Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 33 - Năm 2020-2021

Tuần 33- Tiết 156- Tiếng Việt

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TIẾP)

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1- Kiến thức

- Hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu

- Hệ thống hoá kiến thức thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành.

2- Kĩ năng.

- Tổng hợp kiến thức về câu. Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.

3- Thái độ.

- Độc lập, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập.

4- Định hướng năng lực, phẩm chất:

- Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo .

- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ

B- Chuẩn bị:

- GV : sgk, sgv, Giáo án.

- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.

 

doc 22 trang phuongnguyen 20380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 33 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 33 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 33 - Năm 2020-2021
Soạn: 10/4/ 2018 - Dạy:	 /4/ 2018	 
Tuần 33- Tiết 156- Tiếng Việt 
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TIẾP)
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1- Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về thành phần câu
- Hệ thống hoá kiến thức thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài thực hành.
2- Kĩ năng.
- Tổng hợp kiến thức về câu. Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
3- Thái độ.
- Độc lập, sáng tạo, nghiêm túc trong học tập.
4- Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác sáng tạo ...
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ
B- Chuẩn bị:
- GV : sgk, sgv, Giáo án.
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi HÁT THEO CHỦ ĐIỂM.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới : 
- Cách tiến hành trò chơi Hát theo chủ điểm Tình bạn.
 + Gv phổ biến luật chơi: Có hai đội chơi, trong thời gian 5 phút mỗi đội sẽ hát theo hiệu lệnh của GV. Khi GV đưa ra một từ nào đó về chủ đề Tình bạn, hai đội sẽ đưa ra tín hiệu để giành quyền hát trước. Lần lượt đến hết 5 phút, đội nào giành nhiều quyền hát và hát đúng, đội đó sẽ chiến thắng. 
 + Kết thúc trò chơi, Gv biểu dương đội thắng cuộc.
- Gv dẫn vào bài mới.	
Hoạt động 2: Ôn luyện kiến thức đã học.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
? Thành phần chính là gì?
? Kể tên các TP chính?
? CN, VN là gì? Nêu dấu hiệu nhận biết?
? Các thành phần phụ đã học (trạng ngữ, khởi ngữ ?)
? TN thường đứng ở vị trí nào? Td?
? Khởi ngữ là gì?
- H/S đọc 3 VD a, b, c SGK: Phân tích các thành phần của câu?
(Thành phần CN, VN, Trạng ngữ, khởi ngữ)
? Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu?
? Các thành phần biệt lập đó dùng để làm gì?
? Cho VD cụ thể?
- H/S đọc BT2 trang 145
? Chỉ rõ các thành phần biệt lập trong phần a b c d e?
? Tác dụng của nó ntn?
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
? Thế nào là câu đơn?
- H/s đọc BT1 phần a b c d e trang 146
? Tìm CN, VN trong các câu?
- H/S đọc BT2 phần a b c trang 147? Xác định câu đặc biệt?
? Khái niệm về câu ghép?
- H/s đọc BT1 mục II trang 147:
? Tìm câu ghép?
- HS đọc BT2, chỉ rõ các kiểu q/h về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép
? Tìm câu rút gọn?
? Rút gọn ntn?
- H/s đọc BT2:
? Tìm bộ phận của câu đứng trước được tách ra?
? Tác dụng ntn?
- H/s đọc BT 3:
- G/V: hướng dẫn HS cách biến đổi.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề..
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
? Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?
- H/s: đọc BT 1:
? Tìm các câu nghi vấn?
? Cách dùng các câu nghi vấn đó có để hỏi không?
- H/S đọc BT 2:
? Tìm câu cầu khiến? Chúng dùng để làm gì?
(Chú ý: Mục đích của các câu cầu khiến có khác nhau)
- H/S đọc BT3:
- G/V hướng dẫn H/S BT3
