Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 3

TUẦN 3 - TIẾT 11

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA TRẺ EM

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng. Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

KNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay.

- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông đối với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức về những quyền mà mình được hưởng.

 

docx 16 trang phuongnguyen 30/07/2022 20740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 3

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Học kì 1 - Tuần 3
TUẦN 3 - TIẾT 11
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam 
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng. Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
KNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. 
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông đối với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức về những quyền mà mình được hưởng.
 4 .Năng lực cần phát triển 
- Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản ).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Hình ảnh về trẻ em.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận: Chia sẻ nhận thức về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Kĩ thụât động não: Suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ hơn về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Quan sát và nêu cảm nghĩ về các hình ảnh sau:
Các hình ảnh trên là sự đối lập giữa cách đối sự thô bạo, tàn nhẫn và tình yêu thương, chăm sóc của mọi người với trẻ thơ. Sinh thời, Bác Hồ dạy:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Trẻ em cần được quan tâm, chăm sóc, nâng niu. Bởi trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai. Chính vì vậy, việc quan tâm đến trẻ em là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. văn bản sẽ học cho chúng ta thấy thực trạng vấn đề đó.
HĐ2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiêu chung:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-Theo em, cần tìm hiểu những vấn đề chung nào?
- Nêu xuất xứ văn bản ? 
- Nêu thể loại của văn bản? phương thức biểu đạt chính và tác dụng của phơng thức biểu đạt đó.
- Có thể xếp văn bản vào cụm vbnd không? Vì sao?
1.Xuất xứ văn bản: ( SGK Tr 34)
2. Kiểu văn bản: Nghị luận
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận-> vấn đề rõ ràng, sâu sắc, khoa học và thuyết phục.
- Cụm vb ND: Vấn đề cuộc sống của trẻ em đang thực sự là mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Liên hợp quốc ở Niu –oóc, Hội nghị cao cấp thế giới đã ra bản tuyên bố về trẻ em. Sau đó, hội nghị Bộ trưởng nước CHXHCNVN cũng ra quyết định chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em VN
II. Đọc-Hiểu văn bản:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-G hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.
-G gọi H lần lượt đọc bài
-Giải nghĩa từ khó.
+ Cơ hội
+ Thách thức
+Nhiệm vụ
- Nêu bố cục?
- Nhận xét về cách bố cục văn bản?
-Nêu tóm tắt tình trạng trẻ em trên thế giới hiện nay?
- GV tổng kết- ghi bảng
-Tóm tắt tình trạng của trẻ em trên thế giới.
- GV sử dụng tranh ảnh, tư liệu minh hoạ thêm.
- Trẻ em còn chịu thảm cảnh gì.
- Nhận xét cách trình bày vấn đề của vb? Tác dụng của cách trình bày đó?.
- Nêu cảm xúc của em trước vấn đề vb nêu ra.
1.Đọc - Chú thích
 trong đoạn văn đựơc đọc.
+ Cơ hội:_ Dịp thuận lơi, dịp may_thói chuyên lựa theo chiều, tuỳ cơ cầu lợi riêng.
+ Thách thức: Thách làm điều gì, với vẻ khiêu khích
- Nhiệm vụ: Công việc phải làm, phải gánh vác.
2.Bố cục: 4 phần
- Phần mở đầu: Khẳng định quyền trẻ em.
- Phần: những thách thức
- Phần: những cơ hội
- Phần: những nhiệm vụ.
=>bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp lý.
3.Phân tích:
a. Tình trạng trẻ em trên thế giới.
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.
- Chiụ thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng Kt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
- Thiếu dinh dưỡng
- Là nạn nhân của đồng tiền( buôn bán trẻ em, sa vào các tệ nạn xã hội...)
*Cách lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, cấu trúc đoạn Tổng-Phân –Tổng, dẫn chứng bằng con số => tình trạng bi thảm, cuộc sống khổ cực, hiểm hoạ đang đổ xuống đầu những đứa trẻ tội nghiệp.
