Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 9 - Năm 2020-2021

Tuần 9- Tiết 41,42: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

 PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 - Sáng tạo được những sản phẩm có liên quan đến chủ đề người phụ nữ xưa và nay.

 - Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.

2- Về kĩ năng:

 Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.

3- Về thái độ:

 Có ý thức tìm hiểu, xây dựng hình tượng bản thân.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất :

- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm.

 

doc 20 trang phuongnguyen 30/07/2022 20660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 9 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 9 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 9 - Năm 2020-2021
Soạn: 26/ 10/ 2020- Dạy: / 11/ 2020
Tuần 9- Tiết 41,42: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Sáng tạo được những sản phẩm có liên quan đến chủ đề người phụ nữ xưa và nay.
 - Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
2- Về kĩ năng:
 Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm theo chủ đề nét đẹp của người phụ nữ xưa và nay.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu, xây dựng hình tượng bản thân.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi người phụ nữ mà em được biết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Đọc sgk Ngữ văn 9 và thống kê những tác phẩm xuất hiện hình ảnh người phụ nữ?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( PP dự án)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
 + Cả lớp chia thành 6 nhóm. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ vho từng thành viên:
 + Nhiệm vụ:
Tra cứu thông tin theo các cụm từ khóa “ Người phụ nữ trong tác phẩm văn học trung đại”, “ Chân dung phụ nữ thành đạt”, “ Cách cư xử của người phụ nữ hiện đại”, “ Bình đẳng giới”,...
Liên hệ và tìm kiếm một số nhân vật nữ thành công trong sự nghiệp, học sinh nữ có thành tích tiêu biểu.
Cách thức tìm kiếm nhân vật nữ tiêu biểu:
 - Chân dung phụ nữ thành đạt: tham khảo tren truyền hình, các phương tiện thôn tin đại chúng trong thời gian gần đây về nhân vật nữ thành đạt, tấm gương người tốt, việc tốt,...
- Chân dung bạn học sinh nữ có thành tích cao trong học tập ở lớp, ở trường.
(Có thể sử dụng máy quay, máy ghi âm để hỗ trợ). 
- Mẫu phiếu thu thập:
 THÔNG TIN NHÂN VẬT
 Thông tin cá nhân: Tên, năm sinh,
 Ngoại hình:
Tính cách:
Thành tích nổi bật:
Cảm nhận của cá nhân về nhân vật:
............
- Tiến hành hoạt động:
 + Từng HS tiến hành sưu tầm 
- HS đọc
- Thống kê
I- Tìm kiếm thông tin.
Thông tin từ SGK.
Thông tin từ các nguồn khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Tự học.
 + Trách nhiệm.	
- Thời gian: 3'.
 ? Hãy đọc một bài thơ, hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện đề tài về người phụ nữ.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết người phụ nữ xua và nay để sư tầm thơ ca, phóng sự, clip về người phụ nữ thành đạt.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, clip tự quay, phóng sự về người phụ nữ thành đạt trong thời đại hiện nay.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, làm phóng sự, quay clip về người phụ nữ thành đạt.
- Chuẩn bị: Trưng bày bộ sưu tập đã sưu tầm.
..........................................................................................................................................
 Soạn: 26/10/2020- Dạy: /11/2020
Tiết 43- Văn bản. 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN)
 Khái quát văn học Hưng Yên giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức.
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ địa phương.
- Sự hiểu biết về các tác phẩm thơ văn viết về địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
2- Về kĩ năng.
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu thơ văn viết về địa phương.
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3- Về thái độ.
 Có thái độ quý trọng, tự hào, tiến tới say mê sưu tầm và tìm hiểu văn học đương đại Hưng Yên.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL thưởng thức văn học.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL trình bày vấn đề.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.	
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu KNN? 
? Nguyệt Nga hiện lên trong đoạn trích là một cô gái ntn? Hãy phân tích?