C- Thành phần câu:
I- Thành phần chính và thành phần phụ:
1- Thành phần chính: Là những thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt 1 ý tương đối trọn vẹn
- Các thành phần chính: CN; VN.
 + CN: là TP chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở VN.
 CN thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
 + VN: là TP chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? là gì?
2- Thành phần phụ:
a- Trạng ngữ: 
* Về vị trí: Thường đứng ở đầu câu nhưng cũng có khi đứng ở giữa câu hoặc cuối câu.
* Tác dụng: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...được diễn đạt ở nòng cốt câu.
* Dấu hiệu hình thức: được ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy.
b. Khởi ngữ: Là Tp câu đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói tới trong câu.
* Dấu hiệu: Có thể quan hệ từ “về, với, đối với” vào trước TP khởi ngữ
3- Phân tích thành phần của các câu sau:
a- Đôi càng tôi/ mẫm bóng.
 CN VN (Tô Hoài)
b- Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng
 TR.N
tôi, mấy người học trò cũ /đến sắp hàng 
 CN VN
dưới hiên rồi đi vào lớp.
 (Thanh Tình)
c- Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc,
 K.N
nó / vẫn là người bạn trung thực, chân 
CN VN
thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng 
 VN
không bao giờ biết nịnh hót hay hay độc ác.
II- Thành phần biệt lập
1- Các thành phần biệt lập, dấu hiệu nhận biết:
- Thành phần tình thái: Là TP được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu.
- Thành phần cảm thán: Là TP được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói(vui, buồn, mừng giận) 
- Thành phần gọi - đáp: Là TP được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú: Là TP được dùng để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu.
® Dấu hiệu nhận biết TP biệt lập: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc nói trong câu?
2- Tìm thành phần biệt lập:
a- Có lẽ: Tình thái. 
b- Ngẫm ra: Tình thái
c- Dừa xiêm thấp lè tè quả tròn...dừa nếp....dừa lá đỏ.....(Thành phần phụ chú)
d- Bẩm: gọi - đáp. 
 Có khi: Tình thái
e- Ơi: Gọi - đáp.
D- Các kiểu câu
1- Câu đơn
* Khái niệm?
* Bài tập 1: Tìm CN, VN trong các câu đơn?
a. Nhưng nghệ sĩ/ không ghi lại...
 CN VN
b. Không, lời gửi của 1 N.Du, 1 Tôn- xtôi/ cho nhân ...
 CN VN
c. Nghệ thuật/ là tiếng nói của t/c
 CN VN
d. Tác phẩm/ vừa là kết tinh của tâm hồn.
 CN VN
e.........Anh/ thứ sáu...
 CN VN
Bài tập 2: Xác định câu đặc biệt:
a- Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
 - Tiếng mụ chủ.
b- Một anh thanh niên hai mươi tuổi!
c- Những ngọn đèn...thần tiên.
- Hoa trong công viên.
- Những quả bóng 1 góc phố.
- Tiếng rao trên đầu.
- Chao ôi, có thể cái đó.
2- Câu ghép
* Khái niệm
* Bài 1: Tìm câu ghép trong bài tập 1
a- Anh gửi vài tác phẩm vào đời sống chung quanh.
b- Nhưng vì bom nỏ gần, Nho bị choáng váng.
c- Ông lão vừa nói hả hê cả lòng.
d- Còn nhà họa sĩ đẹp 1 cách kì lạ.
e- Để người con gái trả lại cho cô gái.
* BT2
a, c: qh bổ sung
b, d: qh nguyên nhân
e: qh mục đích
* Bài tập 3
a- qh tương phản
b- qh bổ sung
c- qh điều kiện, giả thiết.
* Bài 4:
 Nguyên nhân: Vì quả bom trên không.
 Nên hầm bị sập.
 Điều kiện: Nếu quả bom thì hầm bị sập.
 Tương phản: Quả bom khá gần nhưng hầm bị sập.
 Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập tuy quả bom nổ khá .
3- Biến đổi câu:
1- BT 1: Câu rút gọn
- Quen rồi
- Ngày nào ít! Ba lần
2- BT 2:
a- Và làm việc có khi suốt đêm
b- Thường xuyên
c- Một dấu hiệu chẳng lành
® Mục đích: Tách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
3- BT 3: Biến đổi câu chủ động hành câu bị động.
a- Đồ gốm được người thợ thủ công VN làm ra khá sớm.
b- Một cây cầu lớn sẽ được Tỉnh ta bắc tại khúc sông này.
c- Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV- Các kiểu câu ứng dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau:
