Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Hiểu được hoàn cảnh sử dụng và đặc điểm của thể Tấu trong văn học trung đại.

- Nắm được nội dung và nghệ thuật của “Bàn luận về phép học”.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản nghị luận viết theo thể Tấu.

- Nhận xét, phân tích trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tinh thần, thái độ tự học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

 

docx 15 trang phuongnguyen 29/07/2022 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 101: Bàn luận về phép học (Luận học pháp - Nguyễn Thiếp)
Ngày soạn: 23/2/2019
 Ngày giảng: 26/2/2019
Tiết 101: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
( Luận học pháp)
 -Nguyễn Thiếp-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.
- Hiểu được hoàn cảnh sử dụng và đặc điểm của thể Tấu trong văn học trung đại.
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của “Bàn luận về phép học”.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản nghị luận viết theo thể Tấu.
- Nhận xét, phân tích trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tinh thần, thái độ tự học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
- Thầy: - Đồ dùng, phương tiện: máy tính, máy chiếu, phấn màu
	 - Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm
- Trò: Đọc, trả lời câu hỏi SGK; so sánh sự giống và khác nhau về đối tượng sử dụng của hịch, chiếu, cáo với tấu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự soạn bài của HS
2. Giới thiệu bài (3’): ) GV cho HS chơi trò chơi “AI NHANH NHẤT”
GV chiếu các bức tranh có tên các tác giả:
?Những bức tranh gợi cho em nhớ tới tác giả văn học nào?
- Lý Công Uẩn
-Nguyễn Trãi
-Hồ Chí Minh
	GV chiếu tranh Nguyễn Thiếp và nói:
Hôm nay, cô sẽ góp thêm vào vốn kiến thức của các em 1 tác giả văn học nữa. Đó chính là Nguyễn Thiếp với văn bản nổi tiếng “Bàn luận về phép học”. Vậy văn bản này có nội dung là gì =>Chuyển
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản( 12 phút).
I. Tìm hiểu chung
- Giáo viên giới thiệu ảnh tượng Nguyễn Thiếp, phần mộ thờ ông ở Nghệ An.
? Thuyết minh ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thiếp.
? Qua phần vừa trình bày, em có nhận xét gì về con người của tác giả?
- Giáo viên giới thiệu bổ sung: 
Ông được xếp vào 1 trong 4 người thầy lớn của dân tộc cùng với: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản. Là người được đích thân Vua Quang Trung viết thư nhiều lần mời ông ra làm quan, đến lần thứ 4 ông mới đồng ý.
Sinh thời, Nguyễn Thiếp không chỉ là người thầy mà còn là nhà thơ, nhà chính trị, văn hóa được người người nể trọng.
? Dựa vào SGK, cho biết văn bản “Bàn về phép học” được trích từ đâu?
- Giáo viên giới thiệu: Tháng 8/1971, khi đồng ý vào Phú Xuân để bàn việc quốc sự, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua một bản Tấu gồm ba điều mà một bậc quân vương nên biết. Đó là:
+ Quân đức (đức của nhà vua): Mong nhà vua một lòng tu lấy đức, lấy sự học mà tăng thêm tài.
+ Dân tâm (lòng dân): Khẳng định dân là gốc nước, gốc có vững, nước mới yên.
+ Học pháp (phép học).
 Văn bản được trích từ phần 3: Học pháp
Gv hướng dẫn đọc: Chậm, rõ ràng. Giọng chân tình, thành kính nghiêm cẩn.
Giáo viên đọc một đoạn-Học sinh đọc-Nhận xét.
 Gv:Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích SGK, chiếu một số từ khó cụ thể lên bảng?
 Nhắc lại, văn bản được viết theo thể nào?
? Nêu hiểu biết của em về thể tấu?
? Phân biệt thể tấu với tấu trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu.
? Theo em, thể tấu có gì giống và khác so với thể hịch, chiếu, cáo?
 Giáo viên giảng –chiếu
?Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
? Nêu vấn đề nghị luận của bài.
- Gv yêu cầu học sinh xác định bố cục của văn bản bằng cách làm bài tập nối trên bảng chiếu.
Nhận xét về bố cục của bài?
(rõ ràng, chặt chẽ)
- HS trả lời:
+ Nguyễn Thiếp tự là Khải Xuyên, sinh 1723, mất 1804 tại Nguyệt Ao - La Sơn, nay là Đức Thọ - Hà Tĩnh. Ông có khá nhiều tên hiệu, trong đó được biết nhiều hơn cả là Lạp Phong Cư Sĩ.
+ Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều Lê nhưng chứng kiến thời buổi nhiễu nhượng, cảnh tượng “chúa ác, vua hèn”, giặc giã liên miên nên ông chán ngán và quyết định rũ áo quan sống cuộc đời ẩn cư (làm vườn và dạy học).
HS trả lời. 
HS đọc
HS trả lời:
-Tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
 - Tấu được viết bằng văn vần văn xuôi hoặc văn biền ngẫu.
- Thể tấu khác với tấu trong nghệ thuật biểu diễn (độc tấu, tấu nói) là loại hình kể chuyện trước công chúng thường có yếu tố hài hước, dí dỏm xuất hiện ở nước ta từ hồi kháng chiến chống Pháp.)
HS trả lời: 4 phần
-Từ đầu.điều ấy: mục đích chân chính của việc học.
-Tiếp theo..tệ hại ấy: phê phán những biểu hiện sai trái của việc học.
-Tiếp theo.bỏ qua: quan điểm và phương pháp học đúng đắn.
- Còn lại: tác dụng của việc học chân chính.
1. Tác giả.
- Nguyễn Thiếp (1723-1804), quê Hà Tĩnh, người đương gọi là La Sơn Phu Tử.
- Là người đức trọng, tài cao.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
 Trích trong bài Tấu của Nguyễn Thiếp dâng vua Quang Trung 1791.
b. Đọc – hiểu chú thích
c. Thể loại: tấu
*Phương thức biểu đạt: Nghị luận + biểu cảm
*Vấn đề nghị luận: Bàn bạc về phép học.
d.Bố cục: 4 phần
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 20 phút)
II. Tìm hiểu chi tiết
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1 trên bảng chiếu.
? Câu văn nào nêu rõ nhất mục đích học?
?Nhận xét về hình thức của câu văn?
(GV gợi ý: ? Câu văn gồm mấy vế?Thuộc kiểu câu gì vừa học?)
Câu phủ định dùng để khẳng định mục đích học tập ở đây là gì?
? Trong câu văn này tác giả đã ví mục đích học giống như công việc mài ngọc để tạo ra một đồ vật quý. Theo em ở đây tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận gì.
? Tg dùng lí lẽ để giảo thích Đạo là gì? 
GV: Đó chính là đạo làm người
( GV: Đạo là một khái niệm trừu tượng phức tạp như chúng ta vừa được biết ở phần chú thích là tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nhưng ở đây được giải thích trong 1 câu văn)
? Em có nhận xét gì về cách nói của tác giả?
? Theo em, mục đích học mà tác giả đưa ra có đúng không?
Gv: Liên hệ " Tiên học lễ, hậu học văn", " Có tài mà không có đức là người vô dụng"( Bác Hồ), môn Văn.
GV: Nhưng giáo dục luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Vậy đặt mục đích học ấy vào xã hội ngày nay em thấy nó có phù hợp không?
- Song đây vẫn là một mục đích học tập đúng đắn bởi mục đích cơ bản và cuối cùng của việc học chính là để làm người. 
Gv chuyển: Và để đạt được mục đích học tập chân chính, Nguyễn Thiếp tiếp tục bàn về phép học. Để xem Nguyễn Thiếp đã bàn về phép học như thế nào
HS chú ý vào phần 2
? Soi vào sử sách tác giả đã chỉ ra những lối học ở xã hội cũ là gì?
GV giải thích:
-Nền chính học bị thất truyền: Lối học đúng đắn bị mất đi
-Không còn biết đến tam cương, ngũ thường: Không còn biết đến những quy định chuẩn đạo đức đã quy định.
? Em hiểu thế nào là học hình thức? Học cầu danh lợi?
Những lối học này ngày nay chúng ta gọi là học vẹt, học đối phó.
? Từ việc đưa ra nguyên nhân là cách học sai trái sẽ dẫn tới hậu 
quả xấu, tác giả đã sử dụng cách lập luận gì ở đây?
?Em có nhận xét gì về những lối học này? Lối học ấy đã đưa đến những hậu quả gì? Đó là những hậu quả như thế nào?