3- Khởi động vào bài mới: 
- Giáo viên trình chiếu ca khúc hát về Hưng Yên, đoạn video giới thiệu về mảnh đất và con người Hưng Yên
? Em có cảm nhận gì về vùng đất, con người Hưng Yên 
- Hưng Yên là mảnh đất Văn hiến lâu đời. Truyền thống văn hóa ấy được lưu giữ trên nhiều phương diện trong đó có văn học Hưng Yên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc những đặc điểm của văn xuôi trước yêu cầu đổi mới.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 	
 + Giải quyết vấn đề, trình bày một phút, hợp tác.
 + Phẩm chất: Nhân ái, có trách nhiệm.
- Thời gian: 20 phút.
? Thành tựu đổi mới của VH Hưng Yên từ sau 1975 là gì?
 Tổ/c hoạt động nhóm: 10’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + GV giao nhiệm vụ: 
? Dùng sơ đồ tư duy hãy khái quát các chủ đề và gương mặt tiêu của văn xuôi HY
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
? Truy cập mạng CNTT: Kể tên một số tác phẩm thuộc văn xuôi Hưng Yên? Thẩm bình một tác phẩm mà em yêu thích?
- Mục tiêu: Nắm được những bước chuyển mới của Thơ Hưng Yên.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 	
 + Giải quyết vấn đề, trình bày một phút, hợp tác.
 + Phẩm chất: Nhân ái, có trách nhiệm.
- Thời gian: 15 phút.
 - Y/c hs đọc phần 2:
 Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1 : Chuẩn bị.
 + Gv chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm
 + GV giao nhiệm vụ: 
? Dùng sơ đồ tư duy hãy kể tên các nhóm thơ HY ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
 + GV quan sát, giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.
 + GV bổ sung, chốt kiến thức:
 Hoạt động cá nhân:
? Kể tên các tác giả thơ Hưng Yên và đề tài riêng của họ?
TL cá nhân
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Hs hoạt động cá nhân 5 phút.
- Hs hoạt động nhóm 5 phút.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HS làm độc lập ở nhà.
HS đọc.
- Tạo nhóm theo yêu cầu.
- Hs hoạt động cá nhân 3 phút.
- Hs hoạt động nhóm 4 phút.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
1- Văn xuôi Hưng Yên trước yêu cầu đổi mới.
a- Sau 1975, thành tựu văn học phải là văn xuôi 
b- Tác giả- nội dung:
* Đề tài chiến tranh và người lính sau chiến tranh:
- Lê Lựu( hình ảnh người lính chân giá trị về đúng- sai, thiện ác, nhân cách tự do trong mỗi cá thể trong tương quan với cộng đồng).
- Chu Lai( đề tài chiến tranh và số phận bi kịch của con người, hi sinh mất mát do chiến tranh mang đến)
- Phùng Văn Khai( nhân vật truyện ngắn của ông từng đi qua trận mạc, để lại tuổi trẻ và tình yêu ngoài chiến trường. Khi về làng bị xô đẩy bởi thói đời đen bạc, sống vật vờ như một cái bóng, trong nghèo túng.)
* Đề tài về chủ nghĩa hiện thực( số đông)
- Đỗ Hữu Tấn: mâu thuẫn mới xuất hiện ở nông thôn HY về đất đai thời kì giải phóng sức lao động, chuẩn bị cho đổi mới và hội nhập
- Lý Kim Lân: hiện thực về vấn đề giao thông vận tải.
* Phản ánh hoàn cảnh, số phận nhân vật theo tiêu chí chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực XHCN.
- Lê Bầu.
- Nguyễn Phúc Lai.
- Đặng Văn Nhưng.
- Nguyễn Gia Nùng.
- Nguyễn Thị Như Trang.
- Đàm Quang May.
- Nguyễn Cao.
- Quý Nghi.
- Việt Tâm.
- Hoàng Thế Sinh.
- Phạm Đình Trọng.
- Lê Hường.
- Lương Minh Hinh.
