Giáo án Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Võ Thị Thúy

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hiểu được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.

3. Về phẩm chất

- Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.

 

docx 30 trang phuongnguyen 02/08/2022 23780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Võ Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Võ Thị Thúy

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Võ Thị Thúy
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
 Họ và tên giáo viên:
 Võ Thị Thúy
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.
3. Về phẩm chất
- Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS ; Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích.
b. Nội dung: HS đóng vai.
c. Sản phẩm: một phân cảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Nữ (Cô kỹ sư): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.
- Nam (bác lái xe): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của anh thanh niên 1 mình trên đỉnh núi cao trong suốt 4 năm, thèm người quá nên đẩy cây ra giữa đường để trò chuyện với mọi người... 
GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh?
* Dự kiến trả lời: 
- Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Anh thanh niên khiêm tốn.
- Anh hiếu khách ...
 *GV : Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
+ HS hiểu được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
+ Căn cứ để xác định những luận điểm, luận cứ.
b. Nội dung: HS theo dõi bài nghị luận của Quỳnh Tâm trong SGK để trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Gọi học sinh đọc văn bản sgk?
GV: Trong một văn bản vấn đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi là chủ đề của một bài văn nghị luận.
? Vậy vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì?
- Vấn đề nghị luận: những phẩm chất đức tính tốt đẹp đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí 
tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”
? Tìm câu văn thể hiện vấn đề nghị luận một cách tập trung, nêu vị trí?
- Câu: “Dù được miêu tả... cũng khó phai mờ” nằm ở mở bài.
? Em có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là gì?
- Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
- Vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”
? Qua phân tích, em thấy muốn tìm chủ đề của bài văn nghị luận thì căn cứ vào đâu?
- Chủ đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi, vấn đề chủ chốt của văn bản.
 Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 7 phút ) 
 GV chia lớp thành 4 nhóm: 
Nhóm 1: Phần mở bài, kết bài(Nhiệm vụ của từng phần )
Nhóm 2: Luận điểm 1
Nhóm 3: Luận điểm 2
Nhóm 4: Luận điểm 3
Câu hỏi cho nhóm 2,3,4: 
? Vấn đề nghị luận được triển khai qua những luận điểm nào?
? Luận điểm này được triển khai bằng những luận cứ nào?
? Em có nhận xét gì về cách trình bày trong văn bản này?
? Tác giả trình bày từng luận điểm như thế nào?
*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ 
+ HS đọc yêu cầu 
+ HS hoạt động cá nhân
+ HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Dự kiến trả lời 
* Nhóm 1:
Phần mở bài
- Dẫn dắt, hoàn cảnh ra đời
- Vấn đề nghị luận hai câu “ Dù được miêu tả... phai mờ”
* Nhóm 2:
- Luận điểm 1: Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
 * Luận cứ:
- Hoàn cảnh sống: Là người cô độc nhất thế gian sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn bốn mùa mây mù.
- Công việc: Nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu thực chất công việc rất tỉ mỉ, chịu khó.
- Yêu công việc: Quan niệm của anh về công việc “Khi ta làm việc ta với công ... ->coi công việc là niềm vui.
- Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học nề nếp ngăn nắp.
* Nhóm 3:
- Luận điểm 2: Là người đáng yêu qua nỗi thèm người, lòng hiếu khách. Câu văn:” Nhưng anh thanh... cách chu đáo”.
- Luận cứ :
- Vui được đón khách, thái độ nhiệt tình chu đáo.
- Say sưa kể về công việc của mình.
- Đón mọi người đến thăm nơi ở của mình.
* Nhóm 4:
- Luận điểm 3: Là người khiêm tốn.
Câu “Công việc vất vả... khiêm tốn”.
- Luận cứ: 
- Thấy đóng góp của mình nhỏ bé so với người khác.
- Từ chối vẽ chân dung, giới thiệu người khác.
* Nhóm 1: 
- Đoạn kết bài có ý nghĩa: cô đúc vấn đề nghị luận. Qua câu: “Cuộc sống chúng ta... đáng tin yêu”.
