Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, Tiết 93: Câu cảm thán

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

a. Các phẩm chất:

-Tình yêu quê hương đất nước.

-Tình yêu và trân trọng sự giàu có của Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học.

 

doc 10 trang phuongnguyen 22220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, Tiết 93: Câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, Tiết 93: Câu cảm thán

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 24, Tiết 93: Câu cảm thán
Ngµy so¹n: / /2020 Ngµy gi¶ng: / 2/2020
 TuÇn: 24 - TiÕt: 93 C©u c¶m th¸n
I. Môc tiªu: 
1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu:
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
 - Nắm vững chức năng của câu cảm thán.
 2. Kỹ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái độ:
 - Trân trọng và tự hào về sự phong phú, giàu đẹp của tiếng Việt.
- Tích cực học tập trau dồi tiếng Việt và sử dụng hiệu quả khi giao tiếp.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
a. Các phẩm chất:
-Tình yêu quê hương đất nước.
-Tình yêu và trân trọng sự giàu có của Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh: Đọc trước bài,vẽ tranh, ôn tập lại các kiểu câu phân theo mục đíc nói đã học.
- Giáo viên: Bảng phụ, bút màu, phòng máy.
 Chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK,SGV, SBT.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định: 1’
* Kiểm tra bài cũ kết hợp với khởi động bài mới.
Cho học sinh quan sát hình ảnh:
? Em hãy đặt câu phân theo mục đích nói đã học phù hợp với nội dung bức tranh?
? Đó là những kiểu câu nào?
? Ngoài ra ta có thể đặt những câu nào để có thể bộc lộ tình cảm ?
Đó chính là câu cảm thán, vậy câu cảm thán là gì hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.
* Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
1.Đặc điểm hình thức và chức năng:
Cho học sinh đọc các ví dụ trên màn hình
GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi (Thời gian: 2 phút) với câu hỏi sau:
Hãy tìm điểm tương đồng về hình thức và chức năng của các ví dụ ?
Đó chính là đặc điểm của câu cảm thán. Vậy câu cảm thán là gì?
Hoạt động cặp đôi:
Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh. Sau đó tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi (Thời gian: 5 phút) với câu hỏi sau:
Em hãy đặt câu cảm thán phù hợp với nội dung mỗi bức tranh ?
Giáo viên cung cấp những khuyến cáo về dịch bệnh cô rô na cho học sinh trên màn hình.
? Khi viết đơn, biên bản,
 hợp đồng hay giải một
 bài toán,  có thể dùng 
câu cảm thán không? Vì sao?
Như vậy, câu cảm thán thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
Khi nói câu cảm thán ta chú ý giọng như thế nào?
Cho học sinh đọc các ví dụ trên màn hình:
a.Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... 
b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
  ......
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?	 
C.Chao ôi,ba tháng hè sao mà dài như một thế kỉ!
D.Con nhớ mẹ biết chừng nào!
E.Tình cảm mẹ dành cho con ấm áp biết bao! 
? Xác định các câu cảm thán ?
? Từ các câu cảm thán đó em hãy xác định các từ cảm thán?
? Nhận xét vị trí của các từ cảm thán?
 Xét ví dụ:
- Con nín đi !... - Cầm lấy tay tôi này!	
Trong ví dụ có 2 câu cũng kết thúc bằng dấu chấm than có phải là câu cảm thán không ? Vì sao?
2. Luyện tập:
*GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật KTB: Chia lớp làm 4 nhóm.
 Nhóm 1: 
Hãy đặt các câu cảm thán có các từ: xiết bao, ôi, chao ôi, trời ơi.
Nhóm 2:
Hãy chuyển 2 câu sau thành các câu cảm thán:
 - Anh đến muộn quá.
 -Trăng đêm nay đẹp.
Nhóm 3: 
Đóng vai người con trai lão Hạc trong văn bản “ Lão Hạc” để đặt các câu cảm thán nói về người cha đáng kính của mình?
Nhóm 4: Đặt câu cảm thán theo yêu cầu:
- Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.
-Khi nhìn thấy mặt trời mọc.
Sử dụng kĩ thuật trạm luân chuyển giữa các nhóm để cùng trao đổi, thảo luận nội dung trên.
Giáo viên nhận xét và cho điểm
Bài tập 1 / 44. Tìm các câu cảm thán có trong những đoạn trích sau. Giải thích vì sao đó là các câu cảm thán?
a.Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. 
 b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
 c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. 
 Bài tập 2 / 44. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể sắp xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
a. Ai làm cho bể kia đầy 
 Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
b.Xanh kia thăm thẳm từng trên
 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? 
c.Tôi có chờ đâu, có đợi đâu ; Đem chi xuân lại lại gợi thêm sầu. 
d . Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ? 
