Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 3

TUẦN 3 - TIẾT 11

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh vận dụng các yếu tố miêu tả và tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

 Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức lựa chọn ngôn ngữ khi viết văn.

4. Năng lực cần phát triển

- Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Viết sáng tạo

 

docx 10 trang phuongnguyen 30/07/2022 20080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 3

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 3
TUẦN 3 - TIẾT 11 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh vận dụng các yếu tố miêu tả và tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức lựa chọn ngôn ngữ khi viết văn.
4. Năng lực cần phát triển
- Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Viết sáng tạo
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Kĩ thuật động não: lập dàn ý, viết các đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Kĩ thuật trình bày một phút: Trình bày vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh...
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn thuyết minh có yếu tố nghệ thuật, miêu tả theo yêu cầu của GV. 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Tổ chức cho HS làm bài tập :
Bài 1 .Khoanh tròn vào chữ cái phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Đối tượng thuyết minh nào thường không sử dụng yếu tố miêu tả?
	A. Các loài cây.	C. Nhân vật , sự kiện
B. Các điạ danh.	D. Phương pháp cách làm.
2. Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh là gì?
	A. Đối tượng hiện ra gần gũi, cụ thể, dễ cảm, dễ nhận.
	B. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả với đối tượng.
	C. Thể hiện tài năng quan sát, liên tưởng, tượng tượng của người viết.
	D. Bài thuyết minh hấp dẫn.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh là gì?
	A. Có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu.
	B. Có vai trò chính.
	C. Có vai trò phụ trợ.
	D. Có vai trò hết sức mờ nhạt.
4. Nếu lạm dụng yếu tố miêu tả sẽ làm lu mờ nội dung tri thức. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai.
Bài 2. đưa yếu tố miêu tả vào đoạn thuyết minh sau:
	"Lá bàng hình e-líp, dài khoảng 10-20 cm, chỗ rộng nhất khoảng 10cm. Mặt lá trên nhẵn, màu xanh."
Hướng dẫn HS tự chấm bài:
.Bài 1: HS làm đúng mỗi ý được 0.5điểm.
	1-D; 	2-A; 	3-C; 	4-A.
Bài 2:	
	- Bài có sử dụng yếu tố miêu tả thể hiện qua hệ thống từ gợi tả: nhẵn thín, mát rượi... (cho 3 điểm); sử dụng các câu miêu tả (1 điểm) , các phép tu từ. (2 điểm)...
GV: Đánh giá kết quả bài tự chấm của học sinh và giới thiệu tiết luyện tập.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Trao đổi vói bạn bên cạnh để chỉ rõ:
+Một số cách đưa yếu tổ miêu tả vào bài văn TM? (Lựa chọn MT khi nào? Qua cách nào?...)
+ Mức độ miêu tả?
-GV cho hs đọc bài tập, thảo luận .
-GV định hướng cho hs vận dụng
- Chọn miêu tả khi cần làm cụ thể, sinh động tri thức về đối tượng đang TM.
- Miêu tả qua đặc điểm ( hình dáng, màu sắc, hương vị...) và sử dụng so sánh...
- Không lạm dụng miêu tả làm mờ nhạt tri thức KH cần cung cấp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tìm hiểu đề, lập dàn ý.
PHIẾU HỌC TẬP:
Thêm thông tin để hoàn thiện dàn ý cho bài thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam?
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
b. Thân bài:
* Đặc điểm sinh học của trâu........................................................................................................
.......................................................................................................................................................
* Con trâu trong nghề làm ruộng:.................................................................................................
*Trâu cung cấp thực phẩm, nguyên liệu:......................................................................................
* Con trâu trong lễ hội, đình đám..................................................................................................
* Trâu là tài sản lớn của người nông dân, bạn của tuổi thơ...................................................
...................................................................................................................................
c.Kết bài: .....................................................................................................................................
- Chép đề lên bảng. Gọi HS đọc đề.
- HD học sinh tìm hiểu đề.
-Cụm từ: Con trâu ở làng quê VN” bao gồm ý gì?
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Gv nêu yêu cầu và phát phiếu học tập cho HS.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Quan sát, khích lệ, giúp đỡ học sinh.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Yếu tổ miêu tả?
