Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29

Tuần 29 - Tiết 109- Tập làm văn.

TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:

1- Kiến thức:

- Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe)

- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.

- THQP : Thấy được tinh thần đoàn kết , quyết chiến quyết thắng tạo nên sức mạnh dânt ộc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược qua bài : « Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến »

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác.

4- Định hướng năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

B- Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, sách tham khảo.

- HS: Học bài cũ, CBBM

 

doc 15 trang phuongnguyen 24420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29
Tuần 29 - Tiết 109- Tập làm văn. NS : 12/3/2019
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết viết bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc (người nghe)
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
- THQP : Thấy được tinh thần đoàn kết , quyết chiến quyết thắng tạo nên sức mạnh dânt ộc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược qua bài : « Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến »
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố biểu cảm.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác.
4- Định hướng năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn bài, sách tham khảo.
- HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1:Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị của HS)
- Khởi động vào bài mới :
GV chiếu đoạn cuối trong bài : « Chiếu dời đô » của Lí Công Uẩn
 Gọi HS đọc, yêu cầu tìm yếu tố biểu cảm trong đoạn văn ? Tác dụng của yếu tố đó ?
 GV vào bài : Ta đã biết yếu tố biểu cảm được thể hiện rõ nhất trong bài văn nghị luận là ở từ, ngữ, câu cảm, giọng điệu lời văn. Nhưng có thật chỉ có như vậy không ?Làm thế nào để có cảm xúc, tình cảm và biểu cảm ra khi viết văn nghị luận như thế nào ? Biểu cảm trong văn nghị luận có giống như biểu cảm trong văn biểu cảm hay không ? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới: 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
* Nội dung dạy học cụ thể: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc VB: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên ?
? Sử dụng về mặt từ ngữ và đặt câu có t/chất b.cảm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của CT HCM có giống với “ Hịch tướng sĩ ”- TQ Tuấn k ?
? Hai Vb trên được xếp vào kiểu VB nào ?
? Vậy yếu tố b.cảm đóng vai trò gì trg 2 VB trên ?
- HS theo dõi bản đối chiếu SGK- 96.
? Nhận xét về cách tạo câu ở cột (1) và cột (2) cách tạo câu nào hay hơn ?
? T/d của yếu tố b.cảm trong văn nghị luận ?
THQP :
? Học xong văn bản em thấy được điều gì ?
? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố b.cảm trong văn nghị luận ?
( T/c’ đó cần nhất là sự chân thành, chân thật, tự nhiên và sâu sắc mãnh liệt dù đó là tình yêu hay lòng căm thù không chấp nhận những t/c nửa vời, thờ ơ lãnh đạm. Đó phải là những t/c xuất phát tự đáy lòng, từ trái tim người viết)
? Nhưng để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì nữa ?
( Biểu cảm trong văn nghị luận, để nghị luận phải hòa vào luận cứ luận chứng bằng câu cảm -> giúp từng bước giải quyết vấn đề trên cơ sở làn sáng tỏ luận điểm)
? Có ý kiến cho rằng : càng dùng những từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trg văn nghị luận càng tăng. Ý kiến ấy có đúng k ? Vì sao ?
HĐ3 : Luyện tập 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
I -Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: 
1. Tìm hiểu VD :
* Từ ngữ biểu lộ t/cảm :
“Hỡi, muốn, phải nhượng bộ, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, nhất định k chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, dù, ai cũng phải ”
* Những câu cảm thán :
- Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc !
- Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lên !
- Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
- Thắng lợi nhất định về dân tộc ta !
- VN độc lập và thống nhất muôn năm !
- Kháng chiến thắng lợi muôn năm !
* Về mặt sử dụng từ ngữ đặt câu có t/c biểu cảm giữa “ Hịch tướng sĩ ” và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có nhiều điểm gần gũi nhau và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
=> Mặc dù có những yếu tố biểu cảm song 2 VB này ko phải là VB biểu cảm mà là văn nghị luận.
