Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 1 - Năm 2020-2021

Tuần 1- Tiết 1:

 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

 ( Lê Anh Trà)

A- Mục tiêu cần đạt.

1- Về kiến thức .

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2- Về kĩ năng.

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa.

 

doc 21 trang phuongnguyen 20920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 1 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 1 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 1 - Năm 2020-2021
Soạn: 31/ 8/ 2020- Dạy: / 9/ 2020
Tuần 1- Tiết 1:
	Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
 ( Lê Anh Trà)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2- Về kĩ năng.
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa.
3- Về thái độ.	
- Bồi dưỡng lòng yêu kính lãnh tụ
- Bồi dưỡng tinh thần yêu bản sắc văn hóa dân tộc trong sự hội nhập thế giới hiện nay.
=> Định hướng về phẩm chất, năng lực:
 - Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
 - Hình thành năng lực Tự học, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
B- Chuẩn bị :
 + Thầy: Giáo án, sgk, sgv, bút dạ, bảng nhóm, phiếu học tập.
 + Trò: sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
 Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
2- Khởi động vào bài mới: 
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 - Cho hs nghe bài hát Đêm Trường Sơn nhớ Bác.
? Bài hát gợi em điều gì? 
- dg: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề đang được đặt ra trong thời kì hiện đại. Để hiểu rõ hơn điều này hôm nay ta cùng tìm hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh. 
- HS nghe bài hát
- Dự kiến: Bài hát với giai điệu hào hùng, gợi nhớ thời kì chống đế quốc Mĩ oanh liệt. Mỗi cảnh, mỗi âm thanh ở Trường Sơn đều gợi nỗi nhớ Bác da diết. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Thu thập thông tin, tự học.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
- Hd hs tìm hiểu về tác giả, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, bố cục.
? Tác giả bài viết là ai? 
? Xác định kiểu văn bản của bài Phong cách Hồ Chí Minh?
? Chủ đề nghị luận của VB là gì?
? Mục đích của văn bản là gì?
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu : Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, chăm chỉ.
- Thời gian : 20 phút.	
- Hd hs đọc đoạn 1:
? Đoạn văn đã khái quát về vốn tri thức văn hóa của Bác như thế nào? Câu văn nào khái quát vốn tri thức đó ?
? So sánh vốn tri thức của Bác với các lãnh tụ khác nhằm mục đích gì?
? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức đó? 
- dg: Người xưa nói: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Bác đi nhiều nơi, nhiều vùng từ châu Á đến châu Phi rồi châu Mĩ La Tinh; từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Hoa, NgaĐó là vốn sống cơ bản làm nên vốn tri thức về văn hóa của Bác.
? Ngoài việc đi nhiều nơi, tiếp xúc và học hỏi được nhiều thì tri thức đến với Bác còn bằng cách nào?
- dg : Nói và viết thạo các thứ tiếng ngoại quốc là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu, giao lưu với các dân tộc trên thế giới.
- dg : Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác thật gian nan: Trên con tàu La-tut-sơ của Pháp, Người từng làm bồi bàn để kiếm sống. Người cũng từng làm phu quét tuyết trên đất nước Nga, làm cho một hiệu ảnh ở Pa- ri, khi lại rải truyền đơn tuyên truyền Bằng những cách ấy, Bác có được vốn tri thức uyên thâm, sâu sắc) 
? Em có nhận xét gì về con đường hình hành vốn tri thức của Bác?
? Từ con đường hình thành vốn văn hóa của Bác, em có suy nghĩ gì về cách hình thành vốn văn hóa cho bản thân?
? Tác giả cho thấy cách tiếp thu tri thức của Bác ntn?
? Em có nhận xét gì về cách tiếp thu đó?
- Dg : Chính cách tiếp thu đó đã khiến Bác trở thành một phong cách rất độc đáo - nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại
 Nói cách khác: Chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đây là sự kết hợp thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc VN từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa Hồng Lạc hun đúc nên Người, một mặt là tinh hoa nhân loại cũng góp phần tạo nên phong cách văn hóa Hồ Chí Minh)
? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của đoạn văn khi tác giả nói về phong cách Hồ Chí Minh? Tác dụng của phương thức đó? 
 Hoạt động cặp đôi: 2’
? Người có văn hóa có phải là người thích nói chen tiếng nước ngoài, dùng từ Hán Việt khi nói và viết không? 
