Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 48: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Đinh Văn Anh

TIẾT 48: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

A. Mục tiêu cần đạt:

.* Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một số sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạng.

- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ảnh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

* Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

 

docx 8 trang phuongnguyen 19400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 48: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Đinh Văn Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 48: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Đinh Văn Anh

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 48: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) - Đinh Văn Anh
GIÁO ÁN DỰ THI GVDG CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC: 2017- 2018
GV: ĐINH VĂN ANH
TIẾT 48: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
A. Mục tiêu cần đạt:
.* Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một số sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạng.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ảnh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,  của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
* Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: giáo án word, pp, các phương tiện hỗ trợ.
- HS: học bài cũ, soạn bài mới. 
C. Lên lớp:
I. Hoạt động 1: Khởi động
1. ỔN ĐỊNH LỚP.
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Em hãy nêu rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính.
3. BÀI MỚI:. 
* Giới thiệu bài mới: 
- Hs xem clip bài hát “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao.
- Khúc hát quen thuộc gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại cái thời hào hùng, oanh liệt của những cô gái, chàng trai tuổi 18 đôi mươi “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”. Không biết có bao nhiêu bài hát, bài thơ nói về họ- những con người trẻ trung, sôi nổi là những chàng Thach Sanh, những Bà Trưng, Bà Triệu của thế kỉ XX . Và tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước là bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của anh chiến sĩ công binh Pham Tiến Duật, 1 người gắn bó sâu sắc với những trận“ mưa bom bão đạn” của tuyến đường Trường Sơn.
- Cho Hs xem hình ảnh của Phạm Tiến Duật và hình ảnh chiếc xe vận tải của quân đội ta.
II. Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Ghi bảng
* Tìm hiểu về tác giả- tác phẩm:
- Hs đọc chú thích (*)
? Giới thiệu 1 vài nét chính về tác giả- nhà thơ Phạm Tiến Duật? 
- Gv chốt trên bảng chiếu.
? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Gv chốt trên bảng chiếu.
- Hs thảo luận: Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tác.
- Đại diện Hs trình bày- Các Hs còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung.
* Tìm hiểu về bố cục:
- Gv hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
- Yêu cầu Hs đọc.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
? Bài thơ viết về chủ đề gì?=> Chuyển ý đi vào phần phân tích
* Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề:
- Hs thảo luận: Sự độc đáo của nhan đề và ý nghĩa.
- Đại diện Hs trình bày- Các Hs còn lại chú ý lắng nghe để có sự nhận xét và bổ sung.
- Câu hỏi khắc sâu kiến thức: Có thể đặt tựa đề “những chiếc xe không kính” mà bỏ đi từ bài thơ được không? Vì sao?
GV trình chiếu:
* Tìm hiểu về hình ảnh những chiếc xe không kính:
? Hình ảnh những chiếc xe không kính được khắc họa ở những câu thơ nào?
? Nhận xét như thế nào về hình ảnh của những chiếc xe không kính?
? Nhận xét về cách diễn đạt và giọng điệu của 2 câu thơ này?
? Hiện thực nào được hiện lên qua hình ảnh những chiếc xe không kính?
? Qua đây em hiểu thêm gì về nhà thơ PTD?
* Tìm hiểu về hình ảnh người lính lái xe:
- Hình ảnh người lính lái xe hiện lên rõ nét qua những câu thơ nào?
- Hs thảo luận: Những khó khăn, thử thách mà người lính phải đối mặt khi lái những chiếc xe không kính. 
- Đại diện Hs trình bày- Các Hs còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung.
? Nhận xét về tư thế, thái độ của họ? 
? Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để làm nổi bật tư thế, thái độ của họ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
? Tuy nhà thơ không đề cập đến tinh đồng chí, đồng đội nhưng người đọc vẫn cảm nhận được rất cụ thể tình cảm thiêng liêng ấy. Em hãy tìm những câu thơ gợi lên tình cảm này?
Gv chiếu thơ 
? Cảm nhận của em về tình đồng chí đồng đội của người lính?
- Yêu cầu Hs đọc khổ thơ cuối. 
? Theo em điều gì đã làm nên sức mạnh của người lính lái xe?
- Hs thảo luận: nghệ thuật của khổ thơ.
- Hs trình bày ý kiến=> Gv chốt:
? Qua tất cả những phần cô và các em vừa mới tìm hiểu ở trên , các em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của người lính lái xe TS năm xưa?
HS trả lời, Gv chốt ghi bảng
* Tổng kết: 
Bài thơ đã thể hiện 1 phong cách s/ t riêng rất độc đáo của PTD. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
? Từ hình ảnh người lính lái xe, hãy nêu cảm nghĩ về thể hệ trẻ thời chống mỹ?
HS đọc ghi nhớ
Gv cho Hs nghe ngâm thơ bài thơ.
- Phạm Tiến Duật (1941-2007),quê Thanh Ba, Phú Thọ.
- 1964,sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội ,ông gia nhập binh đoàn vận tải Trường Sơn và hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ.
- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tác phẩm chính: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
+ Nằm trong chùm thơ PTD được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969- Chùm thơ đã khẳng định giọng thơ riêng của ông. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quâng lửa” (1970) của tác giả.
+ Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãi đạn hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó tình yêu đất nước thiết tha
- Giọng tươi vui, khỏe khoắn, gần với giọng kể
- Thể thơ tự do, câu dài, 4 câu 1 khổ, gồm có 7 khổ, nhịp điệu linh hoạt, ít vần, gần như văn xuôi
- Vẻ đẹp hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
