Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 36

TUẦN 36 - TIẾT 171

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. BẮC SƠN

 ( Nguyễn Huy Tưởng )

A. MỤC TIÊU

1. HS nắm vững nội dung, ý nghĩa đoạn trích lớp II, III hồi 4: Xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lí nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về cách mạng. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Hình thành những hiểu biết sơ bộ về kịch nói-chính kịch.

2. Rèn kỹ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.

3. Bồi dư¬ỡng tinh thần cách mạng và lòng yêu nư¬ớc, biết ơn những chiến sĩ cách mạng.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.

- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt

 

docx 9 trang phuongnguyen 19560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 36

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 36
TUẦN 36 - TIẾT 171
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
BẮC SƠN
 ( Nguyễn Huy Tưởng )
MỤC TIÊU
1. HS nắm vững nội dung, ý nghĩa đoạn trích lớp II, III hồi 4: Xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lí nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về cách mạng. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Hình thành những hiểu biết sơ bộ về kịch nói-chính kịch.
2. Rèn kỹ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
3. Bồi dưỡng tinh thần cách mạng và lòng yêu nước, biết ơn những chiến sĩ cách mạng. 
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Nguyễn Huy Tưởng
-Soạn bài sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát, phân tích văn bản thuộc thể loại kịch.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: tìm nội dung nghệ thuật văn bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc phân vai văn bản.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 -Em đã xem vở kịch nào khiến em nhớ nhất? Nêu vài nét hiểu biết của em về loại hình kịch nói?
=> GV giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Giới thiệu những nét chính về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ?
-Nêu những hiểu biết của em về thể loại kịch ?
-Kịch có những đặc điểm gì ?
-Phân loại kịch? Kể tên nội và vở kịch mà em biết?
-Gọi HS bổ sung ý kiến
-Nêu hoàn cảnh và tóm tắt nội dung vở kịch Bắc sơn ?
-Xác định vị ttí của đoạn trích?? Em hãy nêu những hiểu biết của em về vở kịch.
- Em hãy tóm tắt nội dung của đoạn kịch?
- Theo em, biến cố làm xung đột kịch trong hồi kịch là gì.?
- Nhân vật tiêu biểu cho mỗi lực lượng là nhân vật nào?
-Gv giới thiệu chân dung nhà văn , bổ sung kiến thức.
1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng
Viết văn từ trước 1945. Các sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và cảm hứng lịch sử.
Ông là nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau này.
2. Thể loại kịch.
- Kịch bản là một trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ, dùng ngôn ngữ trực tiếp và cử chỉ , hành động của nhân vật thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
- Kịch gồm nhiều loại: Kịch hát, kịch nói, kịch thơ. Kịch thường chia thành từng hồi, lớp.
3. Kịch Bắc sơn.
- Kịch Bắc Sơn có 5 hồi.
- Đoạn trích: Thuộc hồi 4, chứa 4 lớp kịch
- Mỗi lớp kịch: Có số nhân vật không đổi.
- Phương thức: tự sự. Vì câu chuyện kịch được kể bằng chuỗi các sự việc.
- Tóm tắt: 
- Xung đột kịch: Bọn phản động truy bắt cám bộ cách mạng. Quần chúng cách mạng bí mật giải thoát cho cán bộ.
- Lực lượng đối kháng: 
Cách mạng (Thái, Cửu, Thơm) >< phản cách mạng (Ngọc và đồng bọn).
Hình ảnh minh họa kịch “ Bắc Sơn”
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 GV nêu cách đọc kịch: Chú ý thay đổi giọng đọc. 
-Nêu tình huống kịch trong lớp II? Từng nhân vật có hành động, lời nói như thế nào?
-Trong lớp kịch này, thái độ và hành động của Thơm có sự thay đổi thế nào.
- Em có nhận xét gì về mỗi nhân vật trong lớp kịch?
1. Đọc-chú thích:
2, Phân tích:
a, Lớp II:
Cửu
Thái
Thơm
- Nhầm rồi- rút súng định bắn.
- Vợ Việt gian cũng là Việt gian.
- Đừng bắn.
- Anh đừng nghi ngờ dòng máu cụ Phương.
- Lo lắng...
- Chết thì chết chứ không khai báo hai ông...
- Đẩy hai người vào buồng...
