Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2

TUẦN 2 - TIẾT 6

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

 ( G. Mác - Két )

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

 Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

 - Tích hợp với tư tưởng yêu nước và độc lập trong quan hệ với hoà bình thế giới của Bác Hồ.

- Tích hợp QPAN : GV lấy những ví dụ cụ thể về mức độ hủy diệt của chiến tranh hạt nhân, bom nguyên tử để HS thấy được sự nguy hại.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.

 Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản.

KNS: - Suy nghĩ, phê phán, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hiện nay.

 - Kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hoà bình.

 - Kĩ năng ra quyết đinh về những việc làm cụ thể vì một thế giới hoà bình.

 

docx 16 trang phuongnguyen 30/07/2022 20380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 2
TUẦN 2 - TIẾT 6 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
 ( G. Mác - Két )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
 Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
 - Tích hợp với tư tưởng yêu nước và độc lập trong quan hệ với hoà bình thế giới của Bác Hồ.
- Tích hợp QPAN : GV lấy những ví dụ cụ thể về mức độ hủy diệt của chiến tranh hạt nhân, bom nguyên tử để HS thấy được sự nguy hại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
 Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ trong văn bản.
KNS: - Suy nghĩ, phê phán, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hiện nay.
 - Kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hoà bình.
 - Kĩ năng ra quyết đinh về những việc làm cụ thể vì một thế giới hoà bình.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức phê phán chiến tranh và bảo vệ hòa bình.
- Tích hợp môi trường : Chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất.
4. Năng lực cần phát triển 
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Chuẩn bị tư liệu về Mác Két.
- Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về chiến tranh.
- HS gặp gỡ, nghe cựu chiến binh kể chuyện chiến tranh
- Xem về tình hình chiến tranh, xung đột đang diễn ra trên thế giới ( Mỹ).
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận nhóm. - Kĩ thuật động não
- Kĩ thuật vẽ tranh thể hiện ý tưởng và nhận thức của bản thân về nguy cơ chiến tranh và cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát hình ảnh :
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Em đọc được gì từ những hình ảnh trên?
- Tình cảm thái độ của em?
- Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh.
- Nỗi hoảng loạn của trẻ thơ trong chiến tranh.
- Căm ghét chiến tranh, yêu cuộc sống hòa bình.
Trong suốt những năm qua, trên trái đất này hầu như không lúc nào im tiếng súng. Chiến tranh xâm lược, nội chiến, xung đột sắc tộc...khiến cho cuộc sống trở nên ám ảnh bởi mất mát, hy sinh, ... Chúng ta là đất nước trải qua hơn 4000 năm lịch sử với những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nên thấu hiểu được những nỗi kinh hoàng mà chiến tranh đã gây ra. Góp tiếng nói chung vì hòa bình thế giới, Mác-két đã gửi bức thông điệp: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình đầy ấn tượng. 
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Hướng dẫn HD đọc chú thích SGK.
-Gọi HS nêu hiểu biết của em về tác giả ?
- Tổ chức cho HS nhận xét?
-Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Có bạn xếp VB trên vào nhóm VB nhật dụng. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Theo em, tại sao vấn đề Chiến tranh và hoà bình lại được gọi là văn bản nhật dụng?
1. Tác giả.
Ông là nhà văn Cô-Lôm-Bi-a từng được nhận giải thưởng Nô ben về văn học nghệ thuật.
- TP tiêu biểu : Trăm năm cô đơn, Tình yêu thời thổ tả...
2. Văn bản.
* Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 8 năm 1986 trong hội nghị kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang 
 -VB nhật dụng: Vấn đề mang tính chất thuyết phục, kêu gọi -> Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, thuyết phục người đọc, người nghe.