( HS trả lời)
1- Bài tập 1:
Các câu nghi vấn:
+ Ba con, sao con không nhận?
+ Sao con biết là không phải?
-> (Dùng để hỏi)
2- Bài tập 2:
a- Ở nhà trông em nhé!
- Đừng có đi đâu đấy.
® Dùng để ra lệnh.
b- Thì má cứ kêu đi ® Dùng để yêu cầu
c- Vô ăn cơm! ® Dùng để mời.
3- Bài tập 3:
- Sao mày vậy hả? ® Đó là câu có hình thức là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
- Trước câu nói của anh Sáu, tác giả đã miêu tả: giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- PP và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Sáng tạo.	
 + Chăm chỉ.
 	Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn, phân loại câu theo cấu tạo Ngữ pháp.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
Học, nắm chắc nội dung bài học;
 Giờ sau KT Văn phần truyện.
.........................................................................................................................................
Soạn: 	8/ 4/ 2019- Dạy: /4/ 2019 	 
Tiết 157- Văn bản: 
KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài KT, Hs nắm được :
1- Kiến thức
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của H/S về các tác phẩm truyện hiện đại VN trong chương trình lớp 9.
2- Kĩ năng.
- H/S được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn. 
3- Thái độ.
- Nghiêm túc, tự giác, độc lập, sáng tạo khi làm bài
4- Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, biên soạn đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm...
* Ma trận: 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Bến quê	
Nhớ được tác giả và thời điểm sáng tác của truyện
Hiểu được đặc điểm của truyện và đặc điểm của nhân vật.
Biết viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Sốđiểm:0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
Số câu:4
Số điểm:5,5
Tỉ lệ 55%
Những ngôi sao xa xôi
Nhận biết được nghệ thuật khắc họa nhân vật, ngôi kể.
Nhớ và tóm tắt được truyện.
Hiểu được nội dung của truyện.
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Số câu:1
Số điểm3
Tỉ lệ 30%
Số câu:1
Sốđiểm:0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu:4
Số điểm:4,5
Tỉ lệ %
T. số câu:
T. số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
 Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Số câu: 3
 Số điểm:1,5
Tỉ lệ:15%
Số câu: 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:8
Số điểm:10
Tỉ lệ100 %
* Đề bài:
I- Trắc nghiệm: (3đ).	
	 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất vào bài KT (C1-> C6)
Câu 1(0,5đ): Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác của truyện ngắn "Bến quê"? 
A- Tô Hoài sau 1975. B- Nguyễn Khải 1954-1975
C- Nguyễn Minh Châu: Kháng chiến chống Mĩ. D- Nguyễn Minh Châu: Sau 1975. 
Câu 2(0,5đ): Dòng nào không phải là đặc điểm của truyện ngắn “Bến quê”? 
A- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật. 
B- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
C- Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động của nhân vật.
D- Xây dựng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.
Câu 3(0,5đ): Nhận định nào sau đây đúng về nhân vật Nhĩ?
A- Là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống quê hương.
B- Là người đi nhiều, biết nhiều nhưng lại có tình cảm hời hợt với quê hương.
C- Là người suốt đời không đạt được điều gì.
D- Là người suốt đời sống trong đau khổ, dằn vặt.
Câu 4(0,5đ): Nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” được khắc họa ở những phương diện nào?
A- Tâm trạng. B- Hành động. C- Ngoại hình. D- Cả 3 phương diện trên.
Câu 5(0,5đ): Nội dung chính được thể hiện qua truyện “Những ngôi sao xa xôi” là gì?
A- Vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn.
B- Vẻ đẹp của những thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
C- Vẻ đẹp của những người lính công nông binh trên con đường Trường Sơn.
D- Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
Câu 6(0,5đ): Ngôi kể truyện “Những ngôi sao xa xôi” giống tác phẩm nào dưới đây?
A- Bến quê.	 B- Cố hương. 	 C- Làng.	 D- Lặng lẽ Sa Pa.
II- Tự luận ( 7đ)
Câu 7 (3đ): Tóm tắt truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” từ 10- 12 câu.
Câu 8 (4đ): Viết đoạn văn từ 15- 20 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn "Bến quê"? 
* ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: 
I- Trắc nghiệm( 3đ) Hs chọn đúng đáp án, mỗi đáp án đúng được 0,5đ.
Mức đạt: Trả lời đúng các đáp án nêu bên dưới.
Mức không đạt: Không làm bài hoặc có câu trả lời khác.
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
Mức đạt
 D
 C
 A
 D
 B
 B
II- Tự luận ( 7đ)	
Câu 7(3đ): 
* Yêu cầu về hình thức: Hs cần tóm tắt ngắn gọn bằng lời văn của bản thân.
* Yêu cầu về nội dung: Hs tóm tắt được truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” từ 10- 12 câu.
* Cách cho điểm: 
- Mức tối đa 2,5- 3đ: Đảm bảo tốt yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa dưới 2,5 đ : Đảm bảo chưa tốt các yêu cầu nêu trên.
Câu 8(4đ) : 
* Yêu cầu về hình thức:
Hs viết được đoạn văn khoảng 15-> 20 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê:
* Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo nội dung sau
 + Với thiên nhiên, cảnh vật của quê hương, đặc biệt là hình ảnh của bãi bồi bên kia sông rất đỗi bình dị mà Nhĩ yêu tha thiết, khao khát.
 + Với người vợ giàu hi sinh, tần tảo với những người xung quanh mà Nhĩ thấm thía.
 + Cảm xúc của Nhĩ giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn.
® Những cảm xúc, suy nghĩ có ý nghĩa khái quát, biểu trưng gửi gắm triết lí sâu xa về cuộc đời con người. Hãy biết quý yêu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc trong cuộc đời thức tỉnh về những giá trị của những vẻ đẹp ấy.
* Cách cho điểm:
- Mức tối đa: 3-4 đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu nêu trên.
- Mức chưa tối đa: 2- 2,5đ: Đảm bảo chưa thật tốt những yêu cầu nêu trên.
- Mức chưa đạt: Chưa đảm bảo được những yêu cầu.
2. Trò : Giấy, bút và đồ dùng khác .
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động:
* Ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra.
 - Phát đề kiểm tra và làm bài.
 - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng:
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật đặc sắc những tác phẩm văn học hiện đại, biết cách vận dụng nghệ thuật vào làm văn miêu tả cảnh, tả người.
- Chuẩn bị: Con chó Bấc.
.........................................................................................................................................
Soạn: 8/ 4/ 2019- Dạy: / 4/ 2019
Tiết 158- Văn bản: 	
CON CHÓ BẤC
 (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã- Giắc Lân - Đơn)
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1- Kiến thức.
- Hiểu được Lân-đơn đã có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về con chó trong đoạn trích.
- Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó bấc.
2- Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc- phân tích văn học nước ngoài.
3- Thái độ.
- Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật
4- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV, tiểu thuyết " Rô-bin-xơn Cru-xô ".
- Trò: Chuẩn bị bài, SGK, SGV.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: khởi động.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức( 1 phút)
* Khởi động vào bài :
- Cho học sinh xem đọan clip phim Tiếng gọi nơi hoang dã.