* Những nhà giáo cầm bút viết phát hiện nét tinh nghịch thông minh, hồn nhiên của tuổi học trò qua truyện ngắn và tiểu thuyết: Đàm Huy Đông, Nguyễn mạnh Hoàn.
* Hồi kí cho thấy không khí xông lên phá trời của người dân Hưng Yên trong tổng KN tháng Tám 1945: Học Phi, Xuân Thiêm
- Hữu Ước bao quát đời sống khá rộng mang tính thời đại, hiện đại.
- Nguyễn Phúc Lai phóng khoáng trữ tình phản ánh người và việc trên địa bàn Hải Hưng cũ.
- Trần Phức, Nguyễn Quang Hiệp, Phạm Minh Hoàng, Lưu Tuấn Kiệt, Đào Quang Lâm luôn bám sát những vấn đề của cuộc sống địa phương nên có tính thời sự, tính chiến đấu cao.
( HS làm ở nhà)
2- Thơ Hưng Yên và những bước chuyển động.
* Thơ Hưng Yên chia làm ba nhóm:
- Nhóm thơ có giọng điệu sang sảng của người thuyết giáo, ngợi ca.
- Nhóm thơ đi sâu vào cái tôi trữ tình cá nhân nhưng khác cái tôi thời kì thơ mới, bộc bạch thái độ, cảm xúc trước cuộc sống thời công nghiệp hóa.
- Nhóm thơ muốn thoát li khỏi những cái già cỗi, cũ kĩ, sáo mòn trong thơ nhưng còn đang trên đường thể nghiệm.
* Tác giả: Ngô Hoàng Anh ( đầm sen, con đường, ruộng lúa, làng, chim...)
Hoàng Thế Dân ( cội nguồn)
Lương Sơn( Ngày xưa)
Ngọc Mài ( biên niên sử làng)
Nguyễn Văn Thích( bàng bạc, bứt rứt, giằng xé nội tâm)
Nguyễn Thị Hương ( tình yêu trong trẻo)
Phạm Dụng ( ngày xưa, phố cũ, trường xưa, lối cũ)
Đàm Đức Lợi, Hoàng Ngọc Lập, Nguyễn Trọng Hoàn, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Kim Bang, Lê Quý Trưng, Đồng Bằng, Nguyễn Tiến Bình, Phan Chu Bình...thơ lục bát.
Nguyễn Thị Hồng Ngát : trong trẻo, tươi mát và đôi chút bạo liệt khi viết về làng quê, biển, tình yêu, hạnh phúc.
Đoàn Thị Lam Luyến giọng điệu giàu nữ tính, nhẹ nhàng, tình cảm và yêu thương.
Hồng Thanh Quang triết luận hứu hình và vô hình, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái chết bất ngờ và niềm vui sống sót.
Nguyễn Thành Tuấn đưa cái gân guốc của ngôn ngữ đời thường vào thơ ca, sử dụng nó dưới dạng ẩn dụ, lập tứ theo cảm xúc sóng đôi
Lưu Tuấn Kiệt gia tăng ảo hóa .
Phạm Ngọc Động bất ngờ trong ngôn từ đầy ẩn ức.
Đàm Huy Đông, Khúc Hồng Thiện, Khương Thị Mến sự hồn nhiên, sức trẻ, sự tươi mới cho thơ.
* Thơ viết cho thiếu nhi: Lê Hồng Thiện, Nguyễn Khắc Hào, Vân Long, Nguyễn Trác và Nguyễn Tiến Bình...
=> Nhìn chung, phần đông các tác giả thơ Hưng Yên vẫn đi lên từ ngôn ngữ và cách thức làm thơ truyền thống. Họ đang cố gắng chuyển dịch tìm dấu ấn “ thương hiệu riêng” cho thơ mình nhưng chưa được bao nhiêu.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức : Cá nhân.
- Hình thành năng lực, phẩm chất:
 + Tự học.
 + Trách nhiệm.	
- Thời gian: 3'.