GV tổng hợp: Chiến tranh và hoà bình là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhân loại. ở Việt Nam, chúng ta không khỏi bàng hoàng trước tổn thất và hậu quả của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang chủ nghĩa khủng bố đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới. Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân luôn luôn là mối đe doạ to lớn và là vấn đề thời sự nóng bỏng của nhân loại.Vậy vì sao chúng ta phải đấu tranh cho một thế giới hoà bình? 
II.ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
G đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc
+ Giải thích những từ khó.
- Với đặc điểm của văn bản nghị luận, em hãy tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.
- Gọi HS trình bày hệ thống luận điểm trong văn bản?
G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- GV giao nhiệm vụ:
 Mở đầu bài viết, tg sử dụng cách lập luận nào? Tác dụng của cách lập luận đó trong việc trình bày vấn đề?
- Từ đó, em nêu nhận xét về tích chất của nguy cơ chiến tranh hạt nhân?
- G tổng kết ý kiến, ghi bảng.
- G mở rộng thêm về sự tàn phá của chiến tranh nói chung đối với nhân loại qua hình ảnh, tư liệu.
 -Qua các phương tiện thông tin đại chúng em hiểu thêm được gì về sự tàn bạo và nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân ?
1.Đọc- Chú thích
2.Bố cục
 -Phần 1 (từ đầu mất khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống toàn nhân loại.
- Phần 2 ( tiếp trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội
- Phần 3 (còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.
3. Phân tích
a. Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân
- Hôm nay ngày 8-6-1986...
- 50.000 đầu đạn hạt nhânmỗi người/ 4tấn thuốc nổ...như thanh gươm của Đa-mô-clet.
- Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh...
* Xác định thời gian chính xác, đa ra số liệu cụ thể, những phép tính toán lý thuyết và cách nói hình ảnh => Tính chất hiện thực, vô cùng hệ trọng và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân đối với toàn thể nhân loaị không chỉ hiện tại mà còn cả trong tương lai. 
Tích hợp QPAN : GV giới thiệu thêm một số tư liệu về sức công phá của bom nguyên tử, chất phóng xạ : Thảm họa Chernobyl năm 1986 ở Liên Xô, Vụ rò rỉ nhất phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 ở Nhật Bản năm 2011...
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bµi 1.Khoanh trßn vµo ch÷ c¸i phÇn tr¶ lêi ®óng cho mçi c©u hái sau?
1. V¨n b¶n tr×nh bµy theo ph­¬ng thøc chÝnh nµo?
A. Tù sù	B. BiÓu c¶m	C. NghÞ luËn	D. ThuyÕt minh
2. Néi dung nµo lµ môc ®Ých cña v¨n b¶n? 
	A. Mèi hiÓm ho¹ h¹t nh©n ®èi víi nh©n lo¹i.
	B. Sù tèn kÐm phi lý cña ch¹y ®ua vò trang.
	C. Ch¹y ®ua vò trang lµm mÊt kh¶ n¨ng sèng tèt ®Ñp cña con ng­êi.
	D. Kªu gäi ®Êu tranh cho mét thÕ giíi hoµ b×nh. 
3. XÐt vÒ néi dung, v¨n b¶n §Êu tranh cho mét thÕ giíi hoµ b×nh lµ v¨n b¶n nhËt dông. §óng hay sai?
	A. §óng	B. Sai.
HĐ4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
4. Søc thuyÕt phôc vµ g©y Ên t­îng m¹nh cña v¨n b¶n kh«ng do nguyªn nh©n nµo?
	A. V¨n b¶n cã nhiÒu chøng cø ®êi sèng vµ c¸c lÜnh vùc cã liªn quan.
	B. V¨n b¶n cã sè liÖu so s¸nh cô thÓ.
	C. YÕu tè miªu t¶ sinh ®éng, s¸t thùc.
	D. LËp luËn chÆt chÏ, c¸ch nãi ®Çy trÝ tuÖ vµ giµu c¶m xóc.
Bµi 2. Em h·y lÝ gi¶i v× sao ë phÇn 2 bµi 1 em l¹i chän ph­¬ng ¸n ®ã?
Đáp án
Bµi 1 .	 1-C; 	2-D; 	3-A;	4-C
Bµi 2 . + C¸c néi dung cßn l¹i chØ nh»m môc ®Ých nªu thùc tr¹ng nguy hiÓm. Tõ ®ã t¸c ®éng m¹nh tíi ng­êi ®äc, lµm ng­êi ®äc nhËn râ nhiÖm vô cÊp b¸ch lµ ng¨n chÆn hiÓm ho¹ ®ã
+ §©y lµ tªn v¨n b¶n, lµ chñ ®Ò cña v¨n b¶n.	
HĐ5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Sưu tầm những hình ảnh về hậu quả của chiến tranh ?
Gặp gỡ những nhân chứng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc để tìm hiểu về sự thảm khốc của chiến tranh mà dân tộc ta phải trải qua ?
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em tìm hiểu gì về tình hình xung đột và chiến tranh trên thế giới đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ? 
--------------- 
TUẦN 2 - TIẾT 7
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (Tiếp)
 ( G. Mác - Két )
A. MỤC TIÊU
Đã trình bày ở tiết 5
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về chiến tranh.
- HS gặp gỡ, nghe cựu chiến binh kể chuyện chiến tranh
- Xem về tình hình chiến tranh, xung đột đang diễn ra trên thế giới ( Mỹ).
- Phiếu học tập