 Những nội dung trên không chỉ nêu thực trạng của trẻ em trên thế giới mà còn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh đó. Điều đặc biệt là Vb không hề đụng chạm đến một quốc gia cụ thể nào. Đó là thể hiện tính pháp lí một cách tế nhị, sâu sắc. Tổ chức liên hợp quốc đã nhận thức rõ thực trạng đau khổ của trẻ em và quyết tâm giúp các em vượt qua bất hạnh.
HĐ3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Ghi lại chữ cái của phương án trả lời đúng. 
Câu 1: Nhận định nào đúng nhất về văn bản?
	A. Là một văn bản biểu cảm.	C. Là một văn bản nhật dụng.
	B. Là một văn bản tự sự.	D. Là một văn bản thuyết minh.
Câu 2: Văn bản liên quan chủ yếu đến vấn đề nào trong đời sống?
	A. Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ.	 C. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em khuyết tật.
 B. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em .	 D. Bảo vệ môi trường sống.
--------------
HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy nêu một số biểu hiện của vi phạm quyền trẻ em mà em biết?
HĐ5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Sưu tầm tranh ảnh tuyên truyền về quyền trẻ em?
Ví dụ:
Hoạt động nhóm: (1) Suy nghĩ của em về những thông tin trên?
(2) Tìm những câu thơ, lời hát, câu văn viết về trẻ em? 
Tìm những câu thơ, lời hát, câu văn viết về trẻ em
--------------------
TUẦN 3 - TIẾT 12
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam 
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng.
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
KNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. 
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông đối với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức về những quyền mà mình được hưởng.
4 .Năng lực cần phát triển 
- Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Hình ảnh, bài hát/ thơ
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận: Chia sẻ nhận thức về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Kĩ thuật minh hoạ: bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay.
- Kĩ thụât động não: Suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ hơn về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm tình huống của nhóm:Tìm những câu thơ, lời hát, câu văn viết về trẻ em
- Tổ chức cho HS nhận xét
- ”Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
- Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh
Trẻ em có quyền và luôn cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Vậy là thế nào để thực hiện quyền trẻ em?
HĐ2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ CHUNG CẢ LỚP
G cho H đọc lại phần văn bản.
- Tóm tắt những cơ hội cho cộng đồng quốc tế để khắc phục tình trạng trẻ em rơi vào hiểm hoạ.
- Nhận xét cách lập luận và tác dụng của cách lập luận đó.
-Đánh giá của em về cơ hội này.
- Tóm tắt những nhiệm vụ trọng tâm và hiệp ước đã nêu.?
- Nêu nhận xét về các nhiệm vụ đó?
- Em biết được những tổ chức, hoạt động gì của Qt, VN để tạo cơ hội cho trẻ em một cuộc sống hạnh phúc?
b. Cơ hội 
- Liên kết các quốc gia trên cơ sở công ước quốc tế về TE
- Hợp tác quốc tế tạo hoà bình, hợp tác...
Cách lập luận mạch lạc, khúc triết, ->cơ hội đang thuận lợi, do chính cộng đồng QT tạo ra... 
-Đây là dịp thuận lợi, dịp may cho trẻ em.
c.Nhiệm vụ của cộng đồng .
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng
- Ưu tiên trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt...
- Phát huy vai trò của phụ nữ, bình đẳng nam-nữ
-Phát triển giáo dục
-Cho trẻ tham gia vào các hoạt động VH-XH
- Phối hợp sự nỗ lực của tất cả các nước.
-Nhiệm vụ rất cụ thể, cấp bách và toàn diện.
Việt Nam có nhiều chương trình quan trọng dành cho trẻ em: Trường Ng Đình Chiểu, Nxb Kim Đồng, các cuộc thi viết, vẽ về thiếu nhi, tổ chức hoạt động Đội, UB BV&CS BM-TE, chương trình tiêm phòng cho bà mẹ có thai và trẻ em ,36 tháng tuổicủa QT: Hội chữ thập đỏ, UNC, Vì nụ cười trẻ thơ...
4.Tổng kết:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- Vấn đề văn bản đặt ra có tầm quan trọng ntn? 
Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ra sao?
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
Ghi nhớ: SGK
- Liên quan đến tương lai của quốc gia, thế giới.
- Thể hiện tình độ văn minh của một nước.
- Là vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu.
-> Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm thích đáng, sâu sắc, toàn diện và triệt để, liên tục.