Con trâu ở làng quê Việt Nam
+ Con trâu ở làng quê Việt Nam
=> con trâu trong đời sống người dân:
2. Dàn ý: 
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
b. Thân bài: Trình bày đặc điểm sinh hoặc và vai trò của con trâu trong đời sống ở làng quê.
c. Kết bài:
* Yếu tố miêu tả: Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, trong ngày lễ hội, sản phẩm từ sừng trâu 
II. Viết đoạn văn thuyết minh.
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- G cho đọc bài tập.
- Gv hướng dẫn cách mở bài: Giới thiệu + miêu tả.
- Gọi HS trả lời miệng:Trình bày đoạn văn.
-Lớp nhận xét đoạn văn.
- Cho lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung
- Gv chia nhóm cho hs viết các đoạn văn phần thân bài.
-Gv cho hs nhận xét, bổ sung.
-Gv gợi ý cách viết đoạn văn.
-Cho hs đọc và nhận xét đoạn văn.
-Gv tổng hợp ý kiến của hs.
1. Viết phần mở bài.
- Hình ảnh của trẻ chăn trâu-nét đẹp văn hoá của làng quê VN đã đi vào nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ... và đến với khắp các nước trên thể giới...
2. Viết phần thân bài.
- Nhóm 1: Con trâu trong việc đồng áng.
- Nhóm 2: Con trâu trong các lễ hội.
- Nhóm 3: Con trâu với tuổi thơ.
3. Viết đoạn kết bài.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ CHUNG CÁ NHÂN
 Viết đoạn văn thuyết minh đặc điểm hình dáng của con mèo, có sử dụng yếu tố miêu tả (gạch chân dưới yếu tố miêu tả đó). 
- GV hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:Trình bày, chữ viết, diễn đạt, chính tả
- Tổ chức cho HS trình bày- nhận xét .
- Đặc điểm của con mèo (có thể: bộ lông, tai, mắt, ria...). 
- Sử dụng yếu tố miêu tả thể hiện qua hệ thống từ gợi tả ( từ láy), câu miêu tả, các biện pháp tu từ
-Trình bày, chữ viết, diễn đạt, chính tả..	
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 1.Hoa sen được vinh danh là quốc hoa của dân tộc Việt Nam. Hãy sử dụng yếu tổ miêu tả để giới thiệu về loài hoa trân quí ấy.
Chý ý: B1: Cách xây dựng dàn bài để bảo đảm tri thức khoa học cần cung cấp.
 B2: Cách sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Chuẩn bị viết bài văn thuyết minh:
---------------- 
TUẦN 3 - TIẾT 12
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam 
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng. Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
KNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. 
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông đối với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức về những quyền mà mình được hưởng.
 4 .Năng lực cần phát triển 
- Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản ).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành về phương châm hội thoại; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Hình ảnh về trẻ em.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận: Chia sẻ nhận thức về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Kĩ thụât động não: Suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ hơn về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Quan sát và nêu cảm nghĩ về các hình ảnh sau:
Các hình ảnh trên là sự đối lập giữa cách đối sự thô bạo, tàn nhẫn và tình yêu thương, chăm sóc của mọi người với trẻ thơ. Sinh thời, Bác Hồ dạy:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
 Trẻ em cần được quan tâm, chăm sóc, nâng niu. Bởi trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai. Chính vì vậy, việc quan tâm đến trẻ em là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. văn bản sẽ học cho chúng ta thấy thực trạng vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiêu chung:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-Theo em, cần tìm hiểu những vấn đề chung nào?
- Nêu xuất xứ văn bản ? 
- Nêu thể loại của văn bản? phương thức biểu đạt chính và tác dụng của phơng thức biểu đạt đó.
- Có thể xếp văn bản vào cụm vbnd không? Vì sao?
1.Xuất xứ văn bản: ( SGK Tr 34)
2. Kiểu văn bản: Nghị luận
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận-> vấn đề rõ ràng, sâu sắc, khoa học và thuyết phục.
- Cụm vb ND: Vấn đề cuộc sống của trẻ em đang thực sự là mối quan tâm mang tính toàn cầu.
 Mấy chục năm qua,KHKT phát triển, nền kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng và hợp tácgiữa các nước trên thế giới được củng cố mở rộng. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra:sự phân hoá giàu nghèo, chiến tranh và bạo lực... Vì vậy, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đói khổ, bệnh tật thất học, bị bóc lột ngày càng nhiều. Để giải quyết vấn đề trên, ngày 30/09/1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu –oóc, Hội nghị cao cấp thế giới đã ra bản tuyên bố về trẻ em. Sau đó, hội nghị Bộ trưởng nước CHXHCNVN cũng ra quyết định chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em VN
