy-sen vô cùng quý mến An-tư-nai và cầu xin gia đình bà thím cho An-tư-nai đi học. Sau bao nhiêu vất vả, cuối cùng thầy đã thành công.
 Thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng lũ học trò đã trải qua rất nhiều khó khăn, trong thời tiết khắc nghiệt với cái rét lạnh cóng nhưng họ vẵn có một nghị lực phi thường. Nhưng không may mắn, bà thím An-tư-nai đã quyết gả cô cho một tên quý tộc to lớn và thô thiển để lấy tiền. Thầy Đuy-sen đã ra sức bảo vệ An-tư-nai. Hai thầy trò đã cùng nhau trồng hai cây phong bé nhỏ trên ngọn đồi và thầy Đuy-sen nói với An-tư-nai rằng giờ đây An-tư-nai như hai cây phong này vậy, nhưng sau này, khi lớn lên, An-tư-nai chắc chắn sẽ thành công. Nhưng sự thật quá phũ phàng, An-tư-nai vẫn bị bắt đi làm vợ lẽ mặc sức thầy Đuy-sen đã ra sức chống cự bọn quý tộc đến nỗi bị chúng đánh gãy tay và máu chảy đầm đìa.
 Sau ba ngày sống trong địa ngục, cuối cùng An-tư-nai đã được thầy Đuy-sen cùng công an giải cứu và đưa lên tỉnh học. Lúc này, An-tư-nai đã biết mình có tình cảm với thầy Đuy-sen. Cô viết thư cho thầy nhưng Đuy-sen không muốn làm ảnh hưởng tới việc học của An-tư-nai, anh đã không trả lời. Đã mấy lần An-tư-nai nhìn lầm người khác thành Đuy-sen nhưng dường như điều đó gần như vô vọng vì Đuy-sen đã đi bộ đội và bị báo tin mất tích... Năm 1946, An-tư-nai trở về quê hương xưa, nơi cô đã lớn lên, đã sống những ngày tháng cùng với người thầy Đuy-sen của mình, đặt tên cho ngôi trường mà cô đỡ đầu là:"trường Đuy-sen" - ngôi trường mang tên người cộng sản đầu tiên.
II-ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV hướng dẫn HS đọc: Đọc chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ của người kể chuyện, chú ý đổi giọng giữa những đoạn người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi.
-Học sinh đọc văn bản.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
-H thực hiện theo y/c của G
 ĐV chia làm mấy phần?
- Nội dung mỗi phần?
- Xác định các mạch kể trong văn bản và cho biết mối quan hệ giữa hai mạch kể?
1-Đọc- chú thích
2-Bố cục: 4 đoạn
-Đầu -> Phía tây: Giới thiệu vị trí làng quê cuả nhân vật tôi.
-Tiếp -> Phía trên làng: Nỗi nhớ về hai cây phong và tâm trạng của nhân vật tôi khi về thăm làng
-Tiếp->Biếc kia: Kỉ niệm tuổi thơ với hai cây phong.
-Còn lại: Nhớ đến người trồng 2 cây phong.
Trong văn bản, hai mạch kể ( xưng tôi và chúng tôi ) ít nhiều phân biệt vừa lồng vào nhau.Tôi ở mạch kể chính là một hoạ sĩ. Mạch kể này bao bọc mạch kể phụ chúng tôi (người kể và bọn con trai ngày trước). Hai mạch kể thể hiện tình cảm của tác giả với lạng Kur- ku- rêu và hai cây phong.
3.Phân tích:
Hình ảnh hai cây phong và những kí ức tuổi thơ:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Quan sát những đoan văn đầu của VB cho biết 2 cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào ?
(2) Miêu tả 2 cây phong tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Cách so sánh đó có tác dụng gì?
(3) HS đọc đoạn: Trong lòng tôi -> Cháy rừng rực? Nêu ND đoạn?
(4) Cách miêu tả ở đây có gì đặc sắc?Nghệ thuật?
(5) Qua đó giúp em hiểu gì vai trò hai cây phong trong tâm hồn người làng Kur- ku -rêu?
- HS phát hiện chi tiết, nêu ý kiến nhận xét
- Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp, kết luận
-Giữa ngọn đồi – 2 cây phong hiện lên rõ rệt như ngọn hải đăng trên núi.
=>So sánh => Chỉ giá trị dẫn đường về làng của 2 cây phong. Khảng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng. Thể hiện niềm tự hào của người dân làng Ku-Ku-Rêu về 2 cây phong.