HĐ3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, em tự thấy mình phải làm gì ?
-Học sinh suy nghĩ và trình bày miệng trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình.
-Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.... 
HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy trao đổi với bạn để bổ sung, hoàn thiện ô trống trong sơ đồ sau:
NHIỆM VỤ
Chăm sóc trẻ tàn tật, khó khăn
Thực hiện bình đẳng giới
An toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
Tăng cường sức khỏe dinh dưỡng
TUẦN 2 - TIẾT 13
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( TIẾP)
A. MỤC TIÊU.
1- Kiến thức: Thông qua bài HS hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại .
2- Kĩ năng: - Lựa chọn những phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. 
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
- Ra quyết đinh: lựa chọn và vận dụng các phương châm hội thoại trong hoạt động giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.
3- Thái độ: Có ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp. 
4- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực giao tiếp: HS biết sử dụng từ ngữ đúng mục đích giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác: Làm việc theo nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo: HS sáng tạo trong cách viết 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Thầy: phiếu học tập
- Đề kiểm tra - đáp án
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phân tích tình huống mẫu để hiểu các phương châm hội thoại cần đảm bảo trong giao tiếp.
- Thực hành có hướng dẫn : đóng vai luyện tập các tình huống giao tiếp theo các vai khác nhau để đảm bảo các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực và cách giao tiếp đúng phương châm hội thoại.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm tình huống của nhóm.
- Tổ chức cho HS nhận xét
Những mẩu chuyện vui học đường vi phạm phương châm hội thoại 
- Trả lời không đúng nội dung câu hỏi....
 Trong học sinh, nhiều khi trong lớp chúng ta thiếu tập trung dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại khiến người khác bật cười. Liệu có bắt buộc tất cả các trường hợp giao tiếp đều phải tuân thủ theo phương châm hội thoại không? Trong thực tế, đôi khi người nói cố tình vi phạm phương châm hội thoại này để ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn.
HĐ2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Giáo viên gọi học sinh đọc VD.
- Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm hội thoại không? Vì sao?
- Trong tình huống giao tiếp đó, PC lịch sự đó có thích hợp không? Vì sao? Từ đó em rút ra bài học gì?
- En hãy kết luận lại vần đề đã tìm hiểu.
- Hãy tìm một số tình huống mà lời hỏi thăm kiểu như trên được dùng một cách thích hợp?
- Ngữ cảnh tình huống giao tiếp trong truyện với tình huống em tìm có gì khác nhau?
- Qua ví dụ, có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
- Gọi học sinh đọc.
+ "Bác làm việc vất vả lắm phải không?"
Trong tình huống giao tiếp khác có thể coi là lịch sự, thể hiện sự quan tâm người khác. Nhưng ở tình huống này, người được hỏi bị chàng ngốc gọi từ trên cây cao xuống lúc mà người đó đang tập trung làm việc. Cho nên lời thăm hỏi của chàng ngốc đã gây phiền hà cho người khác(vi phạm phương châm hội thoại).
. 
=> Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp với tình huống này nhưng lại không thích hợp với tình huống khác.
3- Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK.
- HS đọc.
Để tuân thỉ và phát huy tốt các phương châm hội thoai, người nói cần nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói ở đâu? nói về việc gì? nói như thế nào?nói nhằm mục đích gì? Nói trong bao lâu?... từ việc ý thức đầy đủ các đặc điểm đó, người nói sẽ có những cuộc thoại thành công.
II. Những trường hợp không tuân thủ các PCHT
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
G gọi H đọc và xác định các tình huống đã học.
G cho H tranh luận trước lớp về:
- Trường hợp nào PCHT được tuân thủ?
- Trường hợp nào PCHT không được tuân thủ? 
- Tìm nguyên nhân của các trường hợp PCHT không được tuân thủ? 
- Trường hợp nào chấp nhận? 
- Trường hợp nào không được chấp nhận? Vì sao?
? Vậy em có kết luận gì về các trường hợp không tuân thủ PCHT.
Ví dụ:
Nhận xét:
+ PCHT được tuân thủ: TH6.
+ PCHT không được tuân thủ vì:
- TH1: không hiểu về câu hỏi.