GV: Đó là những điều có thật diễn ra trong lịch sử nước ta lúc bấy giờ. Nhà nước thiếu tiền nên đặt ra quy định: Chỉ cần bỏ tiền là được đi thi, được qua các kì thi thậm chí bỏ nhiều tiền sẽ được làm quan. Dẫn tới xã hội đảo loạn, không biết phép tắc, Ngay cả các vua Lê chúa Trịnh tranh nhau ngai vàng; Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải đều là những tên dâm loạn, bạo chúa, hèn nhát, tầm thường và bán nước.
GV chuyển: 
Không chỉ ở thời xưa mà hiện nay, 1 số bạn ngồi đây sẽ thấy khá chạnh lòng vì đôi khi đã có suy nghĩ đến lớp học để đối phó, học vì bố mẹ, vì điểm mà không quan tâm đến kiến thức. Đó là nhận thức sai lầm và cần phải thay đổi bằng cách học đúng hơn. Vậy đó là những cách học nào => Chuyển
HS chú ý đoạn 3
? Tác giả đã đưa ra những đề xuất nào về phép học?
GV: Đó chính là việc mở rộng phạm vi, đối tượng học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học. (Chính sách học)
GV: Đó là việc dạy theo nội dung Nho giáo (Nội dung học)
GV: Đó là việc học từ thấp tới cao; Học rộng rồi tóm lược; Học đi đôi với hành. (Phương pháp học)
? Nếu những đề xuất trên được thực hiện sẽ đem lại kết quả dự kiến gì?
?Nhận xét về nghệ thuật được tác giả sử dụng?
GV cho HS thảo luận nhóm với yêu cầu: Những đề xuất trên của Nguyễn Thiếp có đúng không? Liên hệ tới ngày nay
Nhóm 1: Chính sách học
Nhóm 2: Nội dung học
Nhóm 3: Phương pháp học
(Thời gian thảo luận: 3 phút)
GV cho các nhóm trình bày, chốt và nhận xét cho điểm
Nhóm 1: Chính sách học
Liên hệ: Quan điểm tiến bộ của ông rất gần gũi với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính sách khuyến khích học tập không xuất hiện ngay các địa phương, dòng họ khen thưởng người học đạt thành tích.
Nhóm 2: Nội dung học
-Liên hệ: Ngày nay nội dung học đã có sự thay đổi. Chúng ta không chỉ học đạo đức mà còn học nhiều môn học khác thuộc KHTN, KHXH nhắm phát triển toàn diện cả ĐỨC, TRÍ, THỂ, MĨ. Nhưng nội dung này phù hợp với thời mà Nguyễn Thiếp đang sống vì Học lịch sử ở lớp 7 các em đã biết: Nhà nước phong kiến VN lấy Nho giáo làm học thuyết chính thống trong nhiều thế kỉ. điều dễ hiểu và đúng với thời bấy giờ. Và phải hơn một thế kỉ sau nội dung học mới có những thay đổi quan trọng và căn bản.
Nhóm 3: Phương pháp học
-Liên hệ:
Bác Hồ từng nói: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
Đây là những phương pháp hiệu quả được áp dụng đến ngày nay. Đặc biệt phương pháp “Học đi đôi với hành” được Bộ GDĐT đề cao trong chương trình SGK mới vào năm 2020.
?Từ việc học của bản thân, em thấy mình đã thực hiện được những phương pháp nào?
GV nhận xét phần thảo luận của các nhóm và cho điểm
? Nhìn lại đoạn văn, các em thấy trong khi đề xuất ý kiến với nhà vua tác giả thường dùng những từ ngữ: cúi xin, xin chớ bỏ qua...
 Từ đó em hiểu gì về thái độ và tình cảm của tác giả với việc học? Với vua?
 (tâm huyết với sự học, tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn, tin ở sự chấp thuận của nhà vua và giữ đạo vua tôi.)
GV chuyển: Những chủ trương, phương pháp mới mà tác giả đưa ra tuy ngắn gọn nhưng rất đúng, rất tiến bộ trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, khi sự học đang bị ngưng trệ, hình thức hoá và biến chất như đã nêu ở trên.Và cho đến hôm nay, đây vẫn là những gợi ý bổ ích về phương pháp cho việc học của chúng ta.
GV: Và cụ thể theo Nguyễn Thiếp những phép học mà ông đưa ra có tác dụng như thế nào?
?Theo tác giả đạo học thành có tác dụng như thế nào?
