Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá

Tiết 37: NÓI QUÁ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: HS nắm:

- Khái niệm nói quá.

- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, )

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

2. Kỹ năng:

Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.

3. Thái độ:

 Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

 B. ĐỒ DÙNG- PHƯƠNG TIỆN

 1. Giáo viên: -Máy chiếu, bảng phụ, bút lông.

 2. Học sinh: - Học bài. Đọc kĩ và soạn bài

 

doc 7 trang phuongnguyen 29/07/2022 3700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37: Nói quá
Ngày soạn: 16/10/2018
Ngày dạy: 30/10/2018
Tiết 37: NÓI QUÁ
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: HS nắm:
- Khái niệm nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kỹ năng:
Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ:
	Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
 B. ĐỒ DÙNG- PHƯƠNG TIỆN
	1. Giáo viên: -Máy chiếu, bảng phụ, bút lông.
 2. Học sinh: - Học bài. Đọc kĩ và soạn bài 
 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
 	1.Ổn định lớp: 	
 	2.Kiểm tra bài cũ: 
Xác định các biện pháp tu từ trong mỗi trường hợp sau!
1. Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
=>Hoán dụ (lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
2.. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
	( Hồ Chí Minh)
=>So sánh, điệp ngữ
3. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	( Viễn Phương)
=> Ẩn dụ.( Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.
3.Bài mới
 Các biện pháp tu từ trên các em đã được học trong chương trình lớp 6 và lớp 7 và để đạt được hiệu quả trong giao tiếp cũng như diễn đạt chúng ta phải biết sử dụng linh hoạt các BPTT này. Ngày hôm nay cô và các em sẽ được biết thêm một biện pháp tu từ nữa cô nghĩ là khá thú vị đó là biện pháp nói quá. Vậy nói quá là gì và tại sao nó lại thú vị thì cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
*HĐ1: Tìm hiển nói quá và tác dụng
- GV Trình chiếu ví dụ trên máy
? Quan sát VD a cho biết những sự vật nào được nhắc đến trong VD trên?
?Tác giả dân gian đã miêu tả những sự vật này như thế nào?
? “Đêm tháng năm...”có nghĩa là gì?
Ngày tháng mười...” có nghĩa là gì?
Mồ hôi thánh thót như mưa ... có nghĩa là gì?(thời gian lúc này ra sao-trưa?)
?Dựa vào kiến thức địa lý đã học em hãy cho biết tại sao đêm tháng năm và ngày tháng mười lại ngắn?
-GV: Do Trái Đất tự quay quanh trục và đồng thời quay quanh MT từ T_Đ theo quỹ đạo hình elip. Trong khi quay thì luôn giữ một độ nghiêng không đổi. Vào mùa hè (tháng 5) bán cầu bắc ngả về phía MT nhiều hơn (VN năm ở bán cầu Bắc) nhân được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn nên có ngày dài hơn đêm. Còn mùa đông (t10) nửa cầu Bắc chếch xa MT nên nhận dc ít ánh sáng hơn nên ngày ngắn hơn đêm.
?Vậy trên thực tế thời gian có ngắn đến mức chưa nằm đã sáng không?
- Em có nhận xét gì về các cách nói trên?
?Theo em chúng ta có nên hiểu theo nghĩa đen của các câu ca dao tục ngữ trên không?
-GV: Chúng ta nên hiểu theo nghĩa hàm ẩn tức là nghĩa bóng của nó
?Với cách nói quá sự thật câu tục ngữ a, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?( ý nghĩa câu tục ngữ)
?Bài ca dao trên muốn nói lên điều gì?
GV hướng tích hợp với môn GDCD, biết quý trọng lúa gạo, biết ơn những người nông dân làm ra lúa gạo.
 GB bình:
Bài ca dao đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nói quá giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả cực nhọc của người nông dân trong việc làm ra lúa gạo. Mỗi chúng ta hàng ngày được ăn hạt cơm thơm dẻo là thành quả lao động mà cha mẹ ta, những người nông dân đã đổ bao mồ hôi công sức mới làm ra, ta cần biết trận trọng và nâng niu thành quả lao động ấy.
?Từ những ví dụ trên em hãy so sánh xem cách diễn đạt nói đúng sự thật và nói quá sự thật ở ca dao, tục ngữ cách nào hay hơn? Vì sao?
-Gv:Như vậy, trong ca dao, tục ngữ , trong cuộc sống hàng ngày... muốn gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm ta thường dùng phép nói quá như trên. 
?Vậy theo em nói quá gì? Tác dụng của nói quá?