? Người có văn hóa có phải là người chỉ thích “ Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không?
? Những người chê bai chèo cổ, dân ca, chỉ ham mê nhạc Tây, nhạc Tàu có phải là người có văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
- GV nhận xét, bổ sung, khái quát:
- dg : Có thể nói : Vốn tri thức văn hóa của Bác rất sâu rộng. Con đường hình thành vốn tri thức ấy vô cùng dày công. Cách tiếp thu tri thức trong quá trình hội nhập rất tinh tế không để bản chất dân tộc bị che lấp mà luôn gắn bó hài hoà giữa dân tộc và hiện đại. Cách tiếp thu đó rất đáng để chúng ta học tập.
TL cá nhân
TL cá nhân
- Chủ đề nghị luận:
Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mục đích của VB:
 Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
TL cá nhân
- HS đọc và trả lời câu hỏi cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- hs bộc lộ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tạo cặp đôi theo hướng dẫn.
- HS làm việc cá nhân 1 phút ; thảo luận cặp 1 phút. Đại diện cặp trả lời.
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
Lê Anh Trà.
2- Tác phẩm :
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Kiểu văn bản:
Văn bản nhật dụng nghị luận một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
* Phương thức biểu đạt.
 Lập luận kết hợp với tự sự, biểu cảm và thuyết minh.
* Bố cục: 2 phần.
P1- Từ đầu -> “ rất hiện đại”: Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
2- Còn lại: Phong cách sống của Hồ Chí Minh.
II- Phân tích.
1- Phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
* Vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh rất sâu rộng :
 Ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và ND thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ.
-> So sánh nhằm khẳng định vốn tri thức văn hóa vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh, hơn hẳn các lãnh tụ khác.
* Con đường hình thành:
 - Do đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng văn hoá trên thế giới: từ châu Á đến châu Phi rồi châu Mĩ La Tinh; từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Hoa, Nga 
- Do tự học tập, trau dồi ngoại ngữ:
 ( nắm chắc phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ qua việc tự học) Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga.
 - Do Người đã làm nhiều nghề.
-> Đó là con đường của sự dày công học tập, rèn luyện một cách tự giác, có ý thức, là con đường lâu dài, không phải một sớm một chiều mà có được .
* Cách tiếp thu tri thức: 
- Học hỏi, tìm hiểu tới mức uyên thâm
( không hời hợt)
- Chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của CNTB.
 - Một mặt Bác chịu ảnh hưởng quốc tế sâu đậm. Mặt khác gìn giữ cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển
-> Tiếp thu có chọn lọc. 
=> Tác giả dùng lời kể đan xen lời bình luận 
( “ có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ”) -> Thể hiện một cách nổi bật phong cách riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng thể hiện sự ngưỡng mộ của tác giả với phong cách đó.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã được học.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Vốn tri thức văn hóa của Bác sâu rộng ntn? Vì sao Người có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
HS trả lời theo nội dung bài học.
* Củng cố:
 Cần nắm được những vấn đề gì từ tiết học này?
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 	Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi	
- Tìm đọc: 157 câu chuyện kể về Bác Hồ.
 Sưu tầm, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Học, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị : phần còn lại.
........................................................................................................................................
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.( tiếp)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất:
+ Hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
+ Yêu nước, nhân ái.	
- Thời gian : 25 phút.
? Em đã được học văn bản nào nói về phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh?
- Theo dõi phần còn lại của VB:
 Tổ/c Hoạt động nhóm: 7’
( KT khăn trải bàn) 
- Bước 1: Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: cả lớp chia thành 6 nhóm. 
 + GV phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. 
+ Nhiệm vụ:
? Tác giả đã đề cập đến những khía cạnh nào trong phong cách sống của Bác?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động:
 + GV quan sát giúp đỡ HS.
 + GV chốt kiến thức.
 Hoạt động cá nhân:
? Tác giả trình bày các khía cạnh trong lối sống của Bác bằng phương thức nào? 
Gợi ý: 
+ Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thuyết minh của tác giả?
+ Tác giả bình luận về cách sống ấy ntn?
? Qua những khía cạnh tác giả trình bày, em có nhận xét gì về phong cách sống của Bác?
? Cách sống của Bác khiến tác giả liên tưởng đến cách sống của ai?