?Giải thích: -“triều đình ngay ngắn”? (Ổn định kỉ cương nề nếp)
 -“thịnh trị”? (Ổn định, phát triển trong thái bình)
?Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
?Đó là những tác dụng như thế nào?
GV: Quả đúng như vậy, triều đại Tây Sơn dưới sự trị vì của Quang Trung rất hưng thịnh, văn hóa giáo dục được quan tâm phát triển Và bài tấu khép lại bằng những lời lẽ chân thành tha thiết (HS đọc) 
 ? Em cảm nhận điều gì về nguyện vọng của Nguyễn Thiếp khi viết bài tấu gửi lên nhà Vua? Em hiểu thêm điều gì về con người tác giả?
" Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo"
câu phủ định để khẳng định
Học để biết rõ đạo
Lập luận so sánh
Đạo là lẽ đối xử giữa người với người
-Ngắn gọn, dễ hiểu
Ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.
Đúng nhưng chưa đủ.
-Nền chính học bị thất truyền
-Học hình thức hòng cầu danh lợi
-Không còn biết đến tam cương, ngũ thường
(- Học hình thức: Học thuộc lòng mà không hiểu, có bằng cấp mà không có kiến thức theo kiểu hữu danh vô thực)
 -Học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, có chức có quyền, được trọng vong, được nhiều lợi lộc, nhàn nhã)
-Lập luận nhân quả
Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan.
-Lập luận nhân quả
-Cúi xin từ nay
-Phép dạy theo Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh, chư sử..
-Học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên; Học rộng tóm lược; Theo điều học mà làm
-Kẻ nhân tài lập được công; nhà nước vững yên.
Liệt kê, luận cứ toàn diện
HS thảo luận và trình bày
HS trình bày
HS trình bày
Hs trình bày
Luận cứ chính xác đầy đủ, toàn diện.
-HĐN điều khiển
Tâm huyết
Hs tìm và đọc
-Đạo học thành thì người tốt nhiều, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị
(Ổn định kỉ cương nề nếp)
(Ổn định, phát triển trong thái bình)
-Lập luận ngắn gọn, logic
Kết quả tốt đẹp
Yêu nước
1. Mục đích chân chính của việc học
-Câu phủ định để khẳng định.
-Lập luận so sánh, dễ hiểu
-Ngắn gọn
=>Học để biết đạo, để làm người.
2. Phê phán lối học sai trái
-Lập luận chặt chẽ theo quan hệ nhân quả
=> Lối học sai trái dẫn đến hậu quả xấu.
3. Đề xuất các phép học đúng
-Luận cứ toàn diện
-Lập luận chặt chẽ
-Lời văn chân thành, tha thiết
=>Đề ra chính sách, nội dung và phương pháp học đúng 
4. Tác dụng của việc học
- Lập luận nhân quả theo kiểu móc xích, lời văn tha thiết.
- Tác dụng: Tạo nên những con người tốt đẹp cho triều đình và xã hội thịnh trị.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết (2ph)
?Em hãy khái quát lại những nét nghệ thuật của bài tấu?
? Em hãy nhận xét về quan điểm của Nguyễn Thiếp về mục đích và phương pháp học?
GV chuyển: Để nắm rõ hơn, chuyển phần luyện tập.
HS trả lời
HS trả lời
III. Tổng kết
Nghệ thuật
-Luận điểm rõ ràng, luận cứ toàn diện, cụ thể.
-Cách lập luận chặt chẽ.
-Lời văn ngắn gọn, thống thiết.
2. Nội dung:
-Thể hiện quan điểm đúng đắn và tiến bộ của Nguyễn Thiếp về mục đích và phương pháp học.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (5ph)
Bài 1: GV hướng dẫn HS 
Hoàn thành sơ đồ lập luận của bài “Bàn luận về phép học”
(Bảng dưới)
Bài 2:
Đưa ra những ý kiến để bàn bạc về mục đích và phương pháp học.
GV chuẩn bị những ý kiến khác nhau. HS đọc và dán vào bảng nên hoặc không nên 
IV. Luyện tập
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà (2’):
 - Đối với bài vừa học:
 + Tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
 + Liên hệ với mục đích, phương pháp học tập của bản thân .
 + Học thuộc bài.
 - Đối với bài tiếp theo:
 Soạn bài “Thuế máu” (Soạn câu 1, 2, 4, 5 SGK trang 91, 92 )

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tiet_101_ban_luan_ve_phep_hoc_luan_hoc_pha.docx