Vì cả 2 Vb được viết không phải nhằm m.đích b.cảm trữ tình mà nhằm nghị luận nêu luận điểm- trình bày các luận cứ để bàn luận, g.quyết vấn đề, tác động mạnh vào trí tuệ người đọc, phân biệt rõ đúng sai xác định hành động và cách sống.
=>Yếu tố b.cảm chỉ đóng vai trò phụ trợ làm cho lí lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào t/c, tâm hồn của người đọc, làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía.
- Cột (1) k có các từ ngữ b.cảm, k có các câu cảm thán, k có yếu tố b.cám => câu văn chỉ đúng mà chưa hay.
= >Yếu tố b.cảm rất quan trọng trong văn nghị luận, giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc
Thấy được tinh thần đoàn kết , quyết chiến quyết thắng tạo nên sức mạnh dânt ộc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược qua bài : « Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 
2. Cách sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận người viết cần :
+ Suy nghĩ cho đúng, suy nghĩ sâu về các vấn đề luận điểm, luận cứ, lập luận
+ Thật sự xúc động trước những điều đáng nói, đáng viết, đáng bàn luận.
+ Người viết còn phải biết rèn luyện cách biểu cảm.
- Ý kiến đó không chính xác vì nếu dùng quá nhiều mà k phù hợp sẽ biến bài văn nghị luận thành lí luận dông dài, k đáng tin cậy hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ trong mạch lập luận có thể làm bài văn nghị luận sa rời thể loại lạc sang văn biểu cảm đơn thuần.
II- Luyện tập :
Bài tập 1 :
GV hướng dẫn HS cách lập bảng :
Biện pháp biểu cảm
Dẫn chứng
T/d nghệ thuật
Giễu nhại, đối lập
Tên da đen bẩn thỉu, tên An nam mít bẩn thỉu- Con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ tự do công lí.
Phơi bày bản chất dối trá lừ bịp của bon TD Pháp 1 cách rõ nét và nổi bật gây cười-> tiếng cười châm biếm sâu cay.
Từ ngữ, hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của TD pháp
Nhiều người bản xú đã chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn phóng ngư lôi, đã xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của những loài thủy quái. Một số lại bỏ xác ở miền hoang nước thơ mộng.
Ngôn từ đẹp đẽ hào nhoáng che đậy đc thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt
Bài tập 2 :
- Đoạn văn nghị luận của Nghiêm Toản đã thể hiện cảm xúc lỗi buồn và khổ tâm của 1 người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn đề nạn học vẹt học tủ trong học ngữ văn.
- Cách biểu hiện cảm xúc của người viết rất tự nhiên chân thật, viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy trong khi phân tích lí lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nổi nên lòng, 1 lỗi buồn lo, đang cần chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ.
- Những từ ngữ biểu cảm, câu cản và giọng điệu tâm tình gần gũi. Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện...luôn dãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo 1 cái nghiệp vào người...Nỗi buồn thứ nhất là ...Nói làm sao cho các bạn hiểu...nhấm bút, lôi thôi, bày đặt, học thuộc như con vẹt...
- Hiệu quả : Người nghe, người đọc tin phục thấm thía
HĐ 4 : Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
GV hướng dẫn HS làm BT 3 : Viết đoạn văn trình bày luận điểm : Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. 
HĐ 5 : Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
+ Học, hiểu kĩ nội dung của bài học
+ Xem lại các BT đã làm, làm BT 3
+ CBBM: Đi bộ ngao du. 
Tuần 29 - Tiết 110- Văn bản NS : 13/3/2019
ĐI BỘ NGAO DU
 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Học sinh nắm được m.đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tg.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động tự nhiên của nhà văn
- Lối viết nhẹ nhàng có tính thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thư của việc đi bộ ngao du.
- THBVMT : Biết liên hệ môi trường với sức khoẻ.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu VB nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong 1 bài văn nghị luận.
- THBVMT : Biết cách lồng ghép kiến thức về môi trường vào bài học.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do chân chính, khám phá những điều thú vị, say mê học tập.
- THBVMT : Nâng cao ý thức việc bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
4- Năng lực : NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, STK, ảnh chân dung nhà văn Ru-xô.