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: chia sẻ nhận thức về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ hoà bình cho nhân loại.
- Kĩ thuật động não: suy nghĩ về thực trạng thế giới và bày tỏ quan điểm bản thân.
- Kĩ thuật vẽ tranh thể hiện ý tưởng và nhận thức của bản thân về nguy cơ chiến tranh và cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em hiểu gì về tình hình xung đột và chiến tranh trên thế giới đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ? Chia sẻ với các bạn trong lớp mong ước của em ?
- Xung đọt màu da ( ở Mỹ)
- ...
- Mong ước cuộc sống hòa bình, phát triển...
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
3.Phân tích
a. Hiểm họa của chiến tranh
b. Cuộc chạy đua vũ trang là vô cùng tốn kém.
PHIẾU HỌC TẬP (7 phút)
Nhóm................. Nhóm trưởng.............................................
Từ văn bản, hãy điền vào chỗ chấm sau để thấy hậu quả của chạy đua vũ trang:
1. Về kinh tế:................................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Về y tế:.....................................................................................................................
......................................................................................................................................
3. Giáo dục:..................................................................................................................
......................................................................................................................................
4. Về xã hội:.................................................................................................................
...................................................................................................................................... 5.Sự phát triển:.............................................................................................................
......................................................................................................................................
- Đọc thầm phần 2.
HOẠT ĐỘNG NHÓM 4 EM
- Giao phiếu học tập và hướng dẫn HS.
GV gợi ý hs vận dụng kiến thức môn địa lí, sinh học 
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-Em có nhận xét gì về các dẫn chứng tác giả đưa ra ?
- Cách lập luận của nhà văn có gì độc đáo ? Tác dụng ?
-Qua đó em thấy sự phi lí của chạy đua vũ trang ntn ?
-Theo em chiến tranh còn ảnh hưởng đến môi trường ntn ?
- Kinh tế : 100 tỉ cho 500 triệu trẻ em nghèo gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom, dưới 7000 tên lửa.
- Y tế: 10 tàu sân bay bằng chương trình phòng bện 14 năm, bảo vệ 71 tỉ người.
- Giáo dục: Hai tàu ngầm có vũ khí hạt nhân bằng xoá mù chữ cho toàn thế giới.
- Xã hội: dinh dưỡng cho 575 triệu người < 149 tên lửa MX.
-Tự nhiên: 380 triệu năm con bướm mới bay được , 180 triệu năm bông hồng mới nở, 4 kỉ địa chất con người mới biết hát > < bấm nút là trở về điểm xuất phát của nó.
-> Dẫn chứng chính xác, toàn diện, được tính toán thực tế, chi tiết. Lập luận bằng cách so sánh, đối lập kết hợp nhiều tri thức.
=> Làm tăng sức thuyết phục.
=> Chạy đua vũ trang vừa tốn kém vừa trái quy luật phát triển. 
Cách lập luận đơn giản mà thuyết phục-> khiến người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lý. Tác giả đã đưa ra nhiều con số biết nói thuộc các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, kinh tế... để làm nổi bật tính chất nghiêm trọng của chạy đua vũ trang. Chính nó sẽ cướp đi điều kiện cải thiện nhiều mặt của cuộc sống con người, nhất là người nghèo. Tác giả dã đưa ra những chứng cứ về địa chất và sinh học( cơ sở tiến hóa của sự sống) để khẳng định quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Nếu chiến tranh nổ ra, nó sẽ đẩy quá trình tiến hóa về xuất phát điểm, nó thiêu hủy tất cả sự sống trên trái đất. Vì vậy nó phản tự nhiên, phản tiến hóa.
c.Lời kêu gọi của tác giả
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Sau khi chỉ rõ hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tg đã hướng con người tới vấn đề gì? Tg đã đưa ra đề nghị gì? 
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-Em có nhận xét gì về giọng văn nghị luận trong đoạn kết này?