* Báo cáo kết quả:
- Các nhóm trình bày
- 2 HS phản biện
* Đánh giáo kết quả hoạt động:
- Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- Gv chốt kiến thức 
? Bố cục của văn bản này đã hợp lí chưa? Văn bản gồm mấy phần? Mỗi phần đảm bảo vai trò gì?
GV: Những vấn đề và luận điểm đó đều được triển khai theo ý nội dung chính trong một tác phẩm cụ thể. Văn bản trên là văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện.
? Vậy thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện?
? Khi viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần phải chú ý những yêu cầu gì?
- Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét phải rõ ràng, đúng đắn có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác gợi cảm. 
I- Tìm hiểu bài nghị luận của tác phẩm truyện
1. Ví dụ
2. Nhận xét
-Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên
- Xác định hệ thống luận điểm.
- Tác giả trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Cả 3 luận điểm đều tập trung vào vấn đề cần nghị luận
- Từng luận điểm được phân tích chứng minh một cách thuyết phục bằng các lí lẽ dẫn chứng trong tác phẩm.
- Các luận điểm đều sử dụng hệ thống luận cứ, luận chứng một cách xác đáng, sinh động. 
Có 3 phần: 
+ Mở bài: nêu vấn đề nghị luận
+ Thân bài: Phân tích diễn giải từng luận điểm.
+ Kết bài: Khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận.
3. Ghi nhớ :sgk
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Môc tiªu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Đọc đoạn văn trong sgk/64.
? Vấn đề nghị luận của đoạn văn này là gì?
? Đoạn văn nêu những ý chính nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* DKTL:
- Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này
- Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé quanh việc lựa chọn giữa sống và chết (phân tích nội dung nhân vật).
- Hoạt động: Cuối cùng lão chọn cái chết, cái chết đã được chuẩn bị từ lâu.
- Sự nhận thức đánh giá về nhân vật:
+ Người cha rất mực thương con, hi sinh cho con.
+ Người nông dân giàu lòng tự trọng, thà chết còn hơn sống nhục.
->Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng.
* Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày
- Gv quan sát lắng nghe
* Đánh giá kết quả:
- Hs khác nhận xét
- Gv điểu chỉnh nhận xét.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 	
a. Môc tiªu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.
b. Nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- ViÕt ®o¹n v¨n nghÞ luËn vÒ mét vÎ ®Ñp cña nh©n vËt mµ em yªu thÝch?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày
- Gv quan sát lắng nghe
* Đánh giá kết quả:
- Hs khác nhận xét
- Gv điểu chỉnh nhận xét.
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
 Họ và tên giáo viên:
 Võ Thị Thúy
SANG THU
 Hữu Thỉnh
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.
+ Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
+ Đọc so sánh, liên hệ với tác phẩm cùng đề tài của Hữu Thỉnh để nhận ra bút pháp đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời 
- Nhân ái: Biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS; Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm.
b. Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: một phân cảnh.
d. Tiến trình thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nữ: kể câu chuyện “ Chuyện 4 mùa„ gồm 2 nhân vật: bà Đất và 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông, trong chương trình tiểu học.
- GV bắt dẫn vào bài:
 Thiên nhiên đất trời Việt nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng của nó. Mùa thu đến, Thi sĩ Xuân Quỳnh đó sáng tác rất hay về mùa thu. 
 Cuối trời mây trắng bay
 Lá vàng thưa thớt quá
 Phải chăng lá về rừng
 Mùa thu đi cùng lá
 Mùa thu ra biển cả
 Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu“
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS biết được những nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ "Sang thu"
b. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Hữu Thỉnh.
- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức:
GV: Trong quân đội ông từng làm cán bộ văn hóa, tuyên huấn. Tham gia ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá 3, 4, 5. Năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn VN.
- HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
? Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm nào?
GV: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991.
GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.
- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét.
*GV chuyển giao nhiệm vụ: 
 HĐ NHÓM (3 phút):
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào
? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào?
? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
 + HS thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Dự kiến TL:
- Thể thơ 5 chữ.
? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào
- Chú thích sgk.
- Từ láy.
GV: Việc tác giả sử dụng hai từ láy này có tác dụng gì trong bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tìm hiểu giá trị bài thơ.
- Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu (từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy).
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.
- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
2. Tác phẩm
a,“Sang thu” được sáng tác vào cuối năm 1977.
b. Đọc, chú thích, bố cục 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa; những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa; vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Hoạt động nhóm: 5 phút
 a.?Tác giả cảm nhận mùa thu sang bắt đầu từ đâu? Theo em “gió se” là gió như thế nào?
 ? Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay” “lan” mà lại dùng “phả”?
 ? Trong khổ thơ tín hiệu đầu tiên nào giúp nhà thơ nhận ra sự biến đổi của đất trời? 
b.? Qua từ ngữ nào thể hiện rõ cái nhìn của nhà thơ về những dâu hiệu biến đổi đó?
c. Nghệ thật và nội dung trong câu 3 và tác dụng của nó ? 
d. ? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
- Hương ổi thoang thoảng trong gió se.
- Gió se là gió hơi lạnh và hơi khô.
- Qua từ “phả”.
- Dùng từ “phả” thể hiện cái bất ngờ đột ngột. “Phả” thể hiện mùi hương ngọt mát thơm nồng quyến rũ đang hoà vào trong gió heo may lan toả khắp không gian làm ta dễ nhận ra mùi hương nồng nàn hấp dẫn đó.
- Bỗng nhận hương ổi phả vào trong gió se.
- Bồng nhận, phả.
- Cảm giác đột ngột và ngỡ ngàng.
GV: Cảm giác bất ngờ chợt đến với nhà thơ qua cụm từ “bỗng nhận” ra mùi ổi chín phả vào trong gió se.
? Theo em mùa ổi chín thường vào giai đoạn nào?
- Cuối tháng 7 đầu tháng 8 là mùa ổi chín rộ.
GV: Và đó cũng chính là thời gian đầu thu khi những vườn ổi chín rộ mùi thơm hoà vào gió heo may lan toả khắp không gian
? Ngoài tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra sự chuyển mùa tác giả còn thể hiện qua chi tiết nào?
- Sương chùng chình qua ngõ.
- Từ láy tượng hình- cố ý chậm lại.
Nhóm c: 
- NT nhân hóa -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm, ngập ngừng, lưu luyến, bịn rịn như có tâm hồn...
? Qua sự phân tích trên giúp các em cảm nhận được gì về sự giao mùa từ hạ sang thu?
- Quả thực những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ (dường như có thêm sương nên thu dễ nhận ra hơn) một cách nhẹ nhàng như cố ý chậm lại chuyển động chầm chậm sang thu. 
GV: Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ: có hương ổi, có gió và sương-> tất cả đã báo hiệu thu đã về.
? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Bồng, hình như.
? Từ bỗng, hình như tac giả sử dụng ở đầu câu có tác dụng gì?
- Bỗng thể hiện sự đột ngột bất ngờ.
- Hình như: thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên,
 GV chốt 
GV: Bằng sự kết hợp các từ ngữ- bỗng, hình như đã thể hiện cái cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi của thiên nhiên. Từng cảnh vật sang thu như kéo theo hồn người sang thu, cũng chùng chình, bịn rịn bâng khuâng lưu luyến.
 Khổ thơ đầu nói lên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh vật sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ cái gì vô hình-hương gió, mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngõ) cái ngỡ ngàng ban đầu dần được cụ thể hoá như thế nào chúng ta cùng sang khổ thơ thứ hai.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Hoạt động nhóm: 5 phút
HS thảo luận nhóm:
? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?
? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?
? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
- Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết : Sông, chim, đám mây
- Từ láy dềnh dàng thể hiện sự chậm rãi, nhẩn nha.
- Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên.
? Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà sao “chim lại bắt đầu vội vã”?
- Cánh chim bắt đầu sự vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì buổi chiều hoàng hôn mùa thu trời tối nhanh hơn.
