Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28, Tiết 110: Hội thoại - Vũ Thị Thu Thùy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời trong hội thoại.

- HS nắm được mối quan hệ giữa các vai xã hội trong hội thoại, cách sử dụng lượt lời trong hội thoại để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Năng lực:

- Rèn kĩ năng xác định chính xác các vai xã hội và lượt lời trong hội thoại.

- Rèn kĩ năng cộng tác khi hội thoại trong giao tiếp.

- Nâng cao năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

3. Phẩm chất: HS có ý thức lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập, video.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

 

docx 9 trang phuongnguyen 25/07/2022 5340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28, Tiết 110: Hội thoại - Vũ Thị Thu Thùy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28, Tiết 110: Hội thoại - Vũ Thị Thu Thùy

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28, Tiết 110: Hội thoại - Vũ Thị Thu Thùy
Trường: THCS Lý Thường Kiệt
Tổ: Văn - GDCD
 Họ và tên giáo viên: 
 Vũ Thị Thu Thùy
Tuần: 28
Tiết: 110
HỘI THOẠI
Ngày soạn: 11/04/2021
Ngày dạy: 14/04/2021
Môn học: Ngữ Văn ; lớp: 8A1, 8A2, 8A3, 8A4
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời trong hội thoại.
- HS nắm được mối quan hệ giữa các vai xã hội trong hội thoại, cách sử dụng lượt lời trong hội thoại để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2. Năng lực: 
- Rèn kĩ năng xác định chính xác các vai xã hội và lượt lời trong hội thoại.
- Rèn kĩ năng cộng tác khi hội thoại trong giao tiếp.
- Nâng cao năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: HS có ý thức lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập, video.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Kiểm tra bài cũ(1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: ( 4 phút)
1. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về Hội thoại
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Cho Hs xem một đoạn video hài kịch « Sinh nghề tử nghiệp » (Diễn viên Hoài Linh – Kiều Oanh). Nêu câu hỏi :
 1. Các nhân vật trong đoạn video trên đang hiện hoạt động gì? Họ sử dụng phương tiện gì để thực hiện hoạt động đó ?
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 - Dự kiến sản phẩm: Các nhân vật trong đoạn video trên thực hiện hoạt động hội thoại. Họ sử dụng phương tiện là ngôn ngữ để thực hiện hoạt động hội thoại đó.
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các em ạ, hai nhân vật trong video trên đang thực hiện hoạt động hội thoại. Đây là hoạt động nói chuyện, trao đổi ý kiến với nhau và là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản và phổ biến của ngôn ngữ. Để một cuộc hội thoại tồn tại đòi hỏi cần có người nói và người hồi đáp. Họ sử dụng phương tiện là ngôn ngữ để trao đổi với nhau bằng lời nói nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. Muốn vậy, người tham gia hội thoại cần hiểu rõ vai xã hội của mình và sử dụng lời nói cho phù hợp. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ thế nào là vai xã hội và lượt lời trong hội thoại từ đó giúp các em vận dụng vào cuộc dống thực tiễn để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp nhé!
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung 
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại:(10’)
1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được : khái niệm vai xã hội trong hội thoại, cách xác định vai xã hội trong hội thoại.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
- HS đọc ví dụ(sgk/92,93)
- Giáo viên: Treo bảng phụ Ví dụ (sgk/92,93). Yêu cầu học sinh quan sát và đọc thầm ví dụ từ chỗ: “ Một hôm, cô tôi gọi tôi.............khóe mắt tôi đã cay cay”.
- Học sinh: quan sát, đọc ví dụ.
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu yêu cầu: Trong đoạn trích có những nhân vật nào? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai là vai trên, ai là vai dưới?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:Trong đoạn trích có những nhân vật :
- Bà cô Hồng và bé Hồng
- Quan hệ giữa hai nhân vật tham gia trong đoạn trích trên là:
+ Về quan hệ gia tộc: Bà cô là cô ruột, bé Hồng là cháu ruột.
+ Về quan hệ tuổi tác: Bà cô lớn tuổi hơn bé Hồng.
=> Bà cô là người vai trên, bé Hồng là người vai dưới.
 * Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