? Ở huyện em có tác giả nào? Lập bảng thống kê theo mẫu :
STT
Họ, tên tác giả
Quê quán
Tác phẩm
 1
 2
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết văn học Hưng Yên để viết đoạn văn giới thiệu về một tác giả, cảm thụ về 1 bài thơ.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một tác giả người Hưng Yên?
? Sưu tầm một bài thơ của tác giả người HY, viết đoạn văn cảm thụ về bài thơ đó trong khoảng 15- 20 câu.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Nắm vững các tác giả, chủ đề và thể loại tác phẩm.
- Sưu tầm một vài tác giả mà mình thích, giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm của tác giả đó?
- Chuẩn bị: ôn tập phần VH trung đại.
.............................................................................................................................................
Soạn: 26/10 /2020 - Dạy: /11/2020
Tiết 44- Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC,... TỪ NHIỀU NGHĨA).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2- Về kĩ năng.
Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt
- Phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 Hoạt động 1: Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL hợp tác.
 + Phẩm chất: chăm chỉ.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức lớp 
2- Khởi động vào bài: Trò chơi AI NHANH TRÍ.
- Luật chơi: 
 + Cả lớp chọn ra 3 đội chơi, mỗi đội khoảng 5 hs. 
 + Nội dung : Tìm những từ đơn, từ phức thuộc trường từ vựng về LỬA
 + Trong thời gian 5 phút, đội nào đạt nhiều từ hơn sẽ thắng.
- HS tiến hành chơi theo luật.
- GV tổng kết trò chơi, biểu dương tinh thần.
- Dẫn vào bài mới. 
 Hoạt động 2: Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Tổng hợp những hiểu biết về Từ đơn và Từ phức.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm..
- Thời gian: 7 phút.
? Thế nào là từ đơn? VD?
? Thế nào là từ phức? VD?
? Từ phức chia làm mấy loại? Vd?
- HS đọc phần I(2) – sgk tr 122:
- Gv hướng dẫn làm bài.
- Y/c hs đọc phần I(3)- sgk tr22:
- GV hd làm bài
- Mục tiêu: Tổng hợp những hiểu biết về Thành ngữ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm( trò chơi).
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
? Thành ngữ là gì?
? Nghĩa của thành ngữ được hiểu ntn?
? Từ VD trên hãy phân biệt thành ngữ và tục ngữ?
 Tổ/c hoạt động chơi trò chơi: 5’
 Thi tìm nhanh thành ngữ
- GV phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành hai đội. Trong thời gian 5 phút, hai đội thi tìm nhanh thành ngữ theo chủ đề được giao. Nếu đội nào tìm được nhiều thành ngữ chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng.
? Đội 1: Tìm những thành ngữ có yếu tố chỉ động vật. 
? Đội 2: Tìm những thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
( Có thể yêu cầu hs giải nghĩa thành ngữ và đặt câu.
 Hoạt động cá nhân:
? Tìm dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
- Mục tiêu: Tổng hợp những hiểu biết về Nghĩa của từ.
- Phương pháp, KT: PP nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 10 phút.
? Nghĩa của từ là gì?
- Y/c hs đọc phần III(2) :
Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Trong 4 cách trên, hãy chọn cách hiểu đúng? Vì sao em chọn cách hiểu đó?
- Gv bổ sung, chốt kt:
- Y/c Hs đọc phần III(3):
? Cách giải thích nào trong hai cách trên là đúng? Vì sao?
- Mục tiêu: Tổng hợp những hiểu biết về Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân
- Hình thành NL, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
- Thời gian: 8 phút.
? Từ nhiều nghĩa là gì? VD?
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
? Xác định nghĩa của từ “ hoa”?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS làm bài độc lập
HS làm bài độc lập
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS tiến hành chơi theo luật.
TL cá nhân
TL cá nhân
- Hs đọc 
- HS tạo cặp đôi theo yêu cầu.
- HĐ cá nhân 1’; cặp 2’. 
- Đại diện báo cáo.