- Gv dẫn vào bài : Ở lớp 8, các em đã từng biết đến trang truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O-hen-ri, một câu chuyện cảm động về tình cảm ám áp, sự hi sinh thầm lặng mà cao cả giữa những con người nghèo khổ nước Mĩ. Hôm nay cô trò chúng ta một lần nữa lại có dịp đến với nền văn học Mĩ, tiếp cận với tiểu thuyết “ Tiếng gọi nơi hoang dã” của nhà tiểu thuyết Giắc Lân-đơn. Để hiểu được giá trị nhân văn đậm nét trong sáng tác của ông, cô cùng các em bước vào tiết 158- Văn bản “ Con chó Bấc”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: đặt câu hỏi, học hợp đồng.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ	
Thời gian: 15 phút.	
? Dựa vào hợp đồng đã giao, nhóm 1 đại diện lên trình bày những hiểu biết về tác giả, nhóm 2 tóm tắt văn bản.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Đại diện hs trình bày, các nhóm bổ sung.
- GV chiếu hình ảnh về tác giả thời niên thiếu và khi trưởng thành:
- Gv vừa chiếu, vừa diễn giảng.
? Cuộc đời nhà văn có ảnh hưởng gì tới sáng tác của ông không? 
- Gv dg
? Kể tên những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn?
- GV chiếu tác phẩm, dg: Có điều kiện các em sẽ tìm đọc tác phẩm để hiểu thêm về cách viết của nhà văn.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “ Tiếng gọi nơi hoang dã”?
( Gv: trong bối cảnh nước Mĩ sục sôi với giấc mộng tìm vàng. Vì những quặng vàng mà người ta đổ xô về những miền giá lạnh, Bắc cực. Thậm chí là sẵn sàng bắn giết và tàn sát lẫn nhau). 
? Quan sát phần chú thích SGK, hãy tóm tắt tác phẩm?
- Gv chiếu, dg.
- Đọc giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm.
- GV- HS đọc.	
? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
? VB thuộc thể loại gì?
? VB được chia làm mấy phần? nội dung từng phần?
? Nhận xét về độ dài của ba phần trong bố cục? Độ dài ấy giúp thể hiện dụng ý nào của người viết?
( GV chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về quan hệ tình cảm giữa Thoóc-tơn với Bấc, giữa Bấc và Thoóc-tơn, ta đi vào phần phân tích)
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm.
- Thời gian : 20 phút.
- Quan sát vào đoạn hai của bài:
? Tình cảm của Thoóc-tơn với những con chó của anh và với riêng Bấc được thể hiện qua những chi tiết nào?
 + Trước hết là với những con chó khác?
 + Với Bấc?	
- HS tìm, Gv chiếu.
? Việc chăm sóc chúng như con cái của anh chứng tỏ tình cảm nào giữa anh và chúng?
( HS: Tình cảm cha con ruột thịt).
? Việc không quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời thân mật, vui vẻ trò chuyện lâu với chúng chứng tỏ điều gì?
( HS: Anh coi chúng như con người, những người bạn).
? Với Bấc, thói quen túm chặt đầu Bấc, dựa đầu anh vào đầu nó, rủa những tiếng rủ rỉ còn chứng tỏ anh dành tình cảm cho con vật này ra sao?
( HS: Anh yêu quý Bấc, tình cảm ấy thân thiết còn hơn cả những con chó khác của anh). 
? Đoạn văn nói về tình cảm của Thoóc-tơn với những con vật của mình, tác giả dùng nghệ thuật gì?
- Gv chiếu.
? Khi thấy Bấc biểu lộ tình cảm, Thoóc-tơn muốn kêu lên : “ Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”. Nhận xét về kiểu câu văn?
Lời văn biểu cảm trực tiếp này nói lên điều gì? 
- Gv chiếu:
? Những chi tiết trên nói gì về tình cảm của Giôn Thoóc-tơn với loài vật? 
- Gv ghi bảng
( Gvdg: Có lẽ vì tình yêu thương loài vật nên Thoóc-tơn đã cảm hóa được bản tính hoang dã và giành lại được niềm tin, sự trung thành tuyệt đối của Bấc.
? TL: Với Bấc thì Giôn Thoóc-tơn là ông chủ như thế nào?
( GV chuyển ý: Với Bấc, Giôn Thoóc-tơn đúng là một ông chủ lí tưởng. Vậy tình cảm của Bấc với ông chủ lí tưởng ấy ra sao, ta cùng tìm hiểu phần 2).
- Quan sát vào đoạn đầu của truyện:
? Cuộc sống của Bấc được giới thiệu ở những thời điểm nào?
( HS: - Trước và sau khi gặp chủ mới là Thoóc- tơn).
? Trước khi gặp Thoóc- tơn, cuộc sống của Bấc diễn ra ở đâu? Nhiệm vụ của Bấc khi đó là gì?
- Gv chiếu 
? Bấc có cảm nhận ntn về quãng đời này?
- Gv chiếu
( Với thẩm phán Mi-lơ, tình cảm của Bấc vẫn có cái gì xa cách, vẫn không có gì nhiều hơn “ cái ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh)
? Từ đó ta có thể hiểu, tại nhà thẩm phán Mi-lơ, Bấc có cuộc sống ntn ?