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 HĐ 1: Khởi động
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức: 
– Kiểm tra bài cũ: 
	? Em hiểu thế nào về chế độ lính tình nguyện trong văn bản ''Thuế máu'' ?
	? Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào ?
	? Qua văn bản “ Thuế máu”, em hiểu thêm gì về ngòi bút Nguyễn Ái Quốc ?
-Khởi động vào bài mới : 
GV : Hàng ngày các em đi bằng phương tiện gì tới lớp ? Có bạn nào đi bộ đến trường ko ?
HS : trả lời
GV : khi đi bộ em cảm nhận mọi vật xung quanh như thế nào ?
HS : trả lời
GV : dẫn dắt vào bài : Trong thời đại ngày nay,khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người rất ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn ta sắp học « đi bộ ngao du » có phải là đi bằng hai chân để rong chơi hay không ? Hãy theo dõi hệ thống luận điểm và lập luận của tác giả để có câu trả lời. 
 HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 11 phút
? Em có hiểu biết gì về tác giả Ru-xô?
( GV có thể giới thiệu thêm: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ, ông chỉ đi học vài năm rồi chuyển sang học nghề thợ chạm. Bị chủ đánh đập ông đi lang thang làm nhiều nghề tự do sau đó trở thành nhà văn, nhà triết học nổi tiếng )
- Đọc chậm, to, rõ để thấy được cách lập luận, các lí lẽ chặt chẽ của tác giả; bộc lộ tính chất giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên...
- GV đọc mẫu “Tôi chỉ quan niệm ...đôi bàn chân nghỉ ngơi”
- 1 HS đọc tiếp và 2 đọc lại văn bản.
? Em hiểu nghĩa của ‘‘Đi bộ ngao du’’ là gì ?
? Nêu xuất xứ của bài văn và hiểu biết về tác phẩm ?
? Theo em, văn bản này được xếp vào thể loại nào ? Vì sao ?
? VB được chia thành mấy phần?
? Nhận xét của em về trật tự sắp xếp các luận điểm chính đó ?
? Hãy đọc câu văn nêu luận điểm? Câu văn đó diễn đạt điều gì?
? Những luận cứ nào được tác giả đưa ra để để chứng minh cho sự thú vị của đi bộ ngao du?
- PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phân tích chi tiết, bình giảng
-NL: Trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 23 phút
(?) Tác giả đã dùng những lc nào để làm sáng tỏ?
(?) Cụ thể, tg đã sử dụng d/c nào để làm sáng tỏ?
(?) NX gì về NT lập luận ở đoạn 1? 
(?) Tác dụng? 
* HS quan sát ảnh minh họa Tr. 99.
? Nội dung minh họa của bức ảnh ?
 ( THBVMT ) ? Theo em điều này có tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người hay không ?=> Một thiên nhiên trong lành có tác động rất lớn đến SK của con người, tuy nhiên cần phải có những hành động tích cực để bảo vệ , giữ gìn sự trong lành ấy, nhất là trước nguy cơ ô nhiếm môi trường như hiện nay.
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1- Về tác giả: 
- Ru-xô ( 1712-1778 ), người Pháp.
- Là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc.
* THCT
-‘‘Ngao du’’ : dạo chơi đó đây.
- ‘‘Đi bộ ngao du’’ : dạo chơi đó đây = cách đi bộ.
b- Tìm hiểu chung về văn bản
- Xuất xứ :
+ Trích trong quyển 5 của tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” ( ra đời 1762 ).
+ Tác phẩm “Ê-min hay về Giáo dục” bàn về chuyện GD một em bé từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Tác giả tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và người thầy giáo đảm nhiệm vai trò gia sư là tác giả.
- Thể loại: 
Văn nghị luận
Vì VB này dùng phương thức lập luận: dùng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc “đi bộ ngao du”. 
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nghỉ ngơi”: đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn
+ Đoạn 2: tiếp “tốt hơn”: đi bộ ngao du để trau dồi vốn tri thức.
+ Đoạn 3: còn lại: đi bộ ngao du – sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ.