- Các cặp khác nhận xét
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Từ đơn và từ phức.
1- Khái niệm từ đơn và từ phức.
* Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD: Nói, ăn, chơi, nhà, xe, chạy, đẹp...
* Từ phức: là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành.
VD: Thầy cô, nhà trường, xe đạp, may rủi.
- Từ phức chia 2 loại:
 + Từ ghép: Là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
 VD : Máy khâu, quần áo, sách vở.
 Có hai loại từ ghép: Ghép đẳng lập( nghĩa tổng hợp) và ghép chính phụ( nghĩa biệt loại).
 + Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
 VD : xinh xinh, thâm thấp, xinh xắn.
 Có hai loại từ láy: Láy toàn bộ( nghênh nghênh, xinh xinh, thâm thấp) và láy bộ phận( xinh xắn, nhỏ nhắn, chật chội).
2- Xác định từ láy và từ ghép.
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: còn lại.
3- Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa.
a- Láy giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b- Láy tăng nghĩa.: còn lại.
II- Thành ngữ.
1- Khái niệm.
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD : Đầu voi đuôi chuột, Chân thấp chân cao, đầu tắt mặt tối.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó. Nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh.
2- Phân biệt thành ngữ, tục ngữ.
a- Thành ngữ.
- Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác.
- Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối che đậy một cách tinh vi nhằm đánh lừa người khác.
b- Tục ngữ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Hoàn cảnh sống, môi trường sống có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người.
- Chó treo mèo đậy: Muốn bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tùy cơ ứng biến, tùy đối tượng mà có cách hành xử tương ứng.
( Nghĩa đen: Muốn giữ gìn thức ăn: với chó phải treo lên, với mèo phải đậy lại)
-> Thành ngữ thường là một ngữ cố định biểu thị một khái niệm có giá trị tương đương với một từ và được dùng như một từ có sẵn trong kho từ vựng.
VD cánh đồng rộng lớn-> Thành ngữ cánh đồng thẳng cánh cò bay.
- Tục ngữ: Thường là những câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị một phán đoán hoặc một nhận định ( Tục ngữ thường khuyết thành phần chủ ngữ)
VD : Tấc đất tấc vàng
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
3- Tìm thành ngữ.
* Thành ngữ có các yếu tố chỉ động vật:
- Chó cắn áo rách
- Chó cùng dứt giậu.
- Mèo mù vớ cá rán.
- Đầu voi đuôi chuột.
- Mỡ để miệng mèo .
- Chó chê mèo lắm lông
* Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Bèo dạt mây trôi.
- Cây cao bóng cả.
- Cây nhà lá vườn.
- Dây cà ra dây muống.
- Bẻ hành bẻ tỏi.
- Cắn rơm cắn cỏ.
- Bầu già thì mướp cũng xơ.
4- Việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
- Người nách thước kẻ tay đao
 Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
 ( “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 ( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
- Xiết bao ăn tuyết nằm sương 
 Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao.
 ( Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
- Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
 ( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi).
- Một duyên hai nợ âu đành phận	
 Năm nắng mười mưa dám quản công
 ( Thương vợ- Tú Xương).
III- Nghĩa của từ:
1- Khái niệm.
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
 Vd ( sự vật): Bàn : Vật làm bằng gỗ có mặt phẳng, có bốn chân, dùng để học tập hoặc làm việc.
( Hoạt động) : đi -> Hoạt động di chuyển bằng chân, tốc độ chậm.
( Tính chất) : xấu : Trái nghĩa với tốt.
( Quan hệ) : “ và” -> Biểu thị quan hệ ngang hàng.
2- Chọn cách hiểu đúng.
- Chọn cách hiểu a.
- Vì : Không thể chọn b vì nghĩa của : “mẹ” chỉ khác nghĩa của từ “ bố” ở phần nghĩa với “ người phụ nữ”.
- Không thể chọn c. Vì trong hai câu này nghĩa của từ mẹ” có thay đổi:
 + Nghĩa của “ mẹ 1” : ( mẹ con rất hiền) là nghĩa gốc.