? Cách sống của Bác giống và khác cách sống của các vị danh nho, hiền triết ở chỗ nào?
? Cách liên hệ của tác giả có tác dụng gì?
? Từ đó em cảm nhận được vẻ đẹp gì trong phong cách sống của Bác?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản ?
? Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ntn?
- Hs bộc lộ:
Đức tính giản dị của Bác Hồ
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- Cá nhân làm việc độc lập 3 phút
- Nhóm tập hợp ý kiến 4 phút.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Phân tích ( tiếp)
2- Phong cách sống của Hồ Chí Minh.
* Phong cách sống( được đề cập trên một số bình diện):
- Nơi ở và làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị làm việc và ngủ.
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Chuyện ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc, không cầu kì ( cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa)
- Tư trang: ít ỏi ( một chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời)
-> Tác giả trình bày bằng phương thức thuyết minh kết hợp với bình luận:
 + Thuyết minh bằng cách liệt kê những biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
 Ngôn ngữ thuyết minh với những từ ngữ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã ( vài, chiếc, vẻn vẹn).
 + Tác giả bình luận về cách sống của Bác: "Lần đầu tiên trong lịch sử VN và có lẽ cả thế giới có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn  làm cung điện của mình.cổ tích".
Và " Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ , một vị tổng thống hay một vị vua hiền.giản dị và tiết chế như vậy".
=> Tuy là một bậc vĩ nhân nhưng lối sống của Bác lại hết sức giản dị, trong sáng, thanh đạm, gần gũi.
* Lối sống của Bác khiến tác giả liên tưởng đến cách sống của các vị danh nho, hiền triết Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 + Điểm giống: Ở lối sống thanh cao, một lối di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
 + Điểm khác: Là cách sống của vị cộng sản lão thành, vị Chủ tịch nước, người chèo lái con thuyền Cách mạng dẫn dắt dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác chứ không lánh đời ở ẩn.
-> Đây là cách liên hệ rất hợp lí:
 + Nhân cách vừa thanh cao, vừa hết sức giản dị của các danh nho, hiền triết lại gặp lại trong con người Hồ Chí Minh.
 + Đó cũng là cách làm nổi bật sự kết hợp hài hòa giữa vĩ đại và bình dị trong con người Hồ Chí Minh.
-> Đó là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người, ai cũng có thể học tập. 
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trang trọng, bình dị.
- Kết hợp hài hòa giữa phương thức Lập luận với tự sự và biểu cảm thuyết minh, miêu tả.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu, toàn diện.
- Sử dụng thơ một cách hợp lí.
- Sử dụng các biện pháp so sánh, liệt kê, đối lập nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh.
2- Nội dung:
Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; giữa vĩ đại và bình dị. Văn bản đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu : Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Trình bày một phút.
 + Nhân ái.
- Thời gian: 3'.	
HĐ của Gv
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
? Nêu những cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh ( Về văn hóa? Về lối sống và sinh hoạt hàng ngày?)
HS trả lời theo nội dung bài học
* Củng cố :
Cần nắm chắc điều gì từ tiết học này ?
Hoạt động 4: Vận dụng.	
- Mục tiêu : Biết vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- TG: 1 phút.	
Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về phong cách Hồ Chí Minh?
Hoạt động 5: Mở rộng tìm tòi.	
- Tìm đọc: 157 câu chuyện kể về Bác Hồ.
 Sưu tầm, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
........................................................................................................................................
Soạn: 31/ 8/2020- Dạy: / 9/ 2020
Tiết 3- Tiếng Việt:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3- Về thái độ:
Có ý thức sử dụng các phương châm về lượng, về chất trong hoạt động giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, có trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
 - Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề, thuyết trình.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ 
- Thời gian: 5 phút 
1- Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bàn ghế, vs, chấn chỉnh thái độ, trang phục, sĩ số.
2- Khởi động vào bài mới:
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Trong thực tế cuộc sống, có ai không phải giao tiếp không? 
- Thuyết trình: Trong giao tiếp, đôi khi con người vẫn vi phạm những phương châm hội thoại. Để hiểu được các phương châm HT, ta cùng vào tiết học hôm nay.
- HS trả lời:
Dự kiến: Không
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV	
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: Hiểu và biết cách dùng phương châm về lượng trong giao tiếp.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, mảnh ghép.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Hợp tác.