-> Sắp xếp rất chặt chẽ, hợp lí. 
II- Phân tích:
1. Đi bộ ngao du là hoàn toàn tự do
*Luận cứ: Người đi: Chủ động: Đi
 Dừng
 Hành động.
- Chủ động trong h.động:
+ Quan sát khắp nơi.
+ Quay sang phải, sang trái.
+ Xem.
- Chủ động khi dừng:
+ Thấy dsông -> men theo sông.
+ Thấy rừng rậm -> vào bóng cây.
+ Hang động -> thăm quan.
+ Mở đá -> xem hóa thạch.
- Chủ động trong việc đi:
+ Chán -> bỏ đi
+ Không phụ thuộc vào phương tiện
+ Không phụ thuộc vào con đường
+ Thời tiết xấu, chán -> đi ngựa
+ Mệt -> vào nhà người thợ.
=> NT lập luận:
- Lí lẽ: Đầy đủ phong phú, nhiều mặt.
- Dẫn chứng: Đầy đủ, cụ thể, thực tiễn.
- NT khác: liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc câu.
=> Lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc: Đi bộ hoàn toàn tự do.
HĐ 3 : Luyện tập 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút? Đọc diễn cảm phần I của văn bản ?
HĐ 4 : Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
? Nêu nội dung, NT phần văn bản đó ?
HĐ 5 : Tìm tòi, tiếp nối.
+ Học kĩ, hiểu nội dung các phần đã học.
+ CBBM: Chuẩn bị các phần còn lại.
 .................................................................
Tuần 29 - Tiết 111- Văn bản NS : 13/3/2019
ĐI BỘ NGAO DU – Kiểm tra 15 phút văn học.
 ( Trích “ Ê-min hay Về giáo dục” - Ru-xô ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Học sinh nắm đc m.đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tg.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động tự nhiên của nhà văn
- Lối viết nhẹ nhàng có tính thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thư của việc đi bộ ngao du.
2- Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu VB nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong 1 bài văn nghị luận.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí tự do chân chính, khám phá những điều thú vị, say mê học tập.
4- Năng lực : Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, soạn đề bài, đáp án, biểu điểm kiểm tra (15’)- Phần Văn học
*Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
 Thấp
 Cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thuế máu
- Nb đc ng.bản viết của vb.
- Nb đc cách trốn lính của ng,dân.
- Hiểu đc tiêu đề của vb.
Hiểu đc nội dung của vb
đưa ra đc suy nghĩ của m về số phận ng n.dân thuộc địa.
SĐ
SC
TL
SC: 2
SĐ: 2
TL: 20%
SC: 1
SĐ: 1
TL: 10%
SC: 1
SĐ: 2
TL: 20%
SC: 1
SĐ: 5
TL: 50%
SC: 5
SĐ: 10
TL: 100%
TSĐ
TSC
TL
SC: 2
SĐ: 2
TL: 20%
SC: 2
SĐ: 3
TL: 30%
SC: 1
SĐ: 5
TL: 50%
SC: 5
SĐ: 10
TL: 100%
* Đề bài 
Phần 1: Trắc nghiệm (3 đ) lựa chọn đáp án đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra
Câu 1 Nguyên bản “thuế máu” được viết bằng tiếng gì?
a. Tiếng Anh c. Tiếng Pháp
b. Tiếng Nga d. Tiếng Trung Quốc
Câu 2 Tiêu đề đoạn trích “thuế máu” gợi lên điều gì?
a. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
b. Một trong những loại thuế của thực dân Pháp
c. Lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác của thực dân.
d. Cả A và C đều đúng.
Câu 3 Những người dân bản xứ cùng cực nhất trốn lính bằng cách nào?
a. Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất.
b. Tìm mọi cách chạy trốn khỏi trại lính.
c. Lấy tiền nộp cho bọn bắt lính.
d. Thế chấp gia sản để không phải đi lính.
Phần 2: Tự luận (7 đ)
Câu 4 (2đ)
Em hãy nêu nội dung chủ yếu của văn bản “thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc.
