Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35
Tuần: 35- Tiết: 133
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
( Tiếp theo )
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập học, HS sẽ:
1- Kiến thức:
+ Tiếp tục củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8 ( Trừ các văn bản tự sự và nhật dụng ) khắc sâu những kiến thức cơ bản của văn bản tiêu biểu.
+ Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản trong các bài từ bài 22 đến bài 26.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, làm văn nghị luận.
3- Thái độ: Mạnh dạn, hăng hái, sôi nổi.
4- Định hướng năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35
Tuần: 35- Tiết: 133 NS: 23/4/2019 TỔNG KẾT PHẦN VĂN ( Tiếp theo ) A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập học, HS sẽ: 1- Kiến thức: + Tiếp tục củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8 ( Trừ các văn bản tự sự và nhật dụng ) khắc sâu những kiến thức cơ bản của văn bản tiêu biểu. + Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản trong các bài từ bài 22 đến bài 26. 2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, làm văn nghị luận. 3- Thái độ: Mạnh dạn, hăng hái, sôi nổi. 4- Định hướng năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề B- Chuẩn bị: + GV: Soạn bài, SGK, SGV, viết bảng phụ. + HS: Chuẩn bị các nội dung theo sự hướng dẫn của GV ở tiết 131. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ 1: Khởi dộng - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức: cá nhân - Phẩm chất: chăm chỉ - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thời gian: 5 phút - Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ: ? So sánh thể loại văn nghị luận cổ : Hịch - Cáo – Chiếu – Tấu. - Khởi động vào bài mới: GV cho HS chơi trò chơi: ai nhanh hơn- gọi 2 Hs lên bảng, Trong vòng 2 phút các em ghi được tên các văn bản truyện đã học. Hết thời gian ai ghi được nhiều thì thắng. HĐ2: Ôn tập – luyện tập - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn - Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ - Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thời gian: 34 phút I. Thống kê các văn bản nghị luận đã học. Tên văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Chiếu dời đô (1010) L.C.Uẩn 974-1028 Chiếu Chữ Hán NLTĐ P/a khát vọng của ND về việc xây dựng 1 ĐN độc lập thống nhất đồng thời p/a ý chí tự cường của ĐV đang trên đà lớn mạnh. Kết cấu chặt chẽ, LL giàu sức thuyết phục, hài hòa tình lí: - Trên vâng thiên mệnh. - Dưới theo ý dân. Hịch tướng sĩ (1285) T. Q. T 1231- 1300 Hịch Chữ Hán NLTĐ TT yêu nc nồng nàn của dt ta trong cuộc k/c chống quân M.Nguyên t/h qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng trên cơ sở đó t/g phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn luyện quân sĩ bừng bừng hào khí Đông A. Áng văn CL xuất sắc LL chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe đc sáng trí, sáng lòng. Nước Đại Việt ta. N. T 1380 - 1442 Cáo Chữ Hán NLTĐ Ý thức dt và chủ quyền đã pt tới cao độ, ý nghĩa như 1 bản TNĐL: Nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. LL chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng hàm súc kết tinh cao độ tt và ý thức dt; đặt tiền đề cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn. Bàn luận về phép học 1791 La sơn phu tử N.Thiếp 1723-1804 Tấu Chữ Hán NLTĐ QN tiến bộ của t/g về MĐ và TD của việc học tập: học là để làm người chân chính, có tri thức góp phần làm hưng thịnh quốc gia. Muốn học tốt phải có PP, phải theo điều học mà làm. LL chặt chẽ, lc rõ ràng. Sau khi phê phán những b/h sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và pp học tập đúng đắn. Thuế máu N. A. Q P.Sự Chính luận Chữ Pháp NLHĐ Bộ mặt giả nhân giả nghĩa thủ đoạn tàn bạo của chính quyền td Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc ( 1914 – 1918) Tư liệu phong phú, xác thực tính chiến đấu cao, NT trào phúng sắc sảo và hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ gđ trào phúng giễu nhại. Đi bộ ngao du 1762 Ru xô Chữ Pháp NL nước ngoài. Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là 1 người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. Lí lẽ và DC rút từ trong kinh nghiệm và c/s của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng. II. Văn nghị luận. * Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ luận chứng làm sáng tỏ những lđ ấy 1 cách thuyết phục. Cốt lõi của NL là ý kiến- luận điểm, lí lẽ và dc, lập luận. * Phân biệt NLTĐ và NLHĐ: NLTĐại NLHĐại - Văn sử triết bất phân - Không có đặc điểm này. - Khuôn vào những thể loại riêng với bố cục, kết cấu riêng. - SD trong những t.loại văn xuôi h đại: tiểu thuyết luận đề, phóng sự chính luận, tuyên ngôn. - In đậm thế giới quan của con người trung đại: Mệnh trời, thần chủ, sùng cổ. - Cách viết giản dị, câu văn gần với lừoi nòi thường, gần với đời sống thực. - Dùng nhiều điển tích, điển cố, h/a ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng. III. Chứng minh các văn bản NL đã học đều có lí, có tình -> có sức thuyết phục cao. 1. Có lý: - Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là xương sống của bài văn NL. 2. Có tình: - Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào luận điểm mình nêu ra ( bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, 1 số từ ngữ trong quá trình lập luận -> yếu tố rất quan trọng). 3. Chứng cứ: - Dẫn chứng – sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm. => 3 yếu tố trên không thể thiếu luôn kết hợp chặt chẽ -> tạo nên giá trị thuyết phục sức hấp dẫn riêng của kiểu văn bản này. Nhưng ở mỗi VB lại t/h theo cách riêng: VB Lý Tình Chứng cứ Chiếu dời đô - Dời đô để pt đất nước - Đô cũ không còn phù hợp -> đô mới thuận lợi mọi bề. - Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của nc của dân, thái độ thận trọng, chân thành. - Những lần dời đô trong lịch sử TQ. - Kinh đô Hoa Lư. - Về kinh đô Đại La. Hịch tướng sĩ - Làm tướng là phải hết lòng vì chủ, vì vua, vì nước. - Giặc dữ hoành hành ta thì đau xót, các ngươi lại ăn chơi, hưởng lạc -> t bại. Nhưng nếu các ngươi cảnh giác chuyên tâm học tập luyện quân -> chiến thắng. - Nhiệt huyết tràn trề, sôi sục: căm hờn, đau xót, nhục nhã, hết lòng lo lắng thương yêu, ân cần khuyên bảo, nghiêm khắc, phê phán, kiên quyết rạch ròi. - Tấm gương trong ls TQ. - Thực tế của ĐN. - Thực tế thái độ, thói ăn chơi của các tướng. - Nỗi lòng, việc làm của chủ tướng. Nước ĐV ta - Đạo lí nhân nghĩa trừ bạo làm gốc. - QN toàn diện và sâu sắc về T.Quốc- độc lập dân tộc. - Trang nghiêm, thiêng liêng đĩnh đạc. - Tự hào. - Các triều đại của TH – của ĐV. - Những chiến công của ta. - Những thất bại thảm hại của kẻ thù. Luận pháp học - Cái hại vô lường của lối học sai lầm cầu danh lợi. - Cái lợi đủ mặt của lối học chân chính với phép học nên làm nên theo. - Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của nước nhà. - Cẩn trọng, thành kính. - Cái hại của lối học ht. - Cách học nên làm nên theo. Thuế máu - Bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của ND thuộc địa phục vụ quyền lựoi của chúng. - Thương xót những nạn nhân vô tội. - Căm phẫn thực dân. - Những dẫn liệu sự việc, con số chính xác. - Những h/a cụ thể trong cả 3 phần. Đi bộ ngao du - Những lợi ích nhiều mặt của đi bộ ngao du -> đó chính là 1 pp giáo dục. - Tự giáo dục hữu hiệu. - Tâm sự, trò