-Tiếng thì thầm như làn sóng thuỷ triều.
-Ngả nghiêng lay động lá cành.
-Cất tiếng thở dài như thương tiếc người nào.
=> So sánh => Tác giả miêu tả đặc điểm của 2 cây phong qua tiếng nói riêng và tâm hồn riêng của chúng.
=> năng lực cảm nhận tinh tế của tác giả (Cảm nhận được sự sống của những vật vô tri vô giác) 
- Hai cây phong là hồn quê, tình quê sâu nặng.
 Cảnh sắc làng quê được cảm nhận và khắc hoạ qua không gian xa gần, cao thấp , qua những đường nét đậm nhạt, qua màu sắc hài hoà, tươi thắm, đầy sức sống. Người hoạ sĩ già nhớ quê, nhớ làng nhớ hai cây phong gắn bó với tuổi thơ và thầy bạn. Cách kể tả đan xen đã thể hiện được những tình cảm tha thiết đằm thắm với quê hương thân yêu. Đó là tình cảm thiêng liêng, bền chặt.
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
Bài1:VB: Hai cây phong được trích từ VB nào?
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
Tiểu thuyết Đôn-Ki-Hô-Tê.
Truyện vừa Người thày đầu tiên.
Truyện ngắn Cô bé bán diêm.
Bài 2: Trong 2 mạch kể của VB, mạch kể nào quan trọng hơn?
Mạch kể của người kể chuyện xưng tôi.
Mạch kể của người kể chuyện xưng chúng tôi
Mạch kể của người kể chuyện xưng ta
Mạch kể của người kể chuyện xưng chúng ta 
 Bài 3: Trong 2 cây phong, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
 A- Nhà văn B- Nhạc sĩ C- Hoạ sĩ D- Nhà báo
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
 ĐỌC THÊM
Như bao nhiêu lần trước, “Người thầy đầu tiên” vẫn khiến tôi rưng rưng xúc động và vấn vương mãi không thôi. Từ thuở nhỏ, khi đọc đoạn trích “Hai cây phong”, tôi đã vô cùng ấn tượng với hình tượng người thầy Đuysen cùng cô học trò Antưnai. Cho đến khi tiếp cận toàn bộ tác phẩm, tôi càng thấm thía hơn về hình tượng cây phong, về người thầy giáo khiêm nhường, hiền hậu Đuysen. Và cũng không hiểu từ bao giờ, Đuysen cũng đã trở thành người thầy của chính tôi để lòng tôi luôn dậy lên cảm giác kính trọng, yêu mến khi nghĩ về thầy.
Aitmatov kể câu chuyện ở đất nước ông mà tôi thấy gần gũi như ở đất nước tôi bởi sự tương đồng trong một giai đoạn lịch sử, trong tình cảm của con người với con người, trong đạo lý thầy trò. “Người thầy đầu tiên” là câu chuyện về một người lính phục viên - một đoàn viên Cômxômôn vào buổi đầu của Cách mạng tháng Mười đã tình nguyện đến một vùng quê heo hút, hẻo lánh xứ núi đồi Trung Á để gieo lên những hạt mầm ánh sáng đầu tiên cho lớp trẻ. Những đứa trẻ thất học trong tăm tối của kiếp người bán du mục quanh năm chỉ biết quẩn quanh thôn bản của mình đã được khai sáng bằng một người thầy giáo chưa biết hết mặt chữ và giáo cụ chỉ có mỗi bức chân dung Lênin.
Chuyện về thầy giáo Đuysen là một câu chuyện giản dị nhưng đã được Aitmatov kể lại bằng sự biến hóa tài tình trong ngôn ngữ. Ở đó không chỉ có ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật mà còn có ngôn ngữ tâm lý, ngôn ngữ hình tượng. Sự hóa thân tài tình của tác giả vào 2 nhân vật họa sỹ và Antưnai cùng chất tự sự pha tính trữ tình, chất hồn nhiên pha chất biện chứng trong ngôn ngữ của truyện đã giúp tác giả thành công trong việc khắc họa đậm nét hình tượng người thầy giáo tình nguyện dũng cảm và đầy hoài bão, đầy nhân hậu.
Thầy Đuysen là hình tượng của người lính cách mạng thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, những người đã quên thân mình vì sự nghiệp chung, vì tương lai của đất nước. Thầy đến ngôi làng hẻo lánh đó và kiên nhẫn thuyết phục, kiên nhẫn đấu tranh để cho thế hệ trẻ ở đó thoát khỏi sự tăm tối của những định kiến cổ hủ, lạc hậu.