II. Đọc-Hiểu văn bản:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-G hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu.
-G gọi H lần lượt đọc bài
-Giải nghĩa từ khó.
+ Cơ hội
+ Thách thức
+Nhiệm vụ
- Nêu bố cục?
- Nhận xét về cách bố cục văn bản?
-Nêu tóm tắt tình trạng trẻ em trên thế giới hiện nay?
- GV tổng kết- ghi bảng
-Tóm tắt tình trạng của trẻ em trên thế giới.
- GV sử dụng tranh ảnh, tư liệu minh hoạ thêm.
- Trẻ em còn chịu thảm cảnh gì.
- Nhận xét cách trình bày vấn đề của vb? Tác dụng của cách trình bày đó?.
- Nêu cảm xúc của em trước vấn đề vb nêu ra.
1.Đọc - Chú thích
 trong đoạn văn đựơc đọc.
+ Cơ hội:_ Dịp thuận lơi, dịp may_thói chuyên lựa theo chiều, tuỳ cơ cầu lợi riêng.
+ Thách thức: Thách làm điều gì, với vẻ khiêu khích
- Nhiệm vụ: Công việc phải làm, phải gánh vác.
2.Bố cục: 4 phần
- Phần mở đầu: Khẳng định quyền trẻ em.
- Phần: những thách thức
- Phần: những cơ hội
- Phần: những nhiệm vụ.
=>bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp lý.
3.Phân tích:
a. Tình trạng trẻ em trên thế giới.
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.
- Chiụ thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng Kt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
- Thiếu dinh dưỡng
- Là nạn nhân của đồng tiền( buôn bán trẻ em, sa vào các tệ nạn xã hội...)
*Cách lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, cấu trúc đoạn Tổng-Phân –Tổng, dẫn chứng bằng con số => tình trạng bi thảm, cuộc sống khổ cực, hiểm hoạ đang đổ xuống đầu những đứa trẻ tội nghiệp.
 Những nội dung trên không chỉ nêu thực trạng của trẻ em trên thế giới mà còn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh đó. Điều đặc biệt là Vb không hề đụng chạm đến một quốc gia cụ thể nào. Đó là thể hiện tính pháp lí một cách tế nhị, sâu sắc. Tổ chức liên hợp quốc đã nhận thức rõ thực trạng đau khổ của trẻ em và quyết tâm giúp các em vượt qua bất hạnh.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Ghi lại chữ cái của phương án trả lời đúng. 
Câu 1: Nhận định nào đúng nhất về văn bản?
	A. Là một văn bản biểu cảm.	C. Là một văn bản nhật dụng.
	B. Là một văn bản tự sự.	D. Là một văn bản thuyết minh.
Câu 2: Văn bản liên quan chủ yếu đến vấn đề nào trong đời sống?
	A. Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ.	 C. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em khuyết tật.
 B. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em .	 D. Bảo vệ môi trường sống.
--------------
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy nêu một số biểu hiện của vi phạm quyền trẻ em mà em biết?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Sưu tầm tranh ảnh tuyên truyền về quyền trẻ em?
Ví dụ:
Hoạt động nhóm: (1) Suy nghĩ của em về những thông tin trên?
(2) Tìm những câu thơ, lời hát, câu văn viết về trẻ em? 
Tìm những câu thơ, lời hát, câu văn viết về trẻ em
--------------------
TUẦN 3 - TIẾT 13
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh hiểu được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam 
 2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng.
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
KNS: - Tự nhận thức về quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay. 
- Giao tiếp thể hiện sự cảm thông đối với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức về những quyền mà mình được hưởng.
4 .Năng lực cần phát triển 
- Tư duy sáng tạo. - Cảm nhận văn bản. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Hình ảnh, bài hát/ thơ
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận: Chia sẻ nhận thức về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Kĩ thuật minh hoạ: bằng tranh ảnh về thực trạng trẻ em hiện nay.
- Kĩ thụât động não: Suy nghĩ, phân tích để nhận thức rõ hơn về thực trạng, cơ hội, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm tình huống của nhóm:Tìm những câu thơ, lời hát, câu văn viết về trẻ em
- Tổ chức cho HS nhận xét
- ”Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
- Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh
 Trẻ em có quyền và luôn cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Vậy là thế nào để thực hiện quyền trẻ em?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ CHUNG CẢ LỚP
G cho H đọc lại phần văn bản.
- Tóm tắt những cơ hội cho cộng đồng quốc tế để khắc phục tình trạng trẻ em rơi vào hiểm hoạ.
- Nhận xét cách lập luận và tác dụng của cách lập luận đó.
-Đánh giá của em về cơ hội này.
- Tóm tắt những nhiệm vụ trọng tâm và hiệp ước đã nêu.?
- Nêu nhận xét về các nhiệm vụ đó?
- Em biết được những tổ chức, hoạt động gì của Qt, VN để tạo cơ hội cho trẻ em một cuộc sống hạnh phúc?
b. Cơ hội 
- Liên kết các quốc gia trên cơ sở công ước quốc tế về TE
- Hợp tác quốc tế tạo hoà bình, hợp tác...
Cách lập luận mạch lạc, khúc triết, ->cơ hội đang thuận lợi, do chính cộng đồng QT tạo ra... 
