Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 12
TUẦN 12 - TIẾT 56
Ngày soạn : .
Ngày dạy :. BẾP LỬA
( Bằng Việt )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs bước đầu hiểu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người- cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh.
Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng năng cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình
Kĩ năng phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận trong thơ trữ tình.
Liên hệ thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảch tác giả ở xa tổ quốc và tình yêu quê hương đất nước.
3, Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 12
TUẦN 12 - TIẾT 56 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... BẾP LỬA ( Bằng Việt ) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs bước đầu hiểu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người- cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh. Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng năng cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình Kĩ năng phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận trong thơ trữ tình. Liên hệ thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảch tác giả ở xa tổ quốc và tình yêu quê hương đất nước. 3, Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. – Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại thông qua việc đọc hiểu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. - Năng lực tạo lập văn bản (viết đoạn văn, tập làm thơ,...). – Năng lực sử dụng tiếng Việt (thông qua việc ôn tập các biện pháp nghệ thuật). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu về bài thơ “ Bếp lửa” và tác giả Bằng Việt C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người- cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ. - Kĩ thuật trình bày một phút: Tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận trong thơ trữ tình. -PP vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mỗi chúng ta dù ở đâu cũng đều có một quê hương, một mái ấm gia đình để tâm hồn ta neo đậu. Nhà thơ Bằng Việt cũng vậy. Khi xa quê, hình ảnh người bà và bếp lửa luôn hiện hữu trong tâm hồn ông. Bài thơ “Bếp lửa” đã thể hiện điều đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu chung: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Qua hiểu biết và chuẩn bị bài., hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? - Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? - Chỉ rõ thể thơ và đặc điểm của thể thơ? 1.Tác giả: - Bằng Việt, sinh năm 1941 ông quê ở Hà Tây, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. 2. Tác phẩm: Vieeys khi nhà thơ trưởng thành và đang học tập tại Liên- Xô (cũ) - Thể loại: thể tám tiếng, Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ. Bài “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên- Xô. Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về hình ảnh người bà với kỉ niệm ấu thơ bên bếp lửa. Khi khôn lớn nghĩ về kỉ niệm mới thấu hiểu cuộc đời bà , về lẽ sống giản dị mà cao quí của bà . Cuối cùng cháu muốn gửi bà nỗi nhớ. Mạch cảm xúc của bài thơ từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. II. Đọc -Hiểu văn bản: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - G nêu cách đọc, đọc mẫu đoạn 1 - G gọi lần lượt H đọc, nhận xét. - G cho H phát hiện từ khó, giải thích. - Cho biết bố cục bài thơ? - Hình ảnh nào xuất hiện đầu tiên trong kí ức nhà thơ? - Em cảm nhận được gì từ từ láy “ Chờn vờn” ? - Từ bếp lửa , tình cảm của nhà thơ phát triển như thế nào? - Em hiểu gì về từ “nắng mưa”? Từ đó khổ thơ hé mở điều gì? 1. Đọc-chú thích: 2.- Bố cục: 4 phần + Khổ 1: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc. + Bốn khổ tiếp: Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa. + Khổ 6:Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. +Khổ cuối: Nỗi nhớ về bà khi đi xa 2. Phân tích: a.Bếp lửa gợi nỗi nhớ thương bà Một bếp lửa chờn vờn sương sớm-Một bếp lửa ấp iu Cháu thương bà biết mấy nắng mưa ->Hình ảnh gần gũi, quen thuộc gắn với hình ảnh bà - người nhóm lửa - kiên nhẫn, khéo léo chắt chiu. ( Liên hệ tới hình ảnh người bà trong “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. “ Nắng mưa”trong lời thơ là đa nghĩa, nó không chỉ thời tiết mà nói đến sự kéo dài của thời gian cùng nỗi vất vả của bà. Đó cũng có thể là nỗi lòng thương bà bền bỉ trong tâm hồn người cháu. Khổ đầu hé mở tình cảm bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ, nặng sâu. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2 - Thuở ấu thơ hiện về trong kí ức nhà thơ như thế nào? - Mùi khói để lại trong lòng nhà thơ ấn tượng gì? - Gọi HS khá giỏi trình bày theo cảm nhận . - Nhớ về bà , tác giả còn có ấn tương sâu sắc gì? -- Theo em có những cách cảm nhận nào về những từ : sống mũi còn cay? b. Cảm nghĩ về bà bên bếp lửa * Thuở ấu thơ ( lên bốn tuổi): - Đói mòn đói mỏi .... khô rạc ngựa gầy... -> Hình ảnh chân thực- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. - Nhớ khói hun... sống mũi còn cay =>Từ độc đáo giàu sức gợi-> Kỉ niệm tuổi thơ bên bà như còn tươi mới- là niềm xúc động của tác giả khi hồi tưởng về thời đói khổ. – Ấn tượng nhất đối với cháu trong những năm đói khổ là mùi khói bếp của bà – mùi khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. Cái cay vì khói bếp của cậu bé bốn tuổi và cái cay bởi xúc động của người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà hòa quyện.Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ. Điều này cho thấy, mùi khói bếp của bà có sức ám ảnh, làm lay động cả thế chất và tâm hồn cháu. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Tiếng tú hú xuất hiện nhiều lần trong bài thơ “Bếp lửa”, cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn? - Tổ chức cho HS viết bài. - Theo dõi, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. - Tổ chức cho HS trình bày bài viết. - Nhận xét- rút kinh nghiệm Tu hú- loài chim không làm tổ, bơ vơ, khắc khoải kêu vang, làm dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong trong không gian xa thẳm của nỗi nhớ thương. Trong mười một câu thơ mà âm thanh ấy 5 lần vang lên. Có lúc mơ hồ, văng vẳng từ những cánh đồng xa, nghe sao tha thiết; có lúc dồn dập kêu hoài. Trong cảnh đơn côi của hai bà cháu giữa đói nghèo và chiến tranh, tiếng tu hú phải chăng là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi những người nhọc nhằn vất vả?) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Đọc một số bài thơ về bà ĐÔI DÒNG TIẾN ĐƯA BÀ NỘI (trích) - Bằng Việt Mười năm rồi, bà ạ, Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà! Rất nhiều điều giản dị, sâu xa, Bà mong ước, cháu còn chưa đạt được, Bà trầm lặng hơn ngày trước Đau ốm nhiều, vất vả cũng nhiều hơn... Đôi mắt càng già, càng thấm thía yêu thương, Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại, Giàu kiên nhẫn, bà còn hy vọng mãi Chỉ mỗi ngày dắn lại, ít lời thêm. Nhớ năm Giônxơn đánh phá liên miên Cháu sơ tán tận trên Hà Bắc, Ba mươi Tết, đạp về quê cập rập, Đêm không trăng, bà đi nấu xoong chè Bếp nhỏ lui cui che chắn bốn bề In hệt túp lều năm xưa kháng chiến (Có con chim xa kêu mùa vải chín Đom đóm bay xanh đặc cả cây vườn!) Cái năm cuối cùng bom đạn Níchxơn Bà sơ tán tận trên Triều Khúc Làng xa tắp, nằm kề bên Bến Đục, Giếng thơi xa, đi kéo nước một mình! Cháu lên thăm, thắc thỏm mãi không đành, Sắp đặt vội, để còn vào Quảng Trị, Bà an ủi: "Dào ôi! Mày cứ vẽ, Vào trong kia còn bom đạn bao nhiêu!" Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng xiêu xiêu, Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống. Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng, Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều... Và cháu đi, không kịp nghĩ chi nhiều Đến những ngày bà bắt đầu đau yếu... Tháng Tám nước to, chỗ bà khuất nẻo, Tháng Mười hai, dồn dập B.52! HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Sưu tàm một số bài thơ về bà. Vận dụng thể thơ tám chữ, viết bài thơ về bà kính yêu của em? Học thuộc lòng bài thơ “ Bếp lửa” --------------------- TUẦN 12- TIẾT 57 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... BẾP LỬA ( Bằng Việt ) A.MỤC TIÊU: ( Đã trình bày ở tiết 56) B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu về bài thơ “ Bếp lửa” và tác giả Bằng Việt C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người- cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hi sinh. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ. - Kĩ thuật trình bày một phút: Tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận trong thơ trữ tình. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Bằng Việt đã chọn đề tài hết sức bình dị mà thiêng liêng: Bà- bếp lửa. Một lần nữa nhà thơ khẳng định tình bà cháu thiêng liêng. Kỉ niệm về bà như dòng suối mát chảy trong kí ức mỗi người. Những người bà Việt Nam hiền lành, nhân hậu giàu đức hi sinh như những bà tiên trong truyện cổ tích: “ Cuộc đời tuy chật vật Nhưng tâm hồn thảnh thơi Bởi bóng bà luôn toả Che đời cháu, bà ơi!” Hồ Cẩm Sa-“ Bà ơi” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Gọi HS đọc đoạn thơ -Tám năm dòng bên bếp lửa, bà cháu đã có những kỉ niệm gì? - Em hiểu thêm gì về người bà trong đoạn thơ? - GV đọc “ Năm giặc đố....dai dẳng” + Đinh ninh? - Từ đó em thấy bà đức tính gì? -Hãy trình bày cảm nhậm của em về hình ảnh người bà và bếp lửa ? ngọn lửa trong những câu thơ trên? - Gọi HS khá giỏi trình bày * Tuổi thiếu niên ( tám năm dòng): - Tu hú kêu trên... Khi tu hú kêu...Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế ->Âm thanh quen thuộc của đồng quê, lúc dóng dả, lúc dồn dập như cảm thông như chia sẻ là ấn tượng khó mờ phai của những người con xa sứ. Nó khơi gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ thương người bà . - Cháu ở.. - bà dạy cháu làm- bà chăm cháu học ->Bà thay con nuôi dạy cháu để con đi kháng chiến, từng việc nhỏ nhẹ, âm thầm- bên bếp lửa, bà thắp lên ngọn lửa tâm hồn, trí tuệ - Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi... Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh- ...bình yên. -> Người bà kháng chiến đầy nghị lực, giàu đức hy sinh. - bếp lửa bà nhen-Một ngọn lửa ... luôn ủ sẵn-một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng- Từ bếp lửa ở đầu bài thơ, Bằng Việt nghĩ về ngọn lửa - về bà. Bà là người nhóm lửa, người giữ cho ngọn lửa luôn toả sáng và thổi bùng lên thành ngọn lửa của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của sự sống muôn đời bất diệt, của niền tin vào kháng chiến thắng lợi, của sự kiên cường bền bỉ. Đằng sau những câu chữ ấy , ta còn thấm thía vẻ đẹp tinh thần của thế hệ Việt Nam trong kháng chiến, về tình đoàn kết xóm làng, về những người bà, người mẹ hậu phương. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Khi đã trưởng thành tác giả nghĩ về bếp lửa của bà có gì khác trước? - Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật gì? tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Từ người thắp lửa, giữ lửa, đến đây hình ảnh người bà hiện lên với vẻ đẹp nào ở mỗi câu thơ ? - Nghệ thật chủ đạo của đoạn? tác dụng? -Theo em vì sao tác giả phải xúc động thốt lên: “ Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa”? - Gọi HS khá giỏi trình bày * Khi nhà thơ trưởng thành -Nhóm bếp lửa => Nghĩa chính (là cho lửa bén vào chất đốt -cháy lên) -Nhóm niềm yêu thương...=> Nghĩa chuyển: Khơi gơi, thắp lên tình cảm tốt đẹp.-> Điệp từ “ nhóm” nhắc lại 4 lần mang 4 ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, toả sáng dần dần vẻ đẹp của bà - Bà trở thành người chia lửa, phát lửa. Ngọn lửa của lòng nhân ái, sẻ chia, của tình gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình đất nước quê hương, giáo dục, thức tỉnh tâm hồn lớp lớp cháu con. - Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! => Câu cảm thán=> Niềm xúc động xen lẫn niềm kiêu hãnh về bà- bếp lửa- cội nguồn. Bếp lửa của bà “ kì lạ” vì nó không bao giờ tắt, nó cháy sáng trong mọi cảnh ngộ. Bếp lửa của bà “Thiêng liêng” vì đó là nơi nơi ấp ủ và sáng mãi tình bà cháu. Câu thơ là lời ngợi ca hình ảnh bếp lửa trong mỗi gia đình VN với niềm sung sướng và tự hào vô ngần trong lòng đứa cháu. Câu thơ còn mang ý nghĩa triết lí sâu xa về hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa- đó là lửa trong tim mỗi con người, thứ ánh sáng chiếu sáng chân dung người bà kính yêu, thành hình ảnh rực rỡ lung linh sắc màu cổ tích mà đi suốt cuộc đời cháu chẳng thể nguôi quên, thứ ánh sángcó sức mạnh thiêng liêng , kì diệu nâng bước chân cháu trên chặng đường dài.Nó trở thành ngọn lửa của cội nguồn, của tình gia đình, tình đát nước. Nó ngời sáng mãi trong trái tim những người con xa quê, dẫn lối đưa đường. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Đọc khổ thơ kết. - Cuộc sống hiện tại của nhà thơ có gì khác với cuộc sống của 2 bà cháu xưa kia? - Cuộc sống như vậy nhưng tg còn trăn trở gì? Nhận xét về hai câu kết? c. Suy ngẫm của nhà thơ - Cháu đã đi xa có...trăm nhà..trăm ngả - > Cuộc sống mới rộng mở, tươi đẹp, tràn đày niềm vui, hạnh phúc “ Nhưng vẫn chẳng ...bà nhóm bếp lên chưa?” =>Câu hỏi tu từ - Tình cảm bà cháu bền chặt, thiêng liêng=> Tình đất nước Ngôn ngữ văn chương cứ dào dạt như sóng dồi, lan tảo như lửa ấm. Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, toả sáng . Người cháu không quên kỉ niệm bên bà, Không quên tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của bà. Đó là lòng biết ơn chân thành, hướng về gốc rễ, nguồn cội. Đó còn là đạo lí sống bao đời của dân tộc Việt Nam ta: “ Uống nước nhớ nguồn”. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ? - Gọi HS đọc ghi nhớ. 4.Tổng kết: Ghi nhớ: sgk + Ngôn ngữ văn chương cứ dào dạt như sóng dồi, lan tảo như lửa ấm. Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, toả sá . Người cháu không quên kỉ niệm bên bà, Không quên tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của bà. Đó là lòng biết ơn chân thành, hướng về gốc rễ, nguồn cội. Đó còn là đạo lí sống bao đời của dân tộc Việt Nam ta: “ Uống nước nhớ nguồn”. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Theo em, vì sao “ Bếp lửa” có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc? - Tổ chức cho HS thảo luận trước lớp .. -Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. + Đề tài: Bình dị ,thiêng liêng: bà - bếp lửa. + Chủ đề: Ngợi ca tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước, tình yêu thương, lòng biết ơn - Hướng về cội nguồn. + Các hình tượng thơ có chiều sâu tư tưởng và mang triết lí sống: Kí ức tuổi thơ nâng đỡ bồi dưỡng tâm hồn con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ĐỌC THÊM: Không hiện về như một bà tiên trong truyện cổ tích mà bà hiện về giữa những gian nan. Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà càng mênh mông. Bà cứng cỏi dắt cháu đi qua những tháng năm cực nhọc. Bao gian khổ, thiếu thốn, nhớ thương bà nén lại trong lòng để yên lòng các con nơi tiền tuyến. Hình ảnh bà luôn gắn liền với ngọn lửa toả sáng khiến ngọn lửa càng có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn, đó là ngọn lửa thắp lên từ tình yêu, niềm tin bất diệt... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 1.Trình bày bài thơ tám chữ, viết bài thơ về bà kính yêu của em ( đã chuẩn bị ở nhà) Biết ơn bà, biết ơn những người đi trước là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Hãy viết bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn. ---------------------- TUẦN 12 - TIẾT 58 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ ( Nguyễn Khoa Điềm ) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Thông qua bài hs bước đầu hiểu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Cảm nhận được những tình cảm, đức hi sinh của người mẹ Tà Ôi. - Nghệ thuật phóng đại, ẩn dụ hình ảnh thơ mang tình biểu tượng. Âm hưởng hát ru tha thiết trìu mến. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng năng cảm thụ tác phẩm thơ trữ tình. Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh trong bài thơ. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. 4. Năng lực cần phát triển – Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại qua việc đọc hiểu bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm. - Năng lực tạo lập văn bản: viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ qua việc vận dụng hiểu biết về các biện pháp tu từ từ vựng để hiểu và cảm thụ một số đoạn trích. – Năng lực sử dụng tiếng Việt (các biện pháp tu từ từ vựng). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU PHIẾU HỌC TẬP (7 PHÚT) Nhóm........... Nhóm trưởng................................ Khúc ru Công việc của mẹ Mơ ước của mẹ Nhận xét Khúc ru thứ nhất Khúc ru thứ hai Khúc ru thứ ba Đánh giá chung C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não: Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ. - Kĩ thuật trình bày một phút: Nội dung, nghệ thuật bài thơ. -Phương pháp luận nhóm, thuyết trình, nêu vấn đề... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Đọc thuộc lòng hoặc hát một bài về mẹ. => Có một khúc ru ngọt ngào, đằm thắm về người mẹ dân tộc Tà Ôi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó chính là “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Giới thiệu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. - Gọi HS bổ sung thông tin. - GV hướng dẫn cách đọc: Âm hưởng hát ru ngọt ngào... - Nêu bố cục bài thơ? - Gọi HS nhận xét. 1.Tìm hiểu xuất xứ bài thơ - Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm Sinh năm 1943 quê ở Thừa Thiên - Huế. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. 2. Đọc và tìm bố cục: Bố cục: Gồm 3 phần ứng với 3 khúc hát ru. Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Ông là cựu sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ, có những đóng góp nổi bật cho thơ ca Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất suy tư, trầm lắng, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, trường ca Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm Trong chương trình THCS , chúng ta tìm hiểu về bài thơ “ Khúc ra ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Bài thơ được phổ nhạc thành ca khúc: “ Lời ru trên nương” ILTìm hiểu nghệ thuật và nội dung: Nội dung: HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . -Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. Khúc ru Công việc của mẹ Mơ ước của mẹ Nhận xét Khúc ru thứ nhất - Địu con trến lưng / “giã gạo” nuôi bộ đội - Mơ ước cho con khôn lớn, mơ có nhiều lúa gạo phục vụ kháng chiến -Mẹ thương con, thương bộ đội. Khúc ru thứ hai Mẹ địu con đi tỉa bắp -Mơ ước con làm nương giỏi góp sức cho buôn làng. -Mẹ thương con, thương dân làng. Khúc ru thứ ba Mẹ địu con tham gia kháng chiến - Mơ được thấy Bác Hồ/ làm người tự do-. Kháng chiến thắng lợi -Mẹ thương con, thương đất nước. Đánh giá Hình ảnh những bà mẹ Việt Nam thương con, yêu nước, đảm đang, anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Bài thơ để lại trong em hình ảnh nào ấn tượng sâu sắc nhất? - Mỗi Hs tự chọn và phân tích 1 hình ảnh hay câu thơ mà mình tâm đắc nhất? - Gọi Hs trình bày theo cảm nhận cá nhân. - Hãy cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Nhắc lại nét chính về nghệ thuật và nội dung bài thơ? - Gọi HS đọc ghi nhớ 2. Nghệ thuật: - Giọng thơ tha thiết, ngọt ngào mang âm điệu lời ru đằm thắm. - Hình ảnh thơ cụ thể , gợi cảm. Yếu tố tự sự . - Lặp cấu trúc thơ. 3. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Cảm nhận của em về hai câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng -Gọi HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. -Mặt trời (của mẹ) hình ảnh ẩn dụ- đứa con là ánh sáng của cuộc đời mẹ, là nguồn hạnh phúc, là sức mạnh để mẹ vượt qua khó khăn gian khổ. Con thắp lên lòng tin yêu và ý chí của người mẹ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ĐỌC THÊM Bài thơ mang hình thức lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi ở chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời hát ru được chia thành ba khúc, mỗi khúc hai khổ. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi / Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi...”. Cách dùng lối điệp cú pháp đã gợi âm hưởng nhịp điệu lời ru dìu dặt, vấn vương. Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên gắn liền với hoàn cảnh, công việc cụ thể: mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội, phục vụ kháng chiến; “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi”; “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng”, “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”. Qua mỗi công việc, hình ảnh người mẹ lại hiện ra với những vẻ đẹp khác nhau nhưng đều có nét chung là người mẹ thương con, chịu thương chịu khó, yêu nước, có ý chí bền bỉ, kiên cường. Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm sự biết ơn, cảm phục đối với người mẹ – cũng đồng thời là một biểu tượng của hậu phương, của nhân dân. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1- Qua hai bài thơ vừa học, em cảm nhận được gì về người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc? 2. Tìm hiểu tám chữ vàng Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến: ANH HÙNG- BẤT KHUẤT - TRUNG HẬU- ĐẢNG ĐANG. 3.Tìm hiểu về bài thơ “ Ánh trăng” và nhà thơ Nguyễn Duy? TUẦN 12- TIẾT 59 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... ÁNH TRĂNG ( Nguyễn Duy ) A.MỤC TIÊU 1. Kiễn thức: Thông qua bài hs thấy được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng tình nghĩa của người lính. Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của tác giả. Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình được sáng tác sau 1975. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ. 3. Thái độ: Giáo dục Hs lòng thuỷ chung với quá khứ, tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường làng quê. Tích hợp môi trường : Giữ gìn môi trường tự nhiên nơi làng quê. 4. Năng lực cần phát triển -Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại qua việc đọc hiểu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.. - Năng lực tạo lập văn bản: viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ qua việc vận dụng hiểu biết về các biện pháp tu từ từ vựng để hiểu và cảm thụ một số đoạn trích. -Năng lực sử dụng tiếng Việt (các biện pháp tu từ từ vựng). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU - Tư liệu về bài thơ “ Ánh trăng” và tác giả Nguyễn Duy. C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ. - Kĩ thuật trình bày một phút: Nội dung, nghệ thuật bài thơ - PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình.... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Đọc một vài câu thơ, bài thơ có hình ảnh trăng? Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng? -Nguyên tiêu ( Hồ Chí Minh). - Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh). - Ngắm trăng ( Hồ Chí Minh). - Cảm nghĩ trong đem thanh tĩnh (Lý Bạch) GV: Trăng vào thơ không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên mà có khi còn mang bao ý nghĩa . Đọc “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy ta thấy rõ điều đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Tìm hiểu chung: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Qua hiểu biết và chuẩn bị bài hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Xác định thể thơ và đặc điểm của thể thơ? Bài thơ nào đã học cùng thể thơ. 1. Tác giả: sgk tr.156 2. Tác phẩm: viết năm 1978. - Thể loại:Thể thơ 5 chữ, 4 câu/khổ. Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, "Giọt nước mắt và nụ cười", Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trên giấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông. Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. II. Đọc-hiểu văn bản: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -G nêu cách đọc, đọc mẫu. Gọi H đọc. - Em có nhận xét gì về bố cục của bài. - Nếu coi đây là câu chuyện, em thử tóm tắt ngắn gọn câu chuyện. -Hình ảnh vầng trăng trong kỷ niệm ấu thơ và lúc ở chiến trường được diễn tả như thế nào? Vầng trăng đó có ý nghĩa gì với tg.? -Giải nghĩa từ tri kỷ và nghĩa tình? - Theo em, vầng trăng đó là biểu tượng của những điều gì? (Liên hệ với vầng trăng trong bài thơ Đồng chí. ) - ý nghĩa của vầng trăng trong hai khổ thơ đầu? - Lời tâm sự của tác giả về vầng trăng và thời quá khứ? Em có nhận xét gì về cuộc sống đó? Theo em : từ ngỡ trong câu thơ có ý nghĩa như thế nào? Thử đặt từ đó trong quan hệ của cả mạch thơ? 1. Đọc-chú thích: 2. Bố cục: 3 đoạn + 3 khổ đầu:Hình ảnh vầng trăng thuở nhở, thời đi lính đến lúc về thành phố. + Khổ 4: Tình huống gặp lại vầng trăng + Khổ 5,6: cảm xúc và suy ngẫm của tg. 3. Phân tích: a. Hình ảnh vầng trăng trong kỷ niệm : - Hồi nhỏ ...Hồi chiến tranh Vầng trăng thành tri kỷ -> Cách diễn đạt chân thành, mộc mạc-> - Cái vầng trăng tình nghĩa Hình ảnh vầng trăng đẹp tri kỷ, nghĩa tình đã san sẻ cùng họ biết bao những thơ ngây, vui buồn, khó khăn, vất vả... => Vầng trăng đó là tuổi thơ, là quê hương lam lũ tảo tần...Vầng trăng đó là những năm tháng gian lao, là những hy sinh mất mát của một thời khói lửa... => Vầng trăng chính là quá khứ của tác giả, của dân tộc. Vầng trăng và con người thân thiết... - Trần trụi với thiên nhiên - Hồn nhiên như cây cỏ. ->Cuộc sống giản dị, hồn nhiên ,chan hoà. -Ngỡ không bao giờ quên / cái vầng trăng tình nghĩa ->Tưởng như vầng trăng kỉ niệm là vĩnh hằng trong cuộc đời.