 + Có trách nhiệm..
- Thời gian: 12 phút.
- HS đọc ví dụ 1 sgk:
Hoạt động nhóm: 6 phút
( KT mảnh ghép ):
- Gv chia lớp thành 2 nhóm lớn, 4 bàn là 1 nhóm, đánh số thứ tự HS1, HS2, HS3, HS4;... HS8. Các nhóm tự cử nhóm trưởng và thư kí.
- GV chuyển giao nhiệm vụ tới HS:
 + Vòng 1: Nhóm chuyên sâu.
 Nhóm 1+ 2: Tìm hiểu ví dụ 1:
? Khi An hỏi : “ Học bơi ở đâu” mà Ba trả lời : “ Ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà An muốn biết không? Vì sao?
? Điều An muốn biết mong Ba trả lời là gì? 
? Vậy trả lời như Ba có đáp ứng được nhu cầu giao tiếp không? 
? Nếu em là Ba, em sẽ trả lời ntn?
 Nhóm 3+ 4: Tìm hiểu ví dụ 2
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết điều cần hỏi và trả lời?
+ Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: ghép các thành viên nhóm 1 với nhóm 3, nhóm 2 với nhóm 4.
- GV giao nhiệm vụ mới: 
? Qua 2 tình huống giao tiếp trên, muốn giúp người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì? 
- Chốt kiến thức.
- Dẫn dắt chuyển sang kết luận.
 ( Như vậy trong hai trường hợp trên có trường hợp nói thừa, có trường hợp nói thiếu. Nội dung lời nói đều không đáp ứng nhu cầu giao tiếp -> Cả hai trường hợp đều vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp).
 Hoạt động cá nhân:
? Hãy lấy một ví dụ liên quan đến phương châm về lượng?
- GV bổ sung 
- Mục tiêu: HS hiểu và biết cách sử dụng pc về chất trong giao tiếp.
- Phương pháp, KT: KT nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm đôi .
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.	
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 8 phút.
- HD hs đọc Quả bí khổng lồ
 Hoạt động cá nhân:
? Truyện cười phê phán điều gì ?
- dg: Anh chàng khoe cái nồi là để chế nhạo anh chàng khoe quả bí khoác lác.
? Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì?
? Hãy lấy một vài thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất?
VD : Khua môi múa mép.
 Hứa hươu hứa vượn.
 Trăm voi không được bát nước xáo.
 Hoạt động cặp đôi: 3’
? Nếu không biết chắc chắn một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có nên thông báo điều đó với các bạn không?
? Nếu không biết chắc chắn vì sao bạn mình nghỉ học, em có nên trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
- Gv bổ sung, kết luận:
+ Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình và người khác không tin là đúng sự thật.
 + Không nói những điều trái những gì người ta nghĩ, những điều không có cơ sở.
 Nếu cần nói điều đó thì phải báo cho người nghe biết tính chính xác của điều đang nói chưa được kiểm chứng.
VD : + Hình như thứ hai tuần sau lớp tổ chức cắm trại.
 + Có thể bạn ấy ốm ạ.
? Qua việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết thế nào là phương châm về chất?
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân 2 phút
- HS làm việc nhóm 3 phút.
- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
- Các nhóm thảo luận nhiệm vụ mới( 1 phút)
- Đại diện nhóm chuyên sâu trình bày.
- HS nóm khác nhận xét.
- HS lấy VD
- Hs đọc.
TL cá nhân 
TL cá nhân
HS lấy ví dụ
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 3’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
TL cá nhân
I- Phương châm về lượng.
1- Tìm hiểu VD:
* VD 1:
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng đầy đủ nội dung mà An cần biết. 
 Vì ngay trong nghĩa của từ “ bơi” đã có nghĩa là ở dưới nước.
- An muốn biết một địa điểm cụ thể nào đó 
( như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển...)
- Không ( vừa thiếu, vừa thừa nội dung)
* VD 2:
 - Vì cả hai nhân vật trong truyện đều nói nhiều hơn những gì cần nói ( thừa nội dung).
- Anh có lợn cưới: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Anh áo mới: Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
=> KL: Để người nghe hiểu được nội dung thì người nói cần xác định được nội dung cần nói, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
 2- Ghi nhớ ( sgk- trang 14)
II- Phương châm về chất.
1- Tìm hiểu ví dụ.