-Đây là dịp thuận lợi, dịp may cho trẻ em.
c.Nhiệm vụ của cộng đồng .
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng
- Ưu tiên trẻ em tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt...
- Phát huy vai trò của phụ nữ, bình đẳng nam-nữ
-Phát triển giáo dục
-Cho trẻ tham gia vào các hoạt động VH-XH
- Phối hợp sự nỗ lực của tất cả các nước.
-Nhiệm vụ rất cụ thể, cấp bách và toàn diện.
 Việt Nam có nhiều chương trình quan trọng dành cho trẻ em: Trường Ng Đình Chiểu, Nxb Kim Đồng, các cuộc thi viết, vẽ về thiếu nhi, tổ chức hoạt động Đội, UB BV&CS BM-TE, chương trình tiêm phòng cho bà mẹ có thai và trẻ em ,36 tháng tuổicủa QT: Hội chữ thập đỏ, UNC, Vì nụ cười trẻ thơ...
4.Tổng kết:
HĐ CHUNG CẢ LỚP\
- Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- Vấn đề văn bản đặt ra có tầm quan trọng ntn? 
Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ra sao?
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
Ghi nhớ: SGK
- Liên quan đến tương lai của quốc gia, thế giới.
- Thể hiện tình độ văn minh của một nước.
- Là vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu.
-> Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm thích đáng, sâu sắc, toàn diện và triệt để, liên tục.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
- Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, em tự thấy mình phải làm gì ?
-Học sinh suy nghĩ và trình bày miệng trước lớp
- Nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình.
-Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.... 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy trao đổi với bạn để bổ sung, hoàn thiện ô trống trong sơ đồ sau:
NHIỆM VỤ
Tăng cường sức khỏe dinh dưỡng
Chăm sóc trẻ tàn tật, khó khăn
Thực hiện bình đẳng giới
An toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
( Chống bạo lực trẻ em, xóa nạn mù chữ, quyền được vui chơi...)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Vẽ tranh với chủ đề : MƠ ƯỚC CỦA EM
-----------------
TUẦN 3 - TIẾT 14- 15
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
THUYẾT MINH
A.MỤC TIÊU
1.H.biết viết hoàn chỉnh một văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, các biện pháp tu từ để đạt đợc tri thức khoa học cần giới thiệu và văn bản hấp dẫn, sinh động.
2. H rèn kỹ năng thu thập tài liệu, hệ thống, tri thức khoa học, đối chiếu so sánh với bài viết năm học lớp 8 để thấy đợc vai trò của yếu tố miêu tả, BPNT trong văn thuyết minh.
3. Giáo dục H có ý thức tự giác, tích cực và khao học khi tạo lập văn bản. 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
I.Đề văn:
 Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở địa phương em
II. Yêu cầu - biểu điểm
1. Về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật, sáng tạo, bài làm đủ bố cục ba phần
- Diễn đạt mạch lạc, lô gic, đảm bảo các phương pháp thuyết minh, sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, tự sự.
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
2. Về nội dung:
a. MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( PP nêu định nghĩa)
b.TB::- Vị trí địa lý của cảnh quan ( Ở đâu?...)
-Nguồn gốc cảnh quan: ( Có từ bao giờ? Được hình thành?...)
- Cấu trúc / Đặc điểm của cảnh quan: ( Gồm những gì?)
- Cách tham quan: ( Bằng gì? Như thế nào?) 
- Lợi ích: ( Môi trường, kinh tế du lịch, bảo tồn, nghiên cứu...)
III. Đáp án và biểu điểm: 
Điểm 9- 10: - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Nội dung đầy đủ cấu trúc bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh. Khai thác và sử dụng tốt yếu tố nghệ thuật, tự sự và miêu tả trong bài thuyết minh..
- Nội dung có sáng tạo, hấp dẫn. Lời văn có hình ảnh, sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh..
- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng của bản thân.
Điểm 7-8 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
- Bài viết còn mắc lỗi chính tả.
Điểm 5-6 : - Đảm bảo các yêu cầu trên. Sử dụng miêu tả, tự sự, nghệ thuật còn hạn chế.
- Diễn đạt chưa lưu loát, mắc lỗi chính tả
 Điểm 3-4:- Nội dung còn sơ sài, chưa đầy đủ cấu trúc bài thuyết minh.. 
- Trình bày bài chưa khoa học, chữ viết xấu cẩu thả. Mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: - Bài làm không đạt các yêu cầu
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài học sinh. 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu tiết học và nhắc nhở HS tự giác, nghiêm túc, tích cực khi làm bài. 
Hoạt động 2: : Chép đề lên bảng cho HS
Hoạt động 3: Quan sát HS làm bài 
Hoạt động 4: Thu bài, 
4. Củng cố. - Nhận xét về giờ làm bài.
5.Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn lại về văn thuyết minh.
- Lắng nghe các chương trình trên VTV có sử dụng PT thuyết minh và học các thuyết minh truyền cảm.
----------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_3.docx