- Gv ghi bảng
- Gv chuyển ý: Nhưng cuộc đời của con chó Bấc không dừng lại ở đó. Nó không may mắn nên bị bắt cóc lên vùng Bắc cực để kéo những cỗ xe trượt tuyết cho những kẻ tìm vàng. Nó đã bị mua đi bán lại cho nhiều ông chủ khô khan, tàn bạo. Cuộc sống thay thầy đổi chủ xoành xoạch	 như thế, cộng với việc chứng kiến đồng loại con người tàn sát lẫn nhau tạo cho nó một bản tính của một loài chó hoang. Nhưng: 
? Điều gì đã phát sinh ra bên trong tình cảm của Bấc khi gặp chủ mới là Thoóc- tơn?
- Gv chiếu
? Em hiểu “tình yêu thương thực sự” là gì ?
( HS: - Tình yêu thương đến độ sâu sắc, chân thành nảy sinh từ bên trong tình cảm của Bấc) 
? Bấc đã cảm nhận được những gì từ tình yêu thực sự này?
- Gv chiếu
? Em hình dung gì về trạng thái tình cảm "sôi nổi, nồng cháy, cuồng nhiệt"?
( HS: Trạng thái tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, tràn đầy không gì kìm hãm nổi đang diễn ra trong nội tâm khi được yêu thương).
? Còn sự thương yêu đến mức tôn thờ là gì ?
( là sự quý trọng, cảm phục, ngưỡng mộ người mình yêu thương).
? Em cảm nhận gì về cuộc sống của Bấc từ khi gặp chủ mới Thoóc- tơn?
- Gv ghi bảng:
? Vì sao con vật như Bấc lại có được tình cảm sâu sắc đến như vậy với Thoóc-tơn? 
* Thảo luận nhóm: 5 phút
- Bước 1: Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 Gv chiếu câu hỏi thảo luận: 
? Hãy chỉ ra cách biểu hiện tình cảm, tâm trạng của Xơ- kít, Ních, Bấc( những con chó trong bầy chó của Thoóc-tơn). Nêu những nhận xét về những biểu hiện đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
 + Hs làm việc cá nhân 2 phút, hợp tác nhóm 3 phút.
 + Đại diện nhóm trình bày: 
Nhóm 1- Sơ kít. 
Nhóm 2: Nick. 
Nhóm 3- Bấc. 
 + Các nhóm bổ sung.
 + GV chốt kiến thức.
(Gv: Tất nhiên tình cảm ấy không phải với chủ nào Bấc cũng có được)
- Quan sát toàn bộ đoạn văn miêu tả tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn và: 
? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn này? 
- Gv chiếu
? Với những biện pháp nghệ thuật ấy, tác giả đã khẳng định được điều gì? 
- Gv ghi bảng
? Miêu tả tinh tế thế giới nội tâm một con vật, điều đó chứng tỏ tác giả là người như thế nào?
( Hs: Tác giả hẳn là người am hiểu thế giới loài vật, có tâm hồn nhân ái biết yêu thương
( Gv: Nếu không phải là một người am hiểu và gần gũi với loài động vật này, nếu thiếu đi cảm hứng yêu thương, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ có được một con chó Bấc chinh phục mạnh mẽ với bạn đọc trên toàn thế giới đến như vậy. Người đọc sẽ còn nhớ mãi hình ảnh con Bấc trung thành và tình nghĩa, sẽ còn nhớ mãi tiếng tru thảm thiết, đau đớn khi Bấc vĩnh viễn mất đi người chủ yêu thương vì bàn tay tàn bạo của chính con người. Cuối cùng Bấc trở về với tiếng gọi hoang dã nhưng sâu thẳm tâm hồn Bấc vẫn là những hình ảnh thân thương của Thoóc-tơn- một con người cuối cùng nó biết giữa vùng đất phương Bắc bạo tàn).
? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản?
- Gv chiếu
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.
- Giắc Lân-đơn (1876-1916), nhà văn Mĩ .
- Từng trải qua thời thanh niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống. ( Gv : Có lẽ vì thế ông thường được so sánh với nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki của nước Nga).
- Ông sớm tiếp cận với tư tưởng của chủ nghĩa xã hội và là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
-> Những biến cố cuộc đời và tài năng đã tạo nên cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những sáng tác của Giắc Lân-đơn.
- Một số tiểu thuyết nổi tiếng : “Tiếng gọi nơi hoang dã”( 1903), “Sói biển” (1904) , “Nanh trắng” ( 1906), “Gót sắt” ( 1907)
2- Tác phẩm : "Tiếng gọi nơi hoang dã"
* Hoàn cảnh sáng tác : 
- Sáng tác năm 1903
- Sau khi ông theo những người tìm vàng đến miền Bắc cực trở về.