GV cho thêm ví dụ 2: Xác định mối quan hệ của em với bạn trong những trường hợp sau:
a. Em nói chuyện với người bạn thân.
b. Em nói chuyện với người bạn mới quen. 
- HS: 
Tình huống
Vai – mối quan hệ
a. Em nói chuyện với người bạn thân.
Ngang bằng - mqh thân tình.
b. Em nói chuyện với người bạn mới quen. 
Ngang bằng - mqh quen biết ( sơ )
? Từ đó, em hiểu thế nào là vai xã hội trong hội thoại? 
- HS: Vai xã hội trong hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. 
? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?
- HS: Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình)
+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
- GV chuyển giao nhiệm vụ: HS tiếp tục trả lời câu hỏi 2,3 (sgk/93
? Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách?
? Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
2. Bà cô: cách xưng hô “tao - mày”, “ý nghĩa cay độc, nụ cười rất kịch, giọng vẫn ngọt” -> Cay nghiệt, thiếu thiện chí -> Không phù hợp với vai xã hội.
3. Bé Hồng: cách xưng hô “cháu – cô”, “im lặng, cúi đầu xuống đất”, “cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng” -> lễ phép -> giữ đúng vai xã hội. => Hồng phải kìm nén sự bất bình vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
- GV khái quát: 
+Nhân vật bà cô xét về quan hệ ruột thịt thì cư xử như vậy là chưa đúng với chính người cháu ruột của mình và có phần độc ác. Xét về quan hệ lứa tuổi thì cách xưng hô cũng chưa phù hợp với tư cách bề trên - bề dưới.
+ Bé Hồng: là vai dưới, cách cư xử đúng mực, không cãi lại, không nói hỗn nên giữ đúng vai xã hội của mình.
? Từ đó em thấy, khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì?
Hs trả lời: Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
HS đọc ghi nhớ (sgk/94)
- GV: Để xem các em đã xác định đúng vai xã hội của mình khi tham gia hội thoại chưa, cô giáo có tình huống sau cho lớp mình.
Khi cần nhờ 1 người mở cửa sổ giúp em, em sẽ nói ntn nếu :
1. Người đó là người lớn tuổi : mẹ, hàng xóm.
2. Người đó là người bạn.
3. Người đó ít tuổi hơn.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Mẹ mở giúp con cái cửa sổ được không ạ?
2. Bạn mở giúp mình cái cửa sổ nhé!
3. Em mở giúp chị cái cửa sổ nha!
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV chuyển: Khi tham gia hội thoại ai cũng được nói, nhưng nói như thế nào để đảm bảo lịch sự, có văn hóa. Cô mời cả lớp cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu lượt lời trong hội thoại(5’):
1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được : khái niệm lượt lời trong hội thoại, cách sử dụng lượt lời trong hội thoại.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
HS quan sát lại ví dụ sgk/92,93 
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu yêu cầu: 
?Trong cuộc đối thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
- Học sinh: bà cô: 5 lượt ; bé Hồng: 2 lượt lời
? Vậy em hiểu thế nào là lượt lời?
- HS: Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thế hiện thái độ của Hồng với những lời nói của người cô như thế nào?
- HS : Có 2 lần lẽ ra Hồng được nói mà Hồng không nói. Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình.
? Từ đó, em rút ra được điều gì khi sử dụng lượt lời?
- HS: Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là cách để biểu thị thái độ.
? Tại sao Hồng không ngắt lời cô khi bà nói đến những điều không muốn nghe?
- HS: Vì phải cố gắng kiềm chế để giữ thái độ lễ phép với người trên.
-GV: Sự im lặng và không cắt lời người cô của Hồng thể hiện sự tôn trọng lượt lời trong hội thoại. Điều đó thể hiện phép lịch sự khi tham gia hội thoại.
? Vậy để giữ phép lịch sự trong hội thoại ta cần lưu ý điều gì?
- HS: Cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh, cắt ngang hoặc nói chêm vào.
HS đọc ghi nhớ (sgk/102)
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG :
* Chuyển giao nhiệm vụ : Gv đưa tình huống trên bảng phụ.
Tình huống
Lỗi
1. Bố mẹ đang bàn bạc chuyện kinh tế gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào khiến cha mẹ rất bực mình.
2. 
- Bố : Điểm thi giữa học kì môn Ngữ Văn của con hơi thấp, con cần cố gắng hơn. Hay là con......
- Con : Thôi, bố đừng nhắc chuyện học hành của con nữa. 
- HS quan sát, đọc tình huống
- GV nêu yêu cầu : Người con trong các tình huống trên mắc lỗi gì khi hội thoại ? - HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: hoạt động nhóm 4 bạn điền phiếu học tập
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm: 