=>hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn. Sự nghi ngờ có cơ sở vì sinh mệnh cũng vì sự thành bại của Cách mạng.
=>Sự bình tĩnh, chín chắn, sáng suốt- Lòng tin của cán bọ cách mạng vào bản chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
=>Hoàn cảnh bức bách, tình huống bất ngờ- hành động mau lẹ, khôn ngoan- Việc làm cao đẹp của quần chúng yêu nước.
ơ
- Qua phần phân tích, nhóm em thấy xung đột chủ yếu trong lớp kịch là gì? Tình huống nào đã đẩy xung đột phát triển? ý nghĩa của tình huống đó?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-GV khái quát.
-Nhận xét tình huống kịch.
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét
 Chủ yếu là xung đột giữa lực lượng cách mạng ( Thái, Cửu) với kẻ thù ( Ngọc). Xung đột diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng các chiến sĩ cách mạng. Tình huống bất ngờ, căng thẳnglà hai cán bộ chạy nhầm vào nhà kẻ thù. Tình huống đó tạo ra xung đột trong nhân vật Thơm. cô quyết không báo sự có mặt của họ nhqng để họ đi thì họ sẽ bị bắt . Trong tình huống đó, với bản chất trung thực, lương thiện của con cán bộ cách mạng ( cụ Phương), Thơm lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng, che dấu cán bộ. Có thể thấy lòng tin của Thái đã giúp Cửu tránh được sai lầm và xây dựng thêm một cơ sở cách mạng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
 Nhân vật chính diện trong đoạn kịch là ai? Nhân vật được tác giả đặt vào hoàn cảnh đặc biệt nào?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Cuộc khởi nghĩa bắc Sơn thất bại, cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi... luôn ám ảnh Thơm.
- Hình ảnh người mẹ gần như hoá điên bỏ nhà đi lang thang rất thương tâm luôn dày vò tâm trí cô, vừa ân hận, vừa đau khổ.
- Thơm chỉ còn người thân duy nhất là chồng- Ngọc. Nhưng sự nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng...
- Gặp hai chiến sĩ cách mạng- đồng chí của cha và em nhưng lại là kẻ thù của chồng- cô bị dồn vào tình thế khó xử...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tổ chức cho HS tập diễn một đoạn kịch.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tiếp tục tìm hiểu lớp kịch.
2. Tìm hiểu thêm về loại hình khịch nói.
------------------------ 
TUẦN 36 - TIẾT 172
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
BẮC SƠN
 ( Nguyễn Huy Tưởng )
MỤC TIÊU
1. HS nắm vững nội dung, ý nghĩa đoạn trích lớp II, III hồi 4: Xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lí nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về cách mạng. Nghệ thuật tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Hình thành những hiểu biết sơ bộ về kịch nói-chính kịch.
2. Rèn kỹ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
3. Bồi dưỡng tinh thần cách mạng và lòng yêu nước, biết ơn những chiến sĩ cách mạng. 
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu liên quan đến vở kịch.
-Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (7 Phút) 
 Nhóm.........Nhóm trưởng.............................................
 Ở lớp III tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn đến đỉnh cao và tính kịch được tô đậm. Qua nhân vật Thơm- Ngọc, nhóm em hãy làm sáng tỏ điều đó?
Nhân vật Thơm
Nhân vật Ngọc
Hành động, lời nói
Nhận xét
ơ
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát, phân tích văn bản thuộc thể loại kịch.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: tìm nội dung nghệ thuật văn bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc phân vai văn bản.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Tóm tắt văn bản kịch “ Bắc Sơn”? Xác định nhân vật chính diện và phản diện?
=>GV nhận xét -giói thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
b, Lớp III:+ Nhân vật Thơm
- Hình dung cảnh mở ra: không gian? Hoàn cảnh?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Tại nhà Thơm: hai cán bộ cách mạng bi Ngọc truy lùng đang ẩn trong buồng- Ngọc về.
PHIẾU HỌC TẬP (7 Phút) 
 Nhóm.........Nhóm trưởng.............................................
 Ở lớp III tính chất khốc liệt và éo le của hoàn cảnh đã đẩy mâu thuẫn đến đỉnh cao và tính kịch được tô đậm. Qua nhân vật Thơm- Ngọc, nhóm em hãy làm sáng tỏ điều đó?
Nhân vật Thơm
Nhân vật Ngọc
Hành động, lời nói
- Thơm khéo léo giữ chồng ở nhà