- TH2: Cố tình, gây một chú ý khác.
- TH 3: nói khoác loác.
- TH4: không hiểu nội dung câu hỏi.
- TH5: Diễn đạt không rõ ràng.
- TH7 : ưu tiên cho nội dung quan trọng hơn.
- TH8: để biểu thị 1 hàm ý khác.
 => -chấp nhận được: TH7, TH8.
- không chấp nhận: trường hợp còn lại
3. Kết luận:
 * Ghi nhớ ( SGK Tr37)
GV: Trong thức tế hội thoai, người ta không nên quá cứng nhắc, quá câu lệ vào những phương châm hội thoại. Cần phải có sự linh hoạt trong vận dụng, phát huy thế mạnh của các phương châm hội thoại để đạt mục đích giao tiếp và nhận được sự thiện cảm của người nghe.
HĐ3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
- Giao nhiệm vụ cho HS theo yêu cầu SGK.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Tổng hợp ý kiến- kết luận
- Câu trả lời của ông bố: Không tuân thủ PC cách thức. Vì đứa trẻ 5 tuổi không đọc được.
- VD: Chú bé 4 tuổi vẽ con gà, nhờ bố xem có đẹp không, bố bảo cậu bé là L. Đờ-vanh- xi
Bài tập 2:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc bài.
- Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Việc không tuân thủ PC hội thoại có chính đáng không?
- Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vì: không có lý do chính đáng: Thái độ của khách đến nhà thiếu lịch sự, lời buộc tội vô căn cứ.
HĐ4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Các phương châm hội thoại
HĐ5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Sưu tầm hoặc viết đoạn hội thoại ngắn xây dựng một tình huống mà nhân vật trong đoạn hội thoại không tuân thủ ít nhất một trong 5 phương châm hội thoại đã học (Chỉ ra được sự không tuân thủ và cho biết nguyên nhân tại sao mà nhân vật trong đoạn hội thoại không tuân thủ được phương châm hội thoại ấy).
VD: Đến nhà A, không thấy mẹ bạn ở nhà, B hỏi?
-Mẹ bạn không có nhà à?
B trả lời:
-Ừ. Mẹ mình đi dạy học.
- MÑ b¹n ®ang d¹y häc ë ®©u?
- MÑ tí d¹y häc ë tr­êng.
---------------------------------------
TUẦN 3 - TIẾT 14 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh vận dụng các yếu tố miêu tả và tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức lựa chọn ngôn ngữ khi viết văn.
4. Năng lực cần phát triển
- Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Viết sáng tạo
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Kĩ thuật động não: lập dàn ý, viết các đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh...
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn thuyết minh có yếu tố nghệ thuật, miêu tả theo yêu cầu của GV. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Tổ chức cho HS làm bài tập :
Bài 1 .Khoanh tròn vào chữ cái phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Đối tượng thuyết minh nào thường không sử dụng yếu tố miêu tả?
	A. Các loài cây.	C. Nhân vật , sự kiện
B. Các điạ danh.	D. Phương pháp cách làm.
2. Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh là gì?
	A. Đối tượng hiện ra gần gũi, cụ thể, dễ cảm, dễ nhận.
	B. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả với đối tượng.
	C. Thể hiện tài năng quan sát, liên tưởng, tượng tượng của người viết.
	D. Bài thuyết minh hấp dẫn.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh là gì?
	A. Có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu.
	B. Có vai trò chính.
	C. Có vai trò phụ trợ.
	D. Có vai trò hết sức mờ nhạt.
4. Nếu lạm dụng yếu tố miêu tả sẽ làm lu mờ nội dung tri thức. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai.
Bài 2. đưa yếu tố miêu tả vào đoạn thuyết minh sau:
	"Lá bàng hình e-líp, dài khoảng 10-20 cm, chỗ rộng nhất khoảng 10cm. Mặt lá trên nhẵn, màu xanh."
Hướng dẫn HS tự chấm bài:
.Bài 1: HS làm đúng mỗi ý được 0.5điểm.
	1-D; 	2-A; 	3-C; 	4-A.