Câu 5 (5đ)
Từ đoạn trích em hiểu thêm được điều gì về số phận của người dân thuộc địa dưới ách cai trị của bọn thực dân?
* Đáp án - biểu điểm
Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm) : mỗi đáp án đúng cho mỗi câu được 1 điểm
Câu 1: Mức tối đa đáp án c.
 Mức không đạt: có câu trả lời khác hoặc không trả lời
Câu 2: Mức tối đa đáp án d.
 Mức không đạt: có câu trả lời khác hoặc không trả lời
Câu 3: Mức tối đa đáp án a.
 Mức không đạt: có câu trả lời khác hoặc không trả lời
Câu
1
2
3
Đáp án
c
d
a
Phần 2: Tự luận
Câu 4 (2 đ) HS trỡnh bày được nội dung chủ yếu của đoạn trích :
Vạch trần thủ đoạn của chính quyền thực dân đã biến ngời dân nghềo khổ ở các thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Mức tối đa : 2 điểm => đạt các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa, dưới 2 điểm => chỉ hoàn thành một phần yêu cầu trên.
- Mức không đạt => không đúng yêu cầu đề.
Câu 5 (5đ) : HS nêu được các ý sau:
Từ đoạn trích , em hiểu thêm về số phận của ngời dân thuộc địa dưới ách thống trị, cai trị của bọn thực dân:
- Luôn bị bóc lột, bị đối xử một cách tàn bạo, dã man, phục vụ cho lợi ích của bọn thực dân.
- Bị tước đoạt hết tất cả các quyền cơ bản của con người.
=> Có các luận cứ kèm theo.
- Mức tối đa : 5 điểm => đạt các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa, dưới 5 điểm => chỉ hoàn thành một phần yêu cầu trên.
- Mức không đạt => không đúng yêu cầu đề.
2: HS : Học bài cũ, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1 : Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:16 phút
-ổn định tổ chức 
- KTBC = Kiểm tra 15p
- Khởi động vào bài mới : 1 phút : Tiết trước chúng ta đã được Ru-xô giới thiệu đi bộ ngao du –là được tự do thưởng ngoạn, không phụ thuộc vào bất kì một ai mà chỉ phụ thuộc vào chính bản thân mình, đó là sự thăng hoa của tâm hồn mỗi con người. và đi bộ ngao du còn mang lại cho ta những gì nữa, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết 2 của bài :
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 23 phút
 Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc ĐV 2:
(?) Theo tg, đi bộ ngao du sẽ trau dồi đc những kt gì?
(?) NX về cách lập luận? Và NT?
? Qua những câu văn ấy, em hiểu tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
- HS đọc ĐV cuối
(?) Tác giả đã dùng những lc nào để làm sáng tỏ?
(?) NX gì về NT lập luận ở đoạn 3? 
(?) Tác dụng? 
VB này bàn về lợi ích của việc đi bộ.
(?) Nếu em là tg bài viết, em sẽ sắp xếp các lđ ấy thế nào?
H: Thảo luận -> PB.
G: * NX tùy vào sự lựa chọn của HS.
 * GT: Trình tự sắp xếp của Ruxo:
- Tự do luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà ô luôn khao khát và tranh đấu.
- Ru xô lại là người thuở nhỏ hầu như không đc học hành -> khao khát kt, cả đời tự học.
- Cuối cùng, tốt cho sk, tinh thần.
-> Cũng vì vậy LĐ1 đc triển khai rất kĩ -> LĐ2 -> LĐ3.
(?) Qua đây, hãy cho biết việc sắp xếp lđ của bv phụ thuộc vào cái gì?
- Sắp xếp l/h -> phụ thuộc vào cảm quan của người viết.
(?) Trong bài viết, tg đã sd những đại từ nhân xưng nào?
- Ta, tôi.
(?) Khi nào dùng “ta”, “tôi”?
- Dùng “ta”: khi lí luận chung.
- Dùng “tôi”: khi nói về những cảm nhận và c/s từng trải của riêng ông.
-> SD 2 đại từ này, tg đã xen kẽ giữa lí luận chung và trải nghiệm riêng cụ thể của cá nhân.