* Tóm tắt : Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc- tơn là người có lòng nhân từ đối với nó và nó được cảm hóa. Về sau, khi Thoóc- tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi hoang dã trở thành con chó hoang.
3- Đoạn trích :   “Con chó Bấc”.
a- Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Đọc.
- Tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung về tác phẩm.
* Xuất xứ: 
Đoạn trích trích từ chương VI " Vì tình yêu thương đối với một con người".
* Thể loại: Tiểu thuyết.
* Bố cục: 3 phần.
- P1: Từ đầu-> mới khơi dậy lên được: giới thiệu mối quan hệ đặc biệt giữa Bấc và Giôn Thoóc-tơn.
- P2: Tiếp-> hầu như biết nói ấy: tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc 
- P3: Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn.
-> Phần 3 có độ dài lớn nhất thể hiện dụng ý muốn nói về con chó Bấc và tình cảm của nó với chủ.
II- Phân tích:
1- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
- Với những con chó khác của anh:
 anh chăm sóc chúng như thể chúng là con cái của anh vậy.
 không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống trò chuyện lâu với chúng.
 - Với Bấc: anh có thói quen túm chặt đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, đẩy tới đẩy lui vừa khe khẽ thốt lên tiếng rủa. ( mà với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm).
 + Kết hợp kể chuyện và miêu tả (Chọn lựa kể những chi tiết chính xác và tỉ mỉ về sự chăm sóc những con vật của Thoóc-tơn).
 + So sánh cách chăm sóc những con chó của anh với những ông chủ khác. ( Những người khác chăm nom chó của họ xuất phát từ ý thức về lợi ích kinh doanh; còn anh chăm sóc chúng như thể chúng là con cái của anh vậy).
 + Lời văn biểu cảm trực tiếp: “ Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” ( thể hiện sự ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nồng nàn của một ông chủ đối với con chó quý của mình. Cao hơn thế là tình cảm một người cha đang nâng niu vỗ về, khám phá ra đứa con mình sao có thể thông minh, tình cảm và đáng yêu đến thế).
-> Yêu quý loài vật là tình cảm sẵn có, tự nhiên và đầy trách nhiệm trong con người của Giôn Thoóc-tơn. 
=> Anh chính là một ông chủ lí tưởng.
2- Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn. 
a- Trước khi gặp Thoóc- tơn:
Bấc ở tại nhà thẩm phán Mi-lơ:
+ Nhiệm vụ:
 - " Đi săn hoặc lang thang đây đó" với những cậu con trai của ông Thẩm.
- hộ vệ những đứa cháu nhỏ của ông.
+ Cảm nhận:
 - Có tình cảm nhưng tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường, là trách nhiệm ra oai, hộ vệ.
 - Có tình bạn nhưng đó là thứ tình bạn trịnh trọng đường hoàng.
-> Đó là những ngày hoàn thành trách nhiệm trong vai 1 đầy tớ, nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo.
b- Khi gặp Thoóc- tơn. 
 * Tình cảm của Bấc: 
Một tình yêu thương thực sự và nồng nàn.
Tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt.
-> Đó là cuộc sống có ý nghĩa, có tình cảm thực sự. (cao hơn là thái độ mang ơn và mong muốn được đền ơn sâu sắc của một con vật với người chủ của mình).
* Lí do: - Giôn Thoóc-tơn đã cứu sống nó
 - Đã yêu thương nó bằng tình yêu thương thực sự.
* Biểu hiện tình cảm, tâm trạng của Bấc với Thoóc-tơn:
Tên chó
Những biểu hiện t/c
Nhận xét
Xơ - kit.
Thọc mũi vào bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về.
Nũng nịu vì vốn là 1 cô ả chó đơn giản, đơn điệu.
Nick. 
- Chồm lên, tì cái đầu to tướng lên đầu gối Thoóc- tơn. 
 Mạnh mẽ nhưng cũng đơn giản, đơn điệu và có phần suồng sã.
Bấc
* Khi được yêu thương: Nó vui sướng vì được ôm ghì và được nghe những tiếng rủa rủ rỉ..., tưởng chừng quả tim mình nhảy tung ra ...vì quá ngây ngất.
* Cách biểu lộ tình yêu thương:
- Há miệng cắn tay, ép răng mạnh hằn vào da thịt.
- Sung sướng đến phát cuồng mỗi khi được Thoóc-tơn chạm hoặc nói chuyện với nó.