- Truyện cười phê phán thói khoác lác – một thói xấu của con người. 
-> Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật và không có bằng chứng xác thực.
2- Ghi nhớ.	
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua việc thực hành làm bài tập.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 10'.	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động cá nhân:
- Yêu cầu hs đọc bài tập 2
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc bài tập 3.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài 4.
 Hoạt động cặp đôi:
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc bài tập 5
 Hoạt động nhóm :
 ( KT mảnh ghép)
- Chia nhóm: Vòng 1- nhóm chuyên sâu.
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS, đánh số HS.
 + Nhiệm vụ: N1 : thành ngữ 1,2; N2: thành ngữ 3,4; N5,6: thành ngữ 5,6,7
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: ghép các thành viên số 1 thành nhóm 1, số 2 thành nhóm 2, số 3 thành nhóm 3, số 4......tương tự.
- GV giao nhiệm vụ mới: 
? Các thành ngữ trên đều liên quan đến phương châm hội thoại nào? 
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài
- HS nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- Tạo cặp đôi theo yêu cầu
 + Làm việc cá nhân 2 phút
 + Làm việc nhóm 2 phút
 + Đại diện báo cáo kết quả
 + HS nhận xét.
- HS tạo nhóm theo yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân 2 phút
- HS làm việc nhóm 3 phút.
- Các nhóm chia sẻ kết quả.
- Thảo luận nhiệm vụ mới.
- Đại diện nhóm chuyên sâu báo cáo kết quả.
- Các nhóm bổ sung.
III- Luyện tập:
Bài 2:
a- Nói có sách, mách có chứng.
b- Nói dối.
c- Nói mò.
d- Nói nhăng nói cuội.
e- Nói trạng.	
-> Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói có liên quan đến phương châm về chất.
Bài 3:	
- Phương châm về lượng không được tuân thủ.
Thừa câu “ Rồi có nuôi được không”
Bài 4:
- Các từ ở dãy (a) sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn nên phải dùng những cách nói như trên nhằm thông báo cho người nghe biết tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng.
- Các từ ở dãy (b) sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng. Người nói không muốn nhắc lại những điều đã được trình bày rồi.
Bài 5: 
- Ăn đơm nói đặt: Vu khống, bịa đặt.
- Ăn ốc nói mò: Nói vu vơ không có bằng chứng.
- Ăn không nói có: Vu cáo, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: Ngoan cố, không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng.
- Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác.
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, nhảm nhí.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo.
-> Các thành ngữ trên đều chỉ ra các hiện tượng vi phạm phương châm về chất.
* Củng cố :
 ? Bài học cần nắm mấy vấn đề? Trình bày từng vấn đề?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 Hãy tạo lập một đoạn đối thoại mà trong đó các nhân vật có thể vi phạm hoặc tôn trọng một trong hai phương châm về lượng, về chất?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những thành ngữ có liên quan đến phương châm về lượng và chất; phát hiện lỗi liên quan đến phương châm về lượng và chất trong một đoạn văn cụ thể; 
- Học, nắm chắc ghi nhớ , phân tích ví dụ để rõ hơn về hai phương châm hội thoại đã học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại( tiếp).
........................................................................................................................................
Soạn: 31/ 8/ 2020- Dạy: / 9/2020.
Tiết 4- Tập làm văn:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN 
THUYẾT MINH.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Củng cố được văn bản thuyết minh và một số phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2- Về kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3- Về thái độ:
Có ý thức tiếp nhận kiến thức các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thyết minh để làm bài thuyết minh cho tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv.
- Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Kĩ thuật nghiên cứu tình huống, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm..
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: 
 + LN: Trình bày 1 phút.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
? Thế nào là văn thuyết minh? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp?
HS trả lời
3- Khởi động vào bài mới: 
 Cho đoạn văn sau:
 Họ hàng nhà lúa chúng tôi tự hào vì mình cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng tôi là anh chị em với ngô khoai sắn cùng họ ngũ cốc. Cây lúa nào cũng có tấm thân cỏ rỗng, mềm mại, lá xanh, dẹp, dát mỏng. Chúng tôi bám vào đất bằng rễ chùm, không khỏe và chắc được như anh rễ cọc nhưng cũng đủ để chúng tôi sống qua một mùa vụ dãi nắng dầm mưa và dễ dàng trở về với các bác nông dân trong mùa thu hoạch. Khi đương thì con gái, chúng tôi đều mặc trên mình bộ trang phục màu xanh non mát mẻ. Nhưng khi đến mùa vụ, chúng tôi háo hức được diện những chiếc đầm xòe màu vàng, trĩu nặng những bông lúa. Mỗi hạt lúa có phần bên ngoài là vỏ trấu màu vàng, sờ vào thấy ráp tay, bao bọc lấy phần bên trong là hạt gạo trắng ngần, thơm mùi sữa. 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
 ? Đoạn văn đã cung cấp được những tri thức nào về cây lúa?