Bài 2:	
	- Bài có sử dụng yếu tố miêu tả thể hiện qua hệ thống từ gợi tả: nhẵn thín, mát rượi... (cho 3 điểm); sử dụng các câu miêu tả (1 điểm) , các phép tu từ. (2 điểm)...
GV: Đánh giá kết quả bài tự chấm của học sinh và giới thiệu tiết luyện tập.
HĐ2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Trao đổi vói bạn bên cạnh để chỉ rõ:
+Một số cách đưa yếu tổ miêu tả vào bài văn TM? (Lựa chọn MT khi nào? Qua cách nào?...)
+ Mức độ miêu tả?
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV định hướng cho hs vận dụng
- Chọn miêu tả khi cần làm cụ thể, sinh động tri thức về đối tượng đang TM.
- Miêu tả qua đặc điểm ( hình dáng, màu sắc, hương vị...) và sử dụng so sánh...
- Không lạm dụng miêu tả làm mờ nhạt tri thức KH cần cung cấp.
HĐ3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý.
PHIẾU HỌC TẬP:
Thêm thông tin để hoàn thiện dàn ý cho bài thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam?
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
b. Thân bài:
* Đặc điểm sinh học của trâu........................................................................................................
.......................................................................................................................................................
* Con trâu trong nghề làm ruộng:.................................................................................................
*Trâu cung cấp thực phẩm, nguyên liệu:......................................................................................
* Con trâu trong lễ hội, đình đám..................................................................................................
* Trâu là tài sản lớn của người nông dân, bạn của tuổi thơ...................................................
...................................................................................................................................
c.Kết bài: .....................................................................................................................................
- Chép đề lên bảng. Gọi HS đọc đề.
- HD học sinh tìm hiểu đề.
-Cụm từ: Con trâu ở làng quê VN” bao gồm ý gì?
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Gv nêu yêu cầu và phát phiếu học tập cho HS.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Quan sát, khích lệ, giúp đỡ học sinh.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Yếu tổ miêu tả?
Con trâu ở làng quê Việt Nam
+ Con trâu ở làng quê Việt Nam
=> con trâu trong đời sống người dân:
2. Dàn ý: 
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
b. Thân bài: Trình bày đặc điểm sinh hoặc và vai trò của con trâu trong đời sống ở làng quê.
c. Kết bài:
* Yếu tố miêu tả: Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, trong ngày lễ hội, sản phẩm từ sừng trâu 
II. Viết đoạn văn thuyết minh.
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- G cho đọc bài tập.
- Gv hướng dẫn cách mở bài: Giới thiệu + miêu tả.
- Gọi HS trả lời miệng:Trình bày đoạn văn.
-Lớp nhận xét đoạn văn.
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung
- Gv chia nhóm cho hs viết các đoạn văn phần thân bài.
-Gv cho hs nhận xét, bổ sung.
-Gv gợi ý cách viết đoạn văn.
-Cho hs đọc và nhận xét đoạn văn.
-Gv tổng hợp ý kiến của hs.
1. Viết phần mở bài.
- Hình ảnh của trẻ chăn trâu-nét đẹp văn hoá của làng quê VN đã đi vào nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ... và đến với khắp các nước trên thể giới...
2. Viết phần thân bài.
- Nhóm 1: Con trâu trong việc đồng áng.
- Nhóm 2: Con trâu trong các lễ hội.
- Nhóm 3: Con trâu với tuổi thơ.
3. Viết đoạn kết bài.
HĐ4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ CHUNG CÁ NHÂN
 Viết đoạn văn thuyết minh đặc điểm hình dáng của con mèo, có sử dụng yếu tố miêu tả (gạch chân dưới yếu tố miêu tả đó). 
- GV hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:Trình bày, chữ viết, diễn đạt, chính tả
- Tổ chức cho HS trình bày- nhận xét .
- Đặc điểm của con mèo (có thể: bộ lông, tai, mắt, ria...). 
- Sử dụng yếu tố miêu tả thể hiện qua hệ thống từ gợi tả ( từ láy), câu miêu tả, các biện pháp tu từ
-Trình bày, chữ viết, diễn đạt, chính tả..	
HĐ5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 1.Hoa sen được vinh danh là quốc hoa của dân tộc Việt Nam. Hãy sử dụng yếu tổ miêu tả để giới thiệu về loài hoa trân quí ấy.