(?) Tác dụng?
? Nêu nội dung của bài?
I - Đọc và tìm hiểu chung:
II- Phân tích: 
1- Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn: 
2- Đi bộ ngao du được trau dồi thêm vốn kiến thức:
- Hiểu thêm về các tài nguyên, về Trái đất.
- Có các kt về nông nghiệp: Sản vật đặc trưng.
 Cách thức trồng trọt.
- Có các kt tự nhiên học: Khoảnh đất
 Lèn đá
 Quả núi, hoa lá
 Hòn sỏi: hóa thạch.
* NT:
- Dẫn chứng: Tiêu biểu, dồn dập
- Yếu tố biểu cảm: khó lòng hiểu nổi
 Triết gia phòng khách..
- Câu hỏi tu từ.
- Điệp cấu trúc
- Liệt kê
- So sánh đối lập:
 Người đi bộ ( Ê min) > < T gia pk.
=> lập luận hấp dẫn, thuyết phục
-> Nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của việc đi bộ: sẽ trau dồi được vốn kiến thức lớn, nhất là kiến thức thực tế khách quan
 Khích lệ mọi người đi bộ để mở mang kiến thức, để khám phá đời sống, làm giàu trí tuệ...
3- Đi bộ ngao du sức khỏe được tăng cường, tính tình được vui vẻ:
- Đi xe gỗ: buồn bã, mơ màng, đau khổ, cáu kỉnh, ...
- Đi bộ: Vui vẻ, khoan khoái, hài lòng:
+ Hân hoan
+ Ăn ngon
+ Thích thú
+ Ngủ ngon.
* NT:
- So sánh đối lập.
- Biểu cảm: sd 4 câu ct.
-> Nhấn mạnh lợi ích của việc đi bộ ngao du: đem lại sức khỏe, tinh thần thoải mái, sự vui vẻ cho con người. 
+ Khẳng định, nhắc nhở mọi người nên ngao du bằng cách là đi bộ.
III- Tổng kết 
1- Nghệ thuật lập luận
* Trình tự các luận điểm: 
- Phụ thuộc vào suy nghĩ, cảm xúc chủ quan của người viết.
* Sự xen kẽ giữa lí luận chung và cảm nhận riêng.
-> Bài nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn.
2. ND: Đi bộ ngao du sẽ đem lại sức khỏe, tinh thần thoải mái, sự vui vẻ cho con người.
=> Mọi người nên ngao du bằng cách là đi bộ.
HĐ 3: Luyện tập 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 2 phút
? Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản ?
HĐ 4 : vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:3 phút
Chọn một trong 3 luận điểm của Ru xô, viết 1 đoạn văn để làm sáng tỏ luận điểm đó theo suy nghĩ của em?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học, hiểu kĩ văn bản.
- CBBM: Hội thoại ( tiếp )
................................................................................
Tuần 29 - Tiết 112- tiếng việt NS : 14/3/2019
 HỘI THOẠI ( tiếp )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Nắm được khái niệm lượt lời.
- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.
2- Kĩ năng: 
- Xác định các lượt lời trong các cuộc thoại.
- Sử dụng lượt lời trg giao tiếp.
3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.
4- Năng lực : Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng việt, hợp tác
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, STK
- HS : Học bài cũ, làm BT về nhà, chuẩn bị bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1 : Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ : 
? Khái niệm vai xã hội là gì ? Lấy ví dụ vai xã hội ngang bằng về tuổi tác.
-Khởi động vào bài mới : GV cho HS chơi trò chơi truyền thư :cả lớp hát 1 bài, vừa hát vừa truyền tay nhau lá thư, khi bài hát kết thức, lá thư đến tay ai thì người đó sẽ trả lời câu hỏi. Câu hỏi : Trong ví dụ 1 của tiết trước, bé Hồng có bao nhiêu lượt lời ?
GV vào bài :Tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại, để nắm được vai xã hội chính là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vậy lượt lời là gì ? Chúng ta có ý thức tránh hiện tượng nào trong khi giao tiếp. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp bài : hội thoại.