- Cá nhân em, em có ý kiến gì về vấn đề mà tg nêu ra.
+ Kêu gọi: - Chúng ta cố gắng chống lại việc đó
- Đòi hỏi của một thế giới không có vũ khí và cuộc sống hoà bình, công bằng.
+ Đề nghị mở một nhà băng lưu giữ...thảm hoạ hạt nhân
=> Giọng hùng hồn, thấm đẫm chất trữ tình, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục: loài người phải có thái độ và hành động rõ ràng, kiên quyết chống lại hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân. 
- Mác - Két là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm tới sự sống của nhân loại.
Tác giả đã khéo léo hướng lời kêu gọi hòa bình tới tất cả mọi người, cảnh báo và thức tỉnh những thế lực hiếu chiến âm mưu đưa loài người vào thảm họa hạt nhân.
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- Qua phần phân tích, em hãy tổng kết lại nét đặc sắc trong văn bản ?
- Quan điểm nhân sinh của nhà văn?
- GV khái quát chúng.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Khắc sâu kiến thức
4.Tổng kết: 
- NT: Sử dụng thành công phương thức nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, thuyết phục...
-ND: Sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm của loài người trước vấn đề đó. Lòng yêu hoà bình và sự lên án gay gắt các thế lực hiếu chiến của tác giả.
*** Ghi nhớ: SGK.
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ CHUNG CẢ LỚP	
- Hãy trình bày tư liệu em có được về Chiến tranh và hoà bình. ?
- Cảm nhận của em về cuộc sống hòa bình hiện nay ?
-G nhận xét, bổ sung ?
- Căm ghét chiến tranh
- Lên án chiến tranh
- Yêu quí hòa bình
- Bảo vệ hòa bình.
Trẻ em Việt Nam bị máy bay của Mỹ bắn chết khi đến nhà thờ 
Hình ảnh về chiến tranh và sự hủy diệt!
HĐ4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Cùng làm họa sĩ.
- Mỗi HS sẽ phác thảo bức tranh tuyên truyền về đề tài “ VÌ MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH ”
-GV định hướng cho hs nhớ lại các kiến thức đã học để tạo sản phẩm
HĐ5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Em hãy nêu cảm nghĩ của em về vấn đề thời sự mà tác giả đã đặt ra? 
- Từ đó, em thấy mình có cần quan tâm đến các vế đề thời sự trong nước và quốc tế không?
2. Cùng hát và dạy các em lớp dưới hát bài :
CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
 Nhạc và lời : Hoàng Long , Hoàng Lân
 Lời 1: Để loài người chung sống trong hòa bình. Để đàn em được vui ca học hành. Để ngàn cây lá hoa vươn mầm xanh. Bạn bè sống với nhau trong tình yêu thương .
 ĐK: Chúng em cần bầu trời hòa bình. Chúng em cần bầu trời hòa bình .Trên trái đất không còn chiến tranh . Đấu tranh vì một nền hòa bình . Đấu tranh vì một nền hòa bình . Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh . 
Lời 2 :Một nụ cười em bé khi chào đời. Một giọng hát làm say mê lòng người. Lời mẹ ru thiết tha trên vành nôi. Một cuộc sống mến thương bao người mơ ước . 
ĐK : Chúng em cần bầu trời hòa bình. Chúng em cần bầu trời hòa bình. Trên trái đất không còn chiến tranh. Đấu tranh vì một nền hòa bình. Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh.
3. Hoàn thiện bức tranh trên khổ giấy A4 và sử dụng màu.
4. Đọc trước bài 3 và sưu tầm tư liệu về “Quyền trẻ em”.
------------------------
TUẦN 2 - TIẾT 8
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1- Kiến thức:- Thông qua bài HS nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự. 
- Nhận diện và phân tích được các phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
2- Kĩ năng: 
 - Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
 - Ra quyết đinh: lựa chọn và vận dụng các phương châm hội thoại trong hoạt động giao tiếp của bản thân
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
3- Thái độ: Giáo dục hs có ý thức thận trọng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
4- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giao tiếp: HS biết sử dụng từ ngữ đúng mục đích giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác: Làm việc theo nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập ; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo: HS sáng tạo trong cách viết 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Thầy: Giáo án, TLTK. bài tập, phiếu học tập.
- Chuẩn bị nội dung 1 của hoạt động 5 tiết trước.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp.