Câu chuyện mà Aitmatov kể trong “Người thầy đầu tiên” có rất nhiều chi tiết đáng ghi nhớ nhưng điều tôi ấn tượng nhất vẫn là tình cảm ân cần của người thầy. Là ý nghĩa truyền lửa trong việc dạy chữ của thầy Đuysen. Thầy đã biết cách thức dậy những khao khát tiềm tàng trong học trò của mình, biết thắp lên niềm hy vọng ở tương lai. Gấp trang sách lại, tôi vẫn như còn nghe văng vẳng lời thầy Đuysen gọi Antưnai: “Dòng suối trong trẻo của thầy!”, “Ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy!”, “Ngọn lửa nhỏ của thầy!” Đó là tình cảm của người thầy, của người cha, người anh và cả một người yêu thầm lặng. Thầy Đuysen đã mang đến sự bình yên, niềm tin yêu và thắp lên trong lòng Antưnai những niềm hy vọng, khát vọng đổi thay bằng con đường học tập.
Truyện để lại nhiều nuối tiếc khi cuối đời, thầy Đuysen sống trong cảnh cô đơn, lặng lẽ nhưng điều đó thêm một lần nữa khắc họa rõ nét hơn hình tượng về một thanh niên đầy hoài bão, đã chấp nhận hy sinh cuộc sống riêng tư của mình để làm đổi thay một ngôi làng, một vùng đất mà không cần một sự thừa nhận hay trả ơn nào.
Thầy chính là cây phong với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ nơi làng quê ấy, đồng thời là tấm gương mẫu mực để bất kỳ người giáo viên nào cũng có thể soi vào để tự học, tự rèn luyện.
 Tuệ Mẫn ( báo điện tử Hà Tĩnh)
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
1.2.Trong đoạn vừa phân tích, em hãy chọn từ 1- câu văn có sử dụng yếu tố miêu tả và cho biết tác dụng của yếu tố đó?
Đọc lại bài trong văn bản, tóm tắt văn bản, tìm hiểu tiếp kí ức tuổi thơ gắn liền với 2 cây phong ntn? 
3. Hình ảnh 2 cây phong dưới con mắt của người hoạ sĩ? 
----------------------------
Tuần : 9- Tiết : 34
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
HAI CÂY PHONG (tiếp) 
(AI- Ma- Tốp )
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh hiểu trong văn bản “Hai Cây Phong “có hai mạch kể lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể “Tôi”, ”Chúng tôi”. Giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện. NT kể - tả- biểu cảm đan xen.
- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng mơ ước và hi cọng cho tâm hồn tuổi thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm nhận TP văn học có giá trị văn chương , phát hiện, phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm và các hình ảnh sinh động, biểu cảm trong đoạn trích.
3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em tình yêu quê hương, lòng biết ơn thầy cô giáo.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực đọc hiểu văn bản .
- Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. CHUẨN BỊ
Theo yêu cầu cuối tiết học trước
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG
 Hai cây phong qua tiếng nói riêng và tâm hồn riêng là hồn quê, tình quê sâu nặng. vậy chúng đã găn sbó với tuổi thơ của “ bọn trẻ” làng Ku ku rêu như thế nào? chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
	a-Hình ảnh hai cây phong và những kí ức tuổi thơ ( Tiếp
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Hướng dẫn HD đọc thầm văn bản.
(1) Hai cây phong đã gắn liền với kí ức tuổi thơ ntn?
(2) Trèo lên 2 cây phong cao ngất đã mở ra trước mắt lũ trẻ điều gì?Tai sao chúng say sưa ngây ngất?
- Điều đó có ý nghĩa gì?
(3) Gọi HS đọc SGK trang 99. Hãy trả lời các cau hỏi mà nhân vật “ tôi” đặt ra ở kết thúc đoạn trích? Cảm nhận của em về đoạn văn đó?
- HS suy nghĩ - Phát hiện chi tiết
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
-Nghiêng ngả đung đưa như mời chào
-Bóng dâm mát rượi, lá xào xạc.
-Trẻ nô đùa không chán dưới gốc và trên cành 2 cây phong
=>Một thế giới vừa quen vừa lạ mà đứng ở dưới không thể nào thấy được: Đó là 1 thế giới đẹp đẽ vô cùng của không gian và ánh sáng.