Hoạt động2: Hình thành kiến thức mới
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 27 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS thảo luận nhóm : 5 phút
- GV giao nhiệm vụ :
- HS đọc đoạn hội thoại theo yêu cầu trong SGK.
? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?
- HS thực hiện nv
- HS trao đổi thảo luận
- Gv chốt KT :
? Vậy, em hiểu thế nào là lựơt lời ?
? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ? 
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào ?
? Vì sao Hồng không cắt lời bà cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe.
? Như thế, khi tham gia hội thoại, khi đến lượt lời mình lại im lặng không nói để biểu thị điều gì ? 
 ? Nêu những kiến thức rút ra từ bài học ?
+ HS nêu. GV nhấn mạnh. HS đọc ghi nhớ.
* Lưu ý : 
+ Không nên lạm dụng sự im lặng. Bởi nếu im lặng không đúng lúc sẽ trở thành người vô lễ, khinh khỉnh,...
HĐ3- Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 10 phút
- Học sinh đọc bài tập 1 trong SGK – Tr.102.
- Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
? Qua đó em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ?
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu, thảo luận, đại diện báo cáo:
? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?
? Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp lí với tâm lí nhân vật không? Vì sao ?
? Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu truyện như thế nào ?
- GV hướng dẫn. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kể quả:
I- Lượt lời trong hội thoại:
1- Tìm hiểu ví dụ:
 Bà cô 5 lượt, Hồng có 2 lượt:
Bà cô (5)
bé Hồng (2)
1- Hồng! Mày có muốn ...
2- Sao lại không vào ...
3- Mày dại quá ...
(cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe)
4- Vậy mày hỏi ...
5- Mấy lại rằm ...
1- Không! Cháu không muốn vào ...
2- Sao cô biết ...
-> Đoạn hội thoại trên có 7 lượt lời
+ Trong hội thoại, khi có một người được tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
+ 3 lượt:
 - Tôi cúi đầu không đáp ...
 - Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ...
 - Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
+ Hồng không nói vì bất bình với bà cô.
+ Vai dưới phải tôn trọng vai trên, không được cắt lời người đối thoại -> Hồng phải im lặng.
+ Tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm xen vào lời của người khác.
+ Đôi im lặng không nói khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ ( đồng ý, khinh bỉ, bực tức, ... )
2- Ghi nhớ: SGK- Tr. 94
II- Luyện tập: 
Bài 1: 
+ Học sinh nêu lượt lời của từng nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, anh Dậu, người nhà lí trưởng.
+ Những người nói nhiều nhất: cai lệ và chị Dậu
+ Người nhà lí trưởng nói ít hơn, anh Dậu chỉ nói với vợ khi cuộc xung đột đã kết thúc.
+ Kẻ cắt lời người khác tronng cuộc hội thoại là cai lệ.
- Xét về vai XH, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (cháu - ông) đã vùng lên kháng cự (tao - mày; đe doạ) và thực hiện lời đe doạ.
=> chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, cai lệ hống hách, ngoan cố, người nhà lí trưởng a dua, anh Dậu nhút nhát, yếu đuối, sợ hãi.
Bài 2:
a) Thoạt đầu cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
b)Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.
c) Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ ... càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đưa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng làm tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
Bài 4
+ Cả hai nhận xét trên đều đúng ở những khía cạnh khác nhau dựa vào vănn cảnh của mỗi lời nói.
- T.H 1: Im lặng để giữu bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác tham gia lượt lời -> Im lặng là vô cùng quý giá.
- T.H 2: Trước hành vi sai trái, trước sự xúc phạm nhân phẩm của mình hay của người lương thiện thì sự im lặng ( không dám nói ra ý kiến phản đối, tố cáo, ) thì là sự dại khờ, ngu dốt.
* Như vậy, khi hội thoại cần đảm bảo quy tắc về lượt lời và cần sử dụng sự im lặng cho phù hợp.
HĐ 4 : vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
Viết 1 đoạn văn về tình bạn sau đó chỉ ra từng lượt lời.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng.
- Học kĩ nội dung bài học
- Xem các BT đã làm, làm BT3
- CBBM: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
.....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_29.doc