- Thực hành có hướng dẫn : đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai khác nhau để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
- Động não : suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực và cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Phương châm về lượng và phương châm về chất có quan hệ với nhau không? Cho ví dụ ?
- Hai PCHT có quan hệ chặt chẽ với nhau. 
-TN: Nói dài, nói dai, nói dại.
Ngoài hai PCHT trên, còn các PCHT khác cần chú ý khi giao tiếp để đạt hiệu quả. Đó là các PC: Quan hệ, PC cách thức, PC quan hệ .
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 I- Phương châm quan hệ 
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
GV giao nhiệm vụ:
Theo dõi bài tập sgk - đọc thầm.
- Thành ngữ Ông nói gà bà nói vịt chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Hậu quả của tình huống đó là gì?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Bài học rút ra từ hậu quả của tình huống trên là gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
1. Ví dụ: sgk - 21
2. Nhận xét:
- Thành ngữ Ông nói gà bà nói vịt chỉ tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau.
- Hậu quả: người nói và người nghe không hiểu nhau.
3. Kết luận: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề.
 Ghi nhớ: sgk – 21
 II. Phương châm cách thức
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv gọi HS đọc bài tập ví dụ 
- Thành ngữ Dây cà ra dây muống, Lúng túng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào?
- Những cách nói đó để lại hậu quả gì?
- Câu nói: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy có thể hiểu theo những cách nào?
- Cách nói trên có ảnh hưởng ntn đến giao tiếp?
- Qua đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
- G V khái quát kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét: 
- Dây cà ra dây muống: nói năng dài dòng, rườm rà.
- Lúng túng như ngậm hột thị: nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý.
-> Hậu quả: Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý người nói; người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
* Câu nói: « Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy » có thể hiểu theo hai cách:
- Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
3. Kết luận: Khi giao tiếp, nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, tránh nói mơ hồ; phải tạo được mối quạn hệ tốt đẹp với người đối thoại.
Trong giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng . Nếu vi phạm phương châm này sẽ làm cho người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý kiến của mình- Giao tiếp thất bại.
III. Phương châm lịch sự:
G cho H đọc truyện ngắn.
HOẠT ĐỘNG NHÓM 4 EM
- Theo em sự việc nào quan trọng nhất trong truyện? Vì sao? Bài học mà 2 nhân vật nhận được là gì?
? Qua đó, em rút ra bài học gì.
- Hãy đặt một tình huống giao tiếp và đặt
 đoạn thoại trong đó nhân vật hội thoại có sử dung một trong các cụm từ: “ cậu có thể làm ơn”, “ Biết làm anh không vui, nhưng”
- Gọi HS nói - nhận xét.
1.Ví dụ: 
2.Nhận xét: H độc lập suy nghĩ, phát biểu
- Tôi nắm chặt lấy bàn tay ông=> Cái nắm tay của sự cảm thông và chia sẻ: ...”cháu đã cho ông rồi”
=> bài học về sự chân thành, lòng tôn trọng và sự quan tâm đến người khác.
=> Cần tôn trọng người thoại.
3.Kết luận: 
- Ghi nhớ( Tr23)
Phương châm lịch sự rất quan trong bởi nó không những thể hiện khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ mà còn thể hiện văn hoá ứng xử của người tham gia giao tiếp. Ca dao Việt Nam từng có những bài nói về phương châm này: 
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV cho HS đọc bài tập.
- Câu ca dao khuyên chúng ta điều gì ?
- Hãy tìm một số câu ca dao có nội dung tương tự 
- GV ghi bảng
- Chim khôn kêu tiếng rảng rang...
- Vàng thì thử lửa thử than - Chim khôn kêu tiếng rảng rang...
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho tôi vừa lòng...
=> Lời nói rất quan trọng và nên dùng những lời lẽ lịch sự trong giao tiếp.
 - Những câu tục ngữ ca dao đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự nhã nhặn.
Bài tập 2.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Phép tu từ nào đã học có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự ? Cho ví dụ ?
