Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu trần thuật

a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

-> Hình thức: không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

-> Kết thúc bằng dấu chấm, ba chấm.

-> Chức năng: nhận định, yêu cầu

=> Câu trần thuật.

 

pptx 13 trang phuongnguyen 29/07/2022 3160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu trần thuật

Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài: Câu trần thuật
CÂU TRẦN THUẬT 
Cô Bùi Mai 
THCS Phú Hộ - Phú Thọ 
“Em chờ anh trước cổng 
Con chim sẻ của anh 
Con chim sẻ tóc xù 
Con chim sẻ của phố ta 
Đừng buồn nữa nhá 
Bác thợ mộc nói sai rồi 
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa 
Tại sao cây táo lại nở hoa 
Sao rãnh nước trong veo đến thế? 
Con chim sẻ tóc xù ơi 
Bác thợ mộc nói sai rồi.” 
	(“ Phố ta” – Lưu Quang Vũ) 
1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt? 
2. Trong đoạn thơ này, bác thơ mộc đã nói sai điều gì? 
3. Hình ảnh “cây táo nở hoa” có ý nghĩa gì? 
4. Trong đoạn thơ trên, có những kiểu câu nào chia theo mục đích nói mà em đã học? 
5. Câu: “Bác thợ mộc nói sai rồi” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói? 
3 
a . Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,  Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. 	 (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 
-> Hình thức: không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 
-> Kết thúc bằng dấu chấm, ba chấm. 
-> Chức năng: nhận định, yêu cầu 
=> Câu trần thuật. 
4 
b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời: 
Bẩm  quan lớn  đê vỡ mất rồi! 
	 (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) 
-> Hình thức: không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 
-> Kết thúc bằng dấu chấm than. 
-> Chức năng: kể, tả 
=> Câu trần thuật. 
5 
c . Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. 
	 (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) 
-> Hình thức: không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 
-> Kết thúc bằng dấu chấm. 
-> Chức năng: tả 
=> Câu trần thuật. 
6 
d . Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ can chính là lòng chung thủy của ta! 
	 (Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn) 
+ Câu 1: Câu cảm thán. 
+ Câu 2+3: 
-> Hình thức: không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 
-> Kết thúc bằng dấu chấm than. 
-> Chức năng: C2: nêu lên một nhận định, đánh giá. 
C3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vốn là chức năng chính của câu cảm thán). 
=> Câu trần thuật. 
7 
CÂU TRẦN THUẬT: 
- Hình thức: + Không mang đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 
+ Kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, ba chấm. 
Chức năng: + Dùng để kể, tả, nhận định, thông báo 
+ Ngoài ra câu trần thuật còn để đề nghị, yêu cầu, bộc lộ tình cảm (vốn là chức năng của câu cầu khiến, cảm thán). 
Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong các kiểu câu chia theo mục đích nói. 
8 
 Bài 1. 
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật, trong đó: 
Câu 1: dùng để kể. 
Câu 2 &3: dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt. 
b. Câu1: trần thuật dùng để kể 
 Câu 2: Cảm thán có từ quá bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 
 Câu 3: Trần thuật, bộc lộ, tình cảm , cảm xúc 
 Câu 4: Trần thuật, bộc lộ, tình cảm , cảm xúc 
9 
 Bài 2 
- Nguyên tác: Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (nghi vấn) 
- Dịch nghĩa: Trước cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào? ( nghi vấn) 
- Dịch thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ (trần thuật ) 
Câu thơ trong nguyên tác là một câu hỏi tu từ đặc sắc. Câu thơ vừa gợi tả được vẻ đẹp của đêm trăng vừa thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn Bác. Chất nghệ sĩ thể hiện qua sự bối rối, xốn xang. Câu thơ đã bộc lộ tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người. 
	Viết đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày cảm nhận của em về câu thơ: 
	 “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
	 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” 
	 	(Tế Hanh, “Quê hương”) 
	Trong đó có sử dụng câu trần thuật nêu nhận định và câu trần thuật bộc lộ cảm xúc. 
Bài 3 
 BÀI TẬP 4: 
 Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai bài “Quê hương” của Tế Hanh, trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn, một câu cảm thán, một câu trần thuật bộc lộ cảm xúc (gạch chân, chỉ rõ). 
 Hình thức: + Đoạn diễn dịch12 câu 
 + Sử dụng câu nghi vấn, cảm thán, câu trần thuật bộc lộ cảm xúc. 
 Nội dung: cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Tế Hanh 
 BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
	HS chọn lựa: 
 Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, nêu suy nghĩ của em về một trong những vấn đề sau: 
 - Chiến tranh và sự bất ổn. 
 - Học online và cách phòng tránh tình trạng nghiện game hay trầm cảm, cho học sinh THCS. 
	 Sử dụng các kiểu câu chia theo mục đích nói mà em vừa học. 
Hướng dẫn bài học cho tiết sau: 
1. Thuyết minh danh lam thắng cảnh 
của quê hương. 
2. Nhận bài giảng “Hịch tướng sĩ”, xem 
b ài giảng. Tìm tư liệu về Trần Quốc 
Tuấn, văn bản “Hịch tướng sĩ”. Chuẩn 
b ị cho lớp học đảo ngược. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_cau_tran_thuat.pptx