 ? Đoạn văn ngoài cung cấp tri thức khách quan còn sử dụng phương thức nào?
- GV dẫn vào bài: Trong văn TM, ngoài tri thức khách quan, để tri thức thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc, người nghe, ta cần vận dụng các hình thức nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Bài học hôm nay ta sẽ làm quen với các hình thức nghệ thuật dùng trong văn bản thuyết minh. 
HS trả lời cá nhân
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
- Mục tiêu: Hiểu được một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ ( bàn).
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 10 phút.
 Hoạt động cá nhân:
? Văn bản thuyết minh là gì?
? Mục đích của VB thuyết minh?
? Các phương pháp thuyết minh đã học?
- Yêu cầu Hs đọc Vb “ Hạ Long đá và nước”: 
? VB này thuyết minh vấn đề gì?
? Vấn đề thuyết minh có khó không? Vì sao?
( Dự kiến: Khó. Vì đối tượng thuyết minh rất trừu tượng. Ngoài việc cung cấp tri thức còn phải truyền tới người đọc cảm giác thích thú)
? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không?
? Vận dụng hiểu biết về các phương pháp thuyết minh ở lớp 8, cho biết văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh chủ yếu nào?
? Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê “ Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng...” thì đã nêu được sự kì lạ của đá nước Hạ Long chưa?
? Để cho đối tượng thuyết minh sinh động, tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào?
? Phương pháp thuyết minh kết hợp ntn với các biện pháp nghệ thuật trong bài?
? Các biện pháp nghệ thuật trong bài sử dụng có tác dụng gì?
? Từ việc tìm hiểu trên hãy nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cần lưu ý điều gì? 
TL cá nhân.
TL cá nhân.
TL cá nhân.
- HS đọc 
TL cá nhân.
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1- Ôn tập văn bản thuyết minh.
- VB TM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, XH bằng các phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 
- Mục đích : cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng, vấn đề...được chọn làm đối tượng để thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh:
 + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 + Phương pháp liệt kê.
 + Phương pháp nêu VD.
 + Phương pháp dùng số liệu.
 + Phương pháp so sánh đối chiếu.
 + Phương pháp phân loại, phân tích.
 2- Viết VB thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
a- Tìm hiểu ví dụ.
- Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của đá, nước Hạ Long.
- VB đã cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng .
- Những phương pháp thuyết minh chủ yếu:
 + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
( đoạn 1).
 + Phương pháp liệt kê ( đoạn 2,3 ).
- Chưa.
- Dùng biện pháp liên tưởng, tưởng tượng qua nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, nhân hóa.
- Kết hợp:
 + Liệt kê với miêu tả. Tác giả kể ra một loạt cách di chuyển của nước Hạ Long:
 x- Có thể để mặc cho con thuyền trôi...
 x- Có thể thả trôi theo chiều gió.
 x- Có thể thong thả khua khẽ.
 x- Có thể hơi nhanh tay một chút.
 x- Có thể bơi...
 x- Có thể như người bộ hành...
 + Liệt kê kết hợp với nhân hóa, tác giả tưởng tượng sự hóa thân không ngừng của đá:
 “Và cái thập loại chúng sinh chen chúc...... biết đâu”; “để rồi ...chưa muốn dứt...”
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật có tác dụng:
 + Giới thiệu được sự kì lạ của đá nước Hạ Long- “ cái vẫn được coi là trơ lì, vô tri nhất để thể hiện cái hồn ríu rít của sự sống”.
 + Đem lại cảm giác thú vị cho du khách tham quan về cảnh sắc thiên nhiên.
b- Ghi nhớ ( sgk tr 13).
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức lý thuyết.
- PP và KT: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: c

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_1_nam_2020_2021.doc