-> chuyển mạch cảm xúc từ quá khứ sang hiện tại. Không gian đó cứ mở rồng ra cùng với thời gian lớn dần lên của đứa trẻ . Các câu thơ còn thể hiện niềm sung sướng được ngụp lặn chan hòa trong sự mát lành của quê hương . Ba chữ với giàu có biết bao như một mối ân tình. Cái thế bè đôi thật quấn quýt, chia sẻ, cảm thông, dìu đỡ con người và đồng, sông biển như những người bạn vô tư. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Kể tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng lời người lính. -Gọi HS kể miệng. - Nhận xét. Ngôi kể Thứ thự kể Sự việc chính ... HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG THẢO LUẬN CẶP ĐÔI - Chép theo trí nhớ một khổ trong bài “ Trăng ơi từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa và nêu cảm nhận về khổ thơ vừa chép? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng tròn như quá bóng Đứa nào đá lên trời =>Phép so sánh độc đáo, tự nhiên, ngộ nghĩnh. =>Trăng tròn trịa, gần gũi với tuổi thơ... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Sưu tầm các bài thơ viết về trăng? Tiếp tục chuẩn bị phần còn lại Nhập vai nhân vật trữ tình trong bài kể lại câu chuyện trong bài thơ? -------------------- TUẦN 12 - TIẾT 60 Ngày soạn : .................. Ngày dạy :.................... ÁNH TRĂNG ( Nguyễn Duy ) A.MỤC TIÊU 1. Kiễn thức: Thông qua bài HS thấy được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng tình nghĩa của người lính. Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của tác giả. Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình được sáng tác sau 1975. Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ. 3. Thái độ: Giáo dục Hs lòng thuỷ chung với quá khứ, tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường làng quê. -Tích hợp môi trường: Giữ gìn môi trường tự nhiên nơi làng quê. 4. Năng lực cần phát triển -Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại qua việc đọc hiểu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. - Năng lực tạo lập văn bản: viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ qua việc vận dụng hiểu biết về các biện pháp tu từ từ vựng để hiểu và cảm thụ một số đoạn trích. -Năng lực sử dụng tiếng Việt (các biện pháp tu từ từ vựng). B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU -Tư liệu tham khảo. C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ. - Kĩ thuật trình bày một phút: Nội dung, nghệ thuật bài thơ - PP nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm... D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hình ảnh Bếp lửa, hình ảnh Tiếng gà trưa,... đó là những hình ảnh đã đi theo cùng người lính suốt chặng đường ra trận, đi xa. Còn sau khi trở về, điều gì làm họ phải giật mình... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP -Gọi HS đọc 2 khổ thơ tiếp - Từ hồi về thành phố, cuộc sông có gì thay đổi? - Quan hệ giữa người và vầng trăng và con người có mối quan hệ như thế nào? - Em hiểu người dưng?Nhận xét cách diễn đạt của tg. -Tại sao có sự thay đổi trong quan hệ như vậy?Theo em do Trăng hay do Người? - Em đánh giá gì về sự thay đổi đó? - Trong tình huống mất điện hình ảnh vầng trăng hiện ra qua những câu thơ nào? Qua nghệ thuật gì? Em hình dung ra vầng trăng đó như thế nào. -Nếu được phép nói hộ vầng trăng, em sẽ nói gì? b. Vầng trăng hiện tại - Hồi về thành phố => cuộc sống hiện đại, đầy đủ tiện nghi... - Vầng trăng... như người dưng ->Cách diễn đạt bình dị, mộc mạc, phép nhân hoá, so sánh -> Vầng trăng và con người trở thành xa lạ. => Do con người thay đổi môi trường sống (từ thiên nhiên với rừng núi, ruộng đồng, sông bể đến thành phố với ánh điện, cao ốc...) - Con người như xơ cứng, lạnh lùng, mất hết những rung động trước cái đẹp của thiên nhiên-lãng
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_12.docx