- Không săn đón... thường nằm phục dưới chân Thoóc-tơn hàng giờ... hoặc có khi nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau chủ để quan sát... tình cảm ngời ánh lên qua đôi mắt tỏa rạng ra ngoài.
* Tâm trạng:
- Bấc lo sợ, không muốn rời Thoóc- tơn 1 bước.
- Nó không ngủ, trườn qua giá lạnh, đứng tận mép lều lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
- Bấc quả có 1 tâm hồn khác hơn hẳn những con chó khác.
- Tình cảm rất phong phú và đặc biệt sâu sắc: vừa thương yêu; vừa tôn thờ, kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn; vừa thần phục tuyệt đối.
Nghệ thuật : 
+ Dùng đối lập tương phản(qua từ nhưng) khẳng định tình cảm của Bấc trước và sau khi gặp chủ mới.
 + Sử dụng 1 loạt các từ cùng trường nghĩa chỉ tình cảm yêu thương( sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiệt) thể hiện niềm khao khát, sự quý trọng, tình yêu thương của Bấc với Thóc-tơn.
+ So sánh ( tình cảm của Bấc với Nick, Xơ-kit) làm nổi bật tình cảm của Bấc với Thoóc tơn, một con chó có tâm hồn khác hẳn với những con chó khác.
+ Nhân hóa độc đáo, đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật là loài vật, bằng năng lực tưởng tượng phong phú.
-> Bấc là một con vật thông minh, nhạy cảm; có tâm hồn phong phú sâu sắc; một con vật trung thành, tình nghĩa sâu nặng, thủy chung. 
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật.
 - Sử dụng rộng rãi biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
 - Kết hợp phương thức kể chuyện với miêu tả với những chi tiết tỉ mỉ, tinh tế.
 - Đi sâu miêu tả tâm hồn của loài vật bằng trí tưởng tượng phong phú.
2- Nội dung:
Miêu tả thế giới tâm hồn của con chó Bấc, đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương loài vật của mình.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
? Đọc văn bản “ Con chó Bấc”, thông điệp nào được gửi tới chúng ta?
( Gợi ý: Hãy biết yêu thương loài vật. Cao hơn con người hãy từ bỏ những khát vọng vật chất để biết sống hòa mình trong tình yêu thương, để thế giới này không có những cuộc tàn sát của chính đồng loại xảy ra).
 	? Ý nghĩa nhân văn toát lên từ tác phẩm là ý nghĩa nào? 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.	
 ? Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận về giá trị nhân văn của tác phẩm?
Họat động 5: Tìm tòi mở rộng.
+ Tìm đọc: Tiểu thuyết “ Tiếng gọi nơi hoang dã”.
+ Nắm chắc phần tóm tắt tác phẩm.
+ Hiểu được những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung đoạn trích.
+ Chuẩn bị: Ôn tập tổng kết văn học nước ngoài.
..............................................................................................................................
Soạn: 8/ 4/ 2019- Dạy: / 4/ 2019 	 
Tiết 159- Tiếng Việt: 
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A- Mục tiêu cần đạt: Qua bài KT, Hs có được :
1- Kiến thức.
- Kiểm tra được những kiến thức đã ôn tập ở tiết Tiếng Việt, đã học ở kỳ II.
2- Kĩ năng.
- Có kĩ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đã học và ôn tập phần tiếng Việt ở kỳ II.
3- Thái độ.
- Nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài.
4- Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Trung thực, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, biên soạn đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm...
* Ma trận: 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Bậc thấp
Bậc cao
 Khởi ngữ.
Nhận biết dấu hiệu để phân biệt CN và KN.
Hiểu và chọn đúng câu có chứa KN. Hiểu TP gạch chân là thành phần KN.
Hiểu và chon được câu có chứa TP KN.
Biết viết lại TP khởi ngữ trong câu.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỉ lệ 5%
Số câu:2
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Số câu: 1
Số điểm
0,5	
- Tỉ lệ 5%
 Nghĩa tường minh và hàm ý.
Hiểu và chọn đúng câu có chứa hàm ý.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_33_nam_2020_2021.doc