GV: Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới, những cánh chim vội vã tìm những miền ấm áp hơn để cư trú đông vì sợ lạnh.
? Các em chú ý hai câu thơ cuối của khổ thơ “Hình ảnh đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” em hiểu như thế nào?
- Hình như mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể rõ ràng nên mới cảm nhận thấy những đám mây mùa hạ cũng còn lững lờ nối sang cả mùa thu.
GV: Đây là một sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và thú vị, cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Quả thật thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và ngay cả đám mây cũng có điểm khác lạ.
? Từ sự phân tích trên giúp em có cảm nhận gì về không gian và cảnh vật lúc sang thu được thể hiện ở khổ thơ này?
GV: Bằng sự cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả làm cho tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)
? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này?
? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì?
? Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào?
? Theo em ngoài lớp nghĩa thực mà chúng ta vừa khai thác, hai câu thơ cuối cùng còn lớp nghĩa nào nữa?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
1. Các chi tiết:
- Nắng, mưa, sấm.
- Cuối hạ đầu thu nắng vẫn còn nhiều nhưng nhạt dần không còn gay gắt nữa.
- Giá trị gợi tả những cơn mưa thưa dần và ít đi.
cái nắng mùa hè khi sang thu thì nhạt dần, những cơn mưa hối hả, ào ạt bất ngờ của mùa hạ cũng thưa và ít dần đi. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.
- Sấm cũng bớt bất ngờ.
- Những cơn mưa mùa hạ bớt đi thì sấm bớt bất ngờ bởi tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ.
GV: Và những hàng cây cổ thụ bên đường không còn phải giật mình vì tiếng sấm nữa. Và cũng có thể hiểu hàng cây đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên không còn bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa.
- Nghĩa ẩn dụ: Sấm là tượng trưng cho tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.
Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh gợi tả những con người từng trải thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. 
GV: Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời.
Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi gắm những suy ngẫm về con người: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
? Từ sự phân tích trên giúp các em có cảm nhận như thế nào về khổ thơ cuối?
- Những ngày giao mùa nắng vẫn còn nhiều nhưng những cơn mưa rào đã ít đi và bớt những tiếng sấm bất ngờ.
GV: Qua bài thơ giúp chúng ta nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa bằng đội mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đồng thời cũng thể hiện triết lí về cuộc sống con người.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Khổ thơ 1:
- Thiên nhiên đất trời vào thu những dấu hiệu chưa thật rõ ràng nhưng hết sức đặc trưng- từ ngọn gió se mang theo hương ổi- sương đầu thu giăng mắc chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.
- Nhà thơ với cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhịp nhàng, trước sự giao mùa của cảnh vật.
2. Khổ thơ thứ 2
- Không gian và cảnh vật như đang chuyển mình, điềm tĩnh bước sang thu.
3. Khổ thơ thứ 3
- Mùa thu đến nắng vẫn còn nhiều, những cơn mưa bớt dần và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.
- Nhà thơ gửi gắm suy ngẫm về con người: những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, về ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh
? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL
Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa.
GV: Đặc biệt với sự cảm nhận tinh tế, thú vị gợi những liên tưởng bất ngờ của nhà thơ.
Nội dung
- Bài thơ sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ HT về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa.
2. Nội dung
- Bài thơ sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ HT về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ.
* Ghi nhớ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đó học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Nêu cảm nhận khổ thơ mà em thích?
2 Hs trả lời.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Cảm nhận mùa thu sang ở quê hương em?
? Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản cần nắm chắc khi học bài Sang thu ? 
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét.
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
 Họ và tên giáo viên:
 Võ Thị Thúy
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Biết được các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản
+ Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.
3. Về phẩm chất
- Chăm học: Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích " Làng"
b. Nội dung: HS đóng vai.
c. Sản phẩm: một phân cảnh.
d. Tiến trình thực hiện:
- Nữ (Mụ chủ nhà): 
Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.
- Nam(Ông Hai): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của ông Hai khi mới lên tản cư... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Hai có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông?
Dự kiến trả lời: 
- Ông Hai là người yêu làng, yêu nước.