 + Nghĩa của “ mẹ 2” : ( Thất bại là mẹ thành công) là nghĩa chuyển.
- Không thể chọn d. Vì nghĩa của từ mẹ” và nghĩa của từ “ bà” có phần nghĩa chung là 
“ người phụ nữ”.
3- Chọn cách giải thích đúng:
- Cách giải thích b là đúng.
Vì từ “ rộng lượng” định nghĩa cho từ độ lượng-> giải thích bằng từ đồng nghĩa . Phần còn lại là cụ thể hóa cho từ “ rộng lượng”.
- Cách giải thích a không hợp lí : Vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi nghĩa của từ. Vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể ( “Đức tính rộng lượng...dễ tha thứ” là một cụm danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất( một tính từ).
IV- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1- Khái niệm.
a- Từ nhiều nghĩa.
Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
 VD: Từ một nghĩa: xe đạp, máy nổ, cà pháo.
 Từ nhiều nghĩa: chân, tay, mắt, mũi...
b- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa là thay đổi nghĩa của từ để tạo ra những từ nhiều nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
 + Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.
 + Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
VD: Mùa xuân là tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
“ xuân 1” : Mùa xuân- mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ.
 -> Nghĩa gốc.
“ Xuân 2”: Chỉ sự tươi đẹp của đất nước -> Nghĩa chuyển.
2- Xác định nghĩa của từ “ hoa” trong câu.
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
-> Từ “ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển
( chỉ là nghĩa lâm thời- ẩn dụ).
Hoạt động 3: Vận dụng:
- Mục tiêu: Vận dụng tổng hợp kiến thức đã ôn tập để viết đoạn văn theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
? Hãy viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó sử dụng một thành ngữ phù hợp. 
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc cuốn Từ điển Tiếng Việt, Từ điển thành ngữ Tiếng Việt để biết thêm nghĩa của một số từ và thành ngữ.
- Học thuộc, nắm chắc các kiến thức đã tổng kết.
- Chuẩn bị phần còn lại.
..............................................................................................................................................
Soạn: 26/10/2020– Dạy: /11/2020
Tiết 45 Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG(TỪ ĐỒNG ÂM, TRƯỜNG TỪ VỰNG...)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Các khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng.
2- Về kĩ năng.
- Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa , giải thích nghĩa của từ có mối liên quan đến cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ, vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích 
3- Về thái độ.
Có ý thức tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về từ vựng tiếng Việt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất 
- Năng lực tự quản, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv.
- Trò : Vở ghi, vở bài tập, sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia mấy loại?
 ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Khởi động: Cho học sinh nghe bài hát: Đất nước, lời ru
? Em có cảm xúc gì khi nghe những câu hát trên?
Hoạt động 2: Tổng kết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Từ đồng âm.
- Phương pháp và kĩ thuật: pp nêu vấn đề, động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo, trình bày 1 phút..
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm?
- Y/c Hs đọc Phần V(2)- sgk:
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Từ đồng nghĩa.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Từ đồng nghĩa là gì? Cho VD?
- Y/c Hs đọc Phần VI(2)- sgk:
? Dựa trên cơ sở nào từ “ xuân” có thể thay thế cho từ “ tuổi”?
? Việc thay thế như trên có tác dụng gì?
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Từ trái nghĩa.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.	
? Thế nào là từ trái nghĩa?
- Y/c Hs đọc phần VII(2)- sgk: 
- Y/c Hs đọc phần VII(3)- sgk: 
? Vì sao có thể sắp xếp như vậy?
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Hiểu thế nào về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
- Y/c Hs điền vào sơ đồ. Sgk:
- Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức về Trường từ vựng.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: yêu nước.	
- Thời gian: 7 phút.
? Trường từ vựng là gì? Cho VD?
? Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích ?