=> Miêu tả- biểu cảm. Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui, gắn bó kỉ niệm tuổi thơ.
 -Là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới
 Hai cây phong gắn bó với kỉ niệm thuở ấu thơ hồn nhiên trong trẻo, gắn bó với thầy giáo Đyu- sen. Hai cây phong cũng như người thầy đã mở ra lên trong trẻ em làng Kur- ku- rêu những chân trời mới tươi sáng, thắp sáng lên những mơ ước và khát vọng đẻ các em vươn tới, dìu dắt, cổ vũ các em thực hiện mơ ước. Khi đã trưởng thành, mỗi Hs nhớ về cội nguồn đều nhớ tới thầy- người ươm mần , gieo hạt- với tấm lòng biết ơn sâu sắc. “ hai cây phong” là bài ca tình nghĩa về quê hương, về người thầy vĩ đại. 
b-Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi – Người hoạ sĩ:
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Hdướng dẫn đọc lướt SGK
(1) ấn tượng đẹp đẽ nhất trong những lần về quê của nhân vật “tôi” là gì? Vì sao “tôi” có ấn tượng này?
(2) Nhân vật tôi bọc lộ tình cảm của mình với 2 cây phong ntn? Em đánh giá ntn về tình cảm của tác giả?
(3) Trên đường về làng tâm trạng nhân vật tôi khi nghĩ về 2 cây phong ntn? Em đánh giá ntn về suy nghĩ đó của nhân vật tôi?
(4) Tai sao nhân vật tôi lại có tình cảm và nhớ thương da diết 2 cây phong? Ai là người trồng 2 cây phong? Họ ước mơ điều gì?
(5) Từ sự phân tích trên, em cảm nhận được điều gì về nhân vật tôi?
- HS suy nghĩ- Phát hiện chi tiết
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận
-Hai cây phong luôn hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng trên núi.=>Sự to lớn của 2 cây phong.
-Vì sự yêu mến với 2 cây phong. là hoạ sĩ nên có trí tưởng tượng cao.
Mỗi lần về quê bổn phận đầu tiên là phải đưa mắt nhìn 2 cây phong dù khó lòng trông thấy ngay nhưng tôi lúc nào cũng cảm nhận được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.=>Tình cảm gần gũi như người thân không thể thiếu.
-Mong sao chóng về làng, chóng lên đồi mà đến với 2 cây phong....=>Nỗi nhớ cây mãnh liệt nhưthươngnhớ con người.
=>Hai cây phong là hình ảnh tươi đẹp, gắn liền với tuổi thơ êm đềm... Vì thế khĩa quê nhớ thương.
-Tình yêu quý 2 cây phong gắn liền với tình yêu quý người thày giáo đã trồng 2 cây phong với ước mơ về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku-Ku-Rêu.
=>Là người có tình yêu tha thiết sâu nặng với thiên nhiên, con người và quê hương
 Hai cây phong sừng sững như hồn quê. Nó là tình thương nỗi nhớ, là kỉ niệm không thể mờ phai của tác giả. Hai cây phong có sức sống mãnh liệt ấy biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi thảo nguyên quê hương. Nhớ về hai cây phong là tấm lòng son sắt thuỷ chung của người con xa quê. Nhớ về hai cây phong là tấm lòng biét ơn sâu sắc với người thấy đã trồng cây- trồng người. Nhớ về hai cây phong là nhớ về cội nguồn gốc rễ. Đó cũng chính là những tình cảm cao đẹp của mỗi con người.
4.-TỔNG KẾT:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Đọc VB 2 cây phong, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người?
(2) Nếu nhân vật tôi mang hình bóng của chính tác giả thì em hiểu gì về nhà văn?
 (3) Từ nội dung văn bản này thức dậy trong em tình cảm gì?
 ? HS đọc nghi nhớ SGK? 
-Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của 2 cây phong.
-Tấm lòng gắn bó tha thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu.
-Ai-Ma-Tốp là nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương sâu nặng, có tài miêu tả và biểu cảm khi kể chuyện.
-Tình cảm yêu quê hương đất nước
* Ghi nhớ: SGK 
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP
GV đọc câu hỏi- Hs ghi đáp án ra giấy nháp và trình bày.
	Bài 1: Câu văn “ Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò ầm ĩ chạy lên đồi là 2 cây phong khổng lồ.... và tiếng lá xào xạc, dịu hiền “ sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả 2 cây phong?