- Ông Hai là người chăm chỉ, chịu khó...
 GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- HS biết được những yêu cầu đối với đề bài nghị luận về tác phẩm truyện.
- Căn cứ để xác định thể loại, nội dung của đề bài.
- Biết được các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
b. Nội dung: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Đọc các đề bài 1, 2, 3, 4, trong sgk 
? Xác định vấn đề cần nghị luận? Yêu cầu căn cứ vào đâu để nghị luận?( Mỗi nhóm 1 đề)
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc yêu cầu 
+ HS hoạt động cá nhân
+ HS thảo luận .
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm trình bày.
- Dự kiến trả lời 
* Đề 1- Nhóm 1
- Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Đề 2- Nhóm 2
- Vấn đề nghị luận: Cốt truyện trong truyện ngắn: Làng- Kim Lân.
- Yêu cầu: Phân tích những đặcđiểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm.
* Đề 3- Nhóm 3
- Vấn đề nghị luận: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ của bản thân về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (mở rộng ra thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ) VD: Quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Đề - Nhóm 4
- Vấn đề nghị luận: Đời sống tình cảm gia đình.
- Yêu cầu: Nêu những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề có tính khái quát: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét.
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”- Kim Lân
? Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng?
Xác định thể loại, đối tượng nội dung của đề?
- Thể loại: Nghị luận.
- Đối tượng: Nhân vật ông Hai.
- Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân.
* Tìm ý:
Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 12 phút ) 
 GV chia lớp thành 4 nhóm: 
Câu hỏi cho nhóm 1,2,3,4 : 
Nhóm 1: Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?
Nhóm 2: Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?
Nhóm 3: Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể nào?
Nhóm 4: Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?
? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?
*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ 
+ HS đọc yêu cầu 
+ HS hoạt động cá nhân
+ HS thảo luận
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm trình bày
- Dự kiến trả lời 
Nhóm 1:
? Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?
- Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước của ông Hai (nét mới trong đời sống tinh thần của người dân trong kháng chiến chống Pháp).
Nhóm 2:
? Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?
- Tình huống thể hiện:
+ Khi nghe tin đồn làng theo giặc.
+ Khi nghe tin cải chính làng kháng chiến.
Nhóm 3:
- Tình yêu làng yêu nước của ông Hai càng chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kháng chiến toàn diện. Đó là sự thể hiện niềm tin của toàn dân đối với Đảng, đối với cách mạng.
Nhóm 4:
? Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?
- Qua cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai.
? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?
- Mở bài, thân bài, kết bài.
2 HS phản biện
- Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- Gv chốt kiến thức 
? Bài nghị luận tác phẩm truyện có bố cục như thế nào? yêu cầu từng phần?
- Mở bài: Giới thiệu khái quát: 
+ Tác giả Kim Lân.
+ Tác phẩm: Làng
+ Nhân vật ông Hai.
? Phần thân bài trình bày thành mấy luận điểm?
- Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu nước của ông khi đi tản cư.
- Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước khi nghe tin cải chính.
- Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
? Phần kết bài ta phải làm như thế nào?
- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai.
- Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
? Gọi học sinh đọc hai phần mở bài mẫu sgk. 
Hướng dẫn học sinh viết.
- Chú ý cách lập luận, đưa dẫn chứng lí lẽ...
? Gọi học sinh trình bày bài viết của mình - giáo viên bổ sung sửa chữa.
? Từ việc tìm hiểu trên hãy rút ra cách làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)?
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
? Bố cục bài nghị luận và yêu cầu từng phần?
- Mở bài: Gthiệu tg, tp và đánh giá khái quát... 
- Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực).
- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm.
GV: Cần trình bày sự cảm thụ ý kiến riêng của người viết. Có sự liên kết tự nhiên, hợp lí ...
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
II. Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Tìm hiểu đề, tìm ý	
2. Lập dàn ý
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật
B. Thân bài: 
- Nêu các luận điểm ch

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_bai_nghi_luan_ve_tac_pham_truyen_hoac_doan.docx