Bài tập 4 / 44. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
Gv sử dụng kĩ thuật: Hoàn tất một nhiệm vụ
Cho học sinh quan sát bảng phụ có các ô yêu cầu học sinh điền vào các ô cho đúng . 
 Trò chơi “Ai nhanh hơn”
(Thời gian 3 phút)
 Luật chơi: Có 2 đội chơi. Mỗi đội 3 người. Các đội sẽ giải quyết tình huống mà cô đưa ra sau đây. Lần lượt mỗi đội cử một người lên giải quyết tình huống. Khi người chơi trở về đội, người tiếp theo mới được lên tiếp sức, đội nào lên trước sẽ bị loại. Đội nào hoàn thành phần thi trước và đúng nhất sẽ thắng cuộc.
 Cho tình huống sau: Trong giờ ra chơi, các em thấy một bạn học sinh đang vứt rác bừa bãi. 
Mỗi đội chơi hãy đặt 3 câu (một câu nghi vấn, một câu cầu khiến, một câu cảm thán) với cùng nội dung để bạn ấy dừng lại.
a. Chao ôi ! Các con của tôi ngoan biết bao !
b.Bức tranh đẹp biết chừng nào !
c.Ôi, con thương mẹ lắm! 
=>Về hình thức
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Có chứa từ cảm thán như:chao ôi, biết bao, biết chừng nào, ôi
=>Về chức năng:
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc 
=>Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, xiết bao, biết baoDùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói( người viết).
( Học sinh trả lời)
Hình ảnh 1:
=> Ôi, mặt trời mọc trên biển đẹp quá!
-Bức tranh đẹp biết bao!
-Trời ơi, lại một ngày nắng nóng!
Hình ảnh 2:
- Chao ôi, cảnh vịnh Hạ Long đẹp xiết bao ! 
-Bức tranh đẹp biết bao!
- Hạ Long đẹp xiết bao!
- Chao ôi, cảnh vịnh Hạ Long đẹp xiết bao ! 
Hình 3:
- Trời ơi, đau bụng quá !
- Ôi, đau bụng quá!
Hình 4:
-Trời ơi, dịch cúm cô rô na thật nguy hiểm !
-Sự hi sinh của các bác sĩ thật lớn biết bao!
- Chao ôi, họ thật anh hùng!
-Nghe
=>Không.Vì đây là những văn bản hành chính-công vụ cần ngắn gọn, rõ ràng, theo mẫu  không có cảm xúc.
- Ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán là ngôn ngữ trong văn bản khoa học – ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy logic nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc
=> Sử dụng chủ yếu trong: 
 + Văn chương 
 + Ngôn ngữ nói hằng ngày.
=>Ở dạng nói thì câu cảm thán 
có ngữ điệu cảm thán như: nhấn giọng ở các từ ngữ cảm thán, có giọng thay đổi phù hợp với cảm xúc.
Đọc ví dụ
=> a.Hỡi ơi lão Hạc!
b. Than ôi!
C.Chao ôi, ba tháng hè sao mà dài như một thế kỉ!
D.Con nhớ mẹ biết chừng nào!
E.Tình cảm mẹ dành cho con ấm áp biết bao! 
=> a.Hỡi ơi
b. Than ôi!
C.Chao ôi 
D..... biết chừng nào
E...... biết bao
=> -Từ cảm thán: ôi, than ơi, chao ôi, hỡi ơi. có thể tạo thành một câu đặc biệt và thường đứng ở đầu câu.
- Các từ cảm thán: xiết bao, biết bao, biết chừng nào... đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa .
=> Không phải câu cảm thán vì không có từ ngữ cảm thán.
Đọc yêu cầu của bài 
Học sinh làm việc
Học sinh chuyển bài của nhóm mình cho nhóm bạn để nhận xét
Câu cảm thán:
a.Than ôi ! Lo thay! Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
Vì:
- Có các từ cảm thán: thay,Hỡi ơi, than ôi,chao ôi kết thúc bằng dấu chấm than.
- Dùng để bộc lộ cảm xúc: 
Buồn.
Tiếc.
C. Ân hận
Các câu còn lại có dấu chấm than nhưng không có từ cảm thán nên không phải là câu cảm thán.
-Lời than thở bị áp bức của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
-Nỗi uất ức, khổ đau của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
-Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CMT8)
-Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương của Dế Choắt.
=> Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của loại câu này .
Học sinh làm bài
Nghe
Học sinh chơi trò chơi
1. Đặc điểm hình thức và chức năng.
=>Về hình thức
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
- Có chứa từ cảm thán như: trời ơi, than ôi
=>Về chức năng:
- Bộc lộ cảm xúc 
=>Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, xiết bao, biết baoDùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói( người viết).
Ghi nhớ ( SGK)
- Sử dụng chủ yếu trong: 
 + Văn chương 
 + Ngôn ngữ nói hằng ngày.
Ở dạng nói thì câu cảm thán có ngữ điệu cảm thán như: nhấn giọng ở các từ ngữ cảm thán, có giọng thay đổi phù hợp với cảm xúc.
Lưu ý: Dù kết thúc bằng dấu chấm than và có thể cũng dùng để bộc lộ cảm xúc nhưng nếu không có từ ngữ cảm thán thì câu đó không phải là câu cảm thán.
2. Luyện tập:
Bài 1:
Bài tập2:
4. Củng cố 2p
Trình bày 1 phút:
Sơ đồ khái quát ghi nhớ về câu cảm thán ?
5.Tìm tòi, mở rộng.2p
- Nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Làm tiếp bài tập 3 trang 45.
- Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu cảm thán.
- Chuẩn bị bài mới: “Câu trần thuật”.
-Tìm hiểu đặc điểm hình thức, chức năng của câu trần thuật.
-Xem trước các bài tập trang 46, 47.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_24_tiet_93_cau_cam_than.doc