Tình huống
Lỗi
1. Bố mẹ đang bàn bạc chuyện kinh tế gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào khiến cha mẹ rất bực mình.
- Nói chêm vào lời của người khác
2. 
Bố : Điểm thi giữa học kì môn Ngữ Văn của con hơi thấp, con cần cố gắng hơn. Hay là con......
Con : Thôi, bố đừng nhắc chuyện học hành của con nữa. 
- Cắt lời, nói tranh lời của người khác
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của người con trong hai tình huống trên? Nếu là em, em sẽ làm gì?
- HS: Người con trong tình huống trên cư xử không đúng mực, thiếu lịch sự. Nếu là em, em sẽ không nói xen vào câu chuyện của cha mẹ trong tình huống 1, vui vẻ lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bố trong tình huống 2 để học tập tốt hơn. 
- GV chốt: Các em ạ, cả hai tình huống người con đều không tuân tủ lượt lời trong hội thoại, đặc biệt là có sựu cư xử, ăn nói không đúng mực với người trên, khiến người khác khó chịu và giao tiếp không đạt hiệu quả. Các em cần hết sức lưu ý để không mắc lỗi này nhé
.- GV khái quát: Vậy là các em vừa tìm hiểu xong vai xã hội và lượt lời trong hội thoại. Để giúp các em khắc sâu kiến thức, chúng ta sẽ chuyển sang phần luyện tập. Lớp mình sẽ cùng làm các bài tập sau.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP( 19 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về hội thoại để vận dụng làm bài tập và giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
2. Phương thức thực hiện: HĐ nhóm , cá nhân .
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- GV đánh giá HS
5. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
1. Bài tập 1 : Tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ nghiêm khắc, vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ: (Lớp 8A1 hướng dẫn về nhà, các lớp 8A2, 8A3, 8A4 làm tại lớp)
- HS: hoạt động cá nhân
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Bài tập 1:
- Các chi tiết:
+ Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục.
+ Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập .Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
2. Bài tập 2 : Đọc đoạn trích sgk/94,95 và trả lời các câu hỏi
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS: hoạt động nhóm 4 bạn điền phiếu học tập
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm: 
- Xét về địa vị xã hội: ông Giáo là người có địa vị cao hơn một người nông dân nghèo như lão Hạc.
- Xét về tuổi tác thì lão Hạc có địa vị cao hơn.
a, Ông Giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
 Ông Giáo gọi lão Hạc là “cụ” (thể hiện sự kính trọng), xưng là “tôi” ( thể hiện quan hệ bình đẳng).
b, Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông Giáo, xưng hô gộp hai người là chúng mình, cách nói xuề xoà (nói đùa thế) thể hiện sự thân tình.
=> Qua cách nói của lão ta thấy vẫn có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách: cười đưa đà, thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước với ông Giáo.
-> Phù hợp tâm trạng của lão Hạc lúc đó.
 * Báo cáo kết quả: Hs đọc kết quả phiếu học tập
* Đánh giá kết quả:
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt bảng phụ phiếu học tập:
I. Vai xã hội trong hội thoại:
1. Ví dụ 1: (sgk/92,93)	
- Quan hệ gia tộc : cô ruột – cháu ruột
- Quan hệ tuổi tác: bà cô > bé Hồng.
-> Bà cô: vai trên
 Bé Hồng: vai dưới
2. Ví dụ 2:
a. Em nói chuyện với người bạn thân -> Quan hệ ngang bằng ,thân thiết (thân)
b. Em nói chuyện với người bạn mới quen. -> Quan hệ ngang bằng , quen biết (sơ)
-> Vai ngang hàng
=> Vai xã hội 
3. Kết luận: ghi nhớ 1 (sgk/94)
II. Lượt lời trong hội thoại:
1. Ví dụ (sgk/92,93)
2. Nhận xét :
- Bà cô : 5 lượt lời
- Bé Hồng : 
+ 2 lượt lời nói ra
+ 2 lượt lời im lặng -> thái độ bất bình.
- Bé Hồng không cắt lời để giữ phép lịch sự.
3. Kết luận : Ghi nhớ 2 (sgk/102)
III. Luyện tập :
1. Bài tập 1(sgk/94):
- Các chi tiết:
+ Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục.
+ Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập .Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
2. Bài tập 2 (sgk/94): ( GV chốt kết quả bằng bảng phụ dưới đây)
Nhân vật
Vai
Chi tiết thể hiện sự tôn trọng, thân tình
Quan hệ địa vị xã hội
Quan hệ tuổi tác
Ông Giáo
Vai
trên
Vai dưới
- Lời nói: ôn tồn, thân mật, nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
- Xưng hô: 
+ Gọi “cụ”, xưng hô gộp “ông con mình”-> thể hiện sự kính trọng 
