Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 30 - Năm 2020-2021
Tuần 30- Tiết 146- Văn bản. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (TIẾT 1)
(Lê Minh Khuê)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được :
1- Kiến thức.
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ
2- Kĩ năng.
- Đọc- hiểu 1 tp tự sáng tác trong thời kì k/c chống Mĩ cứu nước. Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng trong tác phẩm.
3- Thái độ.
- Trân trọng, tự hào, kính phục lòng d/c của 3 cô gái thanh niên xung phong.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và phát huy truyền thống cao đẹp trong cuộc sống hiện tại, chăm chỉ học tập và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 30 - Năm 2020-2021
Soạn: 12/ 4/ 2021 - Dạy: / 4/ 2021 Tuần 30- Tiết 146- Văn bản. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (TIẾT 1) (Lê Minh Khuê) A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, Hs có được : 1- Kiến thức. - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của ba cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ 2- Kĩ năng. - Đọc- hiểu 1 tp tự sáng tác trong thời kì k/c chống Mĩ cứu nước. Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng trong tác phẩm. 3- Thái độ. - Trân trọng, tự hào, kính phục lòng d/c của 3 cô gái thanh niên xung phong. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và phát huy truyền thống cao đẹp trong cuộc sống hiện tại, chăm chỉ học tập và hoàn thành nhiệm vụ học tập. B- Chuẩn bị: - Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tập truyện của Lê Minh Khuê. - Trò: Chuẩn bị bài, SGK, SGV. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT. - Hình thức: cả lớp. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT - Luật chơi: Cả lớp vừa hát 1 bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết câu hỏi : ? Hãy kể tên những tác phẩm văn học đã học được viết trong thời kì KCC Mĩ ? - Gv gợi dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Nắm sơ lược vài nét về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. - Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo, hợp tác. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian: 15 phút. ? Dựa vào hợp đồng đã giao, nhóm 1 đại diện lên trình bày những hiểu biết về tác giả, nhóm 2 tóm tắt văn bản. - GV chốt. GV hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt nội dung truyện. - Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại. Tóm tắt: Ba cô TNXP ( Thao, Nho, Phương Định) biên chế thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường TS trong thời kì KC chống Mĩ. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn một chút so với Nho và Phương Định. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái trẻ nơi trọng điểm, giữa chiến trường dù rất khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm vấn bình thản, tươi vui hồn nhiên không kém phần LM, đặc biệt gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí, đồng đội dù mỗi người mỗi cá tính. Phương Định- nhân vật chính, người kể chuyện là một cô gái trẻ HN, xinh xắn giàu cảm xúc, thích mơ mộng và hay nhớ về nhứng kỉ niệm thời niên thiếu, những ngày còn ở HN với gia đình và thành phố thân yêu. Phần cuối truyện tập trung miêu tả tâm trạng và hành động của các cô gái trẻ, nhất là Phương Định trong trận phá bom, Nho bị thương. Thao và Phương Định vô cùng lo lắng, săn sóc bạn. Một trận mưa đá trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích. ? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm? ? Nhận xét cách kể chuyện: - Ngôi kể? - Giọng điệu? - Lời văn? ? Phương thức biểu đạt? ? Nhân vật chính của truyện? ? Nhan đề của truyện có ý nghĩa gì? ? Xác định bố cục của đoạn trích, nêu nội dung mỗi phần? - Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh sống, những vẻ đẹp chung và riêng của những cô thanh niên xung phong. - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - Định hướng NL, phẩm chất: + NL : Cảm thụ thẩm mĩ. + Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và phát huy truyền thống cao đẹp trong cuộc sống hiện tại, chăm chỉ học tập và hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Thời gian: 20 phút. ? Không gian mặt đường hiện lên qua những chi tiết nào trong truyện? ( Con đường? Âm thanh của máy bay? Của bom? Cảnh sau đợt bom Mĩ thả ntn?) ? Không gian ấy gợi một cuộc sống ntn? ? Giữa không gian ấy, cuộc sống của ba cô gái được phản ánh ntn? ( Về số lượng? Công việc? Tính chất của công việc? Cảm giác của họ?) ? Vậy cuộc sống của ba cô gái trên không gian mặt đường