Chý ý: B1: Cách xây dựng dàn bài để bảo đảm tri thức khoa học cần cung cấp.
 B2: Cách sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Chuẩn bị viết bài văn thuyết minh:
---------------- 
TUẦN 3 - TIẾT 15 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 ( Nguyễn Dữ )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh thấy được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyền kì.Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.-Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo thể truyền kì.
Cảm nhận được chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng cảm thông với những số phận bất hạnh, phê phán sự bất công trong cuộc sống.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản.
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương).
– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, thực hành tóm tắt văn bản).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành, trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Nguyễn Dữ. - Hình ảnh tư liệu về tác phẩm
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Ở cương vị của một người vơ, Vũ Nương được tái hiện như thế nào?
Hoàn cảnh 
Hành động – lời nói 
 Nhận xét 
Khi mới lấy chống 
Khi tiễn chồng ra trận
Khi chồng ở mặt trận
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc phân vai, diễn cảm tác phẩm.
- Kĩ thật giao tiếp: Trao đổi về nhân vật, sự việc, giá trị tác phẩm.
- Kĩ thuật động não: phân tích, cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... 
 D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gv sử dụng sơ đồ tư duy: ... Chương trình Ngữ văn 9 tiếp tục tìm hiểu về văn học trung đại ở thể loại : truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi và truyện thơ nôm.
HĐ2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Qua soạn bài, em hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- Nhận xét?
G tổng kết, bổ sung một số nội dung trong SGV, thiết kế bài soạn.
- Nêu khái niệm truyền kì?
- Nêu nguồn gốc của truyện? Kể tóm tắt truyện Vợ chàng Trương.
- Cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu.
1.Tác giả: Sgk Tr48
2.Tác phẩm: Gồm 20 truyện
- Văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc
- Đề tài: đả kích chế độ phong kiến, vặch mặt bọn tham ô,, bệnh vực ngừời nông dân, ca ngợi tình yêu, tình cảm gia đình, 
- Đối tượng khai thác: những truyện cổ dân gian, truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
- Nhân vật chính: Thường là những người phụ nữ đức hạnh mà bất hạnh, ...
=> Thiên cổ kỳ bút
3.Chuyện người con gái Nam Xương:SGK
 Đền Vũ Điện, còn gọi là Đền Bà Vũ, miếu vợ chàng Trương, thuộc thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam. 
II. Đọc –Hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G nêu cách đọc.GV đọc mẫu
- Gọi H đọc 1 đoạn, kết hợp tóm tắt.H đọc , chú ý đổi giọng cho đúng .
- G kết hợp hỏi, giải nghĩa 1 số từ cổ: Nam Xương, tư dung, tiết hạnh- điển cố:Tào Nga, ngựa Hồ gầm đất Bắc, chim Việt đậu cành Nam?
- Nêu bố cục văn bản?
1.Đọc – chú thích:
2.Bố cục: 3 phần(3 đoạn ý):
- Từ đầu “cha mẹ đẻ của mình”- cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, chiến tranh xa cách.
- Tiếp “ việc trót đã qua rồi”- Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương.
- Còn lại: Vũ Nương được giải oan. 
+ Truyện có gồm 2 phần chính: Vũ Nương ở trần gian và Vũ Nương sống dưới Thuỷ cung. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Theo em cách giới thiệu nhân vật ở TP có gì độc đáo?
 Nàng Vũ Nương có những phẩm chất, đức hạnh gì? 
G định hướng: 
+ Là người vợ?
+ Là con dâu?
+ Là người mẹ?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- GV phát phiếu học tập
- Tổ chức cho HS HS thảo luận
- Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm
3.Phân tích:
a- Giới thiệu ngắn gọn, đầy đủ hé mở câu chuyện.
- Vũ Nương: thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp 
-Trương Sinh:
+Vì mến dung hạnh của Vũ Nương xin mẹ trăm lạng vàng cưới về.
+ Con nhà hào phú nhưng không có học
- Tính tình đa nghi
=> Ngắn gọn, đầy đủ, hé mở mâu thuẫn truyện ( cuộc hôn nhân không bình đẳng) 
b.Nhân vật Vũ Nương:
* Khi ở trần gian:
- Vị trí của người vợ:
Ở cương vị của một người vơ, Vũ Nương được tái hiện như thế nào?