Bài tập nhanh:
Tìm BPTT nói quá và giải thích ý nghĩa trong các VD sau:
Anh ta là người rán sành ra mỡ
Không ai thắng được Nam vì cậu ấy khỏe như voi
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông mọi kiếp người
?Chỉ ra phép nói quá? Câu a,b,c còn sử dụng BPTT gì?
?Rán sành ra mỡ nghĩa là ntn? (keo kiệt). Ý nghĩa?
?khỏe như voi là ntn? Ý nghĩa ?
?Câu c Thông qua BPTT nói quá và hoán dụ tác giả nói lên điều gì? 
-Hoán dụ Lấy bộ phận chỉ toàn thể, dùng hình ảnh trái tim để nói về con người Bác ->Ca ngợi tình yêu thương bao la vô bờ bến của Bác với nhân loại
?Dựa vào 3 ví dụ trên cho biết BPTT nói quá thường đi kèm với những BPTT nào?
?BPTT nói quá thường sử dụng trong những trường hợp nào?
?Trường hợp nào không nên dùng nói quá?
-GV : nói quá còn gọi là ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu hóathường được sử dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn thơ chân biếm, trữ tình
-Để nhận ra biện pháp nói quá chúng ta thường đối chiếu nội dung với lời nói thực tế và hiểu theo nghĩa hàm ẩn (tức là nghĩa bóng) chứ không hiểu theo nghĩa đen của nó. Chúng ta nên rèn luyện để sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong cuộc sông cũng như văn chương.
-GV chuyển ý: Để thay đổi không khí các em hãy cùng cô đọc mẩu chuyện cười sau đây và sau đó hãy trả lời những câu hỏi của cô nhé.
-GV cho học sinh đọc câu chuyện “Con rắn vuông”
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Một hôm, đi rừng về, bảo vợ: 
 -Hôm nay, tôi vào rừng đốn củi, trông thấy một con rắn to ơi là to!... Bề ngang hai mươi thước, bề dài một trăm hai mươi thước!
Chị vợ bĩu môi nói:
- Làm gì có con rắn dài như thế bao giờ.
- Không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước, cũng một trăm thước!
- Cũng không thể dài đến một trăm thước.
- Thật mà. Không đúng một trăm thước cũng đến tám mươi thước.
Chị vợ vẫn lắc đầu. Anh chồng thì gân cổ cãi, và muốn cho vợ tin, cứ rút xuống dần. Cuối cùng nói:
- Tôi nói thật đấy nhé! Quả tôi có trông thấy con rắn dài đúng hai mươi thước, không kém một tấc, một phân nào!
Lúc ấy chị vợ bò lăn ra cười:
- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước, thế thì là con rắn vuông rồi!
	 (Truyện cười Việt Nam)
?Câu chuyện này có quen thuộc với các em không? Theo em lời của anh chàng trong văn bản có phải là nói quá không? Vậy đây là cách nói gì?
Thảo luận theo bàn.
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa nói quá và nói khoác.
-GV gọi HS đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung, nhận xét
-Liên hệ làng Trúc Ổ( Quế Võ- Bắc Ninh) câu tục ngữ “Trúc Ổ cả tổ nói khoác”
-GV chuyển ý: Vừa rồi cô đã cùng các em tìm hiểu về biện pháp tu từ nói quá và tác dụng của nó. Để củng cố cho kiến thức đã học cô cùng các em sẽ chuyển sang phần luyện tập 
HĐ2:* Luyện tập
-GV gọi HS đọc yêu cầu BT1
_GV ghi yêu cầu lên bảng (BT1: Tìm BPTT nói quá và giải thích ý nghĩa)
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau?
-GV: trình chiếu ví dụ máy chiếu
1. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
GV bình:
Dù đất đai có khô cằn bao nhiêu thì dưới bàn tay lao động của con người cũng trở thành mảnh đẩt màu mỡ, khiến cho cây trồng tươi tốt, làm ra của cải vật chất nuôi sống con người.
2. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sước da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên tận trời được.
3. Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà.
-GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2
(Điền thành ngữ)
-GV cho HS giải nghĩa các thành ngữ
 a) Chó ăn đá gà ăn sỏi: chỉ một nơi đất đai khô cằn, trơ trọi, thời tiết khắc nghiệt, khó có thể làm ăn sinh sống,
b) Bầm gan tím ruột : Vô cùng căm giận, uất ức hoặc đau đớn, buồn phiền
c) Ruột để ngoài da : Người vô tâm, nghĩ gì nói nấy, không giữ kín được điều gì
d) Nở từng khúc ruột : vui mừng 
e) Vắt chân lên cổ :sự vội vàng, hấp tấp
-GV Cho HS điền thành ngữ
 -BT3: Gv cho HS giải nghĩa các thành ngữ sau đó cho đặt câu
+Nghiêng nước, nghiêng thành :ngụ ý chỉ sắc đẹp của con người -không gì so sánh được.
 +Dời non lấp biển, lấp biển vá trời: ngụ ý đây là công cuộc lớn lao siêu việt, chỉ hành động, phi thường, vĩ đại, hoài bão lớn lao của con người.
 +Mình đồng da sắt :ngụ ý tả người có sức khoẻ và sức chịu đựng gian khổ hơn hẳn người khác
 +Nghĩ nát óc : Ngụ ý nghĩ mãi không ra một việc nào đó
-BT4 Gv cho HS chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ để tìm thành ngữ có sử dụng phép nói quá.
-GV đưa yêu cầu BT5: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu về chủ đề học tập trong đó có sử dụng biện pháp nói quá.( gạch chân dưới biện pháp đó)
?Theo em có thể sử dụng những phép nói quá như thế nào?
-Gợi ý một số phép nói quá có thể sử dụng (giao nhiệm vụ về nhà)
+Học nhanh như máy
+Làm bài nhanh như chớp mắt
+Môn thể dục : chạy nhanh như chớp hoặc chậm như rùa
+Nghĩ nát óc
-Đêm tháng năm
Ngày tháng mười
-Mồ hôi
- Đêm tháng năm rất ngắn.
- Ngày tháng mười rất ngắn.
-Mưa rất nhiều
-Không
-Cách nói quá sự thật, phóng đại
-không
HS phát biểu ý kiến
HS làm bài tập
-nói quá 
HS phát biểu ý kiến
-nói quá, ẩn dụ 
-nói quá, so sánh
-nói quá, hoán dụ
-HSTL
-HSTL
-Lời nói, thành ngữ, ca dao
-Văn bản hành chính công vụ
HS thảo luận nhóm trình bày ý kiến
-HS đọc
-Không phải nói quá là nói khoác lác
-HS thảo luận theo bàn
-HS đọc và trả lời
HS thực hành viết đoạn văn theo chủ đề có yêu cầu tiếng Việt.
-HS đọc
-HS làm
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS chơi trò chơi
I/ Nói quá và tác dụng của nói quá
1/Xét ví dụ (sgk)
2.Nhận xét
a- chưa nằm đã sáng 
- chưa cười đã tối 
b- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
->Nói quá sự thật, phóng đại mức độ , quy mô, tính chất
Tác dụng: 
-a.Nhằm nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn, giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.
-b. Nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong công việc cày ruộng .
=> Cách nói như vậy vừa nhấn mạnh ý, vừa gây ấn tượng và làm tăng sức biểu cảm cho lời văn.
3.Kết luận
-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả 
-Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
* Ghi nhớ(SGK)
*Bài tập nhanh:
*Lưu ý
-BPTT nói quá thường đi kèm với các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ...
-Nói quá thường sử dụng trong lời ăn tiếng nói, văn chương
-Để nhận ra biện pháp nói quá chúng ta thường đối chiếu nội dung với lời nói thực tế và hiểu theo nghĩa hàm ẩn (tức là nghĩa bóng) chứ không hiểu theo nghĩa đen của nó.
 -Phân biệt nói quá và nói khoác (bảng phụ)
* Giống nhau: cùng nói quá sự thật, cùng phóng đại sự việc, hiện tượng lên.
* Khác nhau:
- Nói quá phóng đại sự việc lên nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm, tạo độ tin cậy cao cho người đọc (người nghe) → tác động tích cực.
- Nói khoác làm cho người nghe tin vào điều không có thực, khoe khoang, tạo ra sự khôi hài hoặc chê bai làm cho người đọc (người nghe) bật cười chế nhạo → tác động tiêu cực
II/ Luyện tập
Bài tập 1
1. Sỏi đá cũng thành cơm.
=>Nhấn mạnh sự quyết tâm và khả năng kì diệu của con người. 
2. Đi lên tận trời được.
=>Thể hiện ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của con người.
3. Thét ra lửa.
=>Nhấn mạnh uy quyền ghê gớm của cụ bá.
Bài tập 2 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột 
c) Ruột để ngoài da 
d) Nở từng khúc ruột 
e) Vắt chân lên cổ 
Bài tập3
- Nàng Kiều có vẻ đẹp nghiêng nuớc nghiêng thành.
- Đoàn kết là có thể tạo nên sức mạnh dời non lấp biển.
- Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
- Nó nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này.
Bài tập 4
Khỏe như voi
Đen như cột nhà cháy
Nhanh như gió
Chậm như rùa
Gần như que củi
Ăn như mèo
Bài tập 5: Viết đoạn văn về chủ đề học tập trong đó có sử dụng biện pháp nói quá
4. Củng cố
 Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
	Đặt câu có sử dụng phép nói quá?
5. Giao nhiệm vụ về nhà 
- Học bài và làm các bài tập còn lại.
-Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
- Chuẩn bị bài Nói giảm, nói tránh:
 + Đọc bài trước và trả lời các câu hỏi SGK/107.
- Chuẩn bị bài văn bản Ôn tập truyện kí Việt Nam:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tiet_37_noi_qua.doc