TL cá nhân
TL cá nhân
Hs đọc, làm việc cá nhân
TL cá nhân
Hs đọc, làm việc cá nhân
Hs đọc yêu cầu sgk, xác định
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS đọc yêu cầu, làm việc độc lập
- HS đọc yêu cầu, làm việc độc lập
TL cá nhân
TL cá nhân
HS điền vào sơ đồ
TL cá nhân
- HS làm việc độc lập.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
I- Từ đồng âm.
1- Khái niệm.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: - Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu.
 - Đường bây giờ đã hỏng từng đoạn.
 Giá 1 kg đường là 10.000đ.
* Phân biệt:
- Từ đồng âm: Giống nhau về vỏ âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: “ lồng”: 
 + Con ngựa lồng lên. 
 + Tôi lồng cốt chăn vào vỏ.
 + Cái lồng chim này rất đẹp.
- Từ nhiều nghĩa: Một từ có nhiều nghĩa nét nghĩa khác nhau nhưng vẫn liên quan với nhau.
 VD : “ chín” : 
 + Chỉ lương thực, thực phẩm được nấu chín có thể ăn được.
 + Chỉ sự phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch.
 + Chỉ sự vật đã được xử lí qua thời gian.
 + Chỉ tài năng hoặc suy nghĩ đã phát triển đến mức độ cao.
2- Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm.
a- Từ “ lá” trong “ lá phổi” là hiện tượng từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa của từ “ lá” trong “ lá phổi” được coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “ lá” trong “ lá xa cành”
VI- Từ đồng nghĩa.
1- Khái niệm.
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau:
VD : Tàu bay, máy bay, phi cơ.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD : “ Lạnh” . 
- Thời tiết: đồng nghĩa giá, rét, buốt, lạnh.
- Tính nết, phẩm chất: đồng nghĩa lạnh lùng, sắt đá.
- Tính chất thức ăn: nguội, hàn.
2- Chọn cách hiểu đúng.
(d) Là cách hiểu đúng. Vì nó có nhiều từ đồng nghĩa với nhau nhưng sắc thái khác nhau-> không thể thay thế được cho nhau.
3- Từ “ xuân” ( 70 xuân)
- “Xuân”: là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Từ “ xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.. Ngoài ra dùng từ này còn là để tránh lặp với từ “ tuổi tác”.
VII- Từ trái nghĩa.
1- Khái niệm.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình ngjt ương pahnr, gây ấn tượng mạnh làm cho lời nói sinh động, hấp dẫn.
2- Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
Xấu đẹp; xa- gần; rộng- hẹp.
3- Xếp các cặp từ trái nghĩa theo nhóm.
a- Cùng nhóm với “sống- chết” : có “ chẵn- lẻ”, “ chiến tranh- hòa bình”
b- Cùng nhóm với “ già trẻ” : có “ yêu ghét”, “cao- thấp” , “ nông –sâu”, “ giàu -nghèo”
=> Nhóm a là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối có tính chất phủ định lẫn nhau.
 Nhóm b: là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1- Khái niệm.
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm bởi phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
2- Điền sơ đồ.
IV- Trường từ vựng.
1- Khái niệm.
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 VD: Trường từ vựng về “ Tay” :
 - Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, ngón tay.
- Hình dáng của tay: to , nhỏ, dày, mỏng, dài, ngắn,.
- Hoạt động của tay: cầm , sờ, nắm...
2- Sự độc đáo trong cách dùng từ.
- Hai từ “ tắm” và”bể” cùng nằm trong một trường từ vựng.
- Tác dụng: Làm cho câu văn có hình ảnh, sinh động, có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
 Viết đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng một số từ cùng trường từ vựng.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc một số đoạn văn ( đoạn thơ) có sử dụng từ đồng âm, trái nghĩa. Phân tích giá trị của việc sử dụng đồng âm và trái nghĩa trong đoạn văn (đoạn thơ) đó.
- Học thuộc, nắm chắc các kiến thức đã tổng kết.
- Chuẩn bị phần còn lại.
............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_9_nam_2020_2021.doc