 A- So sánh B- Nhân hoá C- Ẩn dụ D- Hoán dụ 
Bài 2:Trong câu văn trên, 2 cây phong được miêu tả giống như con người. Những từ ngữ nào nói lên điều đó?
Reo hò, huýt còi ầm ĩ.
Chạy nghiêng ngả, đung đưa.
Chào mời dịu hiền.
Mát rượi, xào xạc.
Bài 3: Câu văn “ Tôi biết chúng từ thủa bắt đầu biết mình “ nói lên điều gì?
Hai cây phong có ở ngôi làng Ku-Ku-Rêu từ rất lâu.
Người kể chuyện đã gắn bó với 2 cây phong từ rất lâu.
Hai cây phong là người bạn đầu tiên của người kể chuyện.
Chỉ có người kể chuyện mới biết 2 cây phong.
HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản?
- ý nghĩa của hai cây phong trong văn bản?
hai cây phong là biểu tượng của tình quê sâu nặng gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽcủa người hoạ sĩ làng Ku - ku- rêu. 
 HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO
(1) Kể về nét đẹp của quê hương em bằng đoạn văn có sử dụng miêu tả và biểu cảm? 
(2) Soạn: Ôn tập truyện kí. 
-------------------
Tuần : 9- Tiết : 35-36
 Ngày soạn: ...............
Ngày dạy:..................
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Học sinh vận dụng được lý thuyết đã học về văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm đã học ở lớp để viết bài sao cho phù hợp với yêu cầu của đề.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ, tình cảm: Giáo dục các em ý thức tự giác trong khi làm bài .
. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Viết sáng tạo - Sử dụng ngôn ngữ
B. CHUẨN BỊ
I. ĐỀ BÀI:
Lớp 8 A: Lấy cụm từ sau làm nhan đề cho văn bản em viết:
Một lần mắc lỗi
Lớp 8B: Kể về một kỉ niệm sâu sắc với thầy cô giáo cũ của em.
II. ĐÂP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
1, Yêu cầu chung
*Phương pháp :+ Đảm bảo kiểu bài tự sự, có cốt truyện, nhân vật, sự việc...
+Trong bài viết phải có yếu tố miêu tả, miểu tả nội tâm, đối thoại, 
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng về đoạn văn, từ tượng hình , từ tượng thanh...trong bài viết một cách hiệu quả.
* Nội dung: 
a- Mở bài: Giới thiêu câu chuyện
 b- Thân bài: Kể theo trình tự thời gian, diễn biến của sự việc: 
8A: Em đã mắc lồi với ai? lỗi gì? hậu quả? Tâm trạng của em? cách sửa chữa?
8B: Kỉ niệm đó là gì? Xảy ra bao giờ? với ai? Tâm trạng em lúc đó? Vì sao em ghi nhớ?
 - Kết hợp với miêu tả và biểu cảm một cách hợp lí.
c- Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học của bản thân.
* Hình thức , diễn đạt : Bố cục đủ 3 phần, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; diễn đạt mạch lạc.
- Đảm bảo cách trình bày lời thoại của nhân vật.
- Biết hình thành các đoạn văn tự sự .
2. Thang điểm:
+ Bài đạt 9-10: Đủ các ý chính trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, đủ các yếu tố biểu đạt như yêu cầu; chữ sạch sẽ, trình bày đẹp, khoa học. Khuyến khích bài có sáng tạo, có cảm xúc.
+ Bài đạt 7- 8 : đảm bảo dược những yêu cầu trên. Cảm nghĩ chân thành.Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng.Trình bày sạch, mất 1 số lỗi chính tả
+ Bài đạt 5 - 6 : Nêu được cơ bản nội dung sự việc song còn sơ sài.Diễn đạt còn lủng củng.Trình bày sạch
+ Bài 3- 4 : Nội dung sơ sài,trình bày bẩn, diễn đạt lủng củng, mất lỗi chính tả.
+ Bài điểm 1-2: chưa xác định đúng yêu cầu đề bài, lạc kiểu văn bản.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS .
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu tiết học và nhắc nhở tính tự giác, nghiêm túc, tích cực khi làm bài. 
Hoạt động 2: Chép đề lên bảng
Hoạt động 3: Quan sát HS làm bài 
Hoạt động 4: Thu bài, nhận xét tiết học. 
4. Củng cố: - Thu bài.
 - Nhận xét tinh thần và ý thức của HS trong giờ viết bài. 
 5.Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại lý thuyết về văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 - Soạn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam. 
- Đọc trước bài: Nói quá.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_9.docx