- Lời nói: Dịu dàng thân thiện hơn-> Tránh gây nghi ngờ.Vờ gây tình cảm với chồng để tạo điều kiện cho Thái, Cửu trốn thoát. 
- Nói to-> Nhằm thông báo cho hai cán bộ.
- Muốn đẩy Ngọc đi- không dám lộ liễu.
- Ngọc càng nấn ná- thơm càng sốt ruột
- Hành động: Lùng bắt cán bộ c/m để lập công.-> làm chó săn cho Pháp.
- Tỏ ra cưng chiều vợ để che dấu hành động phản động nhưng lời nói lại phơi bày bản chất - dối trá.
- Ghen tưc, muốn trị lại tên tốn- nuôi tham vọng địa vị, quyền lực, tiền tài.
- Lời nói: Thôi thì chẳng may chú mấy thằng Sáng đã như thế... Bắt được 2 thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng...
Nhận xét
=>Thể hiện diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật bằng các cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại 
- Nhanh trí, bình tĩnh, khôn khéo. Tính cách nhân vật thẳng thắn, trong sáng, lương thiện. 
-Hành động kịch hấp dẫn, bản chất nhân vật thể hiện qua lời nói, thái độ, hành động.
 - Con người tham lam, giả nhân giả nghĩa. hám tiền hám danh.
 Thơm tiêu biểu cho quần chúng căm ghép bọn tay sai bán nước và bọn cướp nước. Có nhiều thiện cảm với c/m. Sẵn sàng đặt lợi ích của c/m lên trên hết. Ngọc là tiêu biểu cho loại người sợ giặc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu lợi ích riêng. Phản bội nhân dân, phản bội đất nước.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Vậy em có nhận xét gì về tình huống và xung đột ở lớp III? Qua đó Nguyễn Huy Tưởng đặt ra và giải quyết vấn đề gì về cách mạng lúc đó?
HS khá giỏi trình bày
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Đoạn trích chủ yếu là xung đột trong nội tâm nhân vật . Tuy mâu thuẫn chưa được đẩy lênđến mức gay gắt, quyết liệt nhưng tại sự hấp dẫn lớn đối với người đọc, người xem bởi nó đã đặt và giải quyết được vấn đề lớn của cách mạng . Đó là mối quan hệ giữa cấch mạng và nhân dân, là lòng tin của cán bộ cách mạng, và tình cảm yêu nước, lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng . Qua đó, Nguyễn Huy Tưởng đã chứng minh: khi được nhân dân tin yêu, bảo vệ những chiến sĩ cách mạng có thể vượt qua bất cứ khó khăn, nguy hiểm nào.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
3.Tổng kết:
*Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1. Qua các lớp kịch trong vở, em hiểu gì về người c/m và kẻ phản c/m?Từ đó. em hiểu gì về cuộc đấu tranh c/m do Đảng lãnh đạo từ những năm đầu cuộc k/c?Vở kịch này đã bộ lộ tư tưởng tình cảm của nhà văn đối với cách mạng như thế nào
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
- Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn 
- Thắng lợi của c/m có đóng góp to lớn của quần chúng yêu nước, căm thù giặc.
=> Vở kịch đã phản ảnh hiện thực c/m. ca ngợi quần chúng c/m. Vở kịch đã nêu một niềm tin tưởng vào cuộc cách mạng sẽ giải phóng những số phận đau khổ, sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho nhân dân lao động.
 Qua nhân vật Thơm, tác giả muốn gửi tới bạn đọc điều quan trọng: Cuộc đấu tranh cách mạng gặp vô vàn khó khăn, kẻ thù đàn áp khốc liệt nhưng kgông thể thất bại . Cách mạng vẫn thức tỉnh quần chúng , kể cả những người ở vị trí trung gian...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Đọc thêm kịch “ Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Tìm hiểu vớ kịch dựa vào câu hỏi SGK? 
2. Ôn lại chương trình, chuẩn bị tốt cho kỳ thi vào lớp 10.
--------------------------- 
TUẦN 36 - TIẾT 173
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
THƯ, ĐIỆN
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Thông qua bài học sinh nắm được mục đích và cách viết một bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Theo yêu càu SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não suy nghĩ, tìm hiểu về thư, điện.
- Thảo luận nhóm: hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật trình bày miệng: Tập trình bày miệng trước lớp.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Thư viêt ra giấy gửi qua bưu điện và thư điện tử có gì khác nhau?
Khi nào ta viết thư?
GV giơia thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Những trường hợp viết thư, điện chúc mừng thăm hỏi:
- GV cho HS đọc sgk.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- GV tổng hợp ý kiến.- Những trường hợp nào cần gửi thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
- Kể tên một số trường hợp khác.
- Cho biết, mục đích tác dụng của thư, điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?
- Thư điện chúc mừng (a, b): Khi có những sự kiện vui mừng phấn khởi thực sự mang ý nghĩa.
- Thư điện thăm hỏi (c,d): Khi có những rủi ro, không may.
-> Bộc lộ tình cảm và sự sẻ chia chân thành
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV cho HS đọc thầm ba bức điện trong sgk và lần lượt trả lời 4 câu hỏi.
- Em hãy nêu cách diễn đạt của bức thư (điện) chúc mừng?
-Em hãy nêu cách diễn đạt của bức thư (điện) thăm hỏi?
GV cho HS đọc và thực hiện y/c 
a. Cách viết thư (điện) chúc mừng:
- lí do
- Bộ lộ sự vui mừng, 
- Lời chúc mừng.
a. Cách viết thư (điện) thăm hỏi:
- lí do - Bộ lộ sự sẻ chia, - Lời thăm hỏi.
=> Tình cảm chân thành.
III. Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gọi HS nêu khái quát kiến thức
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Thư, điện chúc mừng, thăm hỏi dùng để bày tỏ sự chúc mừng hoặc cảm thông của người gửi đến người nhận.* Ghi nhớ: Sgk Tr.204
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài tập 1: 
Tham khảo:
TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn A
Số nhà: 4, ngõ 175, Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung: Nhân dịp xuân Qúy Hợi, con kính chúc Thầy và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Mùng 3 Tết, con xin phép đưa các cháu và nhà con lên thăm sức khỏe Thầy ạ.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: Trần Kim B, xóm 4, thôn Bình Minh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Hãy viết thư cho các anh bộ đội ngoài đảo xa kể về hoạt động của các bạn trẻ ỏ quê nhà góp phần bảo vệ chủ quyền biển đáo thiêng liêng.
2.Tiếp tục tìm hiểu các bài tập còn lại.
---------------------- 
TUẦN 36 - TIẾT 174
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
THƯ, ĐIỆN (tiếp)
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Thông qua bài học sinh nắm được mục đích và cách viết một bức thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi.
3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Theo yêu càu SGK.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não suy nghĩ, tìm hiểu về thư, điện.
- Thảo luận nhóm: hoàn thành các bài tập.
- Kĩ thuật trình bày miệng: Tập trình bày miệng trước lớp.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Trình bày bức thư em đã viết gửi các anh chiến sỹ hải quân (chuẩn bị ở nhà).
=>Tổ chức nhận xét. GV giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Gv cho HS đọc bài tập 2.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Gv cho HS đọc bài tập 3
- Gv cho HS làm bài độc lập
-Gv cho hs nêu các tình huống cần viết thư, điện chúc mừng.
-Cho hs viết bài- trình bày trước lớp.
-Cho hs nhận xét bài làm của bạn.
-Gv tổng hợp, rút kinh nghiệm chung cho hs.
Bài tập 2: 
Tình huống cần sử dụng điện báo:
- Các tình huống cần viết thư, điện chúc mừng: a, b, d, e.
- Các tình huống cần viết thư, điện thăm hỏi: c
Bài tập 3: 
Các tình huống viết thư điện: chúc mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới, chúc mừng nhân dịp bạn bè đạt giải trong kì thi lớn
Dựa vào mẫu ( bài tập 1 ) để viết thư, điện.
1.Tiếp tục biết bày tỏ tình cảm của mình trong những trường hợp cần thiết.
 2. Hoàn thiện những bức thư, điện chúc mừng cho bạn bè, những người thân
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Theo em ngày nay có cần viết và gửi thư, điện không?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Ôn tập toàn bộ chương trình
-Hệ thông kiến thức / kỹ năng chuẩn bị cho ky thi THPT.
---------------------- 
TUẦN 36 - TIẾT 175
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức : Thông qua việc trả bài nhằm thông báo kết quả của bài kiểm tra tổng hợp từ đó rút kinh nghiệm chung cho hs.
 2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng chữa bài.
 3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tự giác sửa chữa khuyết điểm.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Bài kiểm tra học kỳ đã chấm
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_36.docx