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV định hướng cho hs nhớ lại các phép tu từ đã học, nêu ví dụ cụ thể.
-Phép nói giảm nói tránh.
VD: Bạn mình viết chưa được hay ( viết dở)
Bài tập 3.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho đọc bài tập.
- Gọi HS lên bảng làm
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
a. nói mát 
b. nói hớt 
c.nói móc => Phương châm lịch 
 nói ra đầu ra đũa=> Phương châm cách thức.
Bài tập 4
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sai người hói đôi khi phải dùng những cách nói như : 
a. Nhân tiện đây xin hỏi 
b. Tôi nói điều này khí không phải , biết là anh không vui ...
c. Đừng nói leo , đừng nhắt lời như thế.
a. Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng về một đề tài mà 2 người đang trao đổi...
b. Trong giao tiếp đôi khi vì một lí do nào đó nghĩ là sẽ tổn thương thể diện người đối thoại . Để giảm nhẹ ảnh hưởng ( Tuân thủ phương châm lịch sự ) người nói dùng cách diễn đạt trên
c. Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó
HĐ4. VẬN DỤNG
Bài tập 5
PHIẾU HỌC TẬP
Điền các ngữ liệu đã cho ở bài tập 4- SGK vào chỗ chấm sau:
a. Nói mạnh, trái ý người khác khó tiếp thu (PC lịch sự) là .........................................
b. Nói trách móc chì chiết (PC lịch sự) là .......................................................................
c. Nói ỡm ờ nói không hết ý (PC cách thức) là ...............................................................
d. Lắm lời đanh đá nói át người khác (PC lịch sự) là ....................................................
đ.Lảng ra lé tránh không muốn nói và nội dung cần nói (PC quan hệ ) là .........................................................................................................................................
e. Nói không khéo thô cộc thiếu tế nhị (PClịch sự) là .................................................. 
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Giao nhiệm vụ cho HS.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Tổng hợp ý kiến- kết luận
a.Nói băm nói bổ
b. Nói như đấm vào tai
c. Điều nặng tiếng nhẹ 
d. Nửa úp nửa mở 
đ. Mồm loa mép giải 
e. Nói như dùi đục chấm mắm cáy 
B ơi, tớ được điểm mấy?
	B: Lần này điểm của cậu không cao lắm.
 	Có ý kiến cho rằng: B đã vi phạm phương châm về quan hệ (Thông tin trong phần trả lời không đúng với yêu cầu của câu hỏi)- lại có ý kiến cho rằng: B đã không vi phạm phương châm hội thoại.
Nêu ý kiến của em ?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho đọc bài tập.
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- B đã vi phạm phương châm hội thoại.
Nhưngvi phạm phương châm quan hệ để ưu tiên cho phương châm lịch sự (học tiết sau.)
HĐ5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM 4 HS.
Hãy sưu tầm những mẩu chuyện vui học đường vi phạm phương châm hội thoại tương tự mẩu chuyện sau:
TUẦN 1 - TIẾT 9
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LUYỆN TẬP 
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN THUYẾT MINH.
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được cách làm bài, lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề và trình bày miệng... khi thuyết minh về một thứ đồ dùng. Thấy được tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong VBTM..
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một thứ đồ dùng cụ thể. Lập dàn ý chi tiết, viết phần mở bài cho các bài văn thuyết minh ( có sử dụng các biện pháp nghệ thuật ) về một dồ dùng.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản thuyết minh.
4 .Năng lực cần phát triển 
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Sản phẩm của tiết học trước... 
- Chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề bài sgk.
- Máy chiếu/ vi tính
C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: lập dàn ý, viết các đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày vai trò, tác dụng của bịên pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh...
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn thuyết minh có yếu tố nghệ thuật theo yêu cầu của GV. 
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Giới thiệu một di tích lịch sử/ danh lam thắng cảnh của quê hương em
- Tổ chức cho HS báo cáo phần chuẩn bị và rút kinh nghiệm
Tiêu chí nhận xét:
- Hình thức: Đoạn văn.
- Nội dung: Đặc điểm của điối tượng
- PP thuyết minh:Giới thiệu, so sánh, thống kê, số liệu, ...
- Vận dụng yêu tố nghệ thuật: Tự thuật, so sánh, nhân hóa...
HĐ2 . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Nhắc lại kiến thức cần nhớ trong tiết học trước.
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1.Thuyết minh về cái bút mực
HOẠT ĐỘNG NHÓM BÀN
 -Với đề bài trên, nhóm em sẽ trình bày những tri thức khoa học nào về cái bút mực.
- G cho 1 vài H trình bày toàn bộ bài của mình. 
- Cho lớp nhận xét, bổ sung về yếu tố nghệ thuật đã sử dụng và lượng tri thức cần cung cấp.
-Với tri thức đó, em sẽ vận dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?
+ Nguồn gốc: Nhà máy sản xuất...
+ Cấu tạo: 
- Nắp bút
- Thân bút: Vỏ, ruột, ...
+ Cơ chế hoạt động: mực trong ống, qua một đường dẫn nhỏ, xuống ngòi bút, ...
+ Vai trò, tác dụng: 
+ Bảo quản
2. Thuyết minh về cái quạt:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP.
- Dựa vào các bước đã tiến hành ở trên, em hãy xây dựng dàn ý cho bài văn thuyết minh về cái quạt có sử dụng yếu tố nghệ thuật?
- Chọn một nội dung để triển khai thành đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật?
- Tổ chức cho HS trình bày và rút kinh nghiệm
+ Nguồn gốc:
+ Cấu tạo:
- Cán quạt 
 - Nan quạt 
- Cách đan quạt 
+ Chủng loại: 
+ Cách sử dụng: 
+ Vai trò tác dụng:
( Tự thuật, nhân hoá, liên tưởng...)
HS tham khảo: Các bạn ạ! Mình được sinh ra từ mẹ Tre với bàn tay khéo léo của bà. Bàn tay nhăn nheo cần mẫm vót chuốt từng chiếc nan mảnh mai và dẻo dai để tạo nên tấm thân mềm mại của mình...
HĐ4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề giới thiệu về một loài hoa, con vật nuôi mà em yêu thích. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
-Nhắc học sinh về hình thức trình bày đoạn văn và dung lượng khoảng 15 dòng.
- Tổ chức cho HS thực hành trong 10 phút
- Quan sát học sinh viết bài 
- Tổ chức cho HS trình bày và rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp cho điểm khích lệ những học sinh có cố gắng.
- H chọn đối tượng thuyết minh.
- Lựa chọn:
+ PP thuyết minh.
+Các phép nghệ thuật.
- Thực hành viết bài.
-H xung phong trình bày
- HS tự rút kinh nghiệm về bài viết.
HĐ5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Dùng phương pháp tự thuật để thuyết minh về cây lúa Việt Nam 
2. Hướng dẫn chuẩn bị chủ đề : Các phương châm hội thoại: 
1- Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi ở các ví dụ của từng tiết “Các phương châm hội thoại”.
2- Nắm chắc khái niệm của các phương châm hội thoại. Hoàn thành các bài tập mỗi khi học xong một phương châm hội thoại.
3- Sưu tầm các câu chuyện, mẩu chuyện liên quan đến các phương châm hội thoại.
------------------------------------------------
TUẦN 2 - TIẾT 10
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Nắm được vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát các sự vật, hiện tượng.
 Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức lựa chọn ngôn ngữ khi viết văn.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phiếu học tập - Hình ảnh - Máy chiếu
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: 
- Kĩ thuật hỏi và trả lời: 
- Kĩ thuật trình bày một phút:
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và từ sự sắp xếp hình ảnh gợi cho em nghĩ tới bài văn nào ?
- Gọi HS trả lời miệng
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- Bài văn thuyết minh về cây chuối.
Bài văn thuyết minh nhằm cung cấp tri thức khách quan về đối tượng. Hình ảnh trên gợi bài thuyết minh về cây chuối ( đặc điểm sinh học, lợi ích và cách trồng, chăm sóc chuối)... Những hình ảnh bắt mắt nhưng làm thế nào để tái hiện nó trong bài thuyết minh? Nhưng để đối tượng hiện lên cụ thể, sinh động, ấn tượng, người ta thường sử dụng yếu tố miêu tả. Vậy sử dụng yêu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào?
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
PHIẾU HỌC TẬP 
 Nhóm........Nhóm trưởng................................
Thảo luận nhóm trong 5 phút để hoàn thành bảng sau:
Tri thức về cây chuối
Yếu tố miêu tả
đặc điểm sinh học 
lợi ích , công dung
Nhận xét
HOẠT ĐỘNG NHÓM 4 EM
H đọc Sgk Tr 22
- Gv giao ph

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_2.docx