là hiện thực cuộc sống ntn? ? Có thể gọi không gian mặt đường trên cao điểm là không gian gì? - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm bổ sung. TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung. 1- Tác giả. 2- Tác phẩm. a- Đọc, kể- Tìm hiểu chú thích. - Đọc, kể tóm tắt nội dung đoạn trích. - Tìm hiểu chú thích. b- Tìm hiểu chung * Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1971, lúc cuộc k/c chống Mĩ diễn ra ác liệt. * Cách kể chuyện - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Giọng điệu trần thuật hồn nhiên, nhanh, sử dụng nhiều khẩu ngữ. - Câu văn tự do, linh hoạt. * Phương thức biểu đạt: TS+ MT + BC. * Nhân vật chính: Phương Định. * Nhan đề: Từ ánh nhìn xa xăm của Phương Định qua lời các anh bộ đội lái xe mà ca ngợi h/a mơ mộng, LM, đẹp và trong sáng của những cô gái đang sống, chiến đấu trên cao điểm. * Bố cục: 3 phần P1: Từ đầu đến “Trực máy điện thoại trong hang”: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của tổ trinh sát mặt đường. P2: Tiếp đến “Những lời tôi tự bịa ra nữa”: Một lần phá bom của tổ trinh sát. P3: Còn lại: Cảm xúc trước trận mưa II- Phân tích 1- Hoàn cảnh sống của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường. a- Không gian mặt đường. - Con đường: + Bị đánh lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn. + Không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy, thân cây, tảng đá, thùng xăng, thành ô tô méo mó han gỉ - Tiếng máy bay rít: + Máy bay trinh sát rè rè. + Phản lực gầm gào( tr115) rót vào tai những cảm giác khó chịu, căng thẳng. - Tiếng bom nổ ( tr115): + Đất dưới chân chúng tôi rung, khăn mặt cũng rung....cơn sốt. Khói lên cửa hang bị che lấp, không thấy mây và bầu trời". - Hình ảnh bom: ( tr117) " quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất". - Tiếng bom nổ chậm: một thứ tiếng kì quái đến váng óc....mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu". - Sau đợt bom: vắng lặng đến phát sợ, câu còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung... ( tr116) Cao điểm bây giờ thật vắng, chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. -> Cuộc sống căng thẳng , ác liệt; hiểm nguy đe doạ, cái chết rình rập con người; con đường bị phá huỷ bất cứ lúc nào. - Con người: + Số người: ba cô gái( được biên chế thành tổ trinh sát mặt đường). + Công việc: Ngồi trong hang, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ, khi cần có thể phá bom. + Tính chất công việc: nguy hiểm . Có thể "bị bom vùi luôn". " Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh". . Chạy trên cao điểm cả ban ngày. đó không phải là chuyện chơi(tr 114): "Thần chết không phải là tay thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột quả bom". + Cảm giác: căng thẳng" thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. + Đổ máu thường diễn ra " máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra ngấm vào đất..." (tr118). -> Hiện thực cuộc sống nguy nan, khẩn trương, chấp nhận hi sinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo. => Không gian mặt đường trên cao điểm là không gian chiến tranh ác liệt. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết 1. - PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Trình bày một phút. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. - TG: 5' ? Từ việc phân tích hãy chỉ ra sự đối lập giữa hai vùng không gian trong đoạn trích " Những ngôi sao xa xôi"? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức ở tiết 1 để viết đoạn văn . - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu của em về nhan đề “ Những ngôi sao xa xôi”. Họat động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc: truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Tóm tắt đoạn trích, nắm chắc nội dung vừa phân tích. - Chuẩn bị tiếp nội dung cho giờ sau. ............................................................................................................................................. Soạn: 12/ 4/ 2021 - Dạy: / 4/ 2021 Tiết 147- Văn bản. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (TIẾT 2) (Lê Minh Khuê) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. - Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh sống, những vẻ đẹp chung và riêng của những cô thanh niên xung phong. - Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề - Hình thức: cá nhân, cặp đôi. - Định hướng NL, phẩm chất: + NL : Cảm thụ thẩm mĩ. + Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và phát huy truyền thống cao đẹp trong cuộc sống hiện tại, chăm chỉ học tập và hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Thời gian : 20 phút. ? Đối lập với không gian ấy là không gian nào? ( HS : Không gian hang đá) ? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào? ? Nhận xét gì về cuộc sống của họ trong không gian hang đá? ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? ? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến lửa Trường Sơn trong những năm chống Mĩ? - GV: Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, 3 cô gái đều là những người còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung. ? Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh những nét tính cách, phẩm chất chung của họ? ( GV: Được giao nhiệm vụ trinh sát mặt đường, họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Chẳng cần tăng cường, ba cô gái vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình). ? Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ? So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ... TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung. II- Phân tích 1- Hoàn cảnh sống của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường. a- Không gian mặt đường. b- Không gian hang đá: ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm - Sự nghỉ ngơi: (tr114) Chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác: " Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột; nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nghe ca nhạc; hoặc có thể nghĩ lung tung. - Tiếng hát: (tr114)"Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra lời mà hát. Chị Thao hát. - Đòi ăn kẹo : (tr117) "Nho vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... - Biểu hiện dáng vẻ trẻ trung: chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng". - Đón mưa đá: vui thích cuống cuồng: Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!" -> Không gian êm dịu, bình yên, tươi trẻ, hồn nhiên vui tươi. Hay có thể gọi đó là không gian bình yên. => Sự tương phản: - Khốc liệt>< bình yên. - Căng thẳng>< êm dịu. - Đe doạ sự sống>< bảo toàn sự sống. => Trường Sơn- nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt của giặc Mĩ. Nơi quân ta dũng cảm chiến đáu đương đầu với giặc để giải phóng miền Nam thân yêu thống nhất đất nước. 2- Tính cách, phẩm chất của ba cô gái thanh niên xung phong: a- Tính cách, phẩm chất chung: - Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. - Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. - Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó ngay cả những giờ phút bình yên cũng như khi đối mặt với nguy hiểm. - Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương. => Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết 1. - PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Trình bày một phút. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. - TG: 5' ? Từ việc phân tích hãy chỉ ra sự đối lập giữa hai vùng không gian trong đoạn trích " Những ngôi sao xa xôi"? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức ở tiết 1 để viết đoạn văn . - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất chung của những cô thanh niên xung phong. Họat động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc: truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Tóm tắt đoạn trích, nắm chắc nội dung vừa phân tích. - Chuẩn bị tiếp nội dung cho giờ sau. .............................................................................................................................................Soạn: 12/ 4/ 2021 - Dạy: / 4/ 2021 Tiết 148- Văn bản: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI(T3) ( Lê Minh Khuê) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. ? Chị Thao có nét tính cách gì? ? Những biểu hiện ấy cho thấy tính cách nhân vật chị Thao ntn? ? Nhân vật Nho hiện lên với những vẻ đẹp nổi bật nào? ? Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì? ? Phương Định xuất thân ở đâu? ( Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm làm nở tung trong cô bao niềm vui thơ trẻ: Cô nhớ mẹ, nhớ cái cửa số căn nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố). ? Những kỉ niệm về thời học sinh, gia đình, thành phố có ý nghĩa ntn khi cô ở chiến trường? ? Về hình dáng, Phương Định tự nhận thấy ntn? ? Cô có cá tính gì? ? Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô? ? Hãy nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung đoạn trích vừa học? TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân II- Phân tích b- Cá tính riêng: * Chị Thao: - Nhiều tuổi hơn Nho và Định, ít nhiều từng trải không dễ hồn nhướch. Mơ ước về tương lai có vẻ thiết thực, chín chắn hơn, nhưnh không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. - Trong công việc: chị rất dũng cảm, dứt khoát trong việc phân công cho hai em: " Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ". - Chị Thao cũng rất bình tĩnh trước thử thách " Chị Thao móc bánh quy trong túi thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.". - Thích hát, thích chép bài hát nagy cả những bài do Phương Định bịa ra. - Thích làm duyên: " Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị hay tỉa đôi lông mày nhỏ như cái tăm". - Rất sợ máu và sợ vắt: Thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét. Chị quyết liệt trong chiến đấu, nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy. -> Can đảm trong công việc, mềm yếu trong tình cảm. * Nho: - Lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu hoa loè loẹt. - Chiến đấu dũng cảm, bị thương cũng không kêu ca, không cho gọi điện về đơn vị. - Thích ăn kẹo. " quần áo ướt sũng Nho đòi ăn kẹo". => Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật. * Nhân vật Phương Định: - Là một nữ sinh của thủ đô thanh lịch. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư lự bên người mẹ, một căn nhà nhỏ ở một đường phố yên tĩnh, êm đềm. - Vào chiến trường đã ba năm, vượt qua bao thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai. Những kỉ niệm tuổi học trò về gia đình góc phố vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến tranh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. - Hình dáng: 2 bím tóc dày, một cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn; cái nhìn xa xăm. - Cá tính: + Thích ngắm mắt mình trong gương. + Rất mê hát đến nỗi thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. + Thích mưa đá. + Thích ngồi bó gối mơ màng + Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ. - Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận - Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm. Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì. - Trong một lần phá bom: + Không đi khom.. + Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom.Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi. Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ... -> Tâm lí nhân vật được tả rất tỉ mỉ: hồi hộp lo lắng, căng thẳng, đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế. * Nhận xét: Tâm hồn Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp. III- Tổng kết: 1- Nghệ thuật: kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên.. 2- Nội dung: Ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố: - Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm. - PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Trình bày một phút. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. - TG: 5' ? Phương Định trong truyện là một cô gái ntn?. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về tác phẩm để viết đoạn văn nghị luận cảm nhận về nhân vật. - PP: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong “ Những ngôi sao xa xôi”. Họat động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc: truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” - Học nắm chắc nội dung bài. - Chuẩn bị kĩ phần ôn tập truyện. ..... Soạn: 26/ 10/ 2020- Dạy: / 11/ 2020 Tiết 149+150: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGƯỜI LÍNH TRONG MẮT EM. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: Xây dựng được kịch bản và diễn tiểu phẩm theo chủ đề Người lính sau chiến tranh. 2- Về kĩ năng: Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về kịch bản sân khấu, diễn xuất theo kịch bản tự viết. 3- Về thái độ: Hoàn thành các sản phẩm theo chủ đề : bài viết, vẽ, bài phỏng vấn. => Định hướng năng lực, phẩm chất : - Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác. - Phẩm chất: Yêu lí tưởng cao đẹp của thế hệ cha anh, chăm chỉ tìm tòi tri thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. B- Chuẩn bị: + Thầy: Giáo án trải nghiệm. + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài. C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học. - Phương pháp và kĩ thuật: động não. - Hình thức: Cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tư duy sáng tạo. + Phẩm chất: Yêu lí tưởng cao đẹp của thế hệ cha anh. - Thời gian: 5 phút. * Ổn định tổ chức. * Khởi động vào bài mới : Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi người lính mà em được biết. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt ? Đọc sgk Ngữ văn 9 và thống kê những tác phẩm xuất hiện hình ảnh người lính: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng. Tổ/c hoạt động nhóm: 5’ ( PP dự án) - Chia nhóm, giao nhiệm vụ: + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên: + Nhiệm vụ: Tra cứu thông tin theo các cụm từ khóa “ Người lính trong kháng chiến chống Pháp” , “ Người lính trong kháng chiến chống Mĩ”, “ Người lính trong thời bình”, “ khó khăn của cuộc đời người lính”, “ tình đồng chí, đồng đội”,... Liên hệ phỏng vấn với một bác cựu chiến binh ở địa phương, một số người lính trong doanh trại quân đội hiện nay( có thể sử dụng máy quay, ghi âm để hỗ trợ). Lên danh sách các câu hỏi phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn cần làm rõ những vấn đề sau: + Nhân vật đó là ai?( bác cự chiến binh hay người lính trong quân đội) + Nếu là cựu chiến binh : bác tham gia chiến đấu vào khoảng thời gian nào? Kỉ niệm bác nhớ nhất trong chiến tranh là gì? Điều bác muốn nhắc nhở thế hệ trẻ hiện nay là gì? + Nếu là người lính trong quân đội : anh đang công tác trong doanh trại nào? Nhật kí một ngày làm việc của anh có gì đặc biệt? Anh có suy nghĩ gì khi được trở thành người lính phục vụ trong quân đội nhân dân VN? - Tiến hành hoạt động: + Từng HS tiến hành cá nhân. + Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm, phỏng vấn được theo từ khóa đã được phân công. + Những nét tiêu biểu của người lính qua các thời kì : KC chống Pháp, KC chống Mĩ, + Tâm tư người lính sau chiến tranh ( những cựu chiến binh) + cuộc sống của người lính trong giai đoạn hiện nay. + Những điều học được từ tấm gương người lính. + Tranh, thơ tự sáng tác theo chủ đề. Bước 1: Xác định nội dung kịch bản. Nhóm bàn bạc và thống nhất nội dung kịch bản( nội dung kịch bản phải mang tính nhân văn, có khả năng phát triển thành các chuỗi tình tiết, câu chuyện). Bước 2: Xây dựng ý tưởng, bố cục cho kịch bản. Cấu trúc một kịch bản thông thường có các phần: + Đặt vấn đề: khởi đầu, biến cố, nút thắt kịch tính thứ nhất. + Phát triển vấn đề: xung độtm nút thắt kịch tính thứ hai, xung đột, cao trào. + Giải quyết vấn đề : cao trào, gỡ nút. Bước 3: Phân cảnh, hoàn thiện kịch bản. Bước 4: Dự kiến thời lượng cụ thể, những đạo cụ đi kèm cho từng phân cảnh . + Thời lượng phụ thuộc vào lời thoại và nhạc đệm lồng vào trong từng phân cảnh. + Thời lượng của một phân cảnh phải đủ dài để truyền đạt được nội dung và ý tưởng của phân cảnh. Bước 1: Cả nhóm cùng thống nhất, lên ý tưởng cho buổi biểu diễn. + Hình thức tổ chức: biểu diễn tiểu phẩm kết hợp với trưng bày các sản phẩm về chủ đề( thời gian chuẩn bị: 2 tuần, thời gian trưng bày và biểu diễn tiểu phẩm: 2 tiết học) + Địa điểm tổ chức: Lựa chọn một trong các địa điểm như lớp học, phòng học bộ môn, phòng chức năng) + Cách thức tuyên truyền, quảng bá: phát thanh trên loa của trường trong các giờ ra chơi, dán áp phích quảng cáo trên hành lang, ngoài cửa lớp. Bước : Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo nội dung các công việc: + Tiểu phẩm: - Chọn đạo diễn, diễn viên. - Mỗi diễn viên chọn một mã số bình chọn. - Tập kịch( lên kế hoạch tập luyện cụ thể). - Chuẩn bị âm thanh, đạo cụ, trang phục phù hợp. - Sau mỗi buổi tập cần họp nhóm rút kinh nghiệm. + Sưu tầm ảnh, viết bài về hình ảnh người lính qua các thời kì: - Bài phỏng vấn người lính trong thời đại ngày nay. - Viết lời thuyết minh, giới thiệu, chú thích cho các hình ảnh, tranh vẽ,... Bước 3: Các thành viên trong nhóm thực hiện theo nhiệm vụ phân công. - HS đọc - Thống kê I- Tìm kiếm thông tin. Thông tin từ SGK. Thông tin từ các nguồn khác. II- Xử lí thông tin. III- Xây dựng ý tưởng, sáng tác kịch bản sân khấu. IV- Chuẩn bị biểu diễn tiểu phẩm. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức : Cá nhân. - Hình thành năng lực, phẩm chất: + Tự học. + Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ. - Thời gian: 3'. ? Hãy đọc một bài thơ, hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện đề tài về người lính. Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết người lính xưa và nay để sưu tầm thơ ca, phóng sự, clip về người lính. - PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - Định hướng năng lực, phẩm chất: + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Chăm chỉ tự tìm tòi tri thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, clip tự quay, phóng sự về người lính trong thời đại hiện nay. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, làm phóng sự, quay clip về người lính. - Chuẩn bị: Kịch bản, tranh ảnh sưu tập đã sưu tầm.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_30_nam_2020_2021.doc