- Dài, tưởng như có chỗ thừa (rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi thêm chữ “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa )-> nhưng đó lại là chỗ lạ, cái làm nên sự độc đáo riêng thu hút người đọc.
- Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng,không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng. Xưa nay những hình ảnh tàu thuyền, xe cộ khi đưa vào thơ thường được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa và thường mang ý nghĩa tượng trưng (dẫn chứng trong các bài thơ đã học và sẽ học)
=> Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật: phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp ngay trong hiện thực trần trụi. Chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, lạc quan,vượt lên sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh.
 * Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu của nhà thơ về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề hai chữ “Bài thơ”? Hai chữ “bài thơ”nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh. 
- Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
- Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thúng xe có xước.
- Hình ảnh thực, thực đến trần trụi: móp méo, biến dạng thêm, rách nát.
- Giải thích nguyên nhân cũng rất thực
- Bằng những câu thơ rất thực, đậm chất văn xuôi, điệp ngữ“không”, cùng với động từ mạnh “giật”, “rung”, lại có giọng điệu thản nhiên càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe không kính. 
- Mưa bom bão đạn của kẻ thù đã làm cho những chiếc xe vận tải của quân đội ta trở nên tơi tả, thê thảm, rách nát=> hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội
- Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh, song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàng như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và  trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.
* Tư thế:
- Điệp ngữ: “Nhìn”, “ nhìn thấy”
- T/d: Làm nổi bật phong thái ung dung, tư thế hiên ngang sẵn sàng đối mặt, đương đầu với những thử thách, khó khăn, hi sinh.
* Thái độ:
- Giọng thơ ngang tàng, nghịch ngợm thể hiện rõ trong cấu trúc được lặp lại: ừ thì, chưa cần, và những chi tiết: phì phéo châm điếu thuốc- nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, lái trăm cây số nữa.
- Tất cả đã bộc lộ cái ngang tàng, quả cảm, bất chấp gian khổ, hiểm nguy của người lính lái xe. Dường như mọi gian khổ hiểm nguy của thời tiết (mưa, gió, bão, bụi mù), của chiến tranh không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại, họ xem đây là một dịp để thử thách sức mạnh và ý chí của mình. Bất chấp khó khăn gian khổ để vượt lên hoàn thành nhiệm vụ, luôn cảm thấy rất sảng khoái “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó cũng là chất thơ của bài thơ, chất thơ của tuổi trẻ ngang tang, sôi nổi, lạc quan.
- Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên những tiểu đội xe không kính gắn bó bền chặt, sâu xa. Gặp nhau là đã thấy quen thân. Cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi thoải mái mà thắm tình đồng đội. Càng đi càng có thêm nhiều đồng chí đồng đội. Và chân tình, thiêng liêng, sâu nặng biết bao khi tình đồng chí đồng đội ấy đã hóa thành những người thân trong gia đình.
- Là sự dũng cảm, ngoan cường, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, là tình yêu nước nồng nhiệt
- Đối lập: giữa 2 phương diện vật chất và tinh thần, vẻ bên ngoài và bên trong của chiếc xe, giữa không và có làm nổi bật cái gan góc, kiên cường, không thể hủy diệt của người lính. 
- Hoán dụ: Khẳng định sức mạnh chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ mà là con người, ở đây là người lính lái xe mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan, và một niềm tin vững chắc.
- Tạc bức chân dung độc đáo về người chiến sĩ lái xe ở TS thời chống Mỹ- can trường, quả cảm, đầy chất kiêu hung trong vẻ giản dị nhất. cũng là h/a tiêu biểu của anh bộ đội VN, dân tộc Vn thời chống Mỹ.
- Hình tượng thơ thật đến trần trụi
- Giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch, rất tếu
- Lời thơ đậm chất văn xuôi. 
=> Đây là phong cách thơ rất độc đáo của người lính trẻ PTD.
- Sôi nổi, trẻ trung, yêu đời, lạc quan=> thế hệ anh hung, hiên ngang, mạnh mẽ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả:
- Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê Thanh Ba, Phú Thọ.
- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
* T/p:
- Nằm trong chùm thơ PTD được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Sau này bài thơ được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quâng lửa” (1970)
2. Bố cục:
- Thể thơ: tự do, nhịp điệu linh hoạt. 
- Chủ đề: Vẻ đẹp người lính lái xe ở Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
II. Phân tích:
1. Ý nghĩa nhan đề:
- Những chiếc xe không kính-> hiện thực chiến tranh
- Bài thơ-> chất thơ của hiện thực
2. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Hư hỏng, móp méo, biến dạng 
-> Hiện thực khốc liệt, dữ dội của chiến tranh
3. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe TS:
- Hiên ngang, quả cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
-> Hình ảnh tiêu biểu của anh bộ đội VN
III. Tổng kêt: 
IV. Luyện tập:
III. Hoạt động 3: Luyện tập 
- Bài tập tích hợp về môi trường: Học xong bài thơ, em hãy hình dung bom đạn không chỉ tàn phá những chiếc xe vận tải mà còn hủy hoại thiên nhiên, môi trường như thế nào? (Phá hủy thảm động thực vật, giảm độ che phủ của rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống con người càng trở nên khó khăn, ) 
- Hãy so sánh hình ảnh người lính của bài thơ này với hình ảnh người lính của bài thơ “Đồng chí”? (Đồng chí: Ca ngợi sự keo sơn, gắn bó, Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Ca ngợi tư thế hiên ngang, coi thường hiểm nguy, gian khổ.)
IV. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
- Gv cho Hs nghe ngâm thơ, sau đó khuyến khích Hs ngâm. 
- Ôn lại phần truyện trung đại để kiểm tra ở tiết sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tiet_48_van_ban_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_kho.docx