Hoàn cảnh 
Hành động – lời nói 
 Nhận xét 
Khi mới lấy chống 
-Giữ gìn khuôn phép.
-Không lúc nào vợ chồng thất hòa.
- Miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói...
=> Vũ Nương là người vợ ân cần, chu đáo, hết lòng yêu thương chống và khao khát hạnh phúc gia đình bình dị.
Khi tiễn chồng ra trận
-Rót chén rượu đầy, bày tỏ tâm tình, dăn dò chu đáo...
-“ chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”
Khi chồng ở mặt trận
-Thay chồng lo lắng chu toàn việc gia đình.
-Sinh con, nuôi dạy con - lấy bóng mình bảo là “ cha Đản” để nguôi ngoai nỗi nhớ...
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Ở cương vị của người con dâu, Vũ Nương đã thể hiện tình cảm và trách nhiệm như thế nào? Phẩm chất?
(2) Ở vị tric của người mẹ, Vũ Nương đã thể hiện vẻ đẹp gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
- Đối với mẹ chồng:
+ Mẹ ốm: thuốc thang, ngọt ngào ...
+ Mẹ mất: việc ma chay lo liệu như mẹ đẻ
=> Hiếu thảo, đang đang
- Với con: Sinh con và nuôi dạy ...
+Chỉ chiếc bóng mình để dỗ con...
=> Hết lòng thương con
->tg đặt nhân vật trong các hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ phẩm chất cao đẹp của nàng: đức hạnh, yêu thương chung thuỷ với chồng, hiểu thảo với mẹ.
->Giọng văn biền, nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng-> Nhân vật có đời sống tâm lý, có tích cách rõ rệt.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-HS thảo luận nhóm bàn.
(1)Với người con gái như vậy, đáng lẽ ra phải được sống hạnh phúc, nhưng nàng gặp bất hạnh gì? Đó là bất hạnh như thế nào? 
(2) Lời thoại của nhân vật thể hiện tâm trạng gì của Vũ Nương?
- HS thảo luận, ghi kết qua ra vở. 
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến
-Gọi HS nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương?
(2) Nguyên nhân dẫn đến cái chết?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
- HS khá giỏi trình bày.
-Gv tổng hợp ý kiến, nhận xét, kết luận
* Bất hạnh bi thảm: 
 - Nỗi oan không trinh tiết. -> Nỗi oan khủng khiếp với người phụ nữ PK.
- Bị chống la mắng, đánh đuổi đi=> Bị đối xử bất công, tàn nhẫn.
- Không có cơ hội minh oan:
+ “ Thiếp con kẻ khó” bày tỏ để cởi mối nghi
-> lời chân thành, giãy bày hy vọng níu kéo hạnh phúc.
+ “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng...nay đã trâm gãy bình rơi”-> đau khổ tột cùng - Cam chịu hoàn cảnh, số phận.
=>Danh dự bị chà đạp, lòng tự trọng bị tổn thương
+ “ kẻ bạc mệnh này...Thiếpnhược bằng ...”-> 
=>Lời nói đẫy đau đớn, phẫn uất trong bế tắc, tuyệt vọng- lấy cái chết để minh oan.
=> Vũ Nương bị bức tử
 - Cái chết thật vô lý, bi thảm và vô cùng đáng hận, đáng thương. Đó là hành động quyết liệt, là sự phản kháng để bảo vệ danh dự. Nguyên nhân trực tiếp là lòng ghen tuông mù quáng của Trương Sinh, sự ích kỷ và thiếu vị tha. Còn nhiều nguyên nhân khác như hoàn cảnh chiến tranh xa cách, do con thơ vô tìnhNhưng trong khuôn khổ của XHPK đầy dẫy bất công nàng không thể minh oan. Vũ Nương phải tìm đến cái chết khi đang khao khát được sống, được yêu thương.Có thể nói : Nàng bị bức tử. Vũ Nương điển hình cho người phụ nữ đẹp nết, đẹp người thời phong kiến.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_hoc_ki_1_tuan_3.docx