chuyện, giải thích chân thành. - Hứng khởi, phấn chấn. - Những bức tranh c/s tự nhiên, xh, con người tinh thần và vc...khi đi bộ. III. So sánh 3 VBNL T Đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta. 1. Nội dung tư tưởng: * Giống: - Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. - Tinh thần dt sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. * Khác: - "Chiếu dời đô": Ý chí tự cường của quốc gia ĐV đang lớn mạnh t/h ở chủ trương dời đô. - Ở "Hịch tướng sĩ": Tinh thần bất khuất, quyết chiến quyết thắng, hào khí Đông A sục sôi. - "Nước ĐV ta": Ý thức sâu sắc, tự hào về 1 nước ĐV độc lập. 2. Hình thức thể loại: * Chung: - Văn bản NLTĐ. - Lý, tình + chứng cứ kết hợp -> thuyết phục cao. * Riêng: - Chiếu. - Hịch - Cáo. V. Những VB được coi là TNĐL của dân tộc VN ( đã học). 1. "Nam Quốc sơn hà" ( TK XI) 2. "B. N. Đ. Cáo" ( TK XV). * So sánh: "BNĐC" với "NQSH": - "NQSH": 2 yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền. - "BNĐC": Thêm 4 yếu tố khác rất quan trọng: văn hiến, phong tục, lịch sử, hào kiệt. => Ý thức độc lập dt, QN về Tổ quốc đã pt, có những bước tiến dài. Tư tưởng của NT thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, đi trước cả thời đại. VI. Bảng thống kê các TPVH nước ngoài: Văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Cô bé bán diêm An đéc xen Truyện cổ tích Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé bất hạnh chết cóng trong đêm giao thừa. - NT kc rất hấp dẫn, đan xen hiện thực và mông ảo tình tiết diễn biến hợp lí. Đánh nhau với cối xay gió M. Xéc van téc Tiểu thuyết phiêu lưu Sự > < mọi mặt của Đôn và Xan. Cả 2 đều có những mặt tốt đáng quý bên cạnh những điểm đáng chê trách, đáng cười. - NTMT và KC dựa trên sự > < song hành của cặp NV chính. - Giọng điệu hài hước. Chiếc lá cuối cùng O-Hen-Ri TN hiện thực Tình yêu thương cao cả giữa những người nghệ sĩ nghèo. - NT đảo ngược tình huống đến 2 lần. - H/a chiếc lá cuối cùng. Hai cây phong Ai-ma-tốp Truyện ngắn Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện 2 cây phong và thầy giáo Đuy sen. - MT sinh động. - Câu chuyện đậm chất hồi ức - Ngòi bút đậm chất hội họa. VII. Bảng hệ thống: Văn bản nhật dụng VB Tác giả Chủ đề Đặc điểm thể loại, nt TT về ngày trái đất năm 2000 Sở KHCN Hà Nội Tuyên truyền, phổ biến 1 ngày không dùng bao ni lông vì những tác hại của nó để bảo vệ MT. Thuyết minh ( giới thiệu, giải thích, pt, đề nghị). Ôn dịch thuốc lá N. K. Viện - Tác hại to lớn của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của người hút và của những người xung quanh -> ảnh hưởng xấu tới lối sống, văn hóa của thanh thiếu niên. -> Cần lên tiếng chống hút thuốc lá. - GT và CM bằng những lí lẽ và DC cụ thể, sinh động, gần gũi -> Cảnh báo mọi người. Bài toán dân số Thái An Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. - Từ câu chuyện bài toán cổ hạt thóc -> Tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm. HĐ3 – Vận dụng - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức: cá nhân - Phẩm chất: chăm chỉ - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thời gian: 5 phút ? Trong các văn bản trên, hãy chọn ra 2 đoạn văn mà em thích nhất, nêu lí do vì sao thích nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn ? GV để HS tuỳ chọn. Tuy nhiên nếu HS thấy khó hoặc chọn những đoạn văn không tiêu biểu thì GV có thể gợi ý cho HS ). + HS về nhà học thuộc lòng hai đoạn văn đó. * GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các VB nhật dụng theo mẫu: ( Bảng thống kê cuối giáo án ) HĐ 4- Tìm tòi, mở rộng : 1 phút + Học kĩ các nội dung tổng kết. ( Ôn tập về các tác phẩm văn học nước ngoài và VB nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 8: - Đọc lại các văn bản VHNN và VB nhật dụng - Trả lời các câu hỏi 7, 8 ) + CBBM: Ôn tập TLV ************************ Tuần: 35- Tiết: 134 NS: 24/4/2019 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết ôn tập, HS sẽ: 1- Kiến thức: + Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng phần TLV đã học trong năm học. + Nắm chắc khái niệm và biết cách viết VB thuyết minh, biết kết hợp miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự; kết hợp các yếu tố TS, MT, BC trong văn nghị luận. 2- Kĩ năng : Rèn và củng cố kỹ năng về các kiểu bài văn tự sự, văn thuyết minh, văn nghị luận. 3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác 4- Định hướng năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề B- Chuẩn bị: + Giáo viên: SGK, STK, giáo án. + Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị nội dung ôn tập. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ 1: Khởi động - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức: cá nhân - Phẩm chất: chăm chỉ - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thời gian: 5 phút - Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ: ? Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong VB nghị luận ? Khởi động vào bài mới: ? Từ lớp 6 đến nay chúng ta đã học bao nhiêu kiểu văn bản? GV cho HS thi tiếp sức Gv dẫn dắt vào bài HĐ2: Ôn tập kiến thức - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn - Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ - Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thời gian: 34 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Vì sao một VB cần phải có tính thống nhất ? Tính thống nhất của vb thể hiện ở mặt nào ? ( * Chủ đề: Là vấn đề, đối tượng chính mà VB biểu đạt + Chủ đề thường được thể hiện trong câu chủ đề trong nhan đề của văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt, thường lặp đi lặp lại một cách có chủ ý ). * Yêu cầu: Từ câu chủ đề, viết một đoạn văn thể hiện tính thống nhất về chủ đề của VB + Nhóm 1, 3: Viết câu chủ đề “ Em rất thích đọc sách” + Nhóm 2, 4: Viết câu chủ đề “ Mùa hè thật hấp dẫn” * Nhóm góp ý bổ sung cho nhau. Cử 1 bạn đại diện nhóm trình bày. Nhóm bạn nhận xét. GV uốn nắn. ? Thế nào là TT VB tự sự ? ( Nội dung chính của ĐV gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng ) ? Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự ? ? CH 3 ý 2 ? ? Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào? 1- Tính thống nhất của văn bản: + Một văn bản cần phải có tính thống nhất, nhằm nêu bật chủ đề nghĩa là nêu bật ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả. * Tính thống nhất của văn bản: Nghĩa là toàn bộ vb phải cùng tập trung, hướng vào 1 chủ đề, không xa rời, lạc chủ đề. - Chủ đề: là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chủ yếu mà vb biểu đạt. * Biểu hiện của tính thống nhất trên 2 mặt: - ND: Cùng hướng tới 1 chủ đề. - HT: Chủ đề đc t/h trong câu chủ đề, nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần, TN then chốt. 2- Viết đoạn văn: Phải thể hiện tính thống nhất về chủ đề. - VD: Em rất thích đọc sách vì sách nó giúp cho em rất nhiều kiến thức và từ đó em hiểu hơn về con người đất nước của mỗi miền quê. Sách cũng giúp em có thêm các kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống . - VD: Tại sao lại k yêu mùa hè được nhỉ? Mùa hè chúng ta được nghỉ ngơi thư giãn sau chín tháng học tập căng thẳng. Ta lại còn được tham dự bao trò chơi giải trí đang đợi ở phía trước như : tắm biển, leo núi, cắm trại, du lịch... Rồi ta lại được đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ mà mình yêu thích như âm nhạc, nấu