+ Xưng “tôi” -> thể hiện quan hệ bình đẳng
Lão Hạc
Vai dưới
Vai
trên
- Lời nói :xuề xòa: “nói đùa thế”
- Xưng hô: gộp “chúng mình” 
-> thể hiện sự thân tình.
- Lời nói: “Vâng!”
+ Gọi “ông Giáo”
-> thể hiện sự kính trọng 
Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của Lão Hạc: cười đưa đà, thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước với ông Giáo.
-> Phù hợp tâm trạng của lão Hạc lúc đó.
? Em có cảm nhận gì về cuộc hội thoại trên của ông Giáo và lão Hạc ?
- HS : Cả ông Giáo và lão Hạc đều xác định đúng vai xã hội của mình, lựa chọn cách nói phù hợp khiến cho cuộc hội thoại diễn ra vừa thân tình, vừa tôn trọng lẫn nhau.
- GV khái quát : Bài tập trên giúp chúng ta thấy được các giao tiếp rất văn minh, lịch sự trong cuộc thoại giữa ông Giáo và lão Hạc. Cả hai đều tuân thủ đúng các quy tắc hội thoại về vai xã hội và lượt lời. Vì thế, cuộc thoại vừa trang trọng, lịch sự, nhưng cũng rất thân thiết, tình cảm. Các em hãy học tập cách tham gai hội thoại này nhé.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: (5 phút)
1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Hs đóng vai thể hiện tiểu phẩm ngắn
4. Phương án kiểm tra đánh giá:
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Xây dựng và thực hiện một đoạn hội thoại ngắn theo chủ đề “ Bảo vệ môi trường trong trường học”. Phân tích vai xã hội và lượt lời của những người tham gia cuộc thoại. Cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua cử chỉ, thái độ kèm lời nói.
Gợi ý:
+ Xác định vai xã hội của từng nhân vật.
+ Mỗi nhân vật tham gia mấy lượt lời.
+ Cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua cử chỉ, thái độ kèm lời nói có phù hợp không?
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: thực hiện nhiệm vụ (2 học sinh đóng vai, các học sinh khác quan sát, bàn luận, trả lời)
- Giáo viên: hướng dẫn, nghe Hs trình bày. 
- Dự kiến sản phẩm: Tiểu phẩm, câu trả lời của HS
* Báo cáo kết quả: Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức, khái quát: Các em ạ! Nắm được kiến thức hội thoại sẽ giúp các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày thuận tiện và hiệu quả. Người ta ví rằng cuộc hội thoại giống như một cuộc nhảy múa, ở đó người ta sẽ phải kết hợp linh hoạt, nhịp nhàng nhiều động tác. Người ta cũng ví hội thoại gióng như việc đi lại giữa ngã tư đường kia. Làm sao cho rất nhiều những vận động kia đan xen nhịp nhàng mà khong có sự va chạm. Nói như vậy để thấy rằng trong hội thoại, tinh thần biết hợp tác, lắng nghe, tôn trọng lượt lời của nhau là một điều rất quan trọng. Khi giao tiếp, các em hãy giữ đúng vai trò của mình, giữ thái độ văn minh, lịch sự với người đối diện. Cô hy vọng các em sẽ áp dụng những kiến thức của bài học hôm nay vào thực tiễn để luôn trang bị cho mình những lời hay, ý đẹp, luôn tiến hành những cuộc hội thoại, giao tiếp thành công.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: ( 1 phút)
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, về nhà 
3. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- HS tự đánh giá
- HS đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: ? Sưu tầm đoạn hội thoại và phân tích vai xã hội. 
- HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: làm bài
- Giáo viên: chấm bài. 
- Dự kiến sản phẩm: bài làm của học sinh
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài vào tiết học sau
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
-> GV chuyển tiết 2: Các em ạ, cuộc hội thoại của con người luôn có mục đích, đồng thời cuộc hội thoại đó cũng phần nào thể hiện tính cách của người tham gia giao tiếp. Người tham gia hội thoại ngoài việc xác định đúng vai xã hội của mình còn cần phải thực hiện những lượt lời phù hợp, sao cho thể hiện được mục đích giao tiếp và phù hợp với hoàn cảnh, với tính cách của họ. Bài học ở tiết sau sẽ giúp các em hiểu rõ điều này. 
IV. Hướng dẫn tự học :(1’)
- Học ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học
- Hoàn thành bài tập về nhà
- Chuẩn bị phần luyện tập bài «  Hội thoại (tt)» (sgk/trang 102)
PHIẾU HỌC TẬP
Nhân vật
Vai
Chi tiết thể hiện sự tôn trọng, thân tình
Quan hệ địa vị xã hội
Quan hệ tuổi tác
Ông Giáo
Lão Hạc
Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của Lão Hạc: ............................................................
.............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tuan_28_tiet_110_hoi_thoai_vu_thi_thu_thuy.docx