ăn, hội họa, thẩm mĩ... Mùa hè thật hấp dẫn phải k các bạn? 3- Tóm tắt văn bản tự sự: + Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó. + Để dễ ghi nhớ, để làm tư liệu, kể cho người khác nghe. + Muốn TTVB tự sự cần: - Đọc kĩ VB - Tìm các sự việc, chi tiết chính và nhân vật quan trọng. - Dùng lời kể tóm tắt theo các sự việc liên quan đến các NV quan trọng, thể hiện nộidung chính của VB. 4- Yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn tự sự: - Tác dụng: Làm cho câu chuyện, sự việc, nhân vật cụ thể, sinh động hơn. - Lưu ý: MT + BC chỉ là yếu tố bổ sung không đc sử dụng quá nhiều. - GV cho HS viết 1 đoạn văn có sử dụng 3 yếu tố này. Nhà tôi có một chiếc bình hoa rất đẹp. Nó cao khoảng chừng ba mươi phân, màu trắng như tuyết. Đây là một chiếc bình cổ loe được trang trí bởi hình chiếc lá xung quanh miệng rất sinh động. Đó là món quà mà bố đã phải sang tận Bát Tràng để mua về tặng mẹ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày cưới của hai người. Hôm ấy, tôi đi học về sớm, cả nhà chưa có ai về. Tôi đang bực bội vì bài kiểm tra Toán hôm nay bị làm sai mất một câu, lỗi là do tôi chủ quan, không kiểm tra lại bài. Về đến nhà, tôi quăng chiếc cặp lên ghế với vẻ bực tức, nhưng thật không ngờ, chiếc quai cặp vướng vào bình hoa đang để trên bàn khiến nó rơi xuống đất. Choang một cái. Bình hoa vỡ tan tành mà tôi thì không kịp trở tay. Nước lênh láng dưới sàn, còn những bông hoa hồng đỏ thẫm nằm la liệt trên mặt đất. Tôi quên béng mất nỗi bực tức vì bài kiểm tra mà thay vào đó là sự lo lắng và sợ hãi. Phải làm sao bây giờ? Mẹ tôi rất thích chiếc bình này. Nó còn là quà kỉ niệm của bố mẹ. Tôi sẽ phải nói thể nào đây? Bần thần suy nghĩ mất một lúc, tôi vẫn chưa nghĩ ra sẽ nói thế nào với bố mẹ thì bỗng con Mi - con mèo tam thể của nhà hàng xóm, đứng ngoài sân kêu lên "meo...meo...". Đầu tôi lóe lên một cái. Tôi nhanh chóng thu dọn mảnh vỡ của cái bình, cẩn thận nhặt nhạnh từng mảnh thủy tinh vỡ cho vào chiếc túi bóng rồi vứt đi. Tôi vừa thu dọn xong thì mẹ về. Không cần mẹ hỏi, tôi đã kể lại câu chuyện và tất nhiên, lí do bình hoa bị vỡ là do con Mi ấy. Ánh mắt mẹ nhìn tôi buồn buồn nhưng không nói gì cả. Mẹ để chiếc túi lên ghế rồi hỏi tôi có bị mảnh vỡ đâm vào tay hay không. Tôi bỗng thấy hối hận quá. Nhưng tôi không dám nói sự thật với mẹ. Vì tôi sợ đôi mắt buồn buồn kia của mẹ sẽ là vì tôi chứ không phải vì con mèo kia. Đến tận bây giờ, đó vẫn còn là chuyện tôi hối hận nhất, vì tôi vẫn chưa dám nói với mẹ sự thật là chính tôi đã làm vỡ chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất chứ không phải con mèo nhà hàng xóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Xây dựng đoạn văn, bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm cần chu ý những gì ? ? Văn bản thuyết minh có những tính chất NTN và có những lợi ích gì ? ? có các văn bản TM nào thường gặp? ? Muốn làm VBTM trước tiên phải làm gì ? ? Nêu các PP dùng để thuyết minh sự vật ? * GV chia lớp làm 5 nhón, mỗi nhóm làm một phần. Đại diện báo cáo. * Lớp rút ra KL về bố cục chúng của VBTM. ? Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? ? Nêu ví dụ về một luận điểm và tính chất của nó ? ? Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào ? + Tuy nhiên cần chọn lọc để việc đưa các yếu tố đó vào không làm phá vỡ mạch nghị luận của bài văn. ? Thế nào là VB tường trình, VB thông báo ? Phân biệt mục đích và cách viết hai văn bản đó ? 5- Chú ý khi đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả vào VB tự sự: + Đưa vừa đủ làm cho VBTS sinh động, hấp dẫn, tránh lạm dụng khiến VBTS biến thành VBBC hoặc VBMT. 6- Văn bản thuyết minh: - Tính chất: GT, trình bày, giải thích rõ cấu tạo, đặc điểm, đặc trưng công dụng của các sự vật TN hoặc đời sống xã hội. - Tác dụng: Giúp người đọc có đc những tri thức, những hiểu biết về đối tượng đó. - Các VBTM thường gặp: + TM về 1 đồ dùng, đồ vật. + TM về 1 phương pháp + TM về 1 danh lam thắng cảnh + TM về 1 loài động vật, thực vật. 7- Lưu ý khi làm văn bản thuyết minh: - Muốn làm VBTM: + Phải quan sát đối tượng. + Phải tìm hiểu tài liệu về đối tượng. + Thăm dò ý kiến của những người có liên quan -> ghi chép. - Phương pháp: Định nghĩa, miêu tả, giải thích, so sánh, dùng số liệu, nêu VD, phân tích, phân loại, phản bác... - PP t/m sự vật: Định nghĩa, ptích, miêu tả, nêu vd. - Bố cục cụ thể: HS tự nêu 8- Bố cục của văn bản thuyết minh: Gồm 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu đồ vật hoặc danh lam thắng cảnh cần thuyết minh. * Thân bài: Giới thiệu từng phần của địa điểm thuyết minh hoặc từng bộ phận của đồ vật, * Kết bài: Cảm nghĩ, vị trí, vai trò của danh lam thắng cảnh, đồ vật trong đời sống 9- Luận điểm trong bài văn nghị luận: * Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài. +Ví dụ: Đi bộ được tự do thưởng ngoạn - Luận điểm rát rõ ràng : Quan điểm về việc đi bộ: Là được tự do thưởng ngoạn - Phù hợp và làm sáng tỏ vấn đề: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. + Ví dụ : Bác giản dị trong bữa cơm sinh hoạt * Luận điểm chính xác rừ ràng, phự hợp với yờu cầu giải quyết vđề và đủ làm sáng tỏ đựơc vấn đề đặt ra. 10- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận: VB nghị luận thường vẫn phải có các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ tới tình cảm và giúp ho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. 11- Văn bản tường trình và văn bản thông báo: + VB tường trình là một loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các vụ việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. + VB thông báo là VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền. + Cách viết: Viết theo mẫu. Mỗi loại văn bản khác nhau về tên văn bản, người gửi, người nhận, địa điểm, thời gian, nội dung của văn bản... HĐ 3 : Vận dụng - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức: cá nhân - Phẩm chất: chăm chỉ - Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Thời gian: 5 phút Lập bảng so sánh 3 kiểu văn bản : Văn tự sự - văn chứng minh- văn nghị luận HĐ 4: Tìm tòi, mở rộng : 1 phút + Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, đã ôn tập. + CBBM: Kiểm tra học kỳ II. *************************************** Tuần: 35- Tiết: 135,136 NS: 24/4/2019 KIỂM TRA HỌC KÌ II A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhằm đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích cực các kiến thức của cả 3 phân môn văn bản, TLV, TV trong một bài kiểm tra 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng vận dụng các phương pháp tự sự, nghị luận kết hợp với biểu cảm, miêu tả, phương thức lập luận trong một đoạn văn. 3. Thái độ Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài 4. Năng lực : B. Chuẩn bị 1. GV: giáo án, đề bài, thang biểu điểm cụ thể * Ma trận đề: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu. Vận dụng Cộng Chủ đề 1: Đọc- hiểu văn bản: - Nhớ được thể thơ - Phát hiện biện pháp tu từ - Phân tích được tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó - cảm nhận và hiểu được thái độ tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ. . - Viết được đoạn văn nghị luận nói về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % - Số câu: 1/4 - Số điểm: 0,5 - Tỉ lệ: 5% - Số câu: 1/2 - Số điểm 2 - Tỉ lệ: 20% - Số câu: 1/4 - Số điểm 1,5 - Tỉ lệ: 15% - Số câu: 1. -Số điểm:4 Tỉlệ: 40% Chủ đề 2: Tiếng Việt: - Lựa chọn trật tự từ trong câu - Hiểu được tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu.cụ thể. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉlệ: 10% Chủ đề 3: Tập làm văn Kiểu văn bản: Nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh - Đánh giá việc tạo lập một VB Nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh với yêu cầu: - Đúng thể loại, đủ bố cục 3 phần. - Luận điểm rõ ràng - Biết chọn lọc những lí lẽ và dẫn chứng để giải thích và chứng minh. Số câu. Số điểm. Tỉ lệ % - Số câu: 1 - Số điểm: 5 - Tỉ lệ: 50% - Số câu: 1. - Số điểm: 5 - Tỉ lệ: 50 % Tổngsố câu. Tổngsố điểm Tỉ lệ % Số câu:0,25 Số điểm 0,5 Tỉ lệ: 5 % Số câu:1,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu:1,25 Số điểm: 6,5 Tỉ lệ: 65% Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % ĐÈ BÀI: PHẦN I: ĐỌC -HIỂU (VĂN): 4Đ Câu 1: - Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh” ( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt ) 1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?(0,5 đ) 2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.( 1đ) 3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.(1đ) 4- Viết đoạn văn , trình bày suy nghĩ của em về hiện trạng sử dụng và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.(1,5đ) PHẦN II- TIẾNG VIỆT- TẬP LÀM VĂN: 6 đ Câu 2 (1đ): Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây: a. Gậy tre, chông che, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người... ( Thép mới, Cây tre Việt Nam ) b. Đẹp vô cùng, tổ quốc ta ơi ! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca Câu 3:( 5đ) Suy nghĩ của em về trò chơi điện tử? ĐÁP ÁN PHẦN I- ĐỌC HIỂU: 4đ Câu 1: Hs trả lời được: 1- Thể thơ tự do: 0,5đ 2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: 0,5đ - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa - Óng tre ngà và mềm mại như tơ - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát - Như gió nước không thể nào nắm bắt Tác dụng : 0,5đ- hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh. 3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.1đ 4- Học sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh trình bày được suy nghĩ về hiện trạng sử dụng và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: 1,5đ Đoạn mẫu: Hiện nay ngôn ngữ TV đã và đang ngày càng bị xâm phạm 1 cách quá mức. Đó là do cách sử dụng của giới trẻ còn bừa bãi chưa ý thức được ngôn ngữ là tài sản quý báu của dân tộc nên có những hành động thiếu tính tôn trọng, lịch sự. Chúng ta không ít khi nhìn thấy những trường hợp vi phạm như Việc chửi tục, nói bậy là rất phổ biến khiến cho vô hình chung TV bị vấy bẩn một cách vô ý thức ngoài ra các bạn trẻ còn dùng các ký hiệu “ tây- ta” lẫn lộn và dùng nó ở mọi lúc, mọi nơi khiến cho nhiều lúc chính các bậc cha mẹ, các nhà ngôn ngữ học cũng phải “ bất lực” Không dừng lại ở đó, một thực trạng đáng buồn và đang được xã hội quan tâm là giới trẻ hiện nay không những sử dụng sai mục đích của ngôn ngữ khi giao tiếp, phát ngôn mà còn bị mắc các lỗi cơ bản về câu như: lỗi về dấu câu, lỗi về quan hệ ngữ pháp, lỗi về phong cách văn bản trong đó có lỗi phổ biến và điển hình là lỗi chính tả Vậy để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì Bản thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện từ lời nói đến hành vi. Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái.Bên cạnh đó, nhà trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính tả. * Cách cho điểm: - Mức tối đa: Điểm 4: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: Điểm 3,5- 1: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên. - Mức chưa đạt: Điểm 0: Không làm bài. PHẦN II- TIẾNG VIỆT- TẬP LÀM VĂN Câu 2(1đ): * Yêu cầu về hình thức: - HS trình bày dạng ý. * Yêu cầu về nội dung: - HS cần đạt những nội dung sau: a. Để đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói ( 0,5 điểm ) b. Nhằm nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông đất nước ta khi mới được giải phóng ( 0,5 điểm ) * Cách cho điểm: - Mức tối đa: Điểm 1: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên. - Mức chưa đạt: Điểm 0: Không làm bài. Câu 3 (5đ): 1. Yêu cầu. 1.1- Về hình thức- kỹ năng: - Viết đúng đặc trưng thể loại NL. + Luận điểm rõ ràng. + Luận cứ phải phục vụ cho luận điểm. ( lý lẽ, dẫn chứng phải thuyết phục ) + Lập luận chặt chẽ, biết kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố , biểu cảm, tự sự và miêu tả trong khi nghị luận. - Không mắc các loại lỗi về câu, từ, chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ ràng 1.2 Về nội dung: 1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về thực trạng. 2- Thân bài: * Luận điểm 1: Giải thích trò chơi điện tử là gì ? Trò chơi điện tử ( game ) là những trò chơi được lập trình sẵn với những âm thanh, hình ảnh sống động, mới lạ, bắt mắt, phù hợp với nhu cầu, sở thích của nhiều bạn trẻ... * Luận điểm 2: Những biểu hiện của sự say mê trò chơi điện tử: Chơi trên máy tính tại nhà với những trò chơi đơn giản, nối mạng để chơi trực tuyến, vào các quán nét để chơi theo tâm lý số đông hoặc nạp thẻ để chơi tập thể mang tính ăn thua sa vào trò chơi ảo... * Luận điểm 3: Nguyên nhân dẫn đến sự ham mê trò chơi điện tử - Nguyên nhân chủ quan: Ban đầu là chỉ chơi để giải trí về sau bản thân không làm chủ được dẫn đến ham chơi khó bỏ ham chơi quá mức trở thành con nghiện game ... - Nguyên nhân khách quan: Do các quán xá kinh doanh nhiều lại cố ý mở gần ở trường học.... * Luận điểm 4: Tác hại của nghiện trò chơi điện tử - Đối với bản thân: + Về sức khỏe + Về tiền bạc + Về kết quả học tập ( cần triển khai chi tiết ý này ) + Về nhân cách - Đối với gia đình: + Về kinh tế + Về tinh thần ... - Đối với xã hội : + Làm gia tăng tệ nạn xã hội + Dẫn đến hành vi bạo lực diễn ra ở nhiều nơi với nhiều đối tượng ... * Luận điểm 5: Biện pháp khắc phục: - Với bản thân người nghiện game .... - Với gia đình .... - Với xã hội ... Kết bài : Đưa ra lời khuyên với các bạn trẻ.... 2- Tiêu chuẩn cho điểm: - Mức tối đa (điểm 5) : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Mức chưa tối đa: + Điểm 3 -4: Đáp ứng quá 2/3 các yêu cầu nêu trên. + Điểm 2->3 : Đáp ứng 1/2 yêu cầu nêu trên. - Mức chưa đạt: + Điểm 1-. 2 : Chưa đáp ứng được các yêu cầu, không vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào bài. + Điểm dưới 1 : Sai lạc về phương pháp. + Điểm 0: Không làm bài. Trò: giấy, bút C- Phương pháp và hình thức đề kiểm tra: * Hình thức đề kiểm tra : Trắc nghiệm khách quan - Tự luận. * Cách tổ chức đề kiểm tra: GV phát đề cho học sinh làm 90p D- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức ( 1 phút) Hoạt động 2: Chép đề và làm bài kiểm tra : - Phương pháp : Đọc, chép đề, nêu và ggvđ. - Năng lực: Giải quyết vấn đề - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực - Thời gian: 83 phút. Hoạt động 3: Thu bài, nhận xét giờ làm bài. - PP: Phân tích. - Năng lực: giao tiếp và hợp tác. - Phẩm chất: Nhân ái - Thời gian: 1’ Gv thu bài. Gv nhận xét giờ làm bài của hs. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng :1 phút - Học bài, ôn tập những kiến thức đó học - Tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức - Chuẩn bị chương trình địa phương